Insane
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 49 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 7

↓↓

Chỉ một câu nói của Long-Xưởng : Nêu ra tên tự , chức, tước, chức tước truy phong, tên thụy, số vàng, số gấm phủ tuất của Lưu Kỳ; không sai một ly, làm cho y phát rét.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Long Xưởng nhìn Lưu, rồi gật đầu:


- Khắp Trung-nguyên đều đồn rằng người là một đệ nhất mỹ nam tử của Nam Tống. Lòng dạ người lại trung chính, có tài cầm quân, võ công cao siêu không biết đâu mà lường. Nhưng chỉ vì người nói năng thô lỗ cộc cằn, lại ỷ vào công trạng mà nghịch với Hàn Thế-Trung, nên hoạn lộ người đầy chông gai. Chắc vì vậy, mà người cũng như Ngô Tuyên-vũ sứ đây giả chết. Đúng không?


- Đúng thì đúng, có sao đâu.


Thủ-Huy thấy Nhất-Liễu tần ngần, nó biết rằng ông này không làm gì hơn được, bởi cái lệnh bài kia. Nó vội cứu ông:


- Này Ngô đạo sư. Tiểu bối đã nói rõ hành trạng của đạo sư rồi. Vậy đạo sư không được làm khó dễ đại ca của tiểu bối nữa nghe.


Ngô Giới nhìn Nhất-Liễu:


- Được! Ta bần đạo xin hứa.


Thủ-Huy được thể nó tiếp :


- Nghĩ tình cảnh đạo sư với em đạo sư là Ngô Lân của đạo sư, thực đáng thương. Bởi hai vị được anh hùng Trung-nguyên tặng cho mỹ danh là Hoa-sơn thần kiếm. Nhưng hai vị chỉ có hư danh, mà không có thực.


- Thiếu hiệp ! Ta lấy lễ mà xưng hô với thiếu hiệp, ha cớ thiếu hiệp lại nhục mạ ta ?


- Tiểu bối đâu dám. Này đạo sư ! Tiểu bối xin nhắc lại : Hai vị tuy được tôn là Hoa-sơn thần kiếm. Nhưng chỉ có hư danh mà thôi. Vì từ thời vua Thần-tông triều Tống đến giờ, Hoa-sơn tứ đại thần kỹ đã bị mai một. Phái Hoa-sơn không còn được coi là Thái-sơn Bắc-đẩu võ lâm Trung-nguyên nữa.


Nghe đối đáp giữa Ngô Giới với Thủ-Huy, những gì mà Thái-sư Lưu Khánh-Đàm giảng về các biến cố ở Trung-nguyên, những gì Khu-mật viện trình lên, cũng như bản cung khai của Đỗ Anh-Hào, hiện lên trong ký ức Long-Xưởng. Vương tự nhủ thầm :


- Cái tên Ngô Giới này là một hào kiệt, nhân thế nước nước loạn ly, dân chúng bị ngoại xâm tàn sát, mà khởi binh. Muốn khởi binh, thì phải có chính nghĩa để quy tụ anh hùng. Cái chính nghĩa lớn nhất bấy giờ, là việc hai vua Huy-tông, Khâm-tông bị bắt đem về Bắc làm nhục. Nhưng, khi thành công, thì người hưởng là Triệu Cấu, tức Thiệu-Hưng... vì lo sợ cha, anh trở về, sẽ bị mất ngôi, nên không muốn tiến quân nữa. Cấu bàn với Tể tướng Tần Cối sao giữ được ngôi vua. Cối bàn chuyện nghị hòa, chia đất với Kim. Dĩ nhiên, giữa lúc thế quân Tống như chẻ tre, mà nghị hòa thì các tướng phản đối. Cấu bèn giết người cầm quân giỏi nhất là Nhạc Phi, để dằn mặt các tướng khác. Vì vậy Ngô Giới phải cáo bệnh, rồi giả chết để an thân... Nhưng sao y lại được thái-hậu cấp thẻ bài là sứ của Tống ? Sao y lại thành đạo sĩ ? Không biết có phải y là người cầm đầu sứ đoàn trước đây cùng sang với Mao Khiêm, tiềm ẩn; mục đích gây cho Đại-Việt có nội chiến, rồi Tống đem quân sang chiếm hay không ? Y tuy là chánh sứ, nhưng lại bị phó sứ Lưu Kỳ lấn áp, vì Kỳ ỷ là tình nhân của thái-hậu ? Y với thái-hậu, đang chuẩn bị phế phụ hoàng ta xuống, rồi lên làm vua , trong khi Ngô Giới lại không đồng ý ? Ta phải dò cho ra mới được. Tên Ngô Giới tuy có hành vi bất thiện với ta, nhưng đối với Trung-quốc, y là một thứ anh hùng. Người như thế ta phải thu phục lấy nhân tâm, rồi kết thân, hơn là gây hấn. Còn tên Lưu Kỳ, ta phải tìm cách giết y đi, để không còn là mối lo nữa.


Mặt Ngô Giới tái xanh, y hừ một tiếng :


- Thiếu-hiệp căn cứ vào đâu mà nói những lời huyền hoặc như vậy ?


Thủ-Huy càng dọa già, nó nói với Long-Xưởng :


- Đại ca ! Có đúng không ? Chuyện này đến đứa con nít như tiểu đệ mà còn biết, thì dĩ nhiên võ lâm thiên hạ đều biết. Thế mà Ngô đạo sư lại còn cố dấu diếm.


Thủ-Huy tưởng mình nói đùa với Long-Xưởng để chọc giận Ngô Giới, nó nào ngờ những uẩn khúc này Long-Xưởng cũng biết.


Long-Xưởng trả lời :


- Này Ngô Tuyên-vũ sứ !


Một lần nữa Ngô Giới kinh hãi, vì Long-Xưởng lại gọi y bằng chức tước cuối cùng của y tại triều Tống. Y lắng tai nghe:


- Cô gia thử nói xem có đúng không nghe.... Kể từ khi tổ Trần Đoàn của quý phái giúp Tống Thái-tổ chiếm được Trung-nguyên, thì phái Hoa-sơn trở thành nơi phát tích ra Tống triều. Phái Hoa-sơn thời này nổi tiếng nhờ pho nội công dương cương áp đảo cả Dịch-cân kinh của Thiếu-lâm, Thái-cực công của Võ-đang. Lại có pho chưởng biến hóa ảo diệu nữa, mà được thiên hạ tôn là Thiên-hạ nhị đại thần kỹ. Nhưng quý phái vẫn phải nhường phái Côn-luân về kiếm pháp. Đến thời vua Tống Nhân-tông, nhờ Hoa-sơn tứ lão chế ra pho kiếm pháp lấy mau thắng chậm, lấy động chế tĩnh, khiến kiếm pháp Hoa-sơn vượt xa kiếm pháp Côn-luân. Vào thời này học trò Đông-sơn lão nhân là Địch Thanh trở thành võ trạng. Thế là Hoa-sơn có Thiên-hạ tam đại thần kỹ.


Long-Xưởng ngừng lại hỏi Ngô Giới :


- Có đúng thế không.


_ ! ! !


- Khi Nùng Trí Cao khởi binh. Hoa-sơn tam lão Tây, Nam, Bắc đều bị võ lâm Đại-Việt giết. Đông-sơn lão nhân uất ức, vì bị công chúa Bình-Dương dùng Mê-linh kiếm pháp đả bại trong đại hội Lộc-hà, vì ba sư đệ Nam, Bắc, Tây lão nhân bị chết. Lão nhân gác kiếm quy ẩn, tìm phương pháp khắc chế Long-biên kiếm pháp của Đại-Việt, tuy không thành nhưng cũng chế ra pho kiếm khí, biến hóa thần diệu, võ lâm Trung-nguyên đều phải cúi đầu bái phục. Từ đấy Hoa-sơn có Thiên hạ tứ đại thần kỹ.


Thấy Long-Xưởng nói vanh vách nhưng uẩn khúc của phái Hoa-sơn, Thủ-Huy kinh ngạc không ít. Nó hỏi Ngô Giới :


- Đại ca của tôi nói có đúng không ?


- Đúng thì đã sao ?


Long-Xưởng tự nhủ :


- Tên Ngô Giới đúng là người cầm đầu sứ đoàn Tống, đi theo tên Mao Khiêm rồi. Còn cái tên Lưu Kỳ ắt là phó sứ. Ta phải nói huỵch toẹt âm mưu của chúng ra, cho chúng bở vía.


Nghĩ vậy vương làm bộ nói với Thủ-Huy, nhưng thực ra để dọa Ngô Giới :


- Này nhị đệ. Đến đời vua Tống Thần-tông, Hoa-sơn lại nổi danh với Hoa-sơn tứ đại thần kiếm. Bốn vị theo Quách Qùy, Triệu Tiết mang quân sang đánh Đại-Việt. Trong trận Như-nguyệt, bốn vị bị Mộc-tồn, Viên-Chiếu bồ tát bắt sống. May sao, công chúa Huệ-Nhu nghĩ tình đồng Môn, nhờ Kinh-Nam vương xin lĩnh bốn vị, rồi đem về an trí ở Thiên-trường, đợi hết chiến tranh, sẽ trả cho Tống triều. Nhưng khi hết chiến tranh, bốn vị vẫn bị lưu lại cho đến chết. Đó là nói cho có vẻ mỹ tự, chứ thực sự ra bốn vị ấy bị giam lỏng ở Thiên-trường. Vì vậy, Thiên-hạ tứ đại thần kỹ bị mai một. Phái Hoa-sơn từ đấy chỉ còn hư danh.


Long-Xưởng nhìn lên bầu trời trong xanh, thái độ như một ông vua con, coi thường Ngô Giới :


- Vì bốn thần kỹ bị mất, mà Tuyên-vũ sứ cùng các cao thủ Hoa-sơn mới nghĩ đến làm sao phục hồi lại ngôi vị Thái-sơn Bắc-đẩu cho phái mình. Các vị bèn gửi người sang Đại-Việt, yết kiến đại hiệp Trần Tự-Kinh, xin nghĩ tình công chúa Huệ-Nhu, mà cho sao chép bốn cuốn phổ của bốn thần kỹ. Nhưng cô gia dám quyết rằng đại hiệp Tự-Kinh sẽ từ chối.


Thấy Ngô Giới im lặng, chứng tỏ lời mình đúng. Long-Xưởng cười mỉa mai :


- Giữa lúc đó thì Mao Khiêm từ Đai-Việt về Tống. Các vị tìm y để hỏi xem y có được học Hoa-sơn tứ đại thần kỹ không ? Khi thảo luận với y, các vị mới bật ngửa ra rằng bản lĩnh võ công Hoa-sơn của y được thế tử Vị-Hoàng dạy cho cũng không hơn các vị. Y cũng tiết lộ rằng, trong những ngày bị giam lỏng ở Đại-Việt, Hoa-sơn tứ đại thần kiếm ngày đêm thương nhớ cố hương thường hướng về phương Bắc. Bốn vị ấy làm hai cái đài. Một cái gọi là « Thế lệ đoạn trường » (khóc đén đứt ruột ra). Một cái là « Tiêu hồn lạc phách » (mất hồn, lạc phách). Ngày ngày bốn vị ấy lên đó, ngồi hướng mặt về Bắc, mắt mờ lệ, tưởng nhớ cố quốc, tưởng nhớ quê hương, ân hận vì tuyệt học của Hoa-sơn không truyền lại cho hậu thế được.


Thấy từ Ngô Giới cho tới Lưu Kỳ, tùy tùng đều cúi đầu xuống, như cùng thông cảm mối hận thiên thu của bốn vị tổ Hoa-sơn. Long-Xưởng tiếp :


- Trong những ngày ấy, bốn vị cùng đem Thiên-hạ tứ đại thần kỹ nghiên cứu lại, bổ khuyết những sở hở, thêm vào những kinh nghiệm, những phát minh. Hóa cho nên Thiên-hạ tứ đại thần kỹ trở thành một bộ võ kinh mới, vô địch thiên hạ ; chỉ thua có bộ Vạn-pháp quy nguyên của Đại-Việt mà thôi. Bốn vị đạo sư đặt tên bộ võ kinh mới là Vô song, vô đối Trung-nguyên võ kinh. Gọi tắt là Vô Trung kinh.


Ngô Giới tỏ vẻ khâm phục :


- Kiến thức vương gia thực mênh mông.


- Đa tạ Tuyên-vũ sứ quá khen. Để cô gia tiếp . Bốn đạo sư nghĩ rằng : Một mai mình qua đời rồi, Vô-song vô đối Trung-nguyên võ kinh bị mai một đi, thì thực là thiên cổ trường hận. Bốn vị ấy mới tìm một nơi nào đó dấu bộ võ kinh này, chờ có dịp sẽ chuyển về Trung-thổ. Hay ít ra cũng báo cho đồ tử đồ tôn biết nơi dấu, để sau này tìm kiếm. Bốn vị nghĩ ra một phương pháp, là làm một bài ca khuyết gửi về cho phái Hoa-sơn như sau :


« Vô-trung, vô đối,


Trung-thổ võ kinh.


Nam-phương tuyệt tích,


Bắc phương u minh.


Thùy khả tầm đắc,


Bình Man, Địch, Nhung ».


(Bộ võ kinh của Trung-quốc, không có võ công nào sánh bằng, không có võ công nào địch lại, ai mà tìm được, thì có thể dùng nó chiến thắng các nước Man, Địch, Nhung).


Ghi chú của thuật giả :


Man là các nước phương Nam Trung-quốc, để chỉ Đại-Việt, Đại-lý, Xiêm-la, Chiêm-thành, Chân-lạp, Lão-qua. Nhung là các nước phương Tây Trung-quốc, để chỉ Tây-hạ, Tây-liêu, Thổ-phồn, Thanh-hải, Tây-tạng. Địch là các nước phía Bắc Trung-quốc để chỉ các nước Cao-ly, Kim, Liêu, Mông-cổ v.v.


Thấy mặt Ngô Giới thực khó coi, Long-Xưởng tiếp :


- Nhưng phái Đông-a canh phòng quá kỹ. Bốn vị gần như tuyệt vọng. May đâu, nhân dịp Kinh-Nam vương phi là Trưởng-đại công chúa Huệ-Nhu hoăng, Tống triều cũng như phái Hoa-sơn cử sứ giả sang điếu tang. Trong khi phái Đông-a tang gia bối rối, bốn vị đã mật truyền bài ca khuyết trên cho đại diện phái Hoa-sơn, cùng nói rõ nơi cất võ kinh. Từ đấy, phái Hoa-sơn tìm đủ cách, để sang Đại-Việt tìm bộ Vô-Trung kinh, mà không ai có gan, bởi muốn tìm bộ kinh trên thì phải đột nhập tổng đường phái Đông-a. Mà bắc thang lên trời thì dễ, chứ đột nhập tổng đường phái này thì khó. Có phải thế không ?


Mặt Ngô Giới càng tái xanh hơn.


- Tuyệt vọng qúa, hóa liều, Tuyên-vũ sứ nghĩ đến việc đội lốt khách thương sang Đại-Việt, hầu dò dẫm, ăn cắp võ phổ. Tuyên-vũ sứ biết rằng một mình phái Hoa-sơn qua Đại-Việt, không khéo sẽ bỏ thân ở đây mất. Nên Tuyên-vũ sứ đột nhập hoàng cung, mật thú tội khi quân giả chết với vua Tống, rồi tình nguyện làm mật sứ theo Mao Khiêm. Đạo sư tưởng răèng mình hành sự giống như Yên-vương Triệu Nguyên-Nghiễm xưa kia, để lỡ ra khi ăn cắp võ kinh bị lộ, còn nhờ triều đình Đại-Việt can thiệp với phái Đông-a tha mạng cho.


Ghi chú của thuật giả:


Việc Định-vương Triệu Nguyên-Nghiễm cầm đầu một sứ đoàn mật sang Đại-Viêt, xẩy ra vào thời vua Lý Thái-tổ. Xin đọc Anh-hùng Tiêu-sơn, 3 quyển, 910 trang của Yên-tử cư sĩ. Về già Nguyên-Nghiễm được cải phong là Yên-vương.


Bị Long-Xưởng nói toẹt âm mưu ra, Ngô Giới kinh hãi vô cùng. Y chống chế :


- Thái-tử chỉ nghe đồn nhảm. Bần đạo sang Đại-Việt với mật chỉ khác...


Long-Xưởng cau mặt lại, nói gằn từng tiếng:


- Này Ngô Tuyên-vũ sứ, giữa chúng ta đều là người có địa vị cả, việc gì mà phải chối quanh ? Nếu như Tuyên-vũ sứ còn giữ được Hoa-sơn tứ đại thần kỹ, thì tại sao vừa rồi Tuyên-vũ sứ thấy nhị đệ của cô gia đánh vài chiêu kiếm Hoa-sơn, mà Tuyên-vũ sứ phải ngây người ra xin y diễn lại để học ?


Long-Xưởng chỉ vào bốn sư đệ của Ngô Giới:


- Hoa-sơn có tứ đại thần kỹ, nên đời đời chọn lấy năm đệ tử ngộ tính cực cao, để truyền tuyệt nghệ. Năm người đó luôn mang tên của Ngũ-nhạc : Trung-nhạc Tung-sơn, Tây-nhạc Hoa-sơn, Bắc-nhạc Hành-sơn, Đông-nhạc Thái-sơn, Nam-nhạc Hằng-sơn. Vì trong Dịch-lý, thì Trung-ương thuộc mầu vàng, Đông thuộc mầu xanh, Tây thuộc mầu trắng, Nam thuộc màu đỏ, Bắc thuộc mầu đen. Nên cứ nhìn y phục thì biết đạo hiệu , cùng địa vị trong môn phái. Thời vua Tống Nhân-tông quý phái có Hoa-sơn ngũ lão, thời vua Thần-tông có Hoa-sơn ngũ đại thần kiếm, nhưng chỉ có bốn vị sang Đại-Việt rồi bị bắt. Còn một vị sớm vãng du tiên cảnh. Bây giờ, Tuyên-vũ sứ với bốn vị đạo sư đây thuộc vai vế cao nhất của Hoa-sơn. Bởi cô gia thấy bản lĩnh, phong thái của năm đạo sư thực siêu phàm. Năm vị đang cầm vận mệnh quý phái. Thế mà quý phái kéo tất cả vào Đại-Việt, thì cái việc sang đây của đạo sư ắt phải quan trọng lắm.


Nghe Long-Xưởng phân tích sự kiện, mặt Ngô Giới tái xanh. Y chống chế:


- Chưa hẳn thế...


Y quay lại nói với Thủ-Huy:


- Những gì đại ca của thiếu hiệp nói hoàn toàn sai.


Thủ-Huy cười :


- Khổ quá, Ngô đạo sư là người dùng binh giỏi, thì phải biết mình, biết người chứ? Trong khi anh em tiểu bối chỉ là hai đứa trẻ chưa ráo máu đầu, tự biết mình, lại biết rất rõ về đạo sư. Đạo sư không biết gì về anh em tiểu bối thì chớ, mà lại còn giả ngây, giả ngô nữa.


Nó nhắc lại những gì đã nói ban nãy về việc Trường-giang ngũ kiệt bị vua Tống tìm cách hại, để không ai dám nhắc đến việc đem hai vua Huy-Tông, Khâm-Tông từ Kim về rồi hỏi lại :


- Có đúng thế không?


Thấy Ngô Giới im lặng, nó tiếp:


- Ban nãy tiểu bối đã nói rồi, mà đạo sư lại quên, hay cố tình quên. Vậy tiểu bối xin nhắc lại một lần nữa : Vì thấy Nhạc Phi bị bắt, đạo sư vội giả chết ở Tiên-nhân quan, lên ẩn ở núi Hoa-sơn, đi tu lấy đạo hiệu là Trung-nhạc Tung-sơn tử; dù tuổi mới có bốn mươi bẩy. Hai năm sau Nhạc Phi bị gã Triệu Cấu tức Thiệu-Hưng giết ở chùa Đại-lý. Hai tướng có công không kém Phi là con Phi tên Vân, cùng với danh tướng Trương Mẫn bị đem chém ở chợ; tài sản bị tịch thu. Vợ, tôi tớ bị đem cho binh lính giải trí lúc xa nhà... Mấy người đó chết thực đáng kiếp, đáng tội. Đó là cái tội ngu trung. Thấy hoàn cảnh Nhạc Phi, đạo sư rét quá, vội tiêu dao mây nước. Gã vua Thiệu-Hưng biết đạo sư giả chết, nhưng cũng vờ than khóc, rồi ban cho ba mươi vạn đồng tiền, truy phong tước Thái-sư.


Đến đây nó cười :


- Này Ngô đạo sư. Đã hai lần tiểu bối nói rõ hành trạng của đạo sư rồi. Vậy đạo sư không được làm khó dễ đại ca của tiểu bối nữa nghe.


Ngô Giới nhìn Nhất-Liễu:


- Được! Ta bần đạo xin hứa.


Y đổi cách xưng hô:


- Nhưng sự thể đã như thế này, thì ta xin mời Hiển-Trung vương, thiếu hiệp với đô đốc Nhất-Liễu du ngoạn núi Hoa-sơn ít lâu. không biết thiếu hiệp có vui lòng không?


Thủ-Huy cau mặt:


- Ít lâu? Ít lâu là mấy tháng?


- Chóng hay chầy là tùy ở thiếu hiệp.


_???


Ngô Giới chỉ khoang lớn của thuyền đinh:


- Nào mời các vị vào trong khoang thuyền, chúng ta uống chung trà, bàn chuyện đại sự.


Sự không đừng được, Long-Xưởng nói với Thủ-Huy, Nhất-Liễu:


- Nhị đệ! Đô đốc! Chúng ta hãy cùng làm khách của Tuyên-vũ sứ.


Nói rồi vương theo sau Ngô Giới, cử chỉ đường bệ, tư thái ung dung, làm Ngô kinh ngạc không ít, trong lòng viên tướng Tống nhủ thầm:


- Thiếu niên này đởm lược thực phi phàm. Rõ ràng y bị ta uy hiếp, có thể mất mạng, mà vẫn bình tĩnh, ngôn từ ôn hòa. Thực khó mà kiếm được người thứ nhì. Nay mai y lên làm vua Giao-chỉ thì là điều rất nguy hại cho Trung-nguyên.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Trích đoạn: Dưới Địa Song, là một sơn cốc hình như cái bồn, từ miệng động nhìn

11-07-2016 72 chương
Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Giới thiệu: Lộc Đỉnh Ký là bộ truyện tranh hành động nói về một cậu bé sống

09-07-2016 248 chương
Hoa muống biển

Hoa muống biển

(truyenngan. com. vn - Tham gia viết bài cho tập truyện "Rồi sẽ qua hết, phải không?") Anh

25-06-2016
Đơn giản vì em yêu anh

Đơn giản vì em yêu anh

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Rồi sẽ qua hết, phải không?") "Tình

25-06-2016
Hơi bị yêu anh

Hơi bị yêu anh

Em add ảnh anh vào số máy bàn của nhà em, để thỉnh thoảng, nhớ anh, em lấy máy bàn

30-06-2016
Chưa bao giờ kết thúc!

Chưa bao giờ kết thúc!

Em cũng bình thản đi bên tôi suốt khoảng thời gian hai năm ấy như một người bạn,

30-06-2016
Mùa chim bẫy

Mùa chim bẫy

Nhìn anh tôi lại nhớ mùa chim bẫy về cùng mùa lúa chín với hương cốm thơm lừng thuở

24-06-2016
Tình yêu thầm lặng

Tình yêu thầm lặng

Nó hay nhìn trộm Huy trong lớp. Cậu ấy là lớp trưởng, cậu ấy mạnh mẽ, cá tính,

24-06-2016