Pair of Vintage Old School Fru
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 132 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 41

↓↓
Thành-cát Tư-hãn điều động bốn vương tử, mười binh đoàn, công hãm Yên-kinh. Sau một tháng liền, dùng tù binh, dân chúng lấp hào, bắc thang leo lên công thành. Từng đợt, từng đợt, người người, hàng hàng nối tiếp leo lên, bị quân phòng thủ bắn tên, lăn gỗ đá, ngã lộn xuống chết. Số nô lệ, tù binh bắt được trong những trận đánh trước chết gần hết, mà thủy chung vẫn không vào được thành. Tổng kết thiệt hại, riêng quân Mông-cổ chết hơn vạn; tù binh, nô lệ chết ba mươi vạn dư mà thành vẫn đứng vững như chế diễu Thành-cát Tư-hãn. Ông bực mình, đích thân đốc thúc công thành, thì bị một mũi tên trúng cổ. Độc chất làm sưng lớn lên.


Thành-cát Tư-hãn bắt đầu chán nản. Ông thấy đất Trung-nguyên người quá đông, đất quá rộng, chiếm ngay bây giờ thì chưa thể được. Ông muốn hãy rút quân về nghỉ ngơi, đợi huấn luyện các binh đoàn thân binh Trung-quốc tinh nhuệ, rồi mới có thể trở lại tái khai chiến với Kim, để di dân Thảo-nguyên vào.


Ông họp chư tướng nghị rút quân về. Ông hỏi Thủ-Huy:


- Thiên-sứ! Người hãy giúp chúng tôi mưu kế gì, để có thể chia bớt lực lượng Kim không?

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Thưa Tư-hãn. Hồi nghị kế mấy năm trước, cháu Thủ-Độ đã đưa ra ý kiến kết thân với Tống. Ta hứa với Tống rằng ta đánh phía Bắc, để Tống khởi binh từ Nam lên. Ta hứa nhường cho họ khôi phục lại kinh đô Biện-kinh cũ. Nhất là họ sẽ được làm chủ vùng cố đô Lạc-dương, Trường-an là đất thiêng của tộc Hán.


Gia Luật Mễ lắc đầu:


- Tống quá hèn. Tôi nghĩ không bao giờ họ dám ra quân.


Thủ-Độ phát biểu:


- Thưa chú, cháu nghĩ lần này Tống sẽ khởi binh. Vì trước kia, Tống cho rằng ta chỉ là một bộ lạc của rợ Hung-nô, không đủ sức mạnh đối chọi với Kim. Ta vốn là rợ, vốn không lễ nghĩa, ta hứa rồi nuốt lời. Bây giờ qua dư vang vụ quân ta tràn ngập vùng Bắc, đang bao vây Yên-kinh. Họ biết ta mạnh. Còn vụ họ nghi ta thất hứa, thì chỉ cần ta giúp Liêu tái lập quốc, rồi rút binh, thì họ tin ta ngay. Nhất định họ sẽ khởi binh.


Giữa lúc đó thì tướng Triết Biệt gửi về một tấu chương:


" Đã đánh tan các đạo quân Kim đóng trong vùng đất của Liêu. Giúp Liêu chúa tái lập triều đình, tổ chức quân đội. Liêu vương xin quy phục, làm phiên thần cho Mông-cổ. Các binh đoàn Liêu đều sẵn sàng trợ chiến cho Mông-cổ".


Thành-cát Tư-hãn vỗ tay mừng:


- Trước kia Liêu chiếm Trung-quốc, hùng tráng là thế. Họ bắt Tống cắt đất, họ bắt tuế cống rất nặng. Rồi Liêu bị chính bộ tộc Nữ-chân của mình nổi lên diệt, lập ra nước Kim. Kim để cho Liêu tự trị trong vùng đất cũ. Tuy vậy họ vẫn duy trì một đạo quân để kiềm chế. Bây giờ Triết Biệt diệt đạo binh Kim, tái lập nước Liêu. Từ nay ta có Liêu kiềm chế Kim. Ta không còn sợ Kim nữa. Ta chỉ lo phá các đạo quân tiếp viện từ phương Nam của Kim mà thôi. Ta có thể sai người đi sứ rủ Tống liên binh được rồi đây.


Thành-cát Tư-hãn hỏi:


- Vậy ta phải nhờ ai đi sứ Tống bây giờ?


Mộc Hoa Lê chỉ Vương Thúy-Thúy:


- Phu nhân của Thiên-sứ trước đây từng là người của Tống. Phu nhân đã được Tống phong tước Khâm-minh Đoan-duệ quận chúa, Vân-đài tiên tử. Bấy lâu nay, người muốn về thăm quê, mà sợ Tống làm tội. Bây giờ ta phong người làm sứ giả. Người sẽ danh chính là sứ thần Mông-cổ. Ngôn thuận, là tuy xa Tống, vẫn nghĩ đến quê hương. Nay mang tin Mông-cổ giúp Tống tái chiếm ba cố đô. Nhất là tái chiếm vùng đất Ngũ-nhạc đại lĩnh của phái Hoa-sơn. Như vậy : Một là ta trả ơn phu nhân đã giúp Mông-cổ bấy lâu bằng cách cho phu nhân hồi hương. Hai là phu nhân là người cũ của Tống, đem các sự lợi hại trong vụ ra quân nói, thì Tống tin ngay. Ba là, phu nhân có võ công cao. Người sẽ theo các đạo quân Tống, để phối hợp hai quân Đại-Tống, Mông-cổ.


Thành-cát Tư-hãn hỏi Thủ-Huy:


- Không biết ý kiến Thiên-sứ ra sao?


- Tôi nghĩ rằng bà vợ tôi sẽ vui vẻ nhận lệnh của Ngài. Tôi cũng sẽ đi theo làm quân sư cho bà ấy.


Thành-cát Tư-hãn đề nghị thêm:


- Hiện vết thương trên cổ của tôi vẫn không thuyên giảm. Tôi muốn dịp này nhờ Thiên-sứ về Đại-Việt mời y sư Phạm Tử-Tuệ hay Nam-thiên thần y Lê Thúc-Cẩn sang chữa cho tôi.


Thủ-Huy nghĩ thầm: Nếu mình vui vẻ ra đi, thì Thành-cát Tư-hãn sẽ nghi ngờ. Vậy mình tỏ vẻ không thích thú hồi hương, mới qua mắt y được. Công lắc đầu:


- Tôi không muốn về Đại-Việt trong lúc này. Ở đây, Tư-hãn đối xử với tôi như bạn hữu. Các tướng đối xử với tôi như anh em. Sung sướng biết bao, vui vẻ biết bao. Còn như tôi về Đại-Việt thì phải quỳ gối, cúi đầu trước những tên vua chúa triều Lý vừa ngu, vừa đần thì tôi không chịu được. Nhất là khi tôi xuất hiện, thì mấy con mụ điếm già ở hậu cung, nào Thái-hậu, nào Hoàng-hậu sẽ hãm hại tôi. Tôi đề nghị Tư-hãn sai Thủ-Độ đi thì hơn.


Thấy Thủ-Huy xa Đại-Việt đã hai chục năm, mà vẫn còn căm hận triều Lý, Thành-cát Tư-hãn không nghi ngờ gì cả. Ông hỏi Thủ-Độ:


- Còn cháu! Cháu về Đại-Việt liệu có gì nguy hiểm không?


- Thưa Tư-hãn không. Nhưng... cháu đang cầm đại quân giúp Tư-hãn, mà bỏ đi thì cháu không muốn.


- Cháu yên tâm, ta đang chuẩn bị rút quân, đợi chỉnh bị binh mã, chờ Tống cùng ra quân. Cháu có ở đây, hay đi sứ thì cũng vậy thôi.


Thủ-Độ đưa mắt nhìn Thảo-nguyên ngũ điêu:


- Vâng! Cháu tuân chỉ Tư-hãn...Có điều...Có điều...


- Cháu phải xa các bạn, cháu không vui phải không? Cháu chỉ đi có mấy tháng thôi, rồi lại trở về, chứ có đi luôn đâu?


Thủ-Độ nói thực với lòng mình:


- Thưa Tư-hãn, chúng cháu cùng ăn, cùng ngủ, cùng săn bắn, rồi cùng chiến đấu, ngày đêm có nhau. Bây giờ phải xa nhau...Thưa, khó quá.


- Ta biết! Nhưng cháu đi là vì sinh mệnh của ta.


- Xin tuân chỉ Tư-hãn.


Thành-cát Tư-hãn quyết định:


- Vậy thì tôi xin phiền phu nhân của Thiên-sứ làm chánh sứ sang Tống. Thiên-sứ đi theo làm quân sư. Còn Thủ-Độ thì lên đường đi Đại-Việt mời y sư sang trị bệnh cho tôi.


Mộc Hoa Lê đề nghị :


- Thưa Tư-hãn ! Sứ đoàn sang Tống, thì ta cần chuẩn bị thực kỹ, rồi sẽ lên đường. Nhưng sứ đoàn của cháu Thủ-Độ phải lên đường ngay. Vì bệnh của Tư-hãn đã mấy ngày rồi. Để lâu e nó lan rộng ra.


- Vậy thì thế này.


Thành-cát Tư-hãn ban chỉ :


- Khi cháu Thủ-Độ sang đây, thì sang với tư cách sứ thần Đại-Việt. Vậy bây giờ cháu về, ta cũng để cháu về trong tư cách sứ thần. Từ đây đến cửa biển Liêu-Đông không xa. Nếu Thủ-Độ trở về Hoa-lâm, rồi lại đi Liêu-Đông thì mất thời giờ. Để khắc phục yếu tố thời gian. Ngày mai, ta sẽ cho mã khoái Phi-tiễn đem chỉ dụ về Hoa-lâm, dẫn nhân viên sứ đoàn Đại-Việt đến cửa biển Liêu-Đông, rồi về cùng Thủ-Độ.


Mười ngày sau, thì sứ đoàn Đại-Việt của Thủ-Độ được đưa từ Hoa-lâm về cửa biển Liêu-Đông. Viên phó sứ Chu Mạnh-Nhu, bốn bồi sứ Vũ Khắc-Kim, Phạm Hoàng-Quy, Lê Trọng-Anh, Tạ Quốc-Ninh đều là học trò của Phạm Kính-Ân, họ thuộc bộ Lễ, được Kính-Ân tuyển cho theo Thủ-Độ, coi như người tâm phúc. Họ bị giữ lại ở Mông-cổ mấy năm. Tuy họ được cấp dinh thự để ở. Được cấp nô lệ hầu hạ, cấp mĩ nhân hầu chăn gối, lại được cấp cả ngựa để di chuyển. Nhưng, bỗng dưng họ phải xa nhà, xa quê, sống trong vùng đất lạ, khí hậu lạnh lẽo. Mình nói thì người không hiểu. Người nói thì mình không biết. Năm người, ngày ngày hết ăn lại ngủ. Tương lai không hy vọng gì được về nước. Buồn quá, suốt ngày họ học tiếng Mông-cổ. Nên bây giờ họ nói tiếng Mông-cổ lưu loát như người Mông-cổ học thức. Mấy hôm trước được lệnh hồi hương, cả năm mừng như chết đi, sống lại.


Trong dịp này, Thúy-Thúy gửi hai con là Thủ-Minh với Như-Lan cùng về quê để ông bà nội dạy dỗ, theo truyền thống giòng họ Đông-a.


Thảo-nguyên ngũ điêu xin phép Thành-cát Tư-hãn theo Thủ-Độ đến tận cửa biển Liêu-Đông để tiễn đưa. Trong thâm tâm bốn người, thì Thủ-Độ đi vài tháng rồi trở về. Thế nhưng ở Thủ-Độ, thì Hầu biết rằng cuộc chia tay này không hy vọng gì gặp lại nhau. Cả năm cùng uống rượu đến say mềm ra.


Khi thuyền sắp nhổ neo, thì hai thiếu nữ người Hoa quỳ gối trước tấm ván bắc từ bờ xuống thuyền, khóc nức nở. Thủ-Độ nhìn lại thì ra Triệu Minh-Minh, Chu Diệu-Diệu. Công nắm tay hai nàng, nâng dậy, an ủi :


- Từ ngày gặp hai nàng ở Trương-gia khẩu đến giờ. Tiếng thì hai nàng là tỳ thiếp của tôi. Nhưng tôi chưa từng có cử chỉ khinh bạc với hai nàng. Tôi cũng đối xử với hai nàng như em gái. Bây giờ lên đường đi sứ, tôi đã làm lệnh phóng thích hai nàng về với gia đình. Hai nàng chẳng nên khổ tâm.


Diệu Diệu càng khóc lớn. Thủ-Độ tát yêu nàng :


- Diệu Diệu, chẳng nên quá buồn.


Diệu Diệu càng nức nở :


- Chủ nhân ra đi, thì...thì...tiểu tỳ không ở bên cạnh để phục thị chủ nhân. Ai sẽ giặt quần ao cho chủ nhân ? Ai sẽ dâng những món ăn hợp miệng cho chủ nhân. Vì vậy...vì vậy... tiểu tỳ xin chủ nhân cho Minh Minh với tiểu tỳ cùng đi, thì tiểu tỳ mới an tâm.


Thủ-Độ còn đang suy nghĩ, thì Như-Lan đã nắm lấy tay Diệu Diệu :


- Anh ơi ! Anh dẫn Diệu Diệu, Minh Minh cùng đi với chúng em cho vui. Hứa đi anh.


Từ ngày trở lại Mông-cổ, Thủ-Độ cực kỳ sủng ái cô em gái này. Hầu tát yêu em :


- Em đã muốn vậy, thì làm sao anh từ chối được.


Thuyền nhổ neo, rồi hướng Nam, dương buồm. Thủ-Độ dẫn Minh Minh, Diệu Diệu với Thủ-Minh, Như-Lan lên trên sàn thuyền, ngắm cảnh. Bây giờ là lần đầu tiên Hầu mới chú ý đến hai cô tỳ nữ. Quả thực hai nàng là hai giai nhân hiếm có. Minh- Minh thì đẹp chói chang như hoa hải đường mới nở ban mai. Còn Diệu Diệu thì đẹp nhu mì, đẹp huyền ảo. Hầu nghĩ thầm :


- Cũng may mà Hốt Tất Liệt tặng hai nàng cho ta. Bằng không, hai nàng lọt vào tay bọn Thảo-nguyên ngũ điêu, thì giỏi lắm chúng qua đêm với hai nàng, rồi lại cho bọn binh lính thô tục thay nhau hưởng thụ trên đóa hoa nhụy rữa. Nhưng ta phải có thái độ nào với hai nàng đây ? Ta có nên dùng hai nàng như tỳ thiếp không ? Hay ta tìm một nam nhi đại trượng phu gả hai nàng ? Bây giờ đem hai nàng về nước, trước hết ta phải dạy tiếng Việt cho hai nàng đã.


Thế là ngay chiều hôm đó, Hầu sai viên bồi sứ dạy tiếng Việt cho hai nàng với hai em.


Lênh đênh trên biển hơn hai tháng, một hôm Thủ-Độ đang ngồi đọc sách, thì thuyền trưởng Quách Ty vào báo :


- Thưa sư huynh. Thuyền đã đi vào hải phận trấn Tiên-yên. Tại Tiên-yên, có ba thủy đội đồn trú. Ta nên ghé bến hay không ?


- Có chứ ! Hai tháng qua, bị giam trong thuyền, ăn uống kham khổ, lại cuồng cẳng quá rồi. Ta phải lên bờ ăn uống cho đỡ xót ruột, đi lại cho dãn gân cốt chứ ?


Nói rồi Hầu dẫn hai em lên sàn thuyền. Hai nàng Minh Minh, Diệu Diệu cũng lên theo. Con thuyền hướng mũi vào bờ. Xa xa, những ngọn núi vùng Tiên-yên đã hiện ra.


Thủ-Minh hỏi :


- Anh ơi ! Mình về tới Thăng-long rồi à ?


- Không, Thăng-long còn xa lắm. Đây là trấn Tiên-yên, nằm sát biên giới Hoa-Việt.


Một con thuyền của Thủy-quân kéo buồm ra khơi . Trên cột buồm có lá cờ thêu hình con rồng uốn khúc, cạnh con chim âu sải cánh bay ngang. Biết đó là kỳ hiệu của Thủy-quân Đại-Việt, Chiến thuyền này chặn ngang trước con thuyền của sứ đoàn. Viên thuyền trưởng phất cờ ra lệnh cho con thuyền Ó-đen đi chậm lại. Thủ-Độ cũng ra lệnh cho thủy thủ kéo cờ hiệu lên. Lá cờ có hàng chữ :


« Đại-Việt khâm sứ,


Đằng-châu hầu,


Tổng lĩnh thị vệ Trần Thủ-Độ ».


Chiếc chiến thuyền kè mạn vào con thuyền Ó-đen. Một viên sĩ quan từ bên chiến thuyền cùng với một đội thủy thủ sang con thuyền Ó-đen. Y hành lễ với Thủ-Độ :


- Tiểu nhân họ Cù tên Quang, lĩnh Tham-tá xin tham kiến Khâm-sứ đai nhân. Không biết Khâm-sứ đại nhân trên đường sang Tống hay trên đường về nước ?


- Chúng ta trên đường về nước. Hiện ai trấn thủ quân cảng Tiên-yên này ?


- Thưa đại nhân, là Phó đề đốc Đặng Vũ.


Nghe tên Đặng Vũ, Thủ-Độ nhớ lại, chính y là thuyền trưởng, đem thuyền đi đón mẫu thân về Đại-Việt. Y có liên quan tới cái chết của mẫu thân. Mấy năm trước, Hầu từng giả làm con quỷ ba đầu, nhát y với vợ con. Hầu ra lệnh cho Cù Quang :


- Chúng tôi muốn ghé vào Tiên-yên nghỉ chân đôi ba bữa. Xin Tham-tá dẫn thuyền chúng tôi vào cảng.


Cù Quang ra lệnh cho chiến thuyền dẫn đường con thuyền Ó-đen. Y với đám thủy thủ vẫn đứng phục thị cạnh Thủ-Độ. Thấy trên mặt Cù Quang có điều gì bối rối, nan giải. Thủ-Độ hỏi :


- Này Vũ Tham-tá ! Chúng tôi có phiền người lắm không ?


- Thưa đại nhân không ! Có điều tình hình Thăng-long rối loạn, tiểu nhân e thuyền của đại nhân không thể về được trong lúc này.


- Cái gì...Tại sao lại rối loạn ?


- Tiểu nhân nghe Phó đề đốc bàn với phu nhân, nên chỉ hiểu lõm bõm mà thôi. Nguyên Hoàng-thượng nghe lời sàm tấu của Tả-kim ngô thượng tướng quân Phạm Du, tổng trấn Thanh-hóa, mà xử tử Vũ-kỵ thượng tướng quân Phạm Bỉnh-Di với con là Phạm Bỉnh Du. Hổ-uy đại tướng quân Quách Bốc cùng chư tướng phẫn uất, kéo quân làm loạn. Hoàng thượng bôn tẩu đâu không rõ. Bọn Quách Bốc lập Hoàng-tử Long-Thẩm lên làm vua. Tả Lãnh-vệ thượng tướng quân Nguyễn Nộn. Vân-ma thượng tướng quân Đoàn Thượng bất phục. Cả hai đem quân về Thăng-long đánh Quách Bốc. Trong nước, các An-phủ sứ, Tuyên-vũ sứ không có binh lính trong tay, nên họ không theo Thẩm, cũng chẳng tôn Sảm. Tất cả đều biên thùy một cõi. Nước loạn to.


- Vậy Phó đề đốc Đặng Vũ theo về ai ?


- Người không theo ai cả. Người tách ra thành một sứ quân.


- Quân số Thủy-quân ở Tiên-yên này được bao nhiêu người ?


- Chỉ có ba thủy đội, khoảng 6 trăm người.


- Hiện Phó đề đốc ở đâu ?


- Người đem quân đi bắt cướp ở cách đây hơn trăm dặm.


- Cướp hay quan binh làm loạn ?


- Thưa là bọn nghèo khổ, bọn ăn mày tụ tập thành bang Lĩnh-Nam, rồi kéo nhau đi cướp của nhà giầu, chia cho nhà nghèo.


Thủ-Độ giật bắn người lên. Hầu nghĩ thầm :


- Không biết đám này thuộc Khả-hãn nào ? Nhất định có gì bí ẩn ở trong, chứ bang chúng Lĩnh-Nam không thể là trộm cướp được.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Tru tiên - Tiêu Đỉnh

Tru tiên - Tiêu Đỉnh

Giới thiệu: "Tru Tiên " là tiểu thuyết huyễn tưởng thuộc thể loại tiên hiệp của

09-07-2016 258 chương
Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Trích đoạn: Dưới Địa Song, là một sơn cốc hình như cái bồn, từ miệng động nhìn

11-07-2016 72 chương
Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Giới thiệu: Giọng ca của ca nữ, điệu múa của vũ giả, kiếm của kiếm khách, bút

11-07-2016 20 chương
Đồi Lâm Hinh

Đồi Lâm Hinh

Cuộc sống vốn có nhiều việc tốn công vô ích... *** "Ù uôi, Hạ gì mà mát

24-06-2016
Tuổi 21

Tuổi 21

21 tuổi. Chưa một mảnh tình vắt vai, cũng có đôi lúc thấy rung động, đôi lúc thấy

26-06-2016
Siết tay

Siết tay

Đã sáu năm cô và anh không gặp nhau. Cô không thích anh như trước nữa. Nhưng cũng không

27-06-2016
Sau một tình yêu

Sau một tình yêu

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Những thiên thần ngồi trên cán

25-06-2016