Old school Swatch Watches
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 124 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 48

↓↓

Ba Lôi-kỵ hướng theo tiếng kêu mà tìm cứu đồng bọn. Gần một khắc qua, không thấy ba Lôi-kỵ trở lại, Vương Huy sốt ruột, y ra lệnh cho một Thập-phu :

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Người hãy vào lục soát xem.


Viên Thập-phu dẫn mười Lôi-kỵ men theo lối đường mòn, tìm dấu chân ngựa mà đi. Gần khắc sau, có tiếng ngựa hý, tiếng quát tháo, tiếng vũ khí chạm nhau vọng ra, rồi im bặt. Vương Huy kinh hãi :


- Như vậy Thập-phu Lôi-kỵ gặp hung hiểm rồi.


Đến đó thì A Truật tới. Vương Huy báo cáo tình hình. A Truật còn đang chần trừ chưa quyết định thì Thám-mã phi tiễn từ Thiên-phu Hòa Khâm trở lại báo cáo diễn tiến từ sáng đến giờ.


Nghe y báo, A Truật kinh hãi :


- Thế thì bọn Dược Ca Đa bị trúng phục binh rồi. Mười Lôi-kỵ của ta e cũng gặp hung hiểm.


Y ra lệnh cho một Bách-phu dàn Lôi-kỵ tiến vào rừng. Đi khoảng hơn dặm, thì thấy đao, lao, cung, tên của Lôi-kỵ vương vãi trên mặt đất với nhiều vết máu. Viên Bách-phu trưởng sai người ra báo cáo tình hình với A Truật. A Truật ra lệnh cho Vương Huy dàn cả Thiên-phu tiến vào rừng cỏ. Vừa tiến sâu vào hơn hai dặm, thì không còn cỏ gianh, lau sậy nữa mà là một bãi đất toàn cỏ gấu. Xa xa Kỵ-binh Đại-Việt dàn ra, cờ xí nghiêm chỉnh. Một cây cờ bay phất phới với hàng chữ


« Thống lĩnh hiệu binh Phù-Đổng.


Đô-thống Lý Tùng-Bách ».


Vốn tự kiêu về Lôi-kỵ của mình, thế mà từ lúc nhập biên bọn Vương Huy chưa từng thấy Kỵ-binh Đại-Việt, chứ đừng nói được giao chiến. Bây giờ là lần đầu tiên thấy Kỵ-binh dàn trên một cánh đồng bằng phẳng, cỏ chỉ cao tơí đầu gối. Địa thế giống hệt vùng Thảo-nguyên. Lòng kiêu hãnh nổi dậy, y cầm cờ phất , ra lệnh tiến quân, mà quên cả báo cho A Truật biết. Y dùng chiến thuật cố hữu của Mông-cổ : Hai Bách-phu tấn công đợt đầu, phóng lao, bắn cung, rồi cho hai Bách-phu đợt hai chọc thủng phòng tuyến địch, đánh tỏa ra hai bên. Đợt ba hai Bách-phu chọc sâu vào phòng tuyến địch. Đến đây thì cho bốn Bách-phu cuối cùng đánh ép hai bên trận.


Hai Bách-phu Lôi-kỵ hú lên rùng rợn, dàn hàng lao tới như bay. Khi sắp tới trận, chúng phóng lao, bắn cung, rồi quay trở lại, Kỵ-binh Việt dơ khiên-mây lên hứng, bao nhiêu tên, lao bị ghim vào khiên-mây hết. Một hồi tù và nổi lên, thế trận Việt đổi thực nhanh. Kỵ-binh lùi lại sau, bây giờ tuyến đầu là Ngưu-binh, trước mỗi trâu có một khiên-mây lớn. Hai Bách-phu Lôi-kỵ thứ nhì tấn công. Lao, tên ghim vào khiên-mây. Tướng chỉ huy Ngưu-binh là 6 đứa con gái, mặt còn non choẹt.


Đợt tấn công thứ ba của Lôi-kỵ ào ạt lao tới, thế trận Đại-Việt lại đổi thực nhanh, tất cả lùi lại sau hơn trăm trượng, những màng Vạn-thằng dăng ra khắp mặt đất. Hai Bách-phu Lôi-kỵ không dừng ngựa kịp. Ngựa vướng giây ngã lăn ra. Trong khi đó trận Việt tách làm ba : Giữa là Ngưu-binh. Còn Kỵ-binh tỏa thành hai cánh đánh bọc vào trận Mông-cổ. Thế là trận thế Mông-cổ bị hỗn loạn. Bộ binh xông ra dùng đao-quất, không đầy mười cái chợp mắt, hai trăm Lôi-kỵ, hai trăm ngựa bị giết tươi. Giữa lúc đó đợt tấn công thư tư như sóng vỗ ào ạt như thác đổ. Lôi-kỵ vung đao chém bộ binh. Bộ binh lăn tròn dưới đất, đao-quất vung lên, chân ngựa bị chặt. Hàng ngũ Lôi-kỵ bị rối loạn. Vương Huy tung tất cả Lôi-kỵ xông vào. Cuộc chiến đấu kinh khủng diễn ra trong hai khắc, mà thắng bại chưa phân.


Vương Huy tự thị võ công cao, y cùng đội võ sĩ mười người lao tới trung quân định bắt sống Đô-thống Lý Tùng-Bách. Cạnh Lý Tùng-Bách cũng chỉ có mười Kỵ-mã. Vương Huy hú lên một tiếng, bọn võ sĩ của y cùng dương cung bắn tên, nhanh như chớp phóng lao. Tùng-Bách quát lên một tiếng, đám võ sĩ của ông cùng dơ khiên-mây đỡ. Lao, tên bị cản lại. Cũng có võ sĩ không chịu dùng khiên-mây, tay phải rút kếm gạt tên, tay trái bắt lao, rồi thúc chân vào bụng ngựa. Ngựa nhảy lùi liền mười bước. Một trận địa giây dăng ra dưới đất như màng nhện. Biến chuyển xẩy ra đột ngột, bọn Vương Huy không kịp dừng ngựa. Ngựa của y cùng mười võ sĩ bị vấp ngã. Ngưu-binh tung giây ra. Bọn Vương đã bị bắt.


Tuy Thiên-phu trưởng bị bắt, nhưng bọn Lôi-kỵ vẫn chiến đấu ác liệt. Giữa lúc đó thì rừng bốc cháy ngùn ngụt. Rừng cỏ gianh về mùa Đông khô héo, gặp gió, phút chốc lửa lan ra một vùng mênh mông. Khu rừng biến thành biển lửa chặn mất đường về của bọn Mông-cổ.


Ở ngoài con đường cái quan, A Truật không thấy tin báo của Vương Huy, lại nghe tiếng ngựa hý, tiếng quân reo, thì biết rằng đang có cuộc giao tranh. Tự hào về Lôi-kỵ, y cho án binh bất động chờ đợi.


Sau hai khắc, thấy rừng cỏ gianh bốc cháy. Khu cháy ngăn giữa quân Vương Huy với y, thì chột dạ :


- Chết rồi, Nam-man dùng hỏa công.


Y ra lệnh cho ba Thiên-phu xông vào tiếp viện. Nhưng bị ngọn lửa chặn phía trước, thành ra người, ngựa chỉ dàn ra hò hét.


Ngột-lương Hợp-thai đã tới. Nghe báo cáo tình hình, y nghiến răng nghĩ thầm


- Khổ thực ! Bọn Lôi-kỵ của ta đều thuộc nằm lòng rằng phải tránh đồng lầy, rừng rậm, đề phòng hỏa công. Nhưng từ khi nhập biên, bị Nam-man gây bất ổn, sức mạnh không có nơi phát tiết, nên mới bị trúng kế.


Ngọn lửa cháy sang giờ Mùi (13-15 giờ), tự nhiên gó Bắc thổi, mưa phùn mù mịt giăng ra đầy trời. Ngọn lửa mới dứt. Khu rừng cỏ chỉ còn lại những cây cháy xém trơ trọi. Nhìn xa xa, khoảng 6 dặm, y thấy trên một bãi đất rộng mênh mông, đầy xác Lôi-kỵ, xác ngựa. Đích thân Ngột-lương Hợpï-thai dẫn một Thiên-phu băng qua khu rừng cỏ cháy. Tới chiến trường, y sai gọi hai Thiên-phu lao binh tới thu nhặt xác người chôn cất. Còn xác ngựa, thì sai xẻ thịt làm lương thực. Sau khi quan sát trận địa, nhìn vết chân ngựa của Lôi-kỵ, của quân thù, y rùng mình hỏi Trịnh Ngọc:


- Đây là lần đầu tiên An-Nam dùng Kỵ-binh giao chiến với ta. Không biết tướng nào chỉ huy? Tên này quả là một tướng kỵ binh lỗi lạc.


- Tướng Kỵ-binh giỏi nhất An-Nam là Lê Tần, y được phong Vũ-kỵ thượng tướng quân. Phó tướng là một Đô-thống còn trẻ, có tên Lý Tùng-Bách. Đây là một tên nức tiếng trí dũng hơn đời. Ngoài võ công cao thâm, tài dùng binh như thần, y còn là người nổi tiếng mưu mẹo không biết đâu mà lường. Qua trận đánh này, bằng vào cung cách lừa Vương Huy, lựa địa thế, đốt cỏ...Tôi đoán tướng chỉ huy trận này phải là Lý Tùng-Bách.


- Bọn An-Nam thực can đảm hiếm có. Chỉ nguyên cái vụ chúng giả làm xác chết lừa ta, cũng đáng sợ rồi. Lại nữa, khi Vương Huy dàn hàng ngang một Thiên-phu băng qua rừng cỏ gianh, chúng ẩn thân thế nào mà Lôi-kỵ không khám phá ra...cuối cùng chúng phóng hỏa đốt rừng !


- Thưa Thái-sư ! Cái lối chơi trò ma trò quỷ này có lẽ do tên Nguyễn Thiên-Sanh thực hiện.


- Nguyễn Thiên-Sanh là ai ?


- Y là em kết nghĩa của Trần Tử-Đức với Lý Tùng-Bách. Trong ba tên này thì Trần Tử-Đức đứng đầu. Y thuộc tôn thất nhà Trần, là một trong những tướng tài. Y được cử trấn tại Phù-lỗ. Thứ đến Lý Tùng-Bách. Cuối cùng là Nguyễn Thiên-Sanh. Sanh ít học, nhưng yêu nước cuồng nhiệt, can đảm bậc nhất. Y hành sự xuất quỷ nhập thần. Vì vậy được thăng tới Đô-thống. Hiện y chỉ huy Vệ Tế-tác của Phù-lỗ. Cạnh y, còn có 12 tên, xuất thân từ trộm cướp, võ công khá cao. Cả 12 tên cùng Sanh kết anh em, được vua An-Nam ban cho mỹ danh là Đại-đởm thập tam kiệt. Mười hai tên này với y, thường hành sự táo bạo. Vì vậy tiểu nhân nghĩ, cái vụ giả xác chết, ngoài bọn y không có người thứ nhì nào bạo gan như vậy.


Hoài-Đô đề nghị :


- Thưa Thái-sư , mình có nên cho Lôi-kỵ đuổi theo bọn Lý Tùng-Bách không ?


- Không thể, không nên ! Bởi phía sau bãi chiến trường kia toàn là đồng ruộng lầy lội, không có nơi cho Lôi-kỵ vùng vẫy. Ta đành nhịn nhục chúng. Mục tiêu của chúng ta là Thăng-long kia mà. Chiếm được Thăng-long, thì các trấn, các huyện phải đầu hàng.


Ngột-lương Hợp-thai để lại hai Thập-phu Lôi-kỵ bảo vệ bọn lao binh, rồi ra lệnh rút quân khỏi bãi chiến trường. Khi toàn quân rời khỏi bãi đất, y với các tướng đi theo vẫn còn tần ngần quan sát bãi chiến trường. Y có ý chờ cho cuộc chôn cất xong, mới rút cùng với bọn lao binh.


Thình lình có tiếng hú dài miên miên bất tuyệt, rồi mười ba xác chết quân Mông-cổ đang nằm dài, vùng dậy tung mình lên mình ngựa của Lôi-kỵ, ra roi phi vào con đường mòn của khu rừng. Đám võ sĩ cận vệ của Ngột-lương Hợp-thai thúc ngựa đuổi theo, nhưng khi vừa vào con đường nhỏ, thì tên bắn ra veo véo. Chúng phải dừng ngựa lại.


Tuy ti hí mắt lươn, nhưng tên Trịnh Ngọc cũng kịp nhận ra đám xác chết cướp ngựa. Ychỉ vào xác chết đi cuối cùng :


- Thiên-Sanh ! Cái tên đi sau cùng chính là Nguyễn Thiên-Sanh.


Ngột-lương Hợp-thai giận run người, nhưng y phải khâm phục bọn Đại-đởm thập tam kiệt.


Sau khi chôn cất tử sĩ, Ngột-lương Hợp-thai ra lệnh tiếp tục tiến binh.


Sang giờ Thân, thì chiến lũy Phù-lỗ hiện ra. Hòa Khâm báo cáo :


- Kìa, chiến lũy nằm trên bờ sông. Vì vậy thuộc hạ phải dừng quân chờ lệnh Thái-sư.


Trời bắt đầu chập choạng tối. Không có bãi đất rộng. Quân Mông-cổ chia thành từng khu, dọc theo con đường từ Cụ-bản tới Phù-lỗ. Mỗi khu đóng không quá 2000 quân. Quân kỵ đóng trước. Phía sau là quân bộ, quân Đại-lý. Thành ra khu vực đóng quân khá rộng. Đèn đuốc đốt sáng chưng một vùng. Lao binh chia nhau vào rừng kiếm củi nấu ăn. Trong khi bên kia sông, chiến lũy Phù-lỗ nằm im lìm trong bóng đêm, không một ngọn đèn leo lét !


Ngột-lương Hợp-thai, A Truật, Hoài Đô chia nhau cỡi ngựa đi kiểm soát lại các khu đóng quân, khu giữ ngựa, khu chứa lương. Thành ra đến hết canh hai, mới trở về trướng. Trời khá lạnh, trong soái lều lao binh đã lấy đất đắp thành cái lò sưởi, chất củi đốt lên sưởi ấm cho chúa tướng.


Lao binh dâng thịt ngựa nướng. Cả ba cùng lấy bầu rượu rót ra uống. Uống hết bầu thứ nhất, Hoài Đô hỏi lao binh :


- Còn rượu không ?


Tên lao binh sang lều kế bên là nơi chứa vũ khí, dụng cụ, của cải của Ngột-lương Hợp-thai, mang sang một bầu rượu khác.


A Truật tiếp lấy, rót ra ba cái bát :


- Nào ! Chúng ta cùng uống, để ngày mai vào Thăng-long.


Vừa uống hớp thứ nhất, cả ba cùng cảm thấy mùi khai nước đái ngựa quen thuộc. Nhưng đã trót nuốt một ngụm. Cả ba nhổ nước bọt, rồi gọi ba lao binh phụ trách nấu ăn, thì không thấy chúng đâu. Hoài Đô gọi tên trưởng toán, cũng không thấy. Linh cảm có gì bất ổn, cả ba ra khỏi lều, thì thấy tên lao binh phục dịch nằm úp mặt xuống đất, lưng bị đâm một nhát dao ngay giữa tim. Máu còn đang chảy xối xả.


Hoài Đô giật mình:


- Kẻ nào dám sát hại thân binh ngay trước soái lều?


Tên Bách-phu trưởng phụ trách hầu cận tới. Nghe Hoài Đô thuật, y kinh hãi, truyền lục soát khắp soái lều, nhưng không thấy gì khác lạ. Khi y cầm bình rượu nước đái ngựa lên, thì thấy dưới đáy vẽ hình cái đầu người méo miệng, với hàng chữ Hán :


« Đại-đởm thập tam kiệt bái kiến ».


Hoài Đô hét :


- Ngay soái lều của ta là chốn tôn nghiêm, mà bọn Man ra vào giết người ngay trước mắt thì chúng muốn lấy tính mạng ta lúc nào thì lấy hay sao ?


Đến đây quân tuần phòng báo :


- Tìm thấy xác chết của lao binh trưởng toán hầu cận Thái-sư, cùng bốn lao binh thuộc quyền ở trong rừng. Cả bốn đều trần truồng.


A Truật hiểu ngay : Bọn Đại-đởm thập tam kiệt đã giết bọn lao binh, lấy y phục của chúng mặc vào, rồi đột nhập hý lộng quỷ thần. Tuy kinh hãi, tức giận cùng cực, nhưng bọn Ngột-lương Hợp-thai cũng phải khâm phục kẻ thù.


A Truật truyền lệnh đem tên Bách-phu trưởng phụ trách hầu cận ra chém đầu, rồi lấy một tên gốc người Mông-cổ thay thế. Bọn lính hầu cũng thay thế hết. Bàn tiệc thịt nướng khác lại được bầy ra. Để ý thấy tên hầu cận cầm nhưng ống luồng dài, bỏ vào lò sưởi. Hoài Đô hỏi:


- Sao người không lấy củi mà lấy ống luồng? Luồng đâu có nhiều hơi nóng?


- Thưa phò mã, khi chiếm Cụ-bản, quân ta tịch thu được mấy nghìn ống luồng. Trong ống đựng xương thú, rơm tẩm bùn. Khi đốt lên, sức nóng rất mạnh, mà lại lâu nữa.


Hoài Đô cầm một ống luồng lên coi, rồi gật đầu:


- Mình phải học lấy kỹ thuật này, mang về Mông-cổ, dậy dân, để dân biết chế tạo ra chất cháy mà sưởi ấm.


Sẵn thấy mười ống luồng để ngay cạnh đó, y bỏ vào lò sưởi. Thình lình lửa nháng sáng lòe, vốn có võ công cao, Ngột-lương Hợp-thai, Hoài Đô, A Truật tung mình khỏi lều, thì một tiếng nổ kinh hồn động phách phát ra, tiếp theo, bốn tiếng nữa. Soái lều chìm trong ngọn lửa, khói đen bốc lên mù mịt. Ngọn lửa được dập tắt. Ba tên thân binh hầu cận bị banh xác, da cháy đen như bò bị thui.


Tuy thoát chết, nhưng hú hồn. Vốn thông minh, Hoài Đô hiểu ngay: Mấy ống luồng mà chính tay y bỏ vào lò sưởi, là ống luồng chứa chất nổ. Y sai lao binh kiểm lại kho chứa ống luồng, thì chỉ thấy toàn ống luồng chứa xương thú, rơm tẩm bùn phơi khô. Y đoán: Chắc bọn Đại-đởm đã bỏ ống luồng chứa chất nổ vào soái lều của y. Y vô tình, bỏ vào lò!


Tuy uất hận, nhưng y cũng phải bật cười:


- Bọn Đại-đởm thập tam kiệt, quả thực lớn gan, to mật.


Một đêm hoàn toàn yên tĩnh trôi qua.


Sáng hôm sau, Hoài-Đô bàn :


- Dường như quân Man rút chạy khỏi Phù-lỗ rồi thì phải. Bằng không đêm qua, chúng không để cho ta yên tĩnh như vậy đâu. Bây giờ chúng ta chuẩn bị vượt sông. Không biết sông nông, sâu thế nào ?


Tên Trịnh Ngọc bầy tỏ cái hiểu biết của mình :


- Quãng sông này vốn nông. Về mùa Đông dân chúng thường lội qua. Người lội qua được thì ngựa cũng qua được. Xin Thái-sư cứ cho quân vượt sông, không cần thuyền bè.


Tuy tin tên Trịnh Ngọc, nhưng Ngột-lương Hợp-thai cũng ra lệnh cho Tế-tác :


- Người hãy đem một Thập-phu ra bờ sông, dùng tên bắn dò khắp các khu dọc chiên lũy. Hễ chỗ nào thấy tên nổi lên thì là chỗ sâu. Chỗ nào tên không nổi lên thì là chỗ nông.


Lát sau, viên Thập-phu về báo :


- Tất cả lòng sông đều nông cả.


Ngột-lương Hợp-thai gọi A Truật :


- Người hãy xử dụng ba Thiên-phu Lôi-kỵ, dàn ra thành sáu lớp, mỗi lớp 5 Bách-phu, cho vượt sông. Sang sông rồi phải dàn trận chờ đợi khi cánh quân của Phò-mã sang hết, hãy tấn công.


Lại gọi Hoài Đô :


- Phò-mã lĩnh ba Thiên-phu, cũng dàn thành sáu lớp, tiến sau A Truật. Khi sang sông, thì cùng tiến đánh chiến lũy.


Một tiếng tù và lệnh rúc lên.


Năm trăm Lôi-kỵ dàn ra bờ sông, cùng lội xuống. Nước nông, chỉ tới bụng ngựa. Ngựa tới giữa lòng sông thì hàng thứ nhì, đã lội xuống tiếp. Lớp thứ nhất sang được ba phần tư sông, thì lớp thứ ba đã xuống sông. Lơp thứ tư đang chuẩn bị.


Thình lình, xẹt, xẹt, xẹt, ba vệt khói vọt lên trời, rồi ba tiếng nổ như sấm, tiếp theo, ba trái cầu lửa tỏa ra trên không thành hình ba con chim ưng.


Bên kia bờ sông, tiếng quân reo hò, lẫn tiếng trống vang dội. Quân Đạị-Việt nấp sau những khiên-mây dùng đao-quất phóng vào địch thủ. Mỗi trái cầu bay ra, không phải là ngựa thì là người, ngã lộn xuống sông. Những dàn Nỏ-thần tác xạ từng loạt, từng loạt. Người ngã ngựa, ngựa ngã, kẻ chết, người bị thương, tiếng la hét hỗn loạn cùng cực. Bị bất ngờ, lớp Lôi-kỵ đầu tiên bị tử thương, chặn phía trước, làm lớp thứ nhì, thứ ba, thứ tư bị dồn ứ đọng lại trong lòng sông.


A Truật cùng đội võ sĩ hơn năm chục người, tay cầm đoản đao, tung mình lên bờ. Vừa tới bờ tay y lia đao, đầu một binh Việt bay khỏi cổ. Đám võ sĩ tấn công các xạ thủ Nỏ-thần. Nhưng chợt cảm thấy có luồng gió hắt vào cổ, y vội trầm người xuống, thì một thanh kiếm lướt qua đầu, cắt mất chỏm mũ. Quá kinh hoảng, y nhảy liền hai bước về trái tránh, thì thanh kiếm theo y như bóng với hình. Choang một tiếng, thanh kiếm chặt trúng miếng hộ tâm kính. Tuy kinh hoảng, A Truật phản ứng rất mau, y vung đao gạt kiếm. Nhưng thanh kiếm đã đổi chiều, chặt đứt đầu tên Thiên-phu trưởng dùng đao tấn công đối thủ cứu y.


Bây giờ A Truật mới nhìn rõ đối thủ, đó là một thiếu nữ sắc nước hương trời. Đội võ sĩ của y đang đấu với một đội nữ võ sĩ xử dụng kiếm. Chợt nhớ lại Tế-tác của tên Trịnh Ngọc cung cấp, y lên tiếng hỏi:


- Cô nương! Phải chăng cô nương là quận chúa Ý Ninh?


Thiếu nữ trả lời bằng cái lắc đầu, tỏ vẻ không hiểu tiếng Mông-cổ. Đội nữ võ sĩ tuy nhỏ người, nhưng kiếm thuật cực cao minh, thành ra đội võ sĩ Mông-cổ đã bị đẩy lùi xuống sông.


Dường như thiếu nữ không coi y vào đâu, nàng vung kiếm lên, ánh thép chói lòa, đầu ba Lôi-kỵ bay khỏi cổ. A Truật thúc đao vào cổ nàng. Thiếu nữ không tránh, cũng không đỡ, nàng đưa kiếm vào cổ y. Kiếm ra sau, mà lại tới trước. A Truật không kịp thu đao về, y lộn một vòng ra sau tránh. Y rơi tõm xuống sông.


Chợt thiếu nữ quát lên một tiếng thanh thoát, tất cả đội nữ võ sĩ cùng nhảy lùi lại, mỗi người tung ra một bọc, bụi trắng bay mị mờ. Võ sĩ, Lôi-kỵ Mông-cổ ôm mặt nhảy lùi lại. Nhưng không kịp, các nữ võ sĩ vung kiếm xông vào, đội võ sĩ Mông-cổ bị bay đầu. Biến cố xẩy ra ngoài dự liệu của A Truật.


Võ sĩ bị giết mặc võ sĩ chết, Lôi-kỵ chết nhiều mặc chết nhiều. A Truật vẫn thúc quân xung phong. Lớp thứ ba, thứ tư dùng tên bắn vào quân Việt, yểm trợ cho lớp thứ nhì vượt sông. Nhưng ngựa sắp tới bờ, bỗng chúng hý lên, rồi con thì nhảy lung tung, con thì ngã lộn xuống nước. Hàng ngũ lớp thứ nhì bị loạn. Trong khi Nỏ-thần trên bờ vẫn tác xạ liên tiếp.


Một Bách-phu trưởng báo cáo với A Truật :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Liên Thành quyết - Kim Dung

Liên Thành quyết - Kim Dung

Giới thiệu: Liên thành quyết là câu chuyện kể về chàng trai Địch Vân thật thà,

08-07-2016 49 chương
Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Giới thiệu: Trung Nguyên Tứ Tuyệt là bốn người có võ công siêu tuyệt trong võ

11-07-2016 40 chương
Như cách của chúng ta

Như cách của chúng ta

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Những thiên thần ngồi trên cán

25-06-2016
Đón nắng xuân về

Đón nắng xuân về

Nắng xuân về sưởi ấm những vui buồn, dang dở trong mỗi con người. *** Những cơn

23-06-2016
Cuốc xe ôm nhớ đời

Cuốc xe ôm nhớ đời

(khotruyenhay.gq) Trời ơi! Tôi muốn quỳ xuống đường mà tế sống người đàn ông

27-06-2016