Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 134 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 33

↓↓

Nói dứt ông hô :

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Phát chiêu.


Long-Sảm lại dùng Hoa-sơn quyền tấn công Thủ-Độ. Vốn đã chủ tâm, Thủ-Độ cứ giả như người không biết võ, nó xuyên bên Đông, lách bên Tây, khiến Long-Xưởng không sao đánh trúng được nó. Nhưng sau mười tám chiêu, thì nó lùi đến mép đài. Long-Sảm dùng cả hai tay thúc vào ngực nó, mong đẩy nó xuống đài. Không đừng được, Thủ-Độ phải chụp hai vai Long-Sảm, rồi lộn một vòng trên không, nó tung mình đáp xuống giữa đài. Vô tình nó đã xử dụng chiêu Kình-ngư thuận phong một chiêu trong Đông-A chưởng pháp. Khán giả vỗ tay hoan hô.


Long-Sảm quá xấu hổ, nó rút trong bọc ra một thanh trủy thủ vung tay đâm vào ngực Thủ-Độ. Kinh hoảng, Thủ-Độ xuống đinh tấn, tay trái gạt tay phải Long-Sảm, rồi tung mình lên cao, quay một vòng, chân phải đá vào vai phải Long-Sảm. Đó là một chiêu trong Đông-A quyền pháp. Binh một tiếng, Long-Sảm bay tung xuống đài, nằm thẳng cẳng, không bò dậy được nữa.


Có nhiều tiếng la thét :


- Võ công Đông-A chính tông.


Biến cố đột ngột xẩy ra, ngoài sự tưởng tượng của mọi người, Phạm Bỉnh-Di nhảy ra túm tóc Thủ-Độ, tát nó hai cái, rồi quát :


- Mi học đâu những võ công sát nhân này ?


Kiến-bình vương nhảy ra can thiệp :


- Bỏ đứa trẻ này xuống.


Vương đưa con mắt nghiêm khắc nhìn Bỉnh-Di:


- Võ công mà đứa trẻ này dùng là võ công thuộc danh môn chính phái. Người liệu mà giữ mồm, bằng không thì cả nhà người sẽ bị tru diệt, cả đến con gà, con chó cũng không thoát chết đâu.


Phạm Bỉnh-Di tái mặt, y lùi lại góc đài, chân tay y phát run.


Kiến-bình vương xoa má cho Thủ-Độ rồi hỏi :


- Cháu là con của vị quan nào trong triều ?


Đàm hoàng hậu trả lời thay Thủ-Độ :


- Nó là đứa trẻ mồ côi, bị bệnh điên trong họ tôi. Tôi mang về nuôi trong Hoàng-thành.


Lời nói của Hoàng-hậu, cũng như những chiêu thức hỗn loạn của Thủ-Độ không qua mắt được Kiến-bình vương. Bởi quan sát cuộc đấu, ngay từ đầu, ông thấy rõ Thủ-Độ giả không biết võ, ra chiêu lộn xộn, nhưng những chiêu đó đều bao hàm những sát thủ kinh nhân của võ công Đông-A. Ông biết ngay Thủ-Độ đã đươc huấn luyện căn bản cực kỳ tinh vi. Như vậy nó phải học võ với những người ngang hay cao hơn ông một vai.


Ông hỏi Thủ-Độ :


- Cháu là đệ tử của cao nhân nào trong phái Đông-A ?


Thủ-Độ không dám nói thực, nó trả lời :


- Cháu học võ trong Hoàng-thành. Vừa rồi cháu gặp nguy hiểm, thuận tay múa loạn lên, chứ có ai dạy cháu đâu ?


Kiến-bình vương hỏi Phạm Bỉnh-Di:


- Phải chăng tướng quân chỉ dạy võ công Hoa-sơn cho đám trẻ này ?


- Khải vương gia vâng.


Kiến-bình vương càng áy náy. Ông nói với Hoàng-hậu:


- Thưa nương nương, việc này không giản dị đâu. Ngày mai, thần xin phép nương nương cho đón đứa trẻ này đến tệ phủ, để tìm hiểu rõ sự thực.


Hoàng-hậu đáp bằng giọng run run:


- Hoàng thúc cứ tự tiện.


Long-Sảm chỉ bị ngã đau, chứ không bị thương. Nó đã lên đài, định xông vào đánh Thủ-Độ nữa. Kiến-bình vương tuyên bố :


- Trận vừa rồi Long-Sảm thua, Đàm Độ thắng. Trận đấu chấm dứt.


Thế là cuộc đấu võ xong. Nhà vua tuyên bố ban tiệc cho các thiếu niên. Vì Thủ-Độ không phải là tôn thất, cũng không phải là con quan, nên nó không được dự tiệc Trung-thu. Nó chỉ được gói quà, gồm một quả hồng, một quả na, một gói ngô rang và một cái bánh dẻo. Nó ngồi ăn bên cạnh những đứa trẻ mà cha mẹ làm những nghề hèn hạ trong Hoàng-thành như cắt cỏ, gánh phân, chăn ngựa. Ăn xong, nó thui thủi trở về chỗ ngủ.


Vừa về đến nơi, thì trước mặt nó, bọn Gia-thụy ngũ anh đã dàn hàng ngang đứng chờ. Không nói không rằng, cả năm xông vào tấn công nó. Thủ-Độ kinh hoàng, không kịp phản công, thì bị đánh ngã. Sau khi nó ngã, Nguyễn Dư, Đoàn Thượng khóa tay nó, còn Long-Sảm thì chân đấm, tay đá vào khắp người nó. Nó nghiến răng chịu đau, không kêu, không khóc cho đến khi ngất đi mới thôi. Long-Sảm bảo đồng bọn :


- Chúng ta đái vào đầu nó cho bỏ ghét.


Cả bọn xúm vào đái khắp người Thủ-Độ, rồi cười khoái trá, kéo nhau đi.


Thủ-Độ tuy đau đớn, nhưng vốn có nội công thâm hậu, chỉ lát sau, nó đã đứng dậy đi được. Nó vào nhà tắm rửa, thay quần áo rồi nghĩ thầm :


- Tình thế này, ta không thể ở đây được nữa. Nhân đêm Trung-thu, các cổng thành đều mở cả đêm, ta phải trốn đi, rồi tìm đường về Thiên-trường mới hy vọng sống sót.


Nghĩ vậy, nó lấy quần áo cho vào cái túi da, mà nó mang từ Mông-cổ về, cùng với mấy di vật của mẹ, rồi lết ra khỏi Hoàng-thành. Nó thẫn thờ đi gữa kinh thành rực ánh trăng.


Bấy giờ Đại-Việt đang lúc thời bình, biên cương không ngoại xâm, trong nước không loạn. Dân chúng Thăng-long lũ lượt kéo nhau ra đường chơi trăng Trung-thu. Chỗ này một đoàn xiếc biểu diễn. Chỗ kia một đoàn hát chèo. Chỗ khác, trai, gái chia toán hát Trống-quân. Trai thanh, gái lịch cười đùa, tưởng như thiên cung. Trong cái không gian vui vẻ ấy, đứa trẻ mồ côi Thủ-Độ lầm lũi lê bước, khắp thân thể đau đớn cùng cực. Bất giác nó ngửa mặt nhìn trời :


- Trăng đẹp thế kia, người vui thế nọ, còn ta ? Trời đất mênh mông, ta đi về đâu ? Hỡi ơi !


Thình lình mây đen kéo đến che khuất mặt trăng, rồi sấm, chớp rung động trời đất. Cơn mưa đổ ụp xuống. Người người bỏ chạy. Thủ-Độ ẩn thân vào dưới một mái hiên. Được một lát, gió thổi ào ào, mưa tạt khắp người nó. Nó cố nép mình vào tường, nhưng cũng bị ướt. Tuy ướt, nhưng vốn sinh trưởng ở vùng băng tuyết, nó không cảm thấy lạnh. Gió lại thổi, mưa lại tạt vào người, cảm thán nó làm bài thơ cổ phong:


Trung-thu vọng nguyệt !


Vũ như cương la !


Ta hồ, thống khổ !


Thùy khả tri tâm !


Không gian vô tận hà vi tiểu ?


Bất nghi nhất thốn khả dung thân !


Rồi nó tự dịch sang tiếng Việt :


Trung-thu ngắm trăng,


Mưa như lưới giăng :


Than ôi, đau đớn !


Ai hiểu ta chăng ?


Vô tận không gian sao hẹp quá ?


Không đầy một chỗ để dung thân.


Ghi chú của thuật giả:


Về nguồn gốc bài thơ này, trong gia phả các chi họ Trần chép không giống nhau. Chi hai, thuộc giòng Hưng-Nhượng vương chép :


« Thủa thiếu thời mồ côi mẹ, Thái-sư Thượng-phụ, Hóa-thiên, Trung-vũ, Long-công, Liệt đức, Từ-huệ, Đại-vương, bị Huệ-Quang đại sư làm nhục, đánh đậïp thương tích đầy người đến chết đi sống lại, phải ăn mày ở Thăng-long, làm thơ này ». Trung-vũ Đại-vương là chức tước của Trần Thủ-Độ. Huệ-Quang đại sư là pháp danh của vua Lý Huệ-tông.


Còn gia phả của con cháu Chiêu-quốc vương Trần Ích-Tắc lại chép là ông làm trong lúc hàng Mông-cổ. Vua Mông-cổ phong cho ông làm An-nam quốc vương, sai quân đưa về nước, bị quân Trần đánh tan, phải bỏ chạy dưới trời mưa tầm tã.


Xét văn phong cùng thi tứ của Chiêu-quốc vương, vốn điêu luyện bậc nhất đương thời, dù trong lúc chạy ...chí chết, ông cũng không thể làm một bài thơ quá mộc mạc như trên. Thơ khô khan, mộc mạc như bài này, chỉ có thể là của Trung-vũ Đại-vương Trần Thủ-Độ.


Vả lại, trong hai gia phả thì gia phả của giòng Hưng-Nhượng vương đáng tin hơn, vì người khởi chép là con trai của vương, một thi sĩ đương thời. Còn gia phả của Chiêu-quốc vương, khởi chép từ con của vương là Trần Hữu-Lượng, lưu vong ở Trường-sa bên Trung-quốc.


Trời tạnh, Thủ-Độ lại lê bước lầm lũi đi trong đêm. Đau quá, kiệt lực nó ngã sóng soài trên vũng nước. Giữa lúc đó một chiếc xe ngựa bon bon chạy tới. Có tiếng thiếu nữ kêu thét lên:


- Ai chết giữa đường. Dừng xe lại !


Người đánh xe ghì cương khẩn cấp. Con ngựa hý lên một tiếng dài, cất cao hai vó. Trên xe có một thiếu phụ nhan sắc diễm lệ ngồi cạnh một thiếu nữ. Người phu xe tung mình xuống đất. Y sờ tay lên đầu Thủ-Độ, rồi tỏ vẻ mừng rỡ:


- Là một đứa con trai, thương tích đầy người. Nó chưa chết.


Thiếu nữ cuống lên:


- Mẹ! Mẹ! Mình có cứu nó không?


- Cứu chứ. Mau đem nó lên xe.


Gã phu xe bồng Thủ-Độ để nằm ở ghế sau, rồi ra roi cho ngựa chạy. Tới bờ sông Hồng, thiếu phụ ra lệnh:


- Đem nó vào khoang chính cho ta.


Nói rồi bà với cô gái leo lên tấm ván làm cầu, xuống con thuyền cực lớn. Thủ-Độ được đặt nằm dài trên cái ổ rơm. Thiếu phụ cởi áo Thủ-Độ ra xem, rồi nói:


- Cứ như y phục, thì đứa trẻ này không phải là ăn mày. Nó bị năm đứa trẻ khác dùng võ công Hoa-sơn đả thương, rồi lại đái trên người. Song nó chỉ bị ngoại thương thôi. Bóp rượu thuốc vài lần thì khỏi.


Thủ-Độ đã tỉnh, nó rên lên mấy tiếng. Thiếu phụ bảo gã phu xe:


- Người đem nó đi tắm, ta sẽ dùng rượu thuốc trị các vết thương cho nó.


Trong khi thuyền phu đưa Thủ-Độ ra phía sau thuyền múc nước sông tắm cho nó, thì thiếu nữ giặt quần áo rồi hơ khô.


Thiếu-phụ, thiếu nữ cùng dùng rượu thuốc thoa bóp cho Thủ-Độ. Khoảng một khắc sau, nó cảm thấy bớt đau. Thiếu phụ hỏi:


- Cháu tên là gì? Bố mẹ cháu là ai?


Thấy thái độ từ ái của thiếu phụ, Thủ-Độ không muốn nói dối. Nó nói thực:


- Mẹ cháu chết rồi. Còn bố cháu thì ở xa...xa lắm. Cháu ở với cậu mợ cháu.


- Ai đã hành hung cháu thế này?


- Cháu bị hai đứa em con cậu cùng ba đứa bạn nó xúm vào đánh cháu.


- Thương thế của cháu rất trầm trọng. Ta muốn đưa cháu về nhà ta, rồi mời thầy lang trị bệnh cho cháu. Ngặt vì luật nước rất nghiêm, chỉ người trong gia tộc mới có quyền nuôi trẻ. Vì vậy, ta mà đưa cháu về nhà ta, thì cậu mợ cháu sẽ kiện ta về tội dụ dỗ trẻ con. Vậy nhà cháu ở đâu, để sáng mai ta đưa cháu về ?


Thủ-Độ nói dối:


- Nhà cháu ở phố hàng Trống.


Bấy giờ Thủ-Độ mới chú ý đến thiếu nữ. Nàng ngang tuổi với nó. Nó đã từng thấy biết bao nhiêu người đẹp mà Thành-cát Tư-hãn bắt từ các nước đem về, thưởng cho các tướng. Nó cũng biết mẹ nó là công chúa đẹp nhất Đại-Việt. Thời gian ở trong Hoàng-thành, nó từng thấy Hoàng-hậu, Phi-tần, người nào cũng đẹp... nhưng thiếu nữ này có sắc đẹp diễm ảo, như có, như không. Đôi mắt nàng đen, to, thực nhu mì. Nhưng khi nàng nhìn thẳng vào nó thì chiếu ra tia hàn quang cực mạnh. Mỗi cử chỉ, mỗi hoạt động của nàng như muôn nghìn đóa hoa đang nở.


Thiếu nữ hỏi nó :


- Này ! Người tên gì vậy ?


- Tôi...tôi tên Độ ! Độ là bến đò.


- Thế còn họ ?


- Tôi họ Đàm.


- Họ Đàm hả. Vậy người có bà con gì với Thái-sư Đàm Dĩ-Mông, Thái-úy Đàm Thì-Phụng không ?

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Giới thiệu: Trung Nguyên Tứ Tuyệt là bốn người có võ công siêu tuyệt trong võ

11-07-2016 40 chương
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Đẹp trai

Đẹp trai

Không gì đẹp cho bằng đẹp trai! *** Người con gái đẹp như hoa, người con trai đẹp

25-06-2016
Vết sẹo cuộc đời

Vết sẹo cuộc đời

Sẹo bên ngoài rách mấy rồi sẽ liền da thôi, nhưng sẹo trong lòng con người, tâm hồn

23-06-2016
Chuyện tình hoa súng

Chuyện tình hoa súng

Cái gì đến rồi sẽ đến. Cái tan dù có vững bền, dù có đẹp đẽ mấy rồi cũng

23-06-2016
Người hát tình ca

Người hát tình ca

Những ngày đầu, tôi và Minh chia tay, tôi gần như ngơ ngẩn. Tôi vẫn dậy sớm, pha trà,

24-06-2016
Ghen...

Ghen...

Trên đời này, nếu có cuộc thi coi ai ghen tuông dữ nhất thì chắc vợ tôi thể nào cũng

29-06-2016
Bạn cũ

Bạn cũ

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Ai cũng có một chuyện tình để

28-06-2016

XtGem Forum catalog