Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 127 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 50 - Kết

↓↓

Hoàng Vui cười:

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Cả nước là thành, toàn dân thủ thành.


- Thứ nhì là khiên mây, đao quất khiến cung tên trở thành vô dụng.


- Còn nguyên do thứ ba?


Hoàng Vui hỏi: Vì dân không cung ứng lương thảo?


- Không! Vì Ngưu-binh. Quả thực Ngưu-binh là khắc tinh của Lôi-kỵ. Hầu như tất cả thất bại của Lôi-kỵ đều do Ngưu-binh gây ra. Không biết vương gia có thể cho tôi gặp một vài tướng trâu không? Lại còn bọn Ngạc-ngư nữa. Bọn này mặt mũi, hình thù ra sao, cho đến giờ này chúng tôi đều chưa thấy.


Vũ-Uy vương xoa tay vào nhau:


- Khi được tin Ôn Đức nhập biên, tôi tưởng Mông-cổ đem đại quân sang nữa, nên sai ngựa Lưu-tinh báo về triều. Phụ hoàng truyền lệnh cho cả 20 tướng trâu phi ngựa bất kể ngày đêm lên chi viện cho tôi. Hiện bọn chúng đều có mặt ở đây. Để tôi gọi chúng vào.


Vương để tay lên miệng, rồi hú một tiếng dài liên miên bất tận. Không đầy một khắc sau, 20 tướng trâu, đội Ngạc-ngư cùng chạy tới hành lễ. Bọn tướng trâu đứng thành 4 hàng, mỗi hàng 5 đứa. Còn bọn Ngạc-ngư thì dàn thành hai hàng.


- Thái-sư Mông-cổ đây muốn được gặp các em. Vì vậy ta gọi các em tới, để người được thấy dung nhan. Các em hãy trình diện Thái-sư đi !


Sấu-vàng Yết-Kiêu hành lễ:


- Đô-thống Sấu-vàng, trưởng đội Ngạc-ngư xin tham kiến Thái-sư.


Hoài-Đô cực kỳ ấm ức vì khi vượt sông bị bọn Ngạc-ngư cắt dây buộc bè, làm chết gần trăm Lôi-kỵ. Y đưa mắt nhìn: Đó là 18 đứa trẻ rất kháu khỉnh. Y hỏi:


- Các em làm thế nào mà lặn dưới nước lâu như vậy?


Yết-Kiêu hỏi ngược lại:


- Phò-mã làm thế nào mà cỡi ngựa không yên? Làm thế nào mà ngủ trên mình ngựa được?


- Thì do luyện tập từ nhỏ, đời cha truyền cho đời con.


- Chúng tôi cũng vậy! Tổ tiên cúng tôi sống trên biển trải gần bốn nghìn năm...


Hoài-Đô liếc nhìn các tướng Trâu, y chưa kịp lên tiếng thì Dã-Tượng đã hành lễ, rồi nói :


- Đô-thống Dã-Tượng tổng lĩnh các tướng trâu xin tham kiến Thái-sư.


Nó chỉ Hĩm Còi :


- Đây là Đô-thống Hĩm Còi, phó thống lĩnh.


Hĩm Còi hành lễ.


Ngột-lương Hợp-thai nhìn đám trẻ: Chúng ở tuổi từ 13 đến 17, da mặt cháy đen, đôi mắt tinh anh. Không đứa nào có hình sắc gì khác trẻ ở Mông-cổ, thế mà chúng gây ra không biết bao nhiêu kinh hoàng cho Lôi-kỵ Mông-cổ. Dã-Tượng chỉ vào hàng đầu :


- Thưa Thái-sư, sau mấy chiến thắng, Nguyên-Phong hoàng đế thăng tất cả các tướng trâu lên cấp Vệ-úy, đẳng trật Tá-lĩnh. Đầu tiên là 5 Cu. Tiểu nhân là Cu Chó, mới đây được Nguyên-Phong hoàng đế ban cho tên Dã-Tượng. Còn đây là Cu Đen, Cu Rỗ, Cu Méo, Cu Lác.


Bọn Ngột-lương Hợp-thai đã từng bắt được Cu Méo, định giết nó, may nó được Tuyên-minh thái hoàng thái hậu giải thoát. Bây giờ đứng đối diện với quân thù trong thế chiến thắng. Mặt nó vênh lên, đầy vẻ khiêu khích.


Nó chỉ vào hàng thứ nhì :


- Đây là 5 thằng Trâu, gồm Trâu Đen, Trâu Xanh, Trâu Điên, Trâu Trắng, Trâu Mập.


Hĩm Còi chỉ vào hàng thứ ba :


- Đây là năm Hĩm, gồm tiểu nữ là Hĩm Còi, rồi tới Hĩm Cao, Hĩm Lùn, Hĩm Rỗ, Hĩm Hô.


Nó lại chỉ vào hàng cuối :


- Đây là năm Cái, gồm Cái Lan, Cái Huệ, Cái Hồng, Cái Tiên, Cái Sen.


Hoài Đô tỏ vẻ khuất phục :


- Chúng tôi từng chinh chiến trải qua hơn 30 nước. Bất cứ nước nào, trẻ con chỉ nhìn thấy Lôi-kỵ là chết khiếp rồi. Không hiểu từ đâu, mà các thiếu niên này không những không sợ Lôi-kỵ mà lại coi thường nữa ?


Dã-Tượng thuận miệng trả lời :


- Bọn cháu không hề coi thường Lôi-kỵ! Lôi-kỵ dũng mãnh, dùng cung cứng, tên to, bắn xa gấp đôi quân Việt; trăm phát trăm trúng. Ngựa Mông-cổ dẻo dai, phi nhanh như tên bắn. Kỵ mã Mông-cổ lại tàn bạo, giết người không gớm tay. Bọn cháu mới nghe nói đã chết khiếp. Khi nhìn thấy Lôi-kỵ hàng nghìn, hàng vạn, lao tới như bay, hú lên rùng rợn. Nói thực Phò-mã đừng giận, chúng cháu sợ đến té đái, vãi phân ra.


- Thế sao các cháu lại thúc trâu đánh Lôi-kỵ, như đánh bầy nai?


- Thưa Phò-mã, đau ai mà chẳng sợ. Chết ai mà chẳng kinh? Chúng cháu cũng sợ đau, hãi chết lắm chứ! Lại sợ Lôi-kỵ như sợ quỷ sứ. Nhưng có cái còn đáng sợ gấp trăm lần Lôi-kỵ, gấp vạn lần cái đau, cái chết. Đó là cái sợ mất nước.


A Truật kinh ngạc :


- Ai dạy em rằng, mất nước đáng sợ hơn cả ?


- Dạ mẹ cháu dậy. Hồi 4, 5 tuổi mẹ cháu đạy rằng rằng mình là con Rồng, cháu Tiên, khi mà mất nước thì thân trở thành tôi đòi cho người, danh không hơn thú vật. Nhà cửa, làng xóm, mồ mả tổ tiên đều không giữ được. Nước mất, thì mất hết.


Ngột-lương Hợp-thai à lên một tiếng :


- Thì ra thế. Chúng tôi thắng khắp nơi, mà chỉ thua ở Đại-Việt vì Đại-Việt có một chủ đạo căn bản vững chắc. Chứ không phải chúng tôi thua vì thiếu lương, vì đao quất, vì khiện mây hay vì Ngưu-binh. Cũng không thua vì khí hậu thấp nhiệt, vì muồi, vì bệnh. Triều đình Nguyên-Phong đã biết khai thác chủ đạo của người Việt, rồi đem ra đánh chúng tôi! Xin bái phục.


Ghi chú của thuật giả.


Hầu hết các sử gia kim, cổ, Đông, Tây khi nghiên cứu về Mông-cổ, đều đặt ra một nghi vấn: Với nửa triệu kỵ binh thiện chiến, Mông-cổ từng chinh phục hầu hết các nước từ Á sang Âu. Không nơi nào mà họ không chiến thắng. Họ chỉ bại ở hai nơi duy nhất là Nhật-bản và Việt-Nam.


Họ bại ở Nhật-bản thì dễ hiểu, vì quân Mông-cổ là quân kỵ. Họ bỏ ngựa, cỡi thuyền thì cái hùng mạnh của kỵ binh không còn. Khi họ đổ bộ lên bờ biển, người người say sóng thì bị người Nhật dùng võ sĩ đạo, mang gươm ra đón chờ ...băm vằm; thì dĩ nhiên là bại.


Còn ở Việt-Nam, biên giới tiếp cận, kỵ binh tha hồ tung hoành. Nhưng họ bị đánh bại. Một số các sử gia Việt-Nam, một số các nhà chỉ đạo chính trị, quân sự gần đây đều cho rằng người Việt thắng Mông-cổ vì khí hậu, vì vũ khí, vì tướng tài...vì... đều sai hết. Triều đại Nguyên-Phong thắng Mông-cổ vì biết xử dụng tình yêu nước của toàn dân, biết khai thác cái vũ khí yêu nước đó đem ra chống Mông-cổ. Thế vũ khí yêu nước đó do đâu mà có? Thưa do chủ đạo.


Vì vậy, tôi xin dùng lời của Dã-Tượng, với Thái-sư Mông-cổ Ngột-lương Hợp-thai, làm câu kết cho bộ Anh-hùng Đông-a dựng cờ bình Mông này.


Khởi viết ngày 10 tháng 3 năm Mậu Thân, 1968. Tại thành phố Sài-gòn.


Viết xong ngày 5 tháng Chạp năm Mậu Dần, nhằm ngày 21 tháng 1 năm 1999, tại Paris.


Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ.


Chương trước

↑↑
Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Giới thiệu: Giọng ca của ca nữ, điệu múa của vũ giả, kiếm của kiếm khách, bút

11-07-2016 20 chương
Oan gia

Oan gia

1. Tôi ghét Nguyên, thật sự rất ghét, vì đúng là từ nhỏ nhỏ đến lớn cậu ấy chỉ

23-06-2016
Làm sao để quên

Làm sao để quên

Sau khi thất tình, chúng ta cứ thích hỏi : "Tôi làm sao để có thể quên anh ta? Tôi rất

24-06-2016
Người thứ 3

Người thứ 3

Mai Anh không đến sân bóng. Duy về, vô định. Bước chân qua con đường đến nhà Mai Anh

01-07-2016
Những cơn mưa rửa lá

Những cơn mưa rửa lá

Trong thâm tâm, tôi bâng khuâng không rõ những cơn mưa trở buồn hay vui vẻ, chỉ biết

24-06-2016
Chúng mình có duyên

Chúng mình có duyên

Nhiều người cho rằng tình yêu vốn dĩ phải rất cao thượng, phải hy sinh cái này, đánh

24-06-2016

pacman, rainbows, and roller s