XtGem Forum catalog
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 109 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 3

↓↓
Đền thờ vua Trưng


Niên hiệu Đại-Định thứ 21, đời vua Anh-tông của Đại-Việt,


bên Trung-nguyên là niên hiệu Thiệu-Hưng thứ 30,


đời vua Cao Tông đời Nam Tống

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


(Canh Thìn DL. 1160)


Theo hội điển sự lệ của triều Lý, thì hằng năm nhà vua sẽ ban đại yến cho hoàng tộc vào các ngày đản sinh, ngày kị của năm vị tiên tiên đế, năm vị hoàng hậu; ngày lễ Càn-nguyên (sinh nhật của vua); các ngày tết Nguyên-đán, Hàn-thực, Trung-nguyên, Trung-thu. Lại ban tiểu yến vào ngày đầu của tiết khí. Mỗi năm có 24 tiết khí, nên có 24 buổi tiểu yến. Cộng chung là 39 buổi.


Theo luật cung đình thời Lý, thì mỗi tiết khí đến, trăm vạn loại chim muông, hoa quả nảy nở, quan Thái-sử lệnh thuộc bộ Lễ sẽ ban lệnh cho các vùng tiến phương vật cho nhà vua. Mỗi vùng sẽ dâng những đặc sản mà vùng khác không có, hoặc có nhưng kém phẩm chất. Các vị An-phủ sứ, Tuyên-vũ sứ vùng ấy, sẽ dâng thời trân của vùng mình lên Thiên-tử. Như trấn Đông-triều, sẽ dâng Đông trùng hạ thảo (1)vào tiết Tiểu-hàn. Trấn Thiên-trường dâng chuối thơm vào tiết Đông-chí. Trấn Trường-yên dâng rươi vào tiết Hàn-lộ. Những buổi ban yến này mục đích để nhà vua và hoàng tộc thắt thêm tình thân huyết tộc. Từ khi Đỗ Anh-Vũ chuyên quyền, thì lệ này bãi bỏ.


Ghi chú của thuật giả


(1)Đông-trùng hạ thảo : Tên một vị thuốc, thường biến thể từ côn trùng sang thảo mộc, và ngược lại. Nhưng thực ra đây là một loại thực vật tên khoa học là Cordyceps sinnensis ký sinh vào loại côn trùng tên khoa học là Hepialus armoricanus Oberthur. Về mùa Hạ thì cây mọc lên như cỏ. Về mùa Đông thì cây tàn, trùng lớn lên.


Vị thuốc này thường thấy ở Tứ-xuyên, Thanh-hải, Cam-túc, Tây-tạng bên Trung-quốc. Ở Việt-Nam thường thấy ở vùng biên giới phía Bắc.


Chủ yếu tác dụng: Nhập vào các kinh phế, thận. Theo y học Trung-quốc, Đông-trùng Hạ-thảo dùng để trị các bệnh phổi, thận.


Về bệnh phổi: Ho ra máu, suyễn do hư chứng, mồ hôi trộm.


Về bệnh thận: Nam bất lực sinh lý, di tinh, đau ngang thắt lưng. Phụ nữ không thụ thai do hư nhược (Infertillité).


Ngoài ra còn dùng để phụ trợ giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe, sau thời gian dài bị bệnh.


Từ khi có Viagra, thì Đông-trùng Hạ-thảo trở thành đắt vô cùng. Bởi Viagra chỉ có tác dụng làm dãn nở mạch máu, để máu chạy xuống...cây gậy thần của quý ông. Nhưng nếu thận của quý ông nó...mệt mỏi, hoặc nó đã đi vào tuổi cổ lai hy (70) thì tuy dùng Viagra, cây gậy thần dựng dậy, nhưng làm hoài mà nó...nó không ra thì sao? Thảng hoặc nó có ra, nhưng chỉ một hai lần, rồi khô, thì đâu có sướng? Vì vậy chúng tôi (Cơ sở nghiên cứu tổng hợp y học Âu-Á) phải cho Viagra hết hôn với Đông-trùng Hạ-thảo.


Năm nay, Đỗ Anh-Vũ bị giết rồi, nhà vua nghe lời khuyên của thái-tử Long-Xưởng, ngài tuyên chỉ tái thiết lệ cũ. Buổi ban yến đầu tiên nhằm tiết Hàn-lộ. Khác với mọi năm, năm nay gió hanh may tới trễ, mà mùa rươi lại tới sớm. Quan An-vũ sứ trấn Trường-yên vội sai ngựa lưu tinh phi như bay, đem về dâng cho nhà vua hơn một yến, loại rươi thực lớn. Viên thái giám phụ trách ty Thượng-thiện tiếp nhận rươi rồi bắt tay vào làm yến rươi tức thì. Yến rươi gồm có năm món chính: Chả rươi, mắm rươi, rươi xào, rươi chưng, rươi hấp.


Hoàng-hậu thân dẫn cung nga, mang mỗi loại một bát lớn, đến cung Cảm-Thánh dâng cho thái-hậu, rồi ban chỉ triệu hoàng tộc vào cung Long-hoa để cùng hưởng món thời trân. Tuy nói rằng hoàng tộc, chứ thực ra chỉ bản thân, vợ, con, cháu của : Các hoàng tử, các tước vương, công, hầu, các công chúa, phò mã mới được hưởng đặc ân này mà thôi. Sau buổi yến, hoàng-hậu sẽ ban vàng, ngọc, lụa cho con cháu trong hoàng tộc mới ra đời trong năm.


Theo luật lệ của các triều đại Việt xưa, ngoài hoàng-hậu ra, nhà vua còn có nhiều bà vợ, mang chức tước khác nhau. Số các bà vợ này không nhất định. Ít thì vài, ba chục, nhiều có thể tới ba nghìn.


Đại-Định hoàng đế tuy bị bà nội, mẹ đẻ, Anh-Vũ áp chế, tạo ngài thành một người trì nghi, không chí khí, không quyết đoán,ù lỳ, chỉ biết hưởng thụ. Nhưng trời ban cho nhà vua cái đặc ân là việc phòng the thì ngài rất khỏe. Ngoài hoàng hậu ra, ngài cóù sáu bà phi là Thần-phi, Quý-phi, Thục-phi, Đức-phi, Hiền-phi, Giai-phi; khoảng hơn hai chục bà ở vai thấp hơn như Tu-dung, Tu-nghi, Phu-nhân. Đấy là các bà Việt. Ngài cũng nạp thêm con gái của các động trưởng vùng Bắc-cương, các thiếu nữ người Lào, người Chàm. Theo TTCTBK thì ngài rất thích con gái người Chàm. ĐVSKTT chép : Niên hiệu Đại-Định thứ 15, mùa Đông, tháng mười (Giáp-Tuất, DL. 1154) vua Chiêm là Chế-bì La-bút dâng con gái, nhà vua thu nạp và phong ngay làm Nam-phương phu nhân, lại ban cho hiệu là Chiêu-đức huyền quân (Nàng tiên có nhiều đức) sau thăng lên Giai-phi. Giai-phi là người đẹp nhất trong hậu cung, nàng lại lầu thông Thi, Thư, đàn ngọt hát hay nên được nhà vua sủng ái nhất. Ngoài ra ngài còn hàng mấy chục bà ở bậc Tu-dung, Tu-nghi, Phu-nhân đều có cung riêng. Trong những cung ấy, các bà có thái giám, cung nga hầu hạ. Tuy các cung nga làm nhiệm vụ hèn hạ, nhưng bất cứ lúc nào, nhà vua thấy một cung nga... coi ngon mắt, thì vẫn có thể đem về chỗ ngủ riêng của mình để ngự . Chỗ ngủ riêng của nhà vua gọi chung là tẩm cung. Tẩm cung của các vua nhà Lý là cung Long-thụy (Long là rồng, thụy là ngủ). Khi một cung nga, được vua ngự, thì gọi là được ban hồng-ân. Thường, một cung nga sau lần được ban hồng ân, nhà vua sẽ ban chế thăng chức cao hay thấp tùy ý. Lại ban chỉ xây cung điện riêng cho ở, cấp thái giám, cung nữ hầu hạ. Cho nên nhà vua có rất nhiều con.


Long-Xưởng có cái may là hoàng nam đầu tiên, lại do hoàng-hậu sinh ra, nên được phong làm thái-tử. Sau Long-Xưởng, nhà vua còn có thêm ba hoàng tử, chín công chúa nữa. Trong mười hai người em đó, không có người nào cùng mẹ với Long-Xưởng.


Biết rằng mình là con cả, lại là trừ quân, sau này phụ hoàng băng hà rồi, sẽ nối ngôi vua; nên Long-Xưởng hết sức lễ độ với các bà phi, cũng như chăm sóc các em, để tạo một hòa khí trong hoàng tộc. Nó nghĩ: Khi mình lên ngôi vua rồi, thì tất cả tài vật trong thiên hạ đều là của mình. Vì vậy nó không cần giữ bất cứ vật gì làm của riêng. Mỗi khi được phụ hoàng, mẫu hậu ban thưởng, hoặc được các quan dâng cho cái gì, Long-Xưởng lại họp các em, rồi chia đều, không phân biệt lớn nhỏ, nam nữ. Hóa cho nên trong ba em trai là Long-Minh, Long-Đức, Long-Hòa, không người nào tỏ ý ganh tỵ, kèn cựa với anh. Đó là điều hiếm có trong lịch sử các nước Á-châu.


Tuy nhiên, hằng ngày, Long-Xưởng sủng ái nhất là công chúa Đoan-Nghi, con của thần-phi Bùi Chiêu-Dương sinh ra. Đoan-Nghi nhỏ hơn Long-Xưởng hai tuổi, cực kỳ thông minh, lại ôn nhu văn nhã. Anh em gần nhau như bóng với hình.


Các bà phi khác đã chuẩn bị cho các con y phục chỉnh tề, sau đó tất cả cùng dùng xe tới cung Chiêu-Linh để cùng đi với Long-Xưởng dự yến. Long-Xưởng hành lễ với các bà phi, rồi hướng vào các em:


- Hôm nay là ngày rằm tháng mười. Phụ-hoàng ban yến tại cung Long-hoa. Vậy anh nhắc các em về lễ nghi lần nữa.


Rồi Long-Xưởng dặn dò các em thực kỹ nghi thức triều yết phụ hoàng, mẫu hậu, khi hành lễ với các thân vương, cung cách đối đáp với các thế tử, quận chúa, công tử, tiểu thư... thực chi tiết.


Mọi việc xong xuôi, nó chia cho các em đi trên ba xe. Xe của Long-Xưởng có ba em trai, trong khi có hai xe phải chở đến chín công chúa, với ba nhũ mẫu. Thấy xe có Đoan-Nghi hơi chật, nó nảy ra ý đem bớt Đoan-Nghi sang xe mình. Nó lại trước Bùi thần phi, cung tay:


- Hài nhi xin thần-phi để Đoan-Nghi đi cùng xe với hài nhi, cho vui.


Thần-phi nắm tay Long-Xưởng, rồi nói bằng lời cảm động:


- Chắc thái-tử mới đọc bộ sách nào hay, định giảng cho Đoan-Nghi hẳn! Thái-tử cứ tự tiện. Anh dạy em, thì là điều cha mẹ đều mong ước.


Hai chiếc xe rầm rộ lên đường. Trên đường đi, Đoan-Nghi hỏi anh :


- Này ! Anh Long-Xưởng ơi ! Hồi xưa, mình có ba bà thái tổ cô anh hùng, trấn ngự biên cương phải không ? Các ngài là những ai vậy ?


Để thử trí nhớ các em, Long-Xưởng hỏi Long-Minh :


- Long-Minh trả lời cho Đoan-Nghi đi.


Long-Minh vuốt má Đoan-Nghi :


- Con bé ngoan ngoãn, mít ướt nhất Đại-Việt nghe cho rõ nhé. Ba vị ấy đều là công chúa con đức Thái-tông. Vị thứ nhất là công chúa Bình-Dương !


- À, em biết rồi ! Ngài là Quan-thế-âm phân thân giáng thế, phải không ?


Long-Minh bật cười :


- Phải, mà không phải.


- Tại sao ? Phải thì là phải, không thì là không, chứ có đâu vừa phải, lại vừa không!


- Nghe đã nào! Phải, vì hành trạng của ngài giống Quan-Aâm, nên người đương thời suy tôn ngài như vậy. Không, vì ngài là người trần như chúng ta.


- Vị thứ nhì, thứ ba là ai ?


Long-Minh lại đáp :


- Vị thứ nhì là công chúa Kim-Thành. Vị thứ ba là công chúa Trường-Ninh. Ba vị cùng ba phò mã, suốt đời trấn ngự biên cương mấy chục năm.


- Thế sao mẹ kể, đức Thánh-tông cũng có ba công chúa anh hùng đánh Tống. Các vị là những vị nào ?


- À, ba vị đó chúng ta phải gọi là tổ cô. Công chúa thứ nhất là Thiên-Thành, trấn ngự Bắc-biên. Công chúa thứ nhì là Động-Thiên, rất giỏi thủy chiến. Ngài tuẫn quốc trận Phú-lương. Công chúa thứ ba là Thiên-Ninh tuẫn quốc trận Như-nguyệt.


Đoan-Nghi reo lên :


- Em biết công chúa Thiên-Ninh rồi, ngài là bà chúa kho chứ gì ? Hồi đầu năm em theo mẹ đi Kinh-Bắc lễ đền thờ ngài. Em có khấn xin vay ngài một chuỗi ngọc trai. Thế mà nay đã là tháng mười, em vẫn chưa thấy gì !


Long-Xưởng vuốt tóc Đoan-Nghi :


- Có, ngài khen em ngoan, học giỏi, nên ngài không cho vay, mà ban thưởng cho em luôn.


Đoan-Nghi ngửa hai bàn tay ra :


- Đâu ? Ở chỗ nào ?


Long-Xưởng móc trong bọc ra cái hộp bằng bạc, rồi mở hộp. Trong hộp có một chuỗi ngọc trai năm vòng. Nó đeo vào cổ em:


- Đây chứ đâu !


Đoan-Nghi chắp tay hướng lên trời :


- Đa tạ tổ cô đã ban cho con.


Long-Hòa vốn ít nói, từ đầu đến cuối nó ngồi im, bây giờ mới lên tiếng :


- Đoan-Nghi phải tạ ơn anh cả mới đúng !


Nguyên trước đây sứ thần Lão-qua sang triều cống, họ cũng đem một ít lễ vật dâng cho Thái-tử. Nhân Long-Xưởng nghe Thần-phi nói chuyện với hoàng-hậu rằng : Hôm đi lễ đền bà chúa kho, Đoan-Nghi có khấn xin vay một chuỗi ngọc trai. Long-Xưởng ghi vào dạ. Hôm nay nó mang ra tặng em gái.


Đoan-Nghi nhắc lại lời Long-Hòa:


- Đa tạ anh cả.


Long-Xưởng tát yêu em gái:


- Anh cứ mong mình có thực nhiều ngọc, ngà để tặng cho các em gái. Anh lại mong học được nhiều điều mới lạ để dạy lại cho các em trai.


Xe đã tới điện Long-hoa.


Một thái giám phụ trách kính sự hô lớn:


- Kính thỉnh chư vị điện hạ vào cung.


Lễ nghi tất.


Liếc mắt nhìn trong cung Long-hoa, Long-Xưởng nói với các em :


- Vì ác nhân Đỗ Anh-Vũ ép phụ hoàng ban chỉ sát hại Chiêu-Hòa vương Lý Long-Vũ, giáng truất Trí-Minh vương Lý Long-Dũng, Bảo-Ninh hầu Lý Long-Can, Bảo-Thắng hầu Lý Long-Hiền, phò mã Dương Tự-Minh, cho nên những lần dự yến trước, thì người trong phủ này đều không được dự . Bây giờ ác nhân đã bị tru diệt, nên các vị đều hiện diện. So trong ngọc diệp, anh em chúng ta đều dưới vai các người. Vậy chúng ta phải tới đưa lời vấn an cho phải đạo.


Bốn anh em cùng đứng dậy, tới bục dành cho thân nhân Chiêu-Hòa vương, chắp tay hướng thế tử, quận chúa con vương hành lễ. Nó dùng ngôn từ bình dân:


- Bọn chúng cháu xin vấn an các cô, các chú.


Chiêu-Hòa vương có bốn con trai, năm con gái, đều đã thành gia thất. Thế tử lớn nhất là Lý Long-Cẩn vội đáp lễ:


- Không dám! Xin các vị điện hạ chẳng nên hạ thể. Hôm nay đây, ác nhân đã đền tội, chúng ta được hưởng huyết nhục trùng phùng là vui rồi.


Thế là mọi người lại bàn luận quanh vụ Đỗ Anh-Vũ bị giết cả nhà. Thế tử Long-Cẩn than :


- Côi-sơn song ưng tưởng đâu làm một mẻ quét sạch lũ hôi tanh họ Đỗ, không ngờ lại để cho bọn tay sai cùng hung cực ác lọt lưới.


Long-Xưởng kinh ngạc :


- Chúng là những đứa nào vậy ?


- Sở dĩ Anh-Vũ hoành hành là ỷ có thái-hậu sủng ái, và bọn Nùng-sơn tam anh, Tô-lịch nhị tiên võ công cao thâm không biết đâu mà lường... làm tay sai. Cuộc ra tay của hoàng-hậu, quét sạch bọn hôi tanh trong triều sở dĩ thất bại là do bọn này lọt lưới mà ra.


_ ! ? ! ?


- Nùng-sơn tam anh là Vương Nhất, Cao Nhị và Đỗ Anh-Hào. Anh-Hào là con của Đỗ Anh-Vũ, nhưng không rõ mẹ chúng là ai. Còn Tô-lịch nhị tiên vốn họ Lê, cháu của thái-hậu. Cả năm đứa này cùng học võ với một đại tôn sư. Có người bảo võ công chúng ba phần giống Hoa-sơn bên Trung-quốc, bẩy phần giống Đông-a của Đại-Việt. Hiện các võ quan trong triều không ai địch nổi một trong năm tên này.


Nghe Long-Cẩn nói, Long-Xưởng nhớ lại ba người đàn ông và hai người đàn bà theo thái-hậu đến cung Chiêu-Linh đàn áp nhà vua hồi tháng tám. Một chút ánh sáng ló dạng chiếu vào bóng đêm của Hoàng-cung.


Long-Xưởng hỏi :


- Sao chú biết rằng, trong các võ quan tại triều, không ai địch lại chúng ?


- À truyện này xẩy ra hồi thái-tử còn thơ, nên không biết. Trong dịp tết Trung-thu, thái-hậu cho mời tát cả các võ quan có võ công cao, các thị vệ, các đô đầu vào cung Cảm-Thánh dự tiệc. Thái hậu ban chỉ cho các quan : Ai chịu được của Nùng-sơn tam anh, Tô-lịch nhị tiên hai mươi chiêu thì được thăng hai trật. Ai chịu được mười chiêu thì được thăng một trật. Ai chịu được ba chiêu thì được tặng một nén vàng.


- Thế kết quả ra sao ?


- Hầu hết các võ quan, thị vệ, không ai chịu được quá ba chiêu. Chỉ có ba người đoạt giải mà thôi. Người thứ nhất là đô thống Lưu Khánh-Bình đấu ngang tay với Cao Nhị. Sau đó Bình được thăng lên hàng tướng quân. Người thứ nhì là Tô Hiến-Thành đấu với Cảm-Linh, y chịu được trên trăm hiệp, cũng được thăng hai trật. Người thứ ba là Đàm Dĩ-Mông, đấu với Cảm-Chi y chịu được sáu chiêu, được thưởng hai nén vàng.


Đến đó viên thái giám kính sự hô :


- Hoàng-thượng, hoàng-hậu, chư vị quý phi giá lâm.


Mọi người im lặng quỳ gối.


Nhà vua cùng hoàng-hậu, bốn bà phi vào cung Long-hoa. An tọa rồi, nhà vua tuyên chỉ :


- Miễn lễ!

Chương trước | Chương sau

↑↑
Ma lon

Ma lon

(khotruyenhay.gq) Tham gia viết bài cho tập truyện "Truyện kinh dị số 1" Đêm đông, đêm

27-06-2016
Tình yêu tìm lại

Tình yêu tìm lại

Tin nhắn chỉ có vài chữ, mà nó làm tim Long như thắt lại "Em muốn gặp lại anh, nơi

24-06-2016
Dưới ngọn đèn

Dưới ngọn đèn

Có thể nói tôi với nàng đã có một cuộc sống khá êm đềm khi chúng tôi lấy nhau.

23-06-2016