Pair of Vintage Old School Fru
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 89 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 45

↓↓
Lại nói Chiêu-Minh vương đặt câu hỏi: Thế nào là cả nước đều là thành, toàn dân đều là binh thủ thành.


Câu hỏi của Chiêu-Minh vương cũng là câu hỏi của hầu hết cử tọa. Hưng-Đạo vương nhìn Chiêu-Minh vương, trong ánh mắt chiếu ra tia hiền hòa, nhiệt tình. Vương hỏi Thái-sư Thủ-Độ:


- Thưa Thái-sư! Có phải quan, quân Tống, Kim, Tây-hạ, Thổ-phồn, Tây-vực sống trong những thành trì kiên cố không? Còn dân chúng sống rải rác khắp nơi không?


- Đúng vậy.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Còn Đại-Việt ta, không có những thành trì lớn. Thế nhưng mỗi làng là một cái thành kiên cố. Chư vị hãy tưởng tượng lại: Mỗi làng, mỗi xã đều nằm giữa một khu đồng lầy. Từ đồng lầy vào làng, trước hết phải qua một cái hào sâu gần trượng, rộng ít ra hai trượng. Dưới hào cắm chông chằng chịt. Tiếp theo là những lũy tre dầy đặc, đến con chó, con mèo chui cũng không lọt. Làng có một đến bốn cổng. Các cổng đều có những ụ lớn. Từ ngoài vào làng chỉ có những con đường nhỏ, một ngựa đi đã chật rồi. Hỏi Lôi-kỵ nào tấn công cho nổi? Vì vậy tôi mới nói cả nước đều là thành.


Cử tọa vỗ tay hoan hô liên tiếp. Vương cất cao giọng:


- Còn như cả nước đều là binh thủ thành. Như trên Thái-sư đã nêu ra ba điều. Nếu như ta thực hiện được điều thứ nhất: Triều đình với dân sát cánh bên nhau thì dân trong các làng, người người, già trẻ, nam nữ cùng cầm vũ khí chống giặc. Họ giữ làng tức là giữ thành. Cả nước đều biến thành binh thủ thành. Thế nhưng tại hương đảng ai là người chỉ huy dân chúng ? Nhất định không phải là lý dịch. Xét những người lãnh đạo các lực lượng thôn xóm, hầu hết họ là đệ tử của các bang, các phái. Vậy muốn được toàn dân chống giặc thì đầu tiên phải được các bang, phái trợ giúp. Thế nhưng muốn được các bang, phái giúp, trước tiên trong nhà ta phải tự giúp nhau. Trong nhà giúp nhau, thì bang, phái mới hưởng ứng. Bang phái hưởng ứng thì dân mới đồng lòng chống giặc.


Hưng-Ninh vương hướng vào cử tọa:


- Trong nhà là ai? Là chúng ta. Vậy trong chúng ta, ai có tỵ hiềm gì với nhau, phải xóa bỏ hết. Phải hy sinh tự ái để giữ vững đất nước, bảo vệ trăm họ.


Chiêu-Minh vương xoa tay vào nhau:


- Trong chúng ta đều có không ít thì nhiều những bất đồng. Song cái bất đồng lớn nhất là Ngũ-yên với triều đình. Triều đình thì sẵn sàng rồi. Còn Ngũ-yên?


Hưng-Ninh vương trả lời thản nhiên:


- Khi hào kiệt Ngũ-yên kéo tất cả về đây, thì cái hố chia rẽ không còn nữa.


Cử tọa vỗ tay hoan hô. Vũ-Thành vương Doãn hỏi Hưng-Đạo vương:


- Anh! Anh quên di chúc của phụ vương trước khi hoăng rồi hay sao? Anh quên rằng hào kiệt theo ta, chỉ vì họ không chấp nhận triều đình bỏ chủ đạo tộc Việt, đem chủ đạo Hung-nô ra bắt dân theo đó sao?


Hưng-Đạo vương bình tĩnh:


- Chú ba! Mông-cổ thắng thiên hạ vì người lãnh đạo biết tổ chức binh bị, họ lại biết khai thác cái tính man rợ thích cướp bóc, hãm hiếp, đốt nhà, giết người của giống dân không văn hóa, không đạo đức, để nuôi tinh thần chiến đấu. Họ chỉ có sức mạnh về kỵ binh. Thế thì những tục lệ, phong hóa của họ sao có thể được tộc Việt ta chấp nhận?


Vương nhìn cử tọa một lượt :


- Trước đây hơn trăm năm, Nhật-Hồ lão nhân từng đem Hồng-thiết giáo vào nước ta, bùng lên một thời, rút cuộc lại tắt ngấm. Nay Thái-sư muốn đem phong tục Thảo-nguyên vào nước ta...có ai theo không? Có ai nghe không? Huống hồ, cách đây ba năm, niên hiệu Nguyên-phong thứ 3 (DL.1253), triều đình đã cho lập Quốc-học viện. Chương trình học, không có một chút nào của Mông-cổ cả. Cũng năm đó, cho đắp tượng Khổng-tử, Chu-công, Á-thánh Mạnh-tử, và vẽ tranh 72 vị tiên hiền. Như vậy cũng đủ tỏ rõ Đại-Việt ta không chấp nhận cái chủ đạo, không hề là chủ đạo của Hung-nô... Nay trong hoàn cảnh đất nước nguy như trứng trồng này. Ta phải hy sinh bản thân, hy sinh nhà mình cho sự nghiệp Xã-tắc.


Vương ngừng lại một chút rồi tiếp:


- Ví thử phụ vương còn tại thế, mà trong hoàn cảnh này, chắc người cũng hành xử như chúng ta. Trước hết lo cứu nước đã. Nước mất, sẽ mất hết. Chú hãy bình tĩnh lại.


Nguyên-Phong hoàng đế hỏi Phụ-quốc thái-úy Khâm-Thiên đại vương:


- Chuyện nhà coi như xong. Bây giờ đến chuyện võ lâm. Trong sáu đại môn phái, thì phái Đông-a, Sài-sơn, Yên-tử tuy ba mà là một. Còn lại ba phái Tiêu-sơn, Mê-linh, Tản-viên, từ khi vua Huệ-tông băng, anh hùng thiên hạ đều đồn rằng Quốc-thượng phụ ám toán ngài. Nên ba phái không giao dịch với triều đình. Theo đệ, ta phải làm gì để giải oan?


Vương trả lời bằng cái lắc đầu.


- Khó! Nhưng không phải là không làm được.


Hưng-Ninh vương bàn: Đại-sư Y-sơn chưởng môn phái Tiêu-sơn, trước đây có thọ ơn của đại hiệp Đặng Kiếm-Anh, chưởng môn phái Tản-viên. Mà đại hiệp Kiếm-Anh lại rất khâm phục Vô-Huyền bồ tát, chưởng môn phái Mê-linh. Vậy triều đình cần cử một người trong hoàng tộc, tới Thần-quang tự, yết kiến Vô-Huyền bồ tát, trình bầy tất cả những nguy cơ mất nước. Xin Bồ-tát vì sự nghiệp của vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng mà rút gươm chống giặc. Nếu như Vô-Huyền bồ tát chịu đứng ra suất lĩnh võ lâm, thì tôi tin rằng không ai dám chống đối.


Nhà vua hỏi quản Khu-mật viện Chu Mạnh-Nhu:


- Chu tiên sinh! Có một điều trẫm hết sức kinh ngạc là Vô-Huyền bồ tát được truyền ngôi chưởng môn đã hơn tháng qua, mà không ai biết tục danh của ngài là gì? Hành trạng ra sao? Cũng không mấy ai biết mặt người. Vậy Khu-mật viện có biết không?


Chu Mạnh-Nhu lột mũ ra tạ tội:


- Thần thực vô dụng. Suốt mấy năm qua, giang hồ truyền tụng rằng phái Mê-linh có ba vị sư thái đạo cao, đức trọng, võ công cao thâm không biết đâu mà lường. Đó là Vô-Huyền, Vô-Ảnh, Vô-Sắc. Thần dùng trăm phương nghìn kế dò la hành trạng của ba vị, mà phái Mê-linh dấu rất kín, không hé lộ một chút căn cước. Vậy thần nghĩ, triều đình cử một thân vương làm chánh sứ, Khu-mật viện cử 10 người thuộc loại kiến thức rộng về võ lâm theo làm bồi sứ. Sứ đoàn đem lễ tới chúc mừng tân chưởng môn. Như vậy ắt Vô-Huyền bồ tát phải thân tiếp sứ. Trong 10 người của ta, ắt có người nhận diện được ngài.


Cuộc họp chấm dứt.


Nguyên-Phong hoàng đế cử con thứ là Chiêu-Minh đại vương làm chánh sứ, dẫn một sứ đoàn 10 người đi Thiên-trường. Sứ đoàn tới Thần-quang tự vào lúc chập choạng tối. Vị ni sư tri khách nghe báo vội ra đón, rồi cung tay tạ lỗi:


- Thưa đại vương, sư tỷ chưởng môn hiện đang du ngoạn trên sông Hồng, có lẽ giờ Thân mới về. Vậy thỉnh đại vương cùng sứ đoàn quá bộ vào chùa chờ đợi.


Chiêu-Minh vương kinh ngạc, nghĩ thầm:


- Một vị bồ tát mà lại ngao du trên sông như văn nhân kể cũng lạ ?


Vương cùng sứ đoàn vào chùa ngồi chờ. Không mất nhiều thời gian, khoảng hai khắc sau, ni sư tri khách chạy ra cung tay:


- A-di-đà Phật! Bè chở sư tỷ chưởng môn sắp về tới. Thỉnh vương gia ra bờ sông đón người.


Chiêu-Minh vương muốn nổi cáu:


- Dù Vô-Huyền là chưởng môn một võ phái lớn chăng nữa, thì cũng chỉ là một ni sư. Ngay đối với một An-vũ sứ, bà cũng phải hành lễ. Thế mà nghe ta là sứ giả triều đình, bà khệnh khạng không chịu trở về thực mau. Còn mụ ni sư này nữa, mụ bảo ta ra đón Vô-Huyền! Thôi, dù sao ta cũng không trách bọn hồ đồ này làm gì. Chẳng qua họ không biết lễ nghi.


Vương cùng 10 bồi sứ ra bờ sông. Từ cuối giòng sông, một chiếc bè lớn, trên bè đèn đốc sáng chưng, với hơn hai chục tay chèo đang từ từ tới gần. Phía trước bè, một đội nữ nhạc đang tấu bản nhạc Thiền êm dịu. Giữa bè, bốn phía quây màn. Trong màn thấp thoáng có bóng người ngồi, song không nhìn rõ mặt. Phía ngoài màn có chín thiếu nữ trang phục như cung nga triều Lý.


Bè ghé mũi vào bờ.


Hai thiếu nữ cực kỳ xinh đẹp trong y phục cung nga, bước ra. Một người lên tiếng :


- Tôi là Bùi Thiệu Hoa, đệ tử của Bồ-tát. Còn đây là sư muội cua tôi tên Trần Ý Ninh. Dám hỏi chư vị đây là thế nào?


Một vị bồi sứ giới thiệu từng người trong sứ đoàn. Thiệu Hoa lui lại, vào trong màn một lát rồi bước ra. Nàng cười tươi như hoa:


- Bồ-tát tuyên chỉ cho một mình Trần Quang-Khải xuống yết kiến. Các bồi sứ phải ở lại trên bờ.


Nghe thiếu nữ nói, cả sứ đoàn cùng kinh ngạc, vì dù võ công cao, địa vị trong võ lâm đến đâu chăng nữa, thì khi nghe sứ giả của hoàng đế đến, Vô-Huyền cũng phải ra đón rồi phủ phục hành đại lễ. Vô-Huyền không tuân thủ nghi lễ đã đành, mà thiếu nữ còn dám gọi tên tục của vương ra, rồi dùng tiếng tuyên chỉ, yết kiến, như đối với một hoàng đế vậy. Tuy nhiên, trước khi khởi hành, phụ hoàng đã ban chỉ cho vương rằng, bằng mọi giá phải gạt bỏ tự ái. Vì vậy vương thản nhiên xuống bè. Dù võ công của vương rất cao thâm, nhưng hai cao thủ ẩn danh làm bồi sứ, có nhiệm vụ bảo vệ vương cũng theo vương nhảy xuống bè. Bè từ từ rời bờ hướng ra gữa sông. Ý Nương lên tiếng :


- Bồ-tát tuyên chỉ, cho một mình Trần Quang-Khải yết kiến mà thôi. Những người khác phải trở lại bờ.


Thiệu Hoa, Ý Nương đứng dậy vung tay phát chưởng hướng hai bồi sứ. Chưởng phong êm dịu không có gió. Hai cao thủ coi thường, không vận công đỡ. Nhưng khi chưởng sắp tới người, cả hai mới giật mình, vì hai thiếu nữ vận âm kình. Hai bồi sứ kinh hoảng vội vận công phát chiêu chống. Nhưng không kịp. Binh, binh hai tiếng, hai bồi sứ bay bổng lên bờ, rồi rơi xuống như họ nhảy lên vậy.


Ý Nương chỉ vào trong màn :


- Cho Trần Quang-Khải vào yết kiến.


Tuy giận cành hông, nhưng Chiêu-Minh vương cũng phải nín nhịn. Vương mở màn bước vào trong. Có tiếng một thiếu nữ :


- Quỳ gối hành đại lễ.


Chiêu-Minh vương nghĩ thầm :


- Ta là một đại vương mà phải hành đại lễ với một mụ ni sư ư? Thôi, đã trót thì trét luôn. Ta cứ coi như mụ Vô-Huyền này là Quan Thế Âm bồ tát. Ta lạy Quan Âm cũng không mất thể diện gì.


Vương quỳ gối :


- Đệ tử xin bái kiến Bồ-tát .


Có tiếng đàn bà rất trong trẻo, rất êm dịu, rất quen thuộc :


- Người đến đây là do Trần Cảnh, hay Trần Thủ-Độ sai đi ?


Thời bấy giờ dù vương công, dù đại thần cũng không được nhắc tới tên của nhà vua, của Thái-sư Thủ-Độ. Bất tuân, sẽ bị chặt đầu. Thế mà ai đó dám hỏi vương bằng câu cực kỳ vô lễ, hách dịch. Không cần lễ nghi nữa, vương ngước nhìn lên, nhưng vì tỵ hiềm nam nữ, vương không dám nhìn vào mặt bà.


Vương lên tiếng thống trách :


- Thưa sư thái, cô gia là sứ giả của triều đình, tước đến đại vương. Dù sư thái có thành tiên, thành bồ tát cũng phải biết rằng, nhà có chủ, nước có vua. Sư thái không thể dẵm lên quốc pháp, mà bỏ lễ nghi.


- Hừ ! Người còn con nít ta không chấp. Người nên biết, Trần Cảnh, Trần Thủ-Độ thấy ta cũng phải rập đầu binh binh. Được, người hãy đứng dậy, ngước nhìn xem ta là ai ?


Chiêu-Minh vương giận quá, chân tay run bần bật. Vương đứng dậy, nhìn thẳng vào mặt Vô-Huyền. Nhưng... Nhưng thoáng thấy bà, bất giác chân tay bủn rủn, vương quỳ gối trở lại, rồi rập đầu binh binh bốn lần, cất tiếng nói, run run :


- Hài nhi xin bái kiến...


- Ta nay đã vào chốn không môn ! Ta là Vô-Huyền. Người hiểu không ?


Chiêu-Minh vương vẫn chưa hết run :


- Dạ...Dạ... hài nhi hiểu. Người xưa nói : Không biết là không có tội, xin Bồ-tát dung tình.


Vô-Huyền đứng dậy nắm tay Quang-Khải, chỉ cái ghế cạnh bà :


- Hài nhi ngồi đó đi.


Qua cái súc động ban đầu, Chiêu-Minh vương bình tĩnh trở lại. Vương nhìn Vô-Huyền mà lòng ấm áp, sảng khoái không bút nào ta siết. Vương nói :


- Vạn vạn lần, hài nhi không ngờ hôm nay lại được bái kiến Bồ-tát ở đây. Dù hài nhi có chết ngay cũng vẫn cảm thấy hạnh phúc cực kỳ. Hỡi ơi ! Khi hài nhi trở về triều, tâu lên phụ hoàng, nhất định người sẽ hoan hỉ cực độ.


Vô-Huyền vuốt tóc Quang-Khải :


- Con có biết pháp danh của ta là gì không ?


- Dạ... Thượng Vô hạ Huyền.


- Đúng thế ! Vô là không ! Huyền là cái dây. Không dây nào ràng buộc được ta nữa.


- Dạ... Dạ... Hài nhi hiểu.


- Dù Trần Cảnh có hoan hỉ hỷ hay tức giận thì cũng vậy thôi. Ta nay hạc nội mây ngàn, tứ đại giai không, đâu còn lý đến y nữa. À, tại sao khi ta rời Hoàng-thành ra đi, Trần Thủ-Độ lại bắt một cung nữ giả làm ta. Y định làm gì đây?


Chiêu Minh vương vẫn chưa hết cảm động:


- Quốc-thượng phụ sợ...sợ Bồ-tát ra các trấn, rồi hô hào trung hưng triều Lý, mang quân về.


- Thủ Độ ngu thực! Y không hiểu gì ta cả. Nếu như ta muốn trung hưng triều Lý thì với bản lĩnh của ta, ta nhập cung giết y, giết...cả phụ hoàng ngươi thì đâu có khó ?


- Quốc thượng phụ nghĩ rằng, nếu Bồ-tát khởi binh, thì sẽ cho cung nữ giả Bồ-tát xuất hiện, để nói với mọi người rằng Bồ-tát không phải là...


- Hừ ! Y đâu có ngờ ta đã xuất gia !


- Dạ, có lẽ Quốc-thượng phụ không biết Bồ-tát là...


Ghi chú của thuật giả:


Triều Trần có ba nghi vấn lớn, mà trải gần nghìn năm, quốc dân không giải nổi. Một là Chiêu-Hoàng bị Thủ-Độ giáng xuống làm công chúa. Đến năm 1258 gả cho Lê Phụ-Trần, sau sinh ra một thế tử và một công chúa. Nhưng trong Trần tộc biết rằng người đem gả cho Lê Phụ-Trần là một cung nữ, giả bà. Còn bà đi tu lấy pháp hiệu là Vô Huyền. Trong gia phả của con cháu Hoài-Văn vương Trần Quốc-Toản chép rất đầy đủ về việc này. Vì Vương là đệ tử của ngài Vô-Huyền. Xét y lý, khá hợp lý. Bởi năm Chiêu Hoàng được gả cho Lê Phụ-Trần, bà đã 42 tuổi. Với cái tuổi đó, ngày nay cũng khó mà sinh nở, chứ đừng nói thời xưa. Hai là không biết Tuệ-Trung thượng sĩ là Hưng-Ninh vương hay Hưng-Nhượng vương ? Ba là Trần Quốc Toản tử trận khi chưa tới 20 tuổi, trong khi gia phả ghi ngài thọ tới 92 tuổi !


Vô Huyền chỉ Ý Ninh:


- Người có biết y không?


- Hài như thực chưa biết.


- Y là con gái của Khê-khẩu công Trần Hiến và Lê Thị Đạt.


- Úi chà!

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Điệu múa thiên thần

Điệu múa thiên thần

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Những thiên thần ngồi trên cán

26-06-2016
Người chết trở về

Người chết trở về

Một hôm trong khi đang làm việc ngoài vườn, bà Phạm có cảm tưởng như mình đang bị ai

29-06-2016
Khúc định mệnh

Khúc định mệnh

(khotruyenhay.gq) - Nếu bạn thích một người coi bạn như người vô hình thì bạn sẽ làm

27-06-2016