Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 16 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 50 - Kết

↓↓
Bạch đầu quân sĩ tại,


Vãng vãng thuyết Nguyên-phong.


(Trần Nhân-tông)


(Người lính già đầu bạc,

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Kể mãi chuyện Nguyên-Phong).


Ngày 21 tháng Chạp, năm Đinh Tỵ nhằm niên hiệu Nguyên-Phong thứ bẩy đời vua Thái-tông nhà Trần (26 tháng 1 năm 1958).


Hôm nay là ngày Thái-sư Mông-cổ Ngột-lương Hợp-thai, phò mã Hoài Đô, cùng chư tướng mở đại tiệc trong Hoàng-thành Thăng-long. Đây là bữa tiệc mừng chiến thắng trận cánh đồng Văn. Hoài Đô nói với cử tọa :


- Ta ra quân lần đầu, chỉ một trận, phá tan ba hiệu binh thiện chiến bậc nhất Đại-Việt, đuổi Thái-úy An-Nam là Khâm-Thiên đại vương chạy bán mạng. Toàn quốc rúng động. Nhiều xã mở cổng quy hàng. Ta lại chiếm được 10 huyện, đã đặt quan cai trị. Đợi qua Tết, chúng ta tiếp tục truy lùng Trần Cảnh, Trần Quốc-Tuấn, chiếm nốt các huyện còn lại. Bấy giờ ta đặt một tên khờ nào đó lên là vua, để y có thể cung ứng lương thảo, lao binh cho ta. Ta sẽ tiến lên đánh vào sau lưng bọn Tống.


Ngột-lương Hợp-thai nói với các võ sĩ Trung-quốc :


- Đối với các nước khác, bắt vua, chiếm thành là xong. Nhưng ở An-Nam làm như vậy thì chưa đủ, bởi bọn võ lâm rất có uy tín với dân. Chúng sẽ cầm đầu dân chúng nổi lên chống đối. Ta khó mà ở yên với chúng. Vậy cần thu thập bọn võ lâm trước.


Hoài Đô chỉ vào đám võ sĩ phái Côn-luân, Võ-đang :


- Tôi nghĩ, muốn trị bọn võ lâm An-Nam thì không khó. Ở đây có hai vị Thái-sơn Bắc-đẩu võ lâm Trung-quốc là Trấn-thiên kiếm Phùng tiên sinh thuộc phái Côn-luân, cùng Càn-nguyên trấn thiên chưởng của phái Võ-đang. Hai vị dẫn chư đệ tử đi đánh phá tổng đường các võ phái. Việc này phải làm song song với việc chúng tôi đem quân chiếm các huyện.


Tiêu-Hư đạo sư của phái Võ-đang từng qua lại một vài chiêu với Tuyên-minh Thái-hoàng thái hậu. Bây giờ nghĩ lại, ông vẫn cảm thấy ơn ớn. Ông hỏi tên Trịnh Ngọc :


- Không biết võ lâm An-Nam hiện có những phái nào ? Thực lực của họ ra sao ?


- Thưa đạo trưởng .


Tên Trịnh Ngọc trả lời : An-Nam có 6 đại môn phái chính. Môn phái lớn nhất là Đông-a, gốc của triều đình nhà Trần. Cao thủ như rừng, kể không siết. Thứ đến phái Yên-tử, tuy mới thành lập, nhưng thế cực mạnh ; cao thủ phái này có Tiêu-Dao đại sư, Lung-Á đại sư. Hưng-Ninh vương là đệ tử của Tiêu-Dao đại sư. Thứ ba đến phái Mê-linh có Lĩnh-Nam tam đại thần kiếm.


Nghe đến Lĩnh-Nam tam đại thần kiếm, mặt Ngột-lương Hợp-thai, Hòai Đô, A Truật cau lại thực khó coi . Hình ảnh ba ni sư này kiếm thuật thần thông, xung vào giữa đội hình Lôi-kỵ như chỗ không người. Với bản lãnh ấy thì khi ba bà xuất trận, làm thế nào mà kiềm chế được?


Tên Trịnh Ngọc vẫn lải nhải :


- Thứ tư tới phái Tản-viên. Phái này có hai đại cao thủ nức danh là Đặng Kiếm-Anh, Đặng Kiếm-Hùng, chưởng lực cao thâm không biết đâu mà lường. Còn phái Sài-sơn, thì đời nào cũng có những anh tài ở trong quân ngũ. Hiện phái này có ba đại cao thủ là Lê Ngân-Sơn, Lê Kim-Sơn, Lê Phụ-Trần. Lê Phụ-Trần là người chỉ huy trận Bình-lệ-nguyên. Cuối cùng là phái Tiêu-sơn. Tuy những năm gần đây phái này chuyên nghiên cứu Phật pháp, nhưng vẫn nảy ra một thiên tài là Y-Sơn đại sư. Võ lâm Lĩnh Nam gọi Đặng Kiếm-Anh, Đặng Kiếm-Hùng, Lê Ngân-Sơn, Lê Kim-Sơn, Tiêu-Dao, Lung-Á, Y-Sơn là Đại-Việt thất tuyệt.


Phùng Tập tỏ ý lo lắng :


- Thái-sư muốn chúng tôi thu thập bọn võ lâm. Nhưng chúng đông quá, trong khi chúng tôi chỉ có hai người thì địch sao lại ?


- Phùng tiên sinh ơi !


Hòa Đô mỉm cười :


- Tôi có bảo tiên sinh thu thập tất cả bọn chúng một lúc đâu ? Tôi muốn : Khi chúng tôi đánh tới huyện nào, mà trong huyện đó có tổng đàn một võ phái, thì nhị vị dùng lễ võ lâm gặp chưởng môn của chúng. Tiên sinh đem đại nghĩa, đem danh lợi ra chiêu dụ chúng. Chúng theo gió mà quy hàng thì tôi sẽ ban chức tước, ruộng đất cho chúng. Còn như chúng không theo, thì ta dùng quân giết tuyệt, rồi tiêu hủy tổng đàn của chúng.


Y hỏi tên Trịnh Ngọc :


- Theo ý người thì nên thu thập phái nào trước ?


- Phái Đông-a là gốc họ Trần, thì chiêu mộ e vô ích. Phái Sài-sơn cùng phái Đông-a gắn bó với nhau có trên 3 trăm năm, muốn chiêu dụ cũng khó. Còn lại, theo tiểu nhân, ta nên chiêu mộ bọn Tiêu-sơn. Vì phái Tiêu-sơn là nơi phát tích ra triều Lý. Bọn họ Trần thay bọn họ Lý, thì phái Tiêu-sơn thất sủng. Chiêu mộ dễ nhất.


Ngột-lương Hợp-thai cầm chung rượu dơ lên :


- Chúng ta hãy say một bữa, rồi sau Tết sẽ tiến quân.


Quan, quân Mông-cổ đang ăn thịt, uống rượu, được bọn ca nhi gốc người Hoa hầu hạ, ca hát vui mừng, vì chiếm được 10 huyện của An-Nam, thì thân binh vào báo :


- Thưa Thái-sư, đại tướng chỉ huy binh đoàn Phương-Đông Trần Thủ-Độ, cùng với Vạn-phu trưởng Trần Tử-An xin cầu kiến.


Ngột-lương Hợp-thai buông chung rượu hỏi lại :


- Người có nghe lầm không ? Nhị ca của ta qua đời đã lâu rồi, có đâu y...y...đội mồ sống lại ?


- Thưa Thái-sư, ông ta xưng như vậy, nhưng ông ta mặc y phục Thái-sư của Đại-Việt. Cạnh ông còn có 10 mười tùy tùng. Bọn này gồm tăng, tục, già, trẻ, nam, nữ khác nhau. Họ nói tiếng Mông-cổ rất văn vẻ.


Ngột-lương Hợp-thai nói với Hoài Đô :


- Chúng ta cùng ra xem sự thực thế nào?


Vừa tới Nam-môn Hoàng-thành, tuy cách xa nhau mấy chục năm, mà nhác trông đám khách, Ngột-lương Hợp-thai đã nhận ra người anh kết nghĩa Trần Thủ-Độ. Y reo lên :


- Nhị ca !


Cả hai nắm lấy tay nhau, lặng đi một lúc, rồi Ngột-lương Hợp-thai lên tiếng :


- Người ta...Người ta nói láo rằng nhị ca chết rồi. Không ngờ nhị ca vẫn còn tại thế. Bây giờ nhị ca làm quan với An-Nam à ?


- Đúng vậy. Không những huynh làm quan mà còn là Thái-sư của Đại-Việt nữa.


Thủ-Độ giới thiệu những người cùng đi gồm Đại-Việt thất tuyệt: Đặng Kiếm-Anh, Đặng Kiếm-Hùng, Lê Ngân-Sơn, Lê Kim-Sơn, Tiêu-Dao, Lung-Á, Y-Sơn. Lĩnh-Nam tam đại thần kiếm, nhưng hiện diện chỉ có hai vị Vô-Sắc, Vô-Ảnh. Cuối cùng là Trần Tử-An.


Phân ngôi chủ khách xong, Hoài Đô nói với Thủ-Độ :


- Thưa Trần tiên sinh ! Tôi nghe phụ hoàng nói rằng, xưa người cùng tiên sinh, Thái-sư đây, Đại-vương Bạt-Đô, Đại-vương A-lý Hải-nha kết thành Thảo-nguyên ngũ thiết điêu, nức danh Thảo-nguyên. Đức Thái-tổ phong tiên sinh làm tướng chỉ huy đạo binh Phương-Đông. Không biết hôm nay tiên sinh tới đây với tư cách là đại tướng của Mông-cổ hay là Thái-sư của An-Nam ?


Thủ-Độ biết tên nhãi con này muốn kiếm chuyện đây, ông cười nhạt:


- Khi chúng ta lừng danh Thảo-nguyên thì dường như Phò-mã chưa ra đời thì phải ? Cho nên Phò-mã mới đặt câu hỏi đó với ta. Để trả lời câu hỏi của Phò-mã, ta khẳng định, ta đến đây không nhân danh đại tướng Mông-cổ, mà cũng không nhân danh Thái-sư Đại-Việt. Ta đến đây với hai chủ đích. Một là nhân danh một con dân Đại-Việt, muốn nói chuyện với một Thái-sư thống lĩnh hành quân chinh thảo Nam-thiên. Hai là để thăm người em kết nghĩa Ngột-lương Hợp-thai.


Ông chỉ 9 vị đại tôn sư võ học Đại-Việt :


- Còn chín vị này, các người nghe tin có hai vị đạo cao đức trọng nhất trong võ lâm Trung-quốc là Tiêu-Hư đạo sư phái Võ-đang ; Trấn-thiên kiếm Phùng tiên sinh phái Côn-luân giá lâm Đại-Việt, nên tới để tiếp rước, để tỏ lòng ngưỡng mộ bấy lâu.


Coi như không biết tới Hoài-Đô, ông hỏi Ngột-lương Hợp-thai :


- Dường như tam đệ đang ăn tiệc mừng chiến thắng phải không ?


- Đúng vậy ! Xin nhị ca, cùng chư vị cùng nâng chung với đệ.


Nói rồi y ra lệnh cho ca nhi dâng rượu, tấu nhạc. Đó là nhạc chiến thắng Mông-cổ. Bọn nhạc công xử dụng toàn nhạc cụ Đại-Việt. Bọn vũ công vừa ca, vừa múa nhịp nhàng. Bản nhạc dứt, Hoài Đô hỏi :


- Khúc nhạc này thế nào ? Xin các vị cho lời bình phẩm.


Lê Ngân Sơn mỉm cười :


- Xin Phò mã cho nghe một lần nữa, lão phu sẽ tấu Độc-huyền cầm (đàn bầu), để phụ họa cho vui.


Hoài Đô phất tay, bọn ca nhi lại vừa hát vừa múa. Lê Ngân Sơn cầm cây đàn bầu treo trên tường. Lê Kim Sơn rút trong bọc ra môt ống tiêu . Kim Sơn đưa tiêu lên miệng, tiếng tiêu cất lên véo von. Ngân Sơn bật lên mấy tiếng, âm ba rung động, truyền đi rất xa. Lập tức các ca nhi bị choáng váng, lời ca nhịp múa hỗn loạn. Từ Ngột-lương Hợp-thai cho chí tên nhạc trưởng đều kinh hoàng.


Tên nhạc trưởng nghiến răng phất tay ra lệnh, tiếng đàn, tiếng phách, tiếng sênh...lại tiếp tục. Bọn vũ nữ, ca nhi ca múa lại từ đầu. Sau khi dạo mấy tiếng, lần này Ngân Sơn, Kim Sơn tấu một bản nhạc, đó là bản Động-đình ca. Đám vũ nữ không làm chủ được, chúng múa theo nhịp đàn của Ngân Sơn, tiếng sáo của Kim Sơn. Bản nhạc dứt, Ngân Sơn hỏi Hoài Đô :


- Phải chăng bản nhạc vừa rồi là nhạc Thảo-nguyên ?


Hoài Đô từng nghe nói : Phái Sài-sơn của Đại Việt ngoài võ công, kỵ mã, tiễn thủ...còn nổi tiếng về Lịch-số, Âm-nhạc. Bây giờ hai đại tôn sư dùng nội công thượng thừa truyền vào âm thanh, khiến các ca nhi, vũ nữ bị lạc nhịp, rồi không tử chủ được, phải múa theo nhịp do anh em họ Lê muốn. Y nói ngang:


- Đây là âm nhạc của rợ phương Nam. Vùng Thảo-nguyên anh hùng đời nào có loại nhạc này nhỉ.


Ngân-Sơn, Kim-Sơn lại tiếp tục tấu nhạc. Tiếng đàn, tiếng tiêu vừa phát ra thì tất cả nhạc công, vũ nữ đều bị âm ba khích động, chúng múa theo điệu nhạc. Lúc đầu các tướng Mông-cổ còn tự chủ được, nhưng chỉ lát sau, cao nhất là Ngột-lương Hợp-thai, cho tới bọn quân hầu, đều không tự chủ được, cũng múa may rối loạn cả lên. Hoài-Đô, A Truật lấy tay bịt tai lại, nhưng âm thanh vẫn cứ lọt vào trong, chân tay cứ mua may, quay cuồng. Bản nhạc dứt, thì đám ca nhi, nhạc công mệt quá, ngã ngồi xuống đất.


Thế là cuộc tấu nhạc chấm dứt.


Thái-sư Thủ Độ hỏi Ngột-lương Hợp-thai :


- Xưa tiên phụ cùng Thái-sư thúc Phạm Tử-Tuệ trị Huyền-âm độc chưởng cho phụ thân nhị đệ là Tốc Bất Đài. Sau khi phụ thân đệ khỏi bệnh, Thành-cát Tư-hãn có thề với tiên phụ rằng : Trọn đời, và di ngôn cho con cháu mãi mãi nhớ ơn Đại-Việt. Vậy không biết lời di chúc đó có còn giá trị không ?


Ngột-lương Hợp-thai biết người anh kết nghĩa này trí tuệ vô song. Muôn ngàn lần y không thể dùng ngôn từ mà thắng nổi. Y trả lời cho qua :


- Dĩ nhiên lời thề đó đến nay vẫn có giá trị.


Thủ-Độ nắm lấy tay Ngột-lương Hợp-thai :


- Vậy tại sao tam đệ lại mang quân tàn phá Đại-Việt ? Như vậy là nhớ ơn ? Là ghi ơn ư ?


Hoài Đô biết rằng đấu lý, đấu võ, đấu gì chăng nữa, Ngột-lương Hợp-thai đều không phải là đối thủ của Thủ-Độ. Y xen vào :


- Thưa tiên sinh. Khi Thành-cát Tư-hãn hứa những lời trên, thì người chỉ là một Khả-hãn bộ tộc Mông-cổ nhỏ xíu ở Lý-long hà. Còn người ban chỉ chinh tiễu An-Nam bây giờ là một đại hoàng đế Mông-cổ. Không thể mang lời hứa của một chúa bộ tộc, bắt một đại hoàng đế phải thi hành.


Y ngừng lại cười nhạt :


- Tiên sinh nên nhớ, khắp gầm trời này từ Đông sang Tây, từ Bắc uống Nam, hằng trăm nước, nhất nhất đều phải quy phục Mông-cổ. Tiên sinh từng là đại tướng của Mông-cổ, tại sao tiên sinh không bắt Trần Cảnh hạ cờ theo về Thiên-quốc. Hơn nữa tiên sinh còn giúp y đem quân chống Thiên-triều?


Đặng Kiếm-Anh cười nhạt :


- Phò mã lý luận như vậy là lối lý luận của bọn man mọi, bọn không văn hóa. Lão phu hỏi phò mã câu này nhé : Có lý nào Mông-cổ bắt tất cả các nước phải quy phục không ? Nếu như lão phu cũng đòi Mông-cổ phải quy phục Đại-Việt thì phò mã nghĩ sao ?


- Nghĩ sao ?


Hoài Đô vẫn ương ngạnh : Tại vì Mông-cổ có hàng vạn vạn Lôi-kỵ mạnh nghiêng trời lệch đất. Tại vì...


Y vung tay một cái, hai mũi phi tiễn hướng hai vị trí trên người Kiếm Anh : Huyệt Ấn-đường ở trán, huyệt Đản-trung ở ngực. Kiếm Anh cười nhạt ông phất tay một cái, hai mũi phi tiễn đổi chiều hướng người Hoài-Đô, kình lực rít lên vo vo. Kinh hãi, Hoài Đô phất tay gạt, nhưng y gạt vào quãng không. Vì hai mũi phi tiễn đã đổi chiều trúng vào cây cột gỗ, ngập tới tận chuôi. Kiếm Anh cười nhạt :


- À, thì ra phò mã cho rằng mình mạnh, thì muốn bắt ai quy phục thì bắt sao ? Cũng được ! Thôi chúng ta không cần lý luận nữa. Ngày mai chúng ta cùng đem quân quyết chiến. Chúng tôi xin chờ phò mã ở Đông-bộ đầu.


Hoài Đô run run cười gằn :


- Quyết chiến ư ! Được ! Ngày mai.


Y rút thanh kiếm trao cho một võ sĩ :


- Người là đại diện cho Mông-cổ làm giám quan. Trong bữa tiệc hôm nay chỉ nói tình nghĩa huynh đệ, đàm văn, luận võ. Hễ ai nói đến chuyện Mông-cổ, An-Nam thì chém ngay.


Đặng Kiếm-Anh cũng nói với Trần Tử-An :


- Đại-huynh! Trong anh em chúng tôi đây, duy Đại-huynh nghe, hiểu tiếng Mông-cổ, Đại-Việt, Trung-quốc. Đại-huynh làm giám quan cùng với vị huynh đệ đây.


Tiệc bầy ra, có cả món chay lẫn món mặn. Thái-sư Trần Thủ-Độ cùng Ngột-lương Hợp-thai kể cho nhau nghe những gì đã xẩy ra trong mình trong thời gian qua. Trong khi đó các tôn sư Đại-Việt cùng Phùng Tập, Tiêu-Hư tử toàn luận về võ công. Còn Hoài Đô, A Truật thì chỉ biết vểnh tai ra nghe.


Khoảng hơn giờ sau, viên Bách-phu trưởng hầu cận Ngột-lương Hợp-thai chạy bổ vào. Lập tức y bị Tử-An cản lại :


- Thái-sư có lệnh, người đang mời nghĩa huynh là Thái-sư Trần Thủ-Độ dư tiệc, ôn chuyện xưa, tuyệt đối không ai được quấy rầy.


Lát sau, tới viên Thiên-phu trưởng phụ trách việc Tế-tác nhảy bổ vào. Y nói :


- Tôi muốn được báo việc cơ mật với Thái-sư.


Tử-An đẩy y ra cửa :

Chương trước

↑↑
Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Giới thiệu: Giọng ca của ca nữ, điệu múa của vũ giả, kiếm của kiếm khách, bút

11-07-2016 20 chương
Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Giới thiệu: Trung Nguyên Tứ Tuyệt là bốn người có võ công siêu tuyệt trong võ

11-07-2016 40 chương
Biển đời người

Biển đời người

Bim mười lăm tuổi, người lép kẹp như con cá măng, mùa lạnh thì mũi lúc nào cũng

26-06-2016
Mua giầy

Mua giầy

Một người ở nước Trịnh, anh ta định mua cho mình một đôi giày để đi. Trước khi

24-06-2016
Con gái

Con gái

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại") Con gái đứng

27-06-2016
Thiên thần của anh

Thiên thần của anh

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Những thiên thần ngồi trên cán

25-06-2016
Cà phê đắng hay ngọt?

Cà phê đắng hay ngọt?

Trong chuyện tình cảm, không thể thúc giục... *** Nó hồng hộc chạy lên tầng 4 trong

24-06-2016

Disneyland 1972 Love the old s