80s toys - Atari. I still have
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 33 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 7

↓↓

- Khi tay ra các lộ biến hóa thành Lưỡng-nghi, thì chân phải chuyển từ Càn là thuần dương sang Khôn là thuần âm. Bằng không thì chân khí tuyệt, chân khí tuyệt thì kiếm chiêu trở thành chậm chạp. Chậm chạp thì không còn là Hoa-sơn thần kiếm nữa.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Đạo sĩ hỏi :


- Rồi sao ?


- Thì Lưỡng-nghi sinh Tứ-tượng. Dương biến thành Thái-dương, Thiếu-dương. Aâm biến thành Thái-âm, Thiếu-âm. Như vậy 144 chiêu thành 288 chiêu. Cuối cùng Tứ-tượng sinh Bát-quái thành 576 chiêu. Bát quái biến hóa với tám quẻ Càn, Khảm, Cấn, Trấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, vô cùng, thành 4.608 chiêu. Trong phép biến hóa thì có khi tam hư thất thực, thành 13.824, có khi thất hư tam thực...số chiêu thành 32.256. Cộng chung có 46.080. Nhưng cái khó khăn là làm thế nào đang hư lại biến ra thực ? Làm thế nào để nối các chiêu lại với nhau ?


Đạo-sĩ run run hỏi :


- Thiếu hiệp ! Thì ra thiếu hiệp là truyền nhân của phái Hoa-sơn. Xin thiếu hiệp đọc cho bần đạo nghe bài quyết biến hóa với bài kiếm trấn môn này. Nguyện không bao giờ quên.


Thủ-Huy thấy trêu bọn Hoa-sơn như vậy cũng đủ rồi, nó đáp :


- Dĩ nhiên là được. Rõ ràng đạo sư với chư vị đây cùng là người đồng môn với tiểu bối. Đã đồng môn sao lại ỷ lớn hiếp nhỏ? Sao lại làm khó dễ nhau?


- Tại sao thiếu hiệp biết ta là người phái Hoa-sơn ?


- Có gì mà không hiểu.


Thủ-Huy chỉ vào đạo sĩ : Phái Hoa-sơn đặt tổng đường trên Hoa-nhạc. Hoa-nhạc là một trong Ngũ-nhạc. Cho nên đời nào cũng có năm người vai vế tối cao mang tên Ngũ-nhạc. Người chưởng môn là Trung-nhạc Tung-sơn, luôn luôn mặc áo vàng. Đạo-sư chính là chưởng môn phái này.


Nó chỉ vào bốn đạo sĩ áo trắng, đen, xanh, hồng :


- Đạo-sư với bốn vị này hiện diện tại đây, thì ra phái Hoa-sơn kéo hết Ngũ-nhạc, tinh hoa sang Đại-Việt, ắt có mưu đồ lớn chứ không bình thường đâu. Vị mặc áo trắng chắc là Tây-nhạc Hoa-sơn. Vị mặc áo đen là Bắc-nhạc Hằng-sơn. Vị mặc áo xanh là Đông-nhạc Thái-sơn. Còn vị mặc áo hồng kia chắc là Nam-nhạc Hành-sơn.


Không thấy đạo sĩ áo vàng nói gì , biết rằng mình đoán đúng. Nó chỉ vào ba đạo sĩ trung niên:


- Trong dãy Hoa-sơn có ba ngọn cao nhất là ba ngọn trống, mang tên Liên-hoa, Tiên-nhân, Lạc-nhạn, gọi chung là Hoa-nhạc tam-phong. Cho nên ba người có vai vế cao mang tên này. Chắc là ba vị.


Nó chỉ vào ba đạo cô :


- Ngoài ra, dãy Hoa-sơn còn có ba ngọn nhỏ hơn, là Vân-đài, Công-chúa, Mao-nữ, gọi chung là Hoa-nhạc tam nương, hay ba ngọn mái. Ba vị đây chắc mang tên này. Vị mặc áo tím tên là Vân-Đài, vị mặc áo trắng tên là Công-Chúa, vị mặc áo xanh tên là Mao-Nữ.


Nghe Thủ-Huy nói, Long-Xưởng chợt để ý đến đạo cô Vân-Đài. Bà này đứng ở phía sau mấy đạo sĩ. Mặt bà ta hơi xạm đen, da dăn deo, nhưng da cổ, bàn tay thì trắng ngần, mịn như mỡ. Nhất là cái lưng ong tuyệt đẹp. Nhìn chung dáng dấp của bà, rất quen thuộc, rất thân ái, mà trong nhất thời Long-Xưởng không nhớ đã gặp bà ta ở đâu ?


Đạo-sĩ áo vàng đưa mắt nhìn gã mặt đẹp, rồi đánh trống lảng :


- Thôi thì cứ coi bọn bần đạo là người phái Hoa-sơn, tức cùng môn hộ với thiếu hiệp đi.


- Bây giờ đạo sư đã nhận là người phái Hoa-sơn rồi phải không ? Đã cùng môn hộ sao các vị lại ỷ lớn hiếp nhỏ. Như vậy coi có được không ?


- Thì ngôn ngữ Việt chả có câu đánh nhau vỡ đầu rồi mới nhận họ đó sao?


- Thôi cũng được. Nhưng xin đạo sư cho tiểu bối biết cao danh quý tính đã !


- Bần đạo họ Ngô, tên Giới, đạo hiệu là Trung-nhạc Tung-sơn.


Nhất-Liễu cũng như đám tùy tùng của lão cùng bật lên tiếng ủa đầy vẻ thán phục. Thủ-Huy cung tay vái:


- Thì ra đạo sư nguyên là một trong Trường-giang ngũ hùng đấy, hèn chi tư thái khác phàm.


Ngô Giới kinh ngạc vô cùng, vì muôn ngàn lần y không thể tưởng tượng được rằng, một đứa trẻ ở xứ Nam-man này mà lại có thể biết tiếng tăm của y. Y hỏi lại:


- Tiểu công tử biết gì về Trường-giang ngũ hùng?


Thủ-Huy cũng đổi cách xưng hô:


- Dĩ nhiên là tiểu bối biết, lại biết rất nhiều, rất kỹ nữa. Này Ngô đạo sư, nếu như tiểu bối nói ra được hết hành trạng của Trường-giang ngũ hùng, thì đạo sư không được làm khó dễ đại ca của tiểu bối nữa. Đạo sư nghĩ sao?


Đoán chắc Thủ-Huy không thể biết thêm gì về Trường-giang ngũ hùng, Ngô Giới gật đầu:


- Được, bần đạo xin hứa.


Thủ-Huy mỉm cười:


- Trường-giang ngũ hùng gồm năm người là Ngô Giới, Ngô Lân, Hàn Thế-Trung, Nhạc Phi và Trương Tuấn.


Ngô Giới kinh ngạc đến ngây người ra. Y hỏi :


- Thiếu-hiệp biết gì về ta nào? Thiếu-hiệp hãy nói nghe thử !


- Đạo sư tự là Tấn-Khanh, quê ở Lũng-can. Thủa nhỏ cực thông minh, bất cứ sách nào, chỉ liếc qua là đã hiểu được đại lược. Đạo sư cùng em là Ngô Lân được Thiên-Hư đạo sư chưởng môn phái Hoa-sơn thu làm đệ tử. Năm mười chín tuổi, cùng em trai, đã nổi tiếng văn chương quán thế, võ công vô địch, lầu thông Lục-thao tam lược, Tôn Ngô binh pháp. Lúc đầu, hai anh em bỏ tiền nhà cùng em tổ chức đội hương binh. Khi hai vua Huy-tông, Khâm-tông của Tống triều bị Kim bắt đem về Bắc, thì con Huy-tông là Triệu Cấu vượt Trường-giang, chạy xuống Nam lập lại triều Tống ; thường gọi là triều Nam Tống. Nhưng sĩ dân, võ lâm thiên hạ khổ vì các vua triều Tống hôn ám, quan lại tham nhũng, nên không ai theo Cấu. Do vậy, y bị tướng Kim là Ngột -Truật đuổi cho chạy bán mạng, vô sở bất chí.


Ghi chú của thuật giả:


Đoạn này tôi thuật theo Tống-sử, quyển 366, trang 11 399, Lưu Kỳ, Ngô Giới, Ngô Lân liệt truyện.


Thủ-Huy biết rằng Ngô là danh tướng của triều Nam Tống, nên nó gọi tên tục của Thiệu-Hưng hoàng đế Tống ra, để cho y tức giận. Thế mà y với thủ hạ không hề phản ứng.


Nó tiếp:


- Sau dân Tống nghe tin, Kim đem hai vua làm trò giải trí như: Đeo lục lạc trên người, bắt ngồi trên vỉ sắt, rồi đốt lửa dưới vỉ; trong khi hai vua bị nóng quá nhảy lên choi choi, thì chúa tôi Kim ngồi uống ượu ăn thịt, cười khoái trá.


Thủ-Huy nói đến đây, thì Ngô Giới cùng với đám tùy tùng nghiến răng ken két, tỏ ra phẫn hận cùng cực.


Thủ-Huy tiếp:


- Tin này đưa đưa về Trung-nguyên, khiến anh hùng, sĩ dân Tống cực kỳ phẫn uất. Nhân đó đạo sư với em là Ngô Lân phất cờ cần vương. Niên hiệu Thiên-thuận thứ tư (Tân Hợi, 1131) hai vị đánh bại Kim Ngột-Truật một trận, đuổi y chạy dài đến hơn trăm dặm.


Ngô Giới cười:


- Thiếu hiệp ơi! Thiếu hiệp nhớ sai rồi. Năm đó là niên hiệu Thiệu-hưng nguyên niên, chứ đâu phải Thiên-thuận thứ tư?


Long-Xưởng cãi dùm Thủ-Huy:


- Tiểu đệ của cô gia nói đúng. Năm đó là niên hiệu Thiên-thuận thứ tư, đời vua Thần-tông bản triều, bên Trung-nguyên là niên hiệu Thiệu-hưng nguyên niên.


Ngô Giới là thứ anh hùng hào sảng, y gật đầu:


- Được! Thiếu-hiệp nói đúng. Thiếu-hiệp tiếp đi.


- Niên hiệu Thiên-chương Bảo-tượng thứ nhì, đời vua Thần-tông bản triều (Giáp Dần, 1134), hai vị hợp quân với Hàn Thế-Trung, Trương Tuấn, Nhạc Phi, phá quân Kim năm trận, oai rúng Trung-nguyên. Nhờ vậy anh hùng sĩ dân thiên hạ mới quy phục triều Nam Tống. Từ đấy năm vị được võ lâm Trung-nguyên đặt cho mỹ danh là Trường-giang ngũ hùng hay ngũ kiệt. Thưa đạo sư có đúng thế không?


Ngô Giới gật đầu:


- Tất cả những gì thiếu hiệp nói đều đúng hết. Nhưng bần đạo có một thắc mắc là: Những kiến thức của thiếu hiệp về Trung-nguyên, do ai truyền cho?


Thủ-Huy cười:


- Trời ơi! Đạo sư lại không biết gì về anh em tiểu bối rồi. Từ nãy đến giờ tiểu bối đã bầy tỏ kiến thức về đạo sư. Như vậy có nghĩa là những điều đó, hầu hết người Việt đều biết.


Ngô Giới càng tỏ ra khách khí, không dám coi thường hai đứa trẻ này nữa. Y cung tay:


- Thiếu hiệp, nếu thiếu hiệp nói ra được chức tước của bần đạo, thì bần đạo mới phục.


Thủ-Huy nghĩ thầm:


- Bọn này quyết không phải là khách thương, cũng không thể là trộm cướp. Chúng được cầm đầu bởi một đại hào kiệt Trung-quốc, thì có lể chúng là sứ đoàn của Tống đây. Y là sứ thần, nên thường có giọng trịch thượng, mục hạ vô nhân. Ta phải dọa cho chúng sợ con cháu thánh Gióng mới được.


Nghĩ vậy, nó chắp tay vái Ngô:


- Đạo sư ơi! Điều này dễ quá. Niên hiệu Thiệu-minh thứ nhì (Kỷ Mùi, 1131), đời vua Thần-tông bên Đại-Việt...


Thấy bọn người bên thuyền đinh ngơ ngơ ngác ngác, nó làm bộ không thèm biết đến niên hiệu của Tống, coi như Tống không phải là chính thống, mà Kim mới là chính thống; nhân tiện đề cao Long-Xưởng, nó hỏi:


- Đại ca! Năm ấy bên Trung-nguyên là niên hiệu gì của Kim đại đế nhỉ? Đại ca có nhớ không?


Hiểu ý Thủ-Huy, Long-Xưởng nghĩ rất nhanh:


- Phụ hoàng ta đang nhận sắc phong của Tống. Tương lai ta cũng phải nhận sắc phong của chúng, mà bọn này là sứ đoàn, ta không thể làm nhục toàn thể nước Tống.


Nghĩ vậy Long-Xưởng đáp:


- Năm đó là niên hiệu Thiệu-hưng thứ chín.


- Cảm ơn đại ca. Năm đó Tống với Kim nghị hòa, triều đình nghị công trong việc trung hưng, thì hai vị họ Ngô đứng đầu. Đạo-sư được phong Đặc-tiến, Khai-phủ nghị đồng tam tư, lĩnh Tứ-xuyên tuyên vũ sứ. Nhưng năm đó, cha con Nhạc Phi bị bắt giam ở chùa Đại-lý vì cái tội tụ họp quần hào Trung-nguyên cắt máu ăn thề; định đánh thốc lên Bắc đem hai vua Huy-tông, Khâm-tông về. Mà...hỡi ơi, Ngô đạo sư cũng có dự vào vụ này.


Nó cười lớn:


- Về tài dùng binh thì đạo sư cũng như Trường-giang ngũ kiệt khó ai sánh bằng. Nhưng về kiến thức, cũng như minh mẫn thì bình thường thôi. Rất may mà đầu đạo sư không bị chặt ; thây không bị đem phơi nắng, phơi mưa cho ruồi bâu, cho quạ rỉa. Vợ, con gái, nàng hầu chưa bị đem làm trò giải trí cho binh lính.


Mặt Ngô Giới tái đi:


- Thì ra tiểu thiếu hiệp là người minh mẫn đấy. Ta, Ngô Giới xin rửa tai nghe điều mà huynh đệ bảo ta u mê.


Thủ-Huy chọc cho Ngô Giới nổi giận, nó thích lắm, miệng cười khúc khích:


- Có gì đâu mà đạo sư phải giận. Tôi xin vì đạo sư mà nói: Cái gã Triệu Cấu kia, tài không hơn cha là vua Huy-Tông, đức không hơn anh là vua Khâm-Tông. Chỉ vì cha, anh bị Kim bắt đi, sĩ dân thiên hạ nhân cái nhục mất nước phò tá y, mà y được lên làm vua. Nay Trường-giang ngũ kiệt định đánh thốc lên Bắc đem hai vua cha, anh về, thì cái gã Triệu Cấu kia sẽ còn ngồi trên ngai vàng được không? Dĩ nhiên là không. Vì vậy y phải theo lời Tần Cối mà nghị hòa. Nghị hòa xong, yên phía ngoài rồi, y mới củng cố ngai vàng. Trước hết y bắt giam cha con Nhạc Phi, để những kẻ nào còn muốn bàn chuyện đem hai vua về coi đó làm cái gương.


Nó quay lại nhìn Ngô Giới, thấy mặt y tái xanh, nó hỏi:


- Có đúng thế không?


Thấy Ngô Giới im lặng, nó tiếp:


- Vì vậy đạo sư vội giả chết ở Tiên-nhân quan, lên ẩn ở núi Hoa-sơn, đi tu lấy đạo hiệu là Trung-nhạc Tung-sơn tửû; dù tuổi mới có bốn mươi bẩy. Hai năm sau Nhạc Phi bị gã Triệu Cấu tức Thiệu-Hưng giết ở chùa Đại-lý. Hai tướng có công không kém Phi là con Phi tên Vân, cùng với danh tướng Trương Mẫn bị đem chém ở chợ; tài sản bị tịch thu. Vợ, tôi tớ bị đem cho binh lính giải trí lúc xa nhà... Mấy người đó chết thực đáng kiếp, đáng tội. Đó là cái tội ngu trung. Thấy hoàn cảnh Nhạc Phi, đạo sư rét quá, vội tiêu dao mây nước. Gã vua Thiệu-Hưng biết đạo sư giả chết, nhưng cũng vờ than khóc, rồi ban cho ba mươi vạn đồng tiền, truy phong tước Thái-sư.


Nhất-Liễu hỏi Ngô Giới:


- Này Ngô Tuyên-vũ sứ, thì ra người sang Đại-Việt ta với mưu đồ tư riêng, chứ không phải là sứ thần của Thiệu-Hưng hoàng đế phải không? Người đã nhập cảnh bất hợp pháp, lại còn vô phép với Thái-tử nữa. Người to gan thực.


Ngô Giới móc trong túi ra tấm thẻ bài:


- Này Lý đô đốc, người hãy đọc đi.


Nhất-Liễu chỉ liếc qua, ông cũng biết đó là thẻ bài của cung Cảm-Thánh. Tuy nhiên ông vẫn cầm lên đọc: Ngô Giới, Thiên-sứ. Bất cứ văn võ bách quan, thấy Thiên-sứ đều phải kính trọng. Kẻ nào làm trái với lệnh bài này, sẽ bị xử tử toàn gia.


Ngô Giới chỉ gã mặt đẹp giới thiệu :


- Bần đạo xin giới thiệu với các vị đây là sư đệ của bần đạo. Y họ Lưu tên Kỳ.


Long-Xưởng nghĩ thầm :


- Thì ra Ngô Giới là chánh sứ, tên Lưu Kỳ là phó sứ. Theo cung từ của Đỗ Anh-Hào, thì tên Lưu Kỳ này chính là tình nhân của thái-hậu đây. Y với thái-hậu đang chuẩn bị phế phụ hoàng ta xuống, rồi tôn y lên làm vua đây.


Nghĩ vậy vương ung dung :


- À, thì ra Phiêu-kỵ thượng tướng quân, Hoài-Nam hầu, lĩnh Giang-hoài tiết độ sứ Lưu Kỳ, tự là Tín-Thúc đấy? Cô gia nghe nói, trong trận đánh khủng khiếp với Kim Ngôt-Truật, người bị bại, rồi mửa ra máu mà chết. Thiệu-Hưng đế truy phong cho người tới Khai-phủ nghị đồng tam tư, thụy là Vũ Mục, lại ban cho gia đình 300 lượng bạc, gấm 300 tấm, để phủ tuất. Sao người vẫn sống nhăn ?

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Âm công - Cổ Long

Âm công - Cổ Long

Lời tựa: Bạch Bất Phục, người con hiếu thảo, lấy việc "đổi của chôn người"

12-07-2016 1 chương
Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Văn án: Mưa càng lúc càng nặng hạt. Đêm đã khuya, trên đường cũng đã vắng khách

10-07-2016 20 chương
Nó là em con

Nó là em con

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Rồi sẽ qua hết, phải không?") Tôi còn

25-06-2016
Cửa sổ tâm hồn

Cửa sổ tâm hồn

Hai người đàn ông, hai bệnh nhân trong bệnh viện. *** Trên chiếc giường ở sát khung

24-06-2016
Đem nắng ra hong

Đem nắng ra hong

Chẳng có một đứa con nào đủ lớn trong mắt cha mẹ cả. Nhất là những đứa con trai

25-06-2016