pacman, rainbows, and roller s
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 16 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 41

↓↓

Thuyền đã cập bến.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Khi khởi hành từ Thăng-long, Thủ-Độ đã chọn tất cả nhân viên sứ đoàn đều là đệ tử phái Đông-a, trừ phó sứ và bốn bồi sứ là học trò của Phạm Kính-Ân ở bộ Lễ. Vì vậy hầu yên tâm rằng tất cả sứ đoàn cũng như, thủy thủ đoàn đều đáng tin cậy.


Sau khi dặn dò thuyền trưởng Quách Ty phải tối đề phòng người lạ. Hầu dẫn hai em vơí Diệu Diệu, Minh Minh lên bờ. Đây là lần đầu tiên thấy nhà cửa phố phường của vùng nhiệt đới. Hai trẻ Thủ-Minh, Như-Lan cứ luôn mồm hỏi anh. Thủ-Độ giảng giải đến mệt nhừ, không còn suy nghĩ được gì nữa.


Sau khi dạo một vòng phố chợ, Thủ-Độ đẫn bốn người vào một tửu lầu. Tuy đất nước đang ly loạn, nhưng Tiên-yên là trấn biên thùy, có hàng nghìn quân đồn trú, hơn nữa là cửa biển cho các thương thuyền Tống, Kim, Liêu, Chiêm-thành, Mông-cổ... qua lại buôn bán. Nên dân chúng đông đúc, giầu có. Vì vậy các nhà hàng vẫn đông khách. Thủ-Độ gọi mấy món ăn Việt, rồi phóng mắt nhìn ra phố. Hầu đang mơ màng nghĩ đến bang Lĩnh-Nam :


- Không biết mình đi vắng, ở nhà xẩy ra những biến động lớn, anh Trần Thừa là Nguyên-sư, anh Tự-Khánh là Tả hộ pháp, thầy Phạm Kính-Ân là Hữu hộ pháp có chỉ huy được bọn Khả-hãn không ? Bọn Khả-hãn có nắm được vùng trách nhiệm không ?


Tửu bảo bưng ra một nậm rượu. Thủ-Độ nhớ mình không gọi rượu, mà tại sao y lại bưng rượu ra ? Chợt để ý thấy trên khay đựng nậm rượu có một đồng tiền. Mặt đồng tiền có khắc bốn chữ Lĩnh-Nam thông bảo. Thủ-Độ giật mình, cầm nậm rượu lên, mở nắp : Trong nậm không có rượu, mà có một tờ giấy. Hầu mở ra, trên giấy có mấy chữ :


« Di chuyển thuyền tới bến của thương nhân. Giờ Dậu đêm nay, xin đến bái yết ».


Dưới vẽ hình con chim ưng. Đây là ký hiệu của bọn Thập bát Anh-hào. Nhưng không biết là ai ?


Thủ-Độ ăn uống xong, dắt hai em với Minh Minh, Diệu Diệu trở về thuyền. Hầu chỉ hai em, ra lệnh cho thuyền trưởng Quách Ty:


- Lần đầu tiên các em của tôi về Đại-Việt, quà gì đối với chúng cũng ngon cả. Chúng ăn luôn miệng. Đây là bến Thủy-quân, hàng quà rong không dám đến. Vậy sư đệ cho dời thuyền đến bến của thương nhân, tiện cho chúng ăn quà.


Quách Ty tuân lệnh, nhổ neo, dời xuống cuối bãi thương thuyền. Thủ-Độ dặn y :


- Đêm nay có người thân tín sẽ tới gặp tôi. Vậy sư đệ thấy ai lạ thì đừng hỏi.


Chuẩn bị xong xuôi, Thủ-Độ lên sàn thuyền, cùng hai tỳ nữ, hai em, bắc ghế ngồi nhìn sao đêm. Nghe tiếng sóng biển vỗ rì rào, Hầu lại tưởng nhớ đến những đêm cùng Kim-Dung dùng thuyền chơi trên sông ở Thiên-trường. Không biết bây giờ Kim-Dung ra sao ? Cuộc tình của mình với Kim-Dung sẽ đi về đâu ?


Một chiếc xe bán phở đang qua trên bờ. Người đẩy xe là một cô gái trẻ. Cạnh cô còn lão già lưng gù. Dường như lão là chủ chiếc xe phở này. Chiếc xe ngừng lại trước mũi con thuyền, lão cất tiếng rao :


- Phơ...ơ...ơ...ơ.


Minh Minh hỏi :


- Thưa chủ nhân, phở là món ăn gì vậy ?


- À, món này ngon hơn mì của Trung-quốc nhiều.


Nói đến đây, Hầu chợt nhớ đến những lần cùng Thập-bát anh hào ăn phở ở Thăng-long. Hầu gọi :


- Phở.


- Dạ.


- Ông cho tôi năm bát phở gà. Nhớ thêm trứng non nghe !


- Dạ.


Lão hàng phở nhúng bánh, thái thịt thực nhanh. Phút chốc đã xong năm bát. Lão bỏ vào khay, rồi ra lệnh cho cô gái:


- Con bưng phở xuống thuyền cho khách.


Cô gái bưng khay phở, leo qua tấm ván làm cầu nối từ bờ tới thuyền. Thủ-Độ chợt để ý đến bước chân của cô. Cô lướt nhẹ nhàng, rõ ràng là thân pháp Đông-a. Vào khoang thuyền, cô đặt 5 bát phở trước mặt Thủ-Độ. Cô nhìn Hầu nhoẻn miệng cười. Hầu còn đang ngạc nhiên, thì cô hỏi nhỏ :


- Những người quanh Đại-hãn có tin được không ?


Nghe tiếng nói, Hầu mới nhận ra cô gái là Cửu-Anh. Hầu nói nhỏ :


- Em hóa trang hay quá, đến anh cũng không nhận ra. Em yên tâm, người trong thuyền này đều tin được.


Cửu-Anh ngồi xuống cạnh Thủ-Độ :


- Từ khi Đại-hãn đi rồi, thì người lãnh đạo chúng em là Nguyên-sư Trần Thừa. Tả hộ pháp Trần Tự-Khánh thì tổng chỉ huy bọn em. Công việc trong bang tiến triển tốt đẹp.


- Thế Tổng-lĩnh Khả-hãn Phạm Kính-Nghĩa đâu ?


- Phạm sư huynh được phong làm An-phủ kinh lược sứ Gia-lâm, thành ra người bị quan trường ràng buộc, nên khoa xoay sở.


- Ta có một thắc mắc rằng sau khi đỗ võ Tiến-sĩ, Cửu-Hào đã được bổ nhiệm vào những chức gì ?


- Dù Cửu-Hào đỗ võ tiến sĩ, nhưng không phải là học trò Lĩnh-Nam ngũ hổ tướng nên không được bổ nhiệm làm võ tướng. Tuy vậy, các anh ấy lại được bổ nhiệm làm chức Đoàn luyện sứ tại các phủ, các trấn.


- Đoàn luyện sứ là chức gì vậy ?


- Là chức quan võ, trông coi việc huấn luyện Hoàng-nam, tráng đinh, dân đinh trong các xã.


Thủ-Độ vỗ đùi reo lên :


- Vậy thì, nhiệm vụ của chức này, không khác gì chức Khả-hãn mà anh trao cho các em. Có điều trước kia, anh nhân danh cái rối loạn của dân, rồi xướng xuất ra mà làm. Bây giờ lại do triều đình trao phó cho. Thực là danh chính, ngôn thuận.


- Vâng. Cho nên Cửu-Hào công khai tổ chức, kết hợp người của bang Lĩnh-Nam thành những đội hương binh, tinh nhuệ hơn cả binh của triều đình. Trước kia anh sợ bọn mặt dơi tai chuột trong triều dèm pha, nên chỉ cho tổ chức hương binh thành từng toán một trăm người, gọi là Đội. Bây giờ các Cửu-Hào trở thành Đoàn-luyện sứ, thì danh chính, ngôn thuận, nên Nguyên-sư Trần Thừa ra lệnh kết hợp mười đội thành một Vệ. Mỗi Vệ nghìn người, mới đủ khả năng bảo vệ thôn xã.


- Thế Cửu-hào coi những vùng nào ?


- Long-hưng, Quốc-oai, Bắc-giang, Hải-Đông, Trường-yên, Kiến-xương, Hồng-khoái, Thanh-hóa, Hoàng-giang.


- Trong bang, những ai coi vùng Thăng-long ?


- Là bọn con gái chúng em. Nhất-Anh coi Tây-hồ. Nhị-Anh coi Gia-lâm. Tam-Anh coi Cổ-loa. Tứ-Anh coi Long-biên. Ngũ-Anh coi Bắc-ngạn. Quân của Nhị-Anh mạnh nhất trong vùng Thăng-long, vì An-phủ sứ Gia-lâm Phạm Kính-Nghĩa giúp đỡ ngầm.


- Còn Thiên-trường, Diễn-châu, Đồn-sơn, Tiên-yên ?


- Thì Lục, Thất, Bát, Cửu anh.


Thủ-Độ hoang mang vô cùng. Hầu hỏi :


- Ban nãy, anh nghe viên Tham-tá Cù Quang kể rằng Phó đề đốc Đặng Vũ đem quân đi bắt cướp. Mà cướp là bang Lĩnh-Nam. Vụ này ra sao ?


Cửu-anh mỉm cười :


- Bọn em đâu có đi ăn cướp ? Bởi trong nước hỗn loạn. Thái-sư Đàm Dĩ-Mông theo phò Hoàng-tử Thẩm. Còn sư bá Trần Lý thì phò Thái-tử Sảm. Dĩ nhiên bang Lĩnh-Nam theo Trần sư bá. Còn Đặng Vũ thì y theo Đàm Dĩ Mông. Tuy bây giờ Hoàng-tử Thẩm bị bại, Đàm Dĩ Mông bị thất thế. Nhưng tên Đặng Vũ vẫn biên thùy môt cõi. Tả hộ pháp Trần Tự-Khánh lệnh cho em phải chiếm trấn Tiên-yên. Trong khi Đặng Vũ bắt bọn em theo y. Bọn em không chịu. Đặng Vũ đem quân đánh bọn em. Để tránh tương tàn, ta giết ta. Chúng em tản vào dân chúng. Nên y tìm không ra. Trong khi bọn em vẫn ở sát nách y. Đêm nay bọn em đánh úp trấn này.


Thủ-Độ lắc đầu tỏ ý không hiểu :


- Em thuật cho anh nghe uyên nguyên tại sao lại có nội chiến tương tàn như thế này !


Cửu Anh khoan thai thuật :


« ...Niên hiệu Trị-bình Long-ứng thứ tư (Mậu Thìn, Dl. 1208) Giặc nổi lên ở Thanh-hóa. Thế cực lớn. Vua Cao-tông sai Tả Kim-ngô thượng tướng quân Phạm Du làm Tổng-trấn Thanh-Nghệ ».


- Cái gì là... vua Cao-tông ?


- Anh ngạc nhiên cũng phải, cái ông vua có tên là Long-Trát sai anh đi sứ đó, băng hà rồi. Thái-tử Sảm lên nối ngôi, đặt miếu hiệu cho ông ta là Cao-tông. Để em thuật tiếp.


« ...Quách Bốc coi Khu-mật viện tâu rằng : Nhân nắm binh quyền trong tay, Du làm phản. Một mặt Du đem quân ở Nghệ-an, Thanh-hóa tiến ra. Một mặt chân tay của Du ở Quốc-oai cất quân theo Du, đánh về Thăng-long. Vua sai Phụng-ngự là Vũ-kỵ thượng tướng quân Phạm Bỉnh-Di làm chánh tướng. Hổ-uy đại tướng quân Quách Bốc, Chinh-viễn đại tướng quân Phạm Bỉnh-Du làm phó tướng. Bỉnh-Du là con Di; đem quân đi dẹp. Du bị thua, bỏ Thanh-Nghệ chạy ra Quốc-oai. Bỉnh-Di, Quách Bốc, Bỉnh-Du kéo quân về Quốc-oai, đánh tan quân Du, nhân đó đem võ sĩ về quê Du bắt hết vợ, con, gia thuộc xử tử tận số. Lại tịch biên gia sản đốt hết. Du trốn thoát về kinh vào triều kiến vua, kêu oan rằng : Thần tuân chỉ bệ hạ, đem quân vào Thanh-nghệ dẹp giặc. Không ngờ bị Phạm Bỉnh-Di vì tư thù cáo gian. Bệ hạ tin lời, sai y cầm quân đánh hạ thần. Hạ thần biết Di tuân chỉ, mà đem quân đến, nên không dám chống cự. Di lợi dụng có chiếu chỉ trong tay, đem quân giết ba họ nhà thần. Vua giận lắm, sai sứ gọi Phạm Bỉnh-Di, Quách Bốc về kinh. Bỉnh-Di dẫn con là Bỉnh-Du vào triều kiến vua. Có người mách Di rằng : Chớ có vào triều kiến. Vào thì sẽ bị vua xử trảm. Vì vua đã nghe lời kêu oan của Phạm Du rồi. Ỷ vào thế quân của mình mạnh, lại đang đóng ngoài thành Thăng-long. Di nói : Ta tuân chỉ vua mà ra quân dẹp giặc, ta há sợ lời xàm tấu của giặc ư ? Vả vua có chỉ triệu hồi, ta còn trốn vào đâu được ?


Bỉnh-Di dặn Quách Bốc : Sự đã như thế này, ta cứ vào triều kiến. Nếu như vua nghe lời Phạm Du làm tội ta, thì hiền đệ đem quân vào phá ngục cứu ta ra. Bỉnh Di dẫn Bỉnh-Du vào bệ kiến. Bỉnh-Di đối chất vối Phạm Du, bị yếu lý. Vua sai bắt cha con Di giam lại, rồi tuyên chỉ gọi Quách Bốc vào chầu. Bốc thấy nguy, kéo quân vây Hoàng-thành. Vua nổi giận sai lấy giáo đâm chết cha con Bỉnh Di, rồi cùng Hoàng-hậu bỏ kinh thành chạy lên Quy-hóa. Bọn Quách Bốc lấy chiếu của vua bọc xác cha con Bỉnh Di, dùng xe vua chở khắp Thăng-long cho hả dạ kẻ chết oan.


Quách triệu tập các quan lại, tuyên bố : Hôn quân vô đạo, nghe lời giặc, giết hại danh tướng cầm quân. Nay không biết ở đâu. Nước một ngày không thể không vua. Vậy hãy lập Hoàng-tử Long-Thẩm lên nối ngôi. Long-Thẩm phong cho Quách Bốc làm Phụ-quốc thái úy. Đàm Dĩ-Mông làm Thái-sư. Nguyễn Chính-Lại làm Thái-phó. Hơn 20 người nhận chức của Long-Thẩm. Lại truy phong cho Phạm Bỉnh-Di làm Trung-vũ đại vương. Bỉnh-Du làm Nghĩa-thành công.


Bọn Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng không phục Quách Bốc. Hai người dấy quân chống lại, mỗi người hùng cứ một phương. Trong nước thành ra ba sứ quân đánh nhau .


Còn Thái-tử Sảm thì bỏ chạy về Hải-ấp, trấn Thiên-trường nương nhờ Thần-nông sứ Trần Lý. Trước hoàn cảnh đất nước hỗn loạn, dân chúng khốn khổ đến nỗi sống không nổi, mà chết cũng không xong. Thần-nông sứ Trần Lý triệu tập chư vị chưởng môn, chư vị đại tôn sư các phái, để xin quyết định rằng, có nên giúp Thái-tử Sảm dẹp giặc không ? Các tôn sư đều quyết định : Tuy hơn trăm năm qua, triều Lý đã làm không biết bao nhiêu điều khiến cho đất nước ly loạn, dân chúng khốn khổ. Nhưng nay trước nạn giặc dã nổi lên khắp nơi. Sĩ dân phải tuốt gươm dẹp giặc. Sau khi yên dân, ta sẽ ép triều đình phải cải cách.


Anh hùng các nơi bầu Thần-nông sứ Trần Lý làm thủ lĩnh.


Thần-nông sứ Trần Lý được Thái-tử Sảm phong cho chức Phụ-quốc thái-úy, Bình-chương quân quốc trọng sự, Chiêu-văn quan đại học sĩ, giám tu quốc sử. Khai-hoang sứ Tô Trung-Từ hàm Đặc-tiến Thiếu-bảo, Binh-bộ thượng thư, Uy-viễn đại học sĩ, kiêm chức Điện-tiền chỉ huy sứ. Đại đô đốc Phùng Tá-Chu hàm Hiệp-tán Thái-bảo, quản Khu-mật viện, tước Long-biên công. Nguyên-sư bản bang Trần Thừa hàm Thái-tử thiếu bảo, Tham-tri chính sự, Văn-minh điện đại học sĩ, lĩnh Bình-lỗ thượng tướng quân, Thượng-thư lệnh kiêm trung thư lệnh. Tả hộ pháp Trần Tự-Khánh hàm Thái-tử thái bảo lĩnh Phiêu-kỵ thượng tướng quân, Long-thành tiết độ sứ, Tổng-lĩnh Thiên-tử binh. Hữu hộ pháp Phạm Kính-Ân hàm Thái-phó thượng trụ quốc, lĩnh Lại-bộ thượng thư, Càn-nguyên điện đại học sĩ, tước Đông-triều quốc công.


Thái-tử Long-Sảm cầu hôn Lễ-vụ bản bang Trần-thị Kim-Dung ».


- Sao ? Cái gì ? Y cầu hôn Kim-Dung à ?


Thủ-Độ chết điếng người đi : Anh chắc sư bá Trần Lý không gả.


- Người gả mới khổ chứ !


- Trời ! ! !


« Thái-úy không mấy đồng ý. Song anh hùng các nơi khuyên rằng : Thái-tử Sảm vốn là người dễ bị ảnh hưởng bởi kẻ xấu. Mà Kim-Dung là một nữ trung hào kiệt. Nếu Kim-Dung làm vương phi của Long-Sảm, thì người có thể kiềm chế được y ».


Chân tay Thủ-Độ run lẩy bẩy, tai Hầu ù đi :


- Thế là hết ! Hỡi ơi ! Kim-Dung từng hứa với ta rằng nàng biết có ta. Thế mà nay lại chịu lấy tên mặt dơi Long-Sảm ! Suốt mấy năm ở Mông-cổ, ngày ta nhớ, đêm ta tưởng. Thế mà bây giờ hóa ra một tuồng hư ảo !


« Thái-úy Trần Lý truyền một hịch đi khắp nơi kể tội bọn Quách Bốc, Đàm Dĩ-Mông, rồi kêu gọi các trấn đem quân về dẹp giặc. Hầu hết các Tuyên-vũ sứ, An-phủ sứ đều án binh bất động. Tuy vậy với lực lượng đệ tử của các gia, các phái, của Thủy-quân, Thái-úy đem quân về đánh với quân của Quách Bốc. Cuộc chiến kéo dài mấy tháng mà vẫn không khôi phục được Thăng-long ».


- Tại sao lại vô lý như vậy. Một bên là hào kiệt, các võ phái lại có chính nghĩa, mà không thắng được bọn Quách Bốc ư ?


- Giản dị thôi. Về chính nghĩa thì một bên là Hoàng-tử Thẩm, một bên là Thái-tử Sảm. Hai người đều là con vua. Chả ai hơn ai cả. Hoàng-tử Thẩm có lợi thế là hầu hết các quan văn võ trong triều đều ở Thăng-long, nên họ phải theo y. Còn phía Thái-tử Sảm tuy được các võ phái, nhất là lực lượng phái Đông-a phò tá, nhưng quân là quân ô hợp, tướng không kinh nghiệm cầm quân. Trong khi quân của Quách Bốc là quân triều, thiện chiến, tướng kinh nghiệm chiến đấu.


« ... Sau Nguyên-sư Trần Thừa, Tả hộ pháp Trần Tự-Khánh, Tổng-lĩnh Khả-hãn Phạm Kính-Nghĩa âm thầm họp với các Khả-hãn quanh Thăng-long để yêu cầu giúp Thái-tử Sảm. Cuộc họp gồm các Khả-hãn vùng Tây-hồ, Gia-lâm, Cổ-loa, Long-biên, Bắc-ngạn, Thiên-trường. Nhưng thất bại. Bởi không Khả-hãn nào chịu giúp Thái-tử Sảm".


Từ đầu đến cuối, phó sứ Chu Mạnh-Nhu không nói một tiếng nào. Bây giờ y mời hỏi:


- Thưa cô nương! Bang Lĩnh-Nam do Khâm-sứ đại nhân làm bang trưởng. Nay người đi vắng, thì Nguyên-sư hay Tả Hữu hộ pháp có sẽ thay thế. Vì quốc sự, ba vị đó ra lệnh, mà các Khả-hãn chống lại ư?


- Nguyên-sư, Tả Hữu hộ pháp cũng như Phó-sứ đại nhân, không ai biết mục đích nguyên thủy thành lập bang, vì vậy không ai hiểu chúng tôi cả.


- Xin cô nương nói rõ hơn.


- Lúc thành lập bang, chỉ có Đại-hãn, Kim-Dung, Mỹ-Vân, Thập-bát anh hào tổng cộng 21 người. Tôn chỉ của chúng tôi là Lời nguyền Chân-giáo, Lời nguyền Tây-hồ và Lời nguyền trước lăng Quốc-tổ tức lời nguyền Hy-cương. Chúng tôi cùng thề rằng, bất cứ trường hợp nào, cũng không thay đổi tôn chỉ đó.


- À, tôi không biết nội dung ba lời nguyền, nên không hiểu nổi. Cô nương có thể tiết lộ cho tôi nghe đôi chút về ba lời nguyền đó chăng?


Cửu-Anh đưa mắt nhìn Thủ-Độ ngụ ý hỏi: Có nên nói không? Thủ-Độ gật đầu. Cửu-Anh tóm lược ba lời nguyền cho Mạnh-Nhu nghe, rồi kết luận:


- Lời nguyền tuy dài, nhưng tóm lại có ba điều tối quan trọng. Một là hy sinh thân mình cho sự nghiệp Đại-Việt. Dù điều xấu đến đâu cũng làm, miễn là có lợi cho đất nước. Hai là lật đổ triều Lý. Ba là giết bọn Gia-thụy ngũ anh, bởi chúng là những kẻ thù không đội trời chung của Đại-hãn.


Mạnh-Nhu chợt hiểu:


- Vì vậy các Khã-hãn không giúp Sảm, cũng chẳng theo Thẩm. Bởi cả hai đều là kẻ thù của Khâm-sứ đại nhân.


- Rồi sau ra sao?


Thủ-Độ hỏi:


- Cuối cùng tại sao các em giúp Sảm?


"... Chúng em căn cứ vào điều thứ nhất, hy sinh thân mình cho sự nghiệp đất nước. Nguyên do, chiến cuộc kéo dài, dân Thăng-long khổ quá, bọn Khả-hãn quanh Thăng-long mới chịu ra quân. Nhưng chỉ ra quân giúp Thái-úy Trần Lý, Nguyên-sư Trần Thừa, Tả hộ pháp Trần Tự-Khánh, chứ không giúp triều Lý. Thế rồi chỉ một trận bọn Quách Bốc bị đánh bại.


Chiến thắng, Thái-úy đón vua hồi loan. Người truyền trừng phạt bọn Đàm Dĩ-Mông, Nguyễn Chính-Lại, Quách Bốc để làm gương cho bọn gian thần tặc tử. Nhưng nhà vua nghe lời Đàm hoàng hậu, ân xá bọn Dĩ-Mông, lại trao trọng quyền cho chúng. Ngược lại, Đàm hậu sai người kể tội Kiến-khang vương, Kiến-bình vương, Gia-chính hầu Long-Nguyên, Nam-chính hầu Long-Toàn, phò mã Lê Tự-Anh... hơn ba chục người trong tôn thất...rằng theo giặc. Truyền bắt cả nhà đem giết. Số người trong tôn thất chết đến hơn năm nghìn. Đến nỗi, họ Lý gần như tuyệt tự. Trong số những người đó, duy một mình Kiến-bình vương Long-Tường cùng gia nhân, trước đó, trong lúc hỗn loạn, chạy về Hải-ấp nương nhờ phái Đông-a, nên thoát chết.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Âm công - Cổ Long

Âm công - Cổ Long

Lời tựa: Bạch Bất Phục, người con hiếu thảo, lấy việc "đổi của chôn người"

12-07-2016 1 chương
Ân Cừu Ký - Giả Cổ Long

Ân Cừu Ký - Giả Cổ Long

Mở đầu: Bốn đại cao thủ Thiên giáo vận y phục bó chẽn, màu xám ngoét sầm sập

12-07-2016 50 chương
Ngọng nước mắm

Ngọng nước mắm

Hai đứa yêu nhau chắc không ai trong xóm trọ biết, mọi người vẫn thấy nó gọi anh

24-06-2016
Tin nhắn một chiều

Tin nhắn một chiều

Đôi khi người ta vô tâm đến nỗi quên mất những cảm xúc của người khác. Đôi khi

30-06-2016
Những ngày cuối năm

Những ngày cuối năm

Sài Gòn những ngày cuối năm. Nắng bàng bạc trải lên những phiến lá sót lại của mùa

24-06-2016