Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 12 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 29

↓↓

Đoan Trang than :

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Nhưng Đại-hãn lại làm theo ý muốn của số đông. Tất cả các tộc trưởng đặt vấn đề với Đại-hãn : Không thể chấp nhận dân Da-di-ra ngang hàng với dân họ. Cũng không thể để Trác Mộc Hợp ngồi ngang với họ. Hội đồng quý tộc họp lại, đưa ra quyết định, yêu cầu Đại-hãn phải loại bộ tộc Da-di-ra ra khỏi Mông-cổ, bằng không họ ra đi. Trước nguy cơ tan vỡ, Đại-hãn đành tổ chức buổi họp các nhà quý tộc, tuyên bố chia tay vơí Trác Mộc Hợp. Thế là Trác Mộc Hợp kéo bộ tộc Da-di-ra ra đi.


- Thế Trác Mộc Hợp có hận Thiết Mộc Chân không ?


- Ông ta quá phẫn uất, âm thầm kéo bộ tộc mình về vùng đất cũ, rồi ngửa mặt lên trời mà thề rằng :


« ... Trời xanh thấu cho tôi. Tôi đem tất cả sức lực, tuổi trẻ ra giúp người. Bây giờ người phụ tôi !... »


- Thế rồi tại sao ông ta lại theo Khắc-liệt ?


- Bấy giờ, Thiết Mộc Chân tuy thắng Diệt-xích-ngộït, Miệt-nhi, Thát-đát, nhưng chỉ đánh giết được Đại-hãn của họ, quy phục được một số bộ tộc trực thuộc. Còn những bộ tộc hùng mạnh ở xa, họ vẫn đứng một mình. Bây giờ họ cảm thấy khó mà yên được với Thiết Mộc Chân. Nghe tin Trác Mộc Hợp bị xua đuổi, họ liên kết với ông ta, thành lập một nước lớn ngang với Mông-cổ. Trác Mộc Hợp được bầu làm Đại-hãn.


Thủ-Huy cười , tỏ vẻ khoái trá :


- Phải như vậy ! Trác Mộc Hợp cũng khá đấy chứ ! Thế bọn theo ông ta là những ai ?


- Nhiều lắm ! Đại-hãn Miệt-nhi là Tút Sa, Đại-hãn Ong-gi-rát là Bạc Gút, Đại-hãn Diệt-xích-ngột là Sen Dút, Đại-hãn Thát-đát là Ha Ta Khít...và khoảng năm chục bộ tộc chưa thần phục. Các Đại-hãn họp nhau lại, tổ chức cuộc tế trời lớn nhất trong lịch sử thảo nguyên. Lễ vật có ngựa trắng, bò rừng, cừu, chó. Rồi họ lên núi đốn một cây thực lớn, lăn xuống giòng sông, thề rằng : Kẻ nào trong anh em chúng ta phản bội, sẽ như cây này. Địa điểm mà họ thề cách xa kinh đô Hoa-lâm của Mông-cổ không đầy trăm dặm, mà Đại-hãn không biết gì. Sau khi tuyên thệ xong, Trác Mộc Hợp xua quân tấn công Đại-hãn tức thì


Thủ-Huy vỗ đùi :


- Giặc ngoài dễ phòng, giặc trong khó đánh. Cái khoảng cách một trăm dậm (50 km), thì chỉ cần nửa giờ sức ngựa. Trác Mộc Hợp ra quân như vậy thì Thiết Mộc Chân ắt bị đại bại ?


Đoan-Thanh lắc đầu :


- Ông ta không bại !


- Sao vậy ?


- Nguyên trong đám Khả-hãn mời tham dự buổi hội thệ có bố vợ Đại-hãn là Đài Xếch Xên. Ông ta không đi dự, sai người cấp báo cho chàng rể. Đại-hãn kinh hoàng, khẩn tập trung quân mai phục chờ đợi Trác Mộc Hợp. Đoàn quân ô hợp của Trác Mộc Hợp bị lọt ổ phục kích, bị đánh tan. Ông ta chạy bán mạng sang đầu quân cho Tang Côn.


- Vậy trong trường hợp nào Thiết Mộc Chân được Kim phong tước Bắc-cường chiêu-thảo sứ ?


Thủ-Huy hỏi :


- Còn Tô Ha Rin được phong vương ?


Đoan-Trang uống một hớp nước rồi trả lời :


- Sau khi thắng Diệt-xích-ngột, sát nhập các bộ tộc quy phục Tạc Gô Đài vào với Mông-cổ. Rồi lại thắng liên binh Trác Mộc Hợp, thì Mông-cổ đang là một bộ tộc trung bình, bỗng trở thành một nước lớn, dân đông, lãnh thổ trở thành rộng bao la, chiếm hết khu lưu vực tài nguyên phong phú sông Long-lý hà. Bấy giờ tộc Thát-đát đang lúc thịnh thời, thường vượt Vạn-lý Trường-thành vào đánh phá Kim. Kim nghĩ đến dĩ độc, trị độc, muốn dùng Khắc-liệt, Mông-cổ diệt Thát-đát. Tế tác của Kim thấy Thiết Mộc Chân là nghĩa tử của Tô Ha Rin. Mỗi khi Tô Ha Rin chinh tiễu đâu, Thiết Mộc Chân đều trợ giúp...Kim cho rằng Mông-cổ chỉ là một bộ tộc trực thuộc Khắc-liệt. Họ gửi sứ giả lên phong cho Tô Ha Rin tước Bắc-cương Vương-hãn. Khi sứ giả lên vùng thảo nguyên, họ mới bật ngửa ra rằng giữa Khắc-liệt với Mông-cổ chỉ có thế giao hảo tốt, chứ Mông-cổ không phải là chư hầu của Khắc-liệt. Kim vội cử sứ lên phong cho Thiết Mộc Chân làm Đại-kim Bắc-cương Chiêu-thảo sứ... Cái lúc mà công chúa, phò mã lên Mông-cổ chính là lúc này.


Thủ-Huy nhắc lại chuyện cũ :


- Hồi ấy khi chúng tôi đi sứ Kim, đúng lúc Kim tìm cách cho Mông-cổ Khắc-liệt đánh lẫn nhau. Tang Côn mắc mưu, y nhờ Kim viện mấy cao thủ, rồi y tâu với Tô Ha Rin bầy ra cuộc đấu võ tuyển tướng, mục đích dùng võ sĩ Kim giết Tứ Liệp-lang vương. Vụ đó tuy không thành, nhưng cũng làm cho Mông-cổ bị mất uy tín, vì trong Tứ Liệp-lang vương thì Bác Nhĩ Truật bị trúng độc mê man, Tốc Bất Đài, Triết Biệt bị bại. Thiết Mộc Chân cũng thấy ngay rằng bọn võ sĩ thắng Tứ Liệp-lang vương không phải là người của Khắc-liệt. Vì vậy ông ta mới kết thân với Đại-Việt. Về sau vụ ấy ra sao ?


- Sau khi Kim xúi dục con trai Tô Ha Rin, là Tang-Côn vơí bạn y là Trác Mộc Hợp đánh Mông-cổ thất bại, vì Tô Ha Rin không cho. Kim lại lợi dụng vụ Khắc-liệt quy phục mà ban chiếu cho Khắc-liệt, Mông-cổ cùng liên binh đánh Thát-đát.


- Vụ này có vẻ vô lý.


Thủ-Huy bàn :


- Hồi ấy tôi thấy Thiết Mộc Chân khinh thường Kim, mà sao ông lại tuân chỉ Kim đánh Thát-đát ?


- Phò mã ngạc nhiên cũng phải. Lãnh thổ Thát-đát thì phía Nam giáp Kim, phía Bắc giáp Mông-cổ, phía Tây giáp Khắc-liệt. Giữa Khắc-liệt với Thát-đát không thù không oán. Ngược lại giữa Mông-cổ với Thát-đát thì thù oán chồng chất. Trước kia Khả-hãn của họ bị thân phụ Thiết Mộc Chân giết, rồi chính thân phụ Thiết Mộc Chân bị họ đánh thuốc độc chết. Kim muốn diệt Thát-đát để yên mặt Bắc. Mông-cổ muốn diệt Thát-đát để trả thù, để mở rộng đất nước. Bây giờ bỗng dưng được Kim, Khắc-liệt cùng ra quân, thì là điều đến nằm mơ, Thiết Mộc Chân cũng không thể tưởng nổi. Khả-hãn giả mắc mưu, líu ríu tuân chỉ Kim đế, ra quân liền. Còn Khắc-liệt thì Tô Ha Rin đã già, quyền do thái tử Tang Côn. Tang Côn cũng muốn ra quân, làm đẹp lòng Kim, hy vọng sau này cha băng hà, còn được Kim phong vương. Thát-đát bị ba đội quân thiện chiến, tinh nhuệ cùng giáp công, nên chỉ một trận thì bị đánh tan. Sau khi Thát-đát bị diệt, Kim hỉ hả rút quân về, vì có đóng quân lại cũng không cai trị được những bộ tộc ô hợp. Còn Tang Côn chỉ muốn cướp thú vật, của cải của Thát-đát mà thôi. Thiết Mộc Chân biết thế, ông nhường tất cả chiến lợi phẩm cho Tang Côn. Thế là Khắc-liệt rút quân. Thiết Mộc Chân bèn chiêu tập các bộ tộc của Thát-đát theo Mông-cổ. Lãnh thổ Mông-cổ trở thành rộng bao la, dân chúng đông đúc không kém gì Khắc-liệt.


Long-Tùng thấy em mình đã mệt, chàng kết luận :


- Trái với hồi thắng Diệt-xích-ngột, Thiết Mộc Chân giết tù binh, bắt dân của họ làm nô lệ. Bây giờ ông đổi hẳn chính sách : Tất cả các tù, hàng binh Thát-đát đều được thụ huấn, rồi kết nạp vào quân đội Mông-cổ. Các bộ tộc nhỏ trước thuộc Thát-đát, được giữ nguyên, được đối xử ngang hàng với các bộ tộc khác. Cho nên từ ngày đó đến giờ, Đại-hãn Thiết Mộc Chân luôn ngồi trên mình ngựa, chinh phục, kết nạp tất cả các bộ tộc nhỏ lại. Ngay cả bộ tộc của Muôn-Lịch, trước kia bỏ đi theo Thát-đát. Hồi Thát-đát bị diệt, lão dẫn bộ tộc trở về, vẫn được Đại-hãn cho ngồi vào hội đồng quý tộc. Hơn nữa Thiết Mộc Chân còn gả mẹ mình là bà Bật Tê cho y, để nối tình thông gia.


Thủ-Huy, Đoan-Nghi, Tử-Kim, Thúy-Thúy cùng bật lên tiếng ủa đầy vẻ kinh ngạc. Biết thế, Long-Tùng giảng giải :


- Phong tục của người vùng Thảo-nguyên là như thế đó. Anh em chú bác, cô cậu, đôi con dì đều có thể lấy nhau. Tục chỉ cấm anh em ruột, con trai lấy mẹ đẻ, con gái lấy cha sinh. Còn ngoài ra thì không cấm. Như bố chết, con trai có thể lấy vợ lẽ, nàng hầu của bố. Việc đàn bà tái giá là điều đương nhiên. Khả-hãn Thiết Mộc Chân từng đem những phi tần của mình thưởng cho các tướng dưới quyền.


Thủ-Huy gật đầu :


- Mỗi dân có một tục khác nhau. Ta không nên coi trọng tục của mình rồi chê bai các tục khác.


Đoan-Nghi nhăn mặt :


- Anh nói !


Thủ-Huy càng nói ngang :


- Có lẽ mình nên nghiên cứu tục của vùng Thảo- nguyên, rồi đem về Đại-Việt mình, cho khác với Trung-nguyên. Thực là hủ lậu khi nam nữ không được cầm đồ vật trao tay nhau. (Nam nữ thụ thụ bất tương thân).


Ghi chú của thuật giả:


Sau này con của Thủ-Huy, Đoan-Nghi là Trần Thủ-Độ, vì sinh ra, lớn lên trên đất Mông-cổ, nên khi về Đại-Việt cầm quyền, đã mang theo văn hóa, phong tục vùng thảo nguyên. Vì vậy mới có việc Thủ-Độ đem công chúa Thuận-Thiên, vương phi của anh là Phụng-càn vương Trần Liễu, gả cho em là vua Trần Thái-tông. Sau lại đem Lý Chiêu-Hoàng nguyên là hoàng hậu của Thái-tông gả cho Lê Phụ-Trần. Trong suốt đời Trần, anh em con chú bác, cô cậu, đôi con dì kết hôn với nhau, không còn kể tới phong tục cổ truyền của Đại-Việt đã thấm nhuần đạo Khổng, đều do Trần Thủ-Độ đem từ Mông-cổ về.


Chỉ độc giả Anh hùng Đông-a mới biết rõ uyên nguyên việc này mà thôi.


Thấy chồng nói ngang, Đoan-Nghi hỏi Đoan-Thanh, để bớt bực mình :


- Thế từ hồi đó đến giờ, giữa Khắc-liệt với Mông-cổ có hục hặc nhau nữa không ?


- Giữa Tô Ha Rin với Thiết Mộc Chân thì không. Nhưng Tang Côn thì luôn gây gổ với Mông-cổ, hai bên đang căng thẳng nhau, không biết lúc nào sẽ xẩy ra chiến tranh.


Sáng hôm sau, Thủ-Huy vừa thức giấc, công thấy một chiếc hộp bằng bạc khá lớn để ngay bên đầu mình, trên khắc hình hai con chim ưng bay qua ngọn núi. Công đánh thức Đoan-Nghi dậy:


- Dậy! Dậy! Dường như Côi-sơn song ưng gửi cho ta cái hộp này thì phải.


Đoan-Nghi mở hộp: Bên trong có sợi giây chuyền bằng vàng, móc con nai bằng ngọc với khoảng hơn trăm mũi tên bằng vàng, trên có khắc hình con chim ưng bay qua ngọn núi. Dưới đáy hộp có một mẩu giấy, chữ viết rất đẹp:


" Tre già, măng phải mọc. Chúng ta tiếp nối hào quang của Ưng-sơn song hiệp, Mộc-tồn vọng thê hòa thượng. Nay ta trao kỷ vật này cho hai cháu, để con đường trừ gian, diệt bạo vẫn có người đi".


Đoan-Nghi cầm sợi giây chuyền với con nai bằng ngọc đeo vào cổ Thủ-Huy:


- Đây là di vật của đức Thần-tông ban cho bá phụ là Minh-Đạo vương. Vương trao cho chúng ta, với ngụ ý: Trừ gian, diệt bạo. Nhưng...Nhưng...Chúng ta vô dụng mất rồi.


Chiều hôm ấy, Bác Nhĩ Truật lại dùng con thuyền nhỏ ghé lại con thuyền Thiên-ưng.


Bác Nhĩ Truật nói :


- Chúng tôi cùng cư trú trên một con thuyền lớn, đậu không xa đây làm bao. Bây giờ, lợi dụng đêm tối, chúng ta cùng nhổ neo, kéo buồn ra đi. Ngày mai bọn Tống có khám phá ra, thì chúng cho rằng các vị về Đại-Việt, chứ chúng không thể ngờ rằng chúng ta dương buồm chạy về phương Bắc. Khi tới Liêu-đông chúng ta bỏ thuyền lên bộ, vượt Vạn-lý trường thành là tới phạm vi quyền lực của Mông-cổ rồi.


- Liệu Kim có gây khó khăn cho ta không ?


Bác Nhĩ Truật đưa ra cái thẻ bài :


- Bây giờ Kim suy đồi rồi, chứ không như mấy năm trước đâu. Cứ có vàng đưa ra, là mình tha hồ mà đi lại. Với vàng, ta có thể mua cả đầu vua Kim cũng không khó.


Tức thì Thủ-Huy ra lệnh cho thủy thủ nhổ neo, lên đường. Con thuyền của Mông-cổ đi trước, đoàn thuyền của Thủ-Huy theo sau.


Lênh đênh trên biển phải hơn hai tháng, đoàn thuyền mới tới vịnh Liêu-Đông. Bác Nhĩ Truật trình thẻ bài với viên đô đóc thủy quân Kim rằng mười một con thuyền đều là thương thuyền Mông-cổ. Thủy-quân Kim kiểm soát qua, rồi cho phép đậu tại khu thương thuyền.


Vào thời ấy, vịnh Liêu-Đông của Trung-quốc thuộc Kim cai trị. Liêu-Đông là cửa bể lớn, nên thuyền buôn các nước Cao-ly, Nhật-bản, Tống, và cả Đại-Việt, Chiêm-thành đều qua lại buôn bán.


Thúy-Thúy bàn :


- Chủ nhân ! Ta có nên cải trang không ? Chúng ta mặc y phục Việt, không giống y phục Kim, Cao-ly, sợ tế tác Kim theo dõi thì có nhiều điều phiền phức.


Thủ-Huy không ngờ Thúy-Thúy lại tinh tế như vậy. Công bật cười :


- Phải đấy.


Công nói với Bác Nhĩ Truật :


- Phiền Lang-vương cho người lên chợ mua dùm cho anh em chúng tôi y phục của thương nhân người Kim...


- Không cần.


Bác Nhĩ Truật nói :


- Các vị cứ mặc y phục Mông-cổ cũng được rồi. Bởi chúng tôi có lệnh bài của tể tướng Kim, được tự do đi lại trên khắp nước họ.


Thế là Thủ-Huy ra lệnh cho đoàn võ sĩ Long-Biên thay y phục Mông-cổ. Đoan-Nghi, Thúy-Thúy cải nam trang.


Vào một buổi tối, Đoan-Nghi trở dạ, đau bụng đẻ. Thúy-Thúy với Đoan-Thanh tuy kiến thức mênh mông, võ công cực cao, nhưng hai người không biết gì về vấn đề sinh sản. Cũng may, Bác Nhĩ Truật vốn quen biết nhiều với dân địa phương, ông nhờ họ mời cho một bà mụ. Vào giữa đêm thì Đoan-Nghi sinh ra một bé trai, giống Thủ-Huy như hai giọt nước. Mọi người đều chia mừng với Thủ-Huy Đoan-Nghi. Đoan-Nghi muốn tìm cho đứa trẻ một cái tên để kỷ niệm việc nàng sinh nó trên con thuyền. Thủ-Huy đề nghị :


- Nó ra đời trên một bến đò, thì ta đặt cho nó tên là Độ. Độ là bến đò. Đứa trẻ này có tên là Trần Thủ-Độ.


Đoan-Thanh xin Đoan-Nghi cho mình được nuôi Thủ-Độ. Đoan-Nghi vui lắm :


- Dì nuôi cháu thì còn gì hơn.


Ghi chú của thuật giả:


Người sau đọc sử chỉ biết khi Mông-cổ sang đánh Đại-Việt, Thăng-long thất thủ, nhiều người bàn nên hàng giặc, thì anh hùng Trần Thủ-Độ đã nói với vua Trần Thái-tông một câu lịch sử : « Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo ». Suốt gần nghìn năm lịch sử đã qua, không ai biết ý nghĩa cái tên Thủ-Độ. Chỉ độc giả Anh-hùng Đông-a mới biết rõ, bao giờ, tại đâu, nguyên do nào ông có cái tên này mà thôi.


Hơn tháng sau, mọi việc chuẩn bị xong, Bác Nhĩ Truật đề nghị với Thủ-Huy lên đường. Y để lại một vài người trông coi thuyền. Thủ-Huy cũng để đám thủy thủ ở lại, dùng họ làm trạm thông tin. Khi cần công có thể sai chim ưng mang thư về đây. Rồi từ đây chuyển về Quảng-châu. Sau đó từ Quảng-châu chuyển về Đồn-sơn.


Phải mất hơn một tháng, đoàn người mới tới Vạn-lý Trường-thành. Sau khi vượt thành, thì bắt đầu đi vào lãnh thổ Mông-cổ. Đây là vùng đất trước kia thuộc bộ tộc Thát-đát. Từ sau khi Thát-đát bị liên quân Khắc-liệt, Mông-cổ, Kim đánh tan. Đại-hãn Thát-đát bị giết, vùng này mới nhập vào Mông-cổ. Mấy tháng trước, Bác Nhĩ Truật đem bọn tùy tòng hơn ba trăm người đến đây, gửi cho một tộc, nhờ họ chăn dùm. Rồi mới giả làm thương nhân, dùng xe, vượt qua lãnh thổ Kim, đến vùng biển Liêu-Đông, xuống thuyền. Đám tùy tùng này đều là những dũng sĩ Mông-cổ, từng học cỡi ngựa, bắn tên từ năm sáu bẩy tuổi, rồi được Lý Long-Phi huấn luyện thuât kỵ mã của Phù-đổng Thiên-vương, thuật kỵ chiến của Đại-Việt...lại trải qua biết bao năm chinh chiến, nên thuật kị mã, tiễn thủ của họ đã đứng vào hàng đầu của các đội quân vùng thảo nguyên. Khi đi, mỗi ngươì cỡi một ngựa, dắt theo hai ngựa để dự phòng. Bây giờ họ lấy lại ngựa, cấp cho đoàn võ sĩ Long-biên, mỗi người một con mà vẫn còn dư hơn trăm.


Từ khi rời Đại-Việt, đội võ sĩ Long-biên phải để ngựa lại Thăng-long, rồi ở dưới thuyền trải hơn năm. Bây giờ họ mới được ngồi lại trên mình chiến mã, thì không khác gì đại bàng bị giam trong lồng, được tung lên trời xanh bao la.


Tử-Kim cầm cờ phất một cái, người người đều răm rắp vào hàng. Năm trăm võ sĩ mặc giáp sắt ngồi uy nghiêm trên mình ngựa. Từ mười năm nay các kị mã Mông-cổ nổi tiếng là được trang bị đầy đủ nhất vùng thảo nguyên. Thế mà bây giờ Bác Nhĩ Truật nhìn trang bị của đội võ sĩ Long-biên, ông cảm thấy xấu hổ. Ông hỏi Tử-Kim :


- Huynh đệ ! Huynh đệ có thể giảng cho ta nghe về cách trang bị này không ?


- Vâng.


Tử-Kim chỉ lên một kỵ mã :


- Trước hết, kỵ mã đều đội mũ bằng đồng, bên trong lót hai lớp, một lớp da trâu, và một lớp tơ bọc bông. Với mũ này, không tên nào có thể xuyên thủng, không lao nào xâm phạm vào đầu được. Những đao, kiếm thông thường cũng không thể đả thương nổi.


Nói rồi Tử-Kim tháo chiếc mũ của mình trao cho Bác Nhĩ Truật. Bác Nhĩ Truật xem qua, rồi nghĩ thầm:


- Loại mũ này lợi hại thực. Các dũng sĩ của ta chỉ đội mũ da thì an ninh thua xa.


Tử-Kim lại chỉ vào cái áo :


- Áo này bằng da trâu, bên ngoài ghép những mảnh thép mỏng, đao kiếm, tên lao xuyên không thủng. Chân thì đi dầy bằng da trâu, đế lót lớp thép mỏng, để không bị chông làm hại.


Bác Nhĩ Truật nghĩ thầm :


- Đại-hãn sai mình đi mời phò mã, công chúa sang chơi, chỉ với mục đích mong gặp lại bạn cũ. Không ngờ, ta học được cách trang bị của Đại-Việt.


Tử-Kim chỉ vào một võ sĩ :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Trích đoạn: Dưới Địa Song, là một sơn cốc hình như cái bồn, từ miệng động nhìn

11-07-2016 72 chương
Liên Thành quyết - Kim Dung

Liên Thành quyết - Kim Dung

Giới thiệu: Liên thành quyết là câu chuyện kể về chàng trai Địch Vân thật thà,

08-07-2016 49 chương
Dư âm tháng mười hai

Dư âm tháng mười hai

(khotruyenhay.gq) Những ngày tháng cuối của năm... *** Sáng ra, tâm trạng bồi hồi vì

28-06-2016
Me hài ola ngày 30-06-2016

Me hài ola ngày 30-06-2016

Có những câu nói vô cùng đơn giản nhưng nó luôn khiến chúng ta, những người hằng

30-06-2016
Chú hề

Chú hề

Người ta nói rằng người lạc quan là người cô độc vì họ lúc nào cũng tỏ ra vui

28-06-2016

XtGem Forum catalog