Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 86 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 25

↓↓

Hai câu này để ca tụng đức của vua Thánh-tông :

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Đức của đệ tam hoàng đế chiếu xuống như mặt trời, khiến cho đất nước được bình an. Phúc của nhà vua ngày càng mở rộng, ngày càng đẹp, càng dài.


Vượt qua lối đi ngắn nữa thì vào cái sân. Bên trái là đền thờ Linh-Nhân hoàng thái-hậu, bên phải là ngôi chùa cổ mang tên Linh-nhân tư phúc tự. Tương truyền chùa này là một trong 76 ngôi chùa mà sinh thời Linh-Nhân hoàng thái hậu sai cất để cúng dàng. Xin độc giả đừng lầm với chùa Tư-phúc ở trên đỉnh núi Kỳ-lân, làng Chi-ngại, huyện Chí-linh, tỉnh Hải-hưng.


Đền, chùa vẫn tồn tại mấy bia đá. Nhưng tiếc rằng hầu hết bia đều bị vạc mất khá nhiều chữ.


Trong đền, có hai cung. Cung ngoài có cái kiệu, cùng nghi trượng. Cung trong có chữ đại tự :


Thánh cung vạn tuế.


Tượng ngài mặc y phục thái-hậu mầu vàng. Hai bên là tượng sáu vị phụ tá đương thời của ngài là :


Công-chúa Thiên-Thành.


Công-chúa Động-Thiên.


(Cả hai vị đều là con của vua Lý Thánh-tông.)


Minh-đức Thạc-hòa, Chí-nhu công chúa, nhũ danh Nguyễn-thị Trinh-Dung.


Ninh-đức, Trang-duệ, Hiếu-khang công chúa, nhũ danh Lê Ngọc-Nam.


Nhu-mẫn, Đoan-duệ, Anh-văn công chúa, nhũ danh Trần Ngọc-Huệ.


Hòa-huệ, Ninh-tĩnh, Ôn-văn công chúa, nhũ danh Vũ Thanh-Thảo.


Hành trạng của Linh-Nhân hoàng thái hậu và 6 công chúa, xin xem Nam-quốc sơn-hà, 5 quyển, 2232 trang, của Yên-tử cư-sĩ do Đại-Nam, Hoa-kỳ xuất bản.


Linh-Nhân hoàng thái hậu (1) (Ỷ-Lan) sinh ra vua Nhân-tông, Sùng-hiền hầu (2).


Sùng-hiền hầu sinh ra vua Thần-tông (3).


Vua Thần-Tông sinh ra vua Anh-tông (4).


Vua Anh-tông sinh ra Long-Xưởng, Long-Trát, Đoan-Nghi (5).


Cách xưng hô ngày xưa, theo bình dân và theo Hán-Việt như sau :


Bản thân (5). Kỷ thân : Long-Xưởng, Đoan-Nghi v.v.


Đời cha mẹ (4). Phụ, mẫu : Vua Anh-tông, Minh-Đạo vương.


Đời ông bà(3). Tổ phụ mẫu: Vua Thần-tông.


Đời cụ (2). Tằng tổ phụ mẫu : Vua Nhân-tông, Sùng-hiền hầu.


Đời kị (1). Cao-tổ phụ mẫu : Vua Thánh-tông, Linh-Nhân hoàng thái hậu.


Hai người dừng ngựa trước đền. Cổng đền đã đóng. Thủ-Huy rung chuông. Một người tuổi khoảng trên dưới bốn mươi, thân hình gầy gò, mặt choắt chéo, ra hỏi bằng giọng cộc cằn :


- Muốn gì ?


- Chúng tôi ở xa đến. Xin ông cho chúng tôi vào lễ Bà.


- Tối rồi ! Đền đóng cửa. Mai lại .


Dứt lời, y quay lưng trở vào, miệng lầm bầm nói một mình :


- Cả ngày dài thì không tới, đợi trời tối mới tới. Chán mớ đời. Ban ngày thì mải đi chơi. Tối lăn mặt trời đổ thóc vào xay !


Thủ-Huy rung chuông nữa, y quay lại, mặt cau có :


- Cái gì ?


Vừa lúc đó một bà già trên dưới sáu chục xuất hiện. Thoáng nhìn dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng cùng sắc diện của bà, Đoan-Nghi hơi giật mình . Nàng nhìn chồng, cả hai cùng tự hỏi : Tạ sao lại có một bà già xinh đẹp, quý phái ở chốn thôn dã như thế này ?


Bà ta chỉ vào Đoan-Nghi, Thủ-Huy nói sẽ vào tai gã đàn ông :


- Phải lễ độ với khách. Coi kìa, lưng khách đeo kiếm kìa !


Nghe bà già nói, gã đàn ông đưa mắt nhìn, thấy Thủ-Huy, Đoan-Nghi đều đeo kiếm trên lưng, y kinh hãi, vội đổi thái độ ; hai tay cung lại, vái dài, gập đầu xuống gần sát đất :


- Bẩm lạy quan khách ạ. Xin quan khách vào lễ Thái-hậu.


Y mau mắn mở cổng, cầm dây cương ngựa dắt cột ở gốc mít, rồi tự giới thiệu :


- Tôi tên Ngô Văn-Phụng, là thầy đồ phụ trách việc viết sớ tại đây.


Y lại chỉ vào người đàn bà :


- Đây là bà thủ từ. Bà tên Lê-thị Bồng.


Nhìn thấy bọc lễ vật khá lớn, mắt gã Phụng sáng ngời. Y lấy cái mâm, rồi đỡ gói lễ vật trên tay Đoan-Nghi, bầy ra. Bà Bồng cung kính hỏi :


- Phải chăng nhị vị là thập phương tới vay tiền Thái-hậu?


- Không ! Chúng tôi không giầu, nhưng cũng tạm đủ sống. Đâu dám vay tiền ngài !


- Nhị vị đeo kiếm, vậy hẳn là con em đệ tử võ phái Mê-linh chăng ?


Thủ-Huy xua tay :


- Không hẳn như vậy !


- À, thôi rồi, các vị họ Lý hặc họ Lê hẳn ?


- Cũng không hẳn như vậy.


Thủ-Huy tò mò :


- Tôi tưởng khi đã đến đền này, thì ai cũng như ai. Có đâu phân biệt loại người?


- Không phải tôi phân ra, mà lệ này có từ lâu. Phàm thập phương tới lễ, thì chỉ được lễ ở ngoài, trước bàn thờ. Còn như thuộc họ Lý là họ của vua Thánh-tông, họ Lê là họ của Thái-hậu, thì được vào trong cung chiêm ngưỡng tượng của ngài.


- Thế còn nếu như là con em đệ tử võ phái Mê-linh ?


- Đương thời ngài là đệ tử của vua bà Bình-Dương, chưởng môn phái Mê-linh. Cho nên trước khi băng hà, ngài có di chiếu để lại : Trong đời ngài xử dụng tới mười tám thanh kiếm khác nhau. Vậy thì tại mỗi nơi thờ ngài được giữ một thanh. Sau này, phàm con em đệ tử phái Mê-linh tới hành hương, thì được chiêm ngưỡng kiếm ấy.


- À, thì ra thế.


Đoan-Nghi trả lời :


- Chúng tôi thuộc cả hai loại, tôi họ Lý, và cũng là đệ tử của phái Mê-linh.


Bà Bồng mỉm cười, ánh mắt bà dịu hẳn lại, thoáng một nét buồn xa xôi.


Ghi chú của thuật giả:


Công-chúa Thiên-Ninh là con gái của vua Lý Thánh-tông với Mai phi. Công chúa có tài kinh bang tế thế, được vua cha trao nhiệm vụ cải cách nông nghiệp, làm cho Đại-Việt trở thành giàu có súc tích. Trong cuộc bình Chiêm 1069, cuộc đánh Tống 1075 và kháng Tống 1077, công chúa chỉ huy tiếp vận lương thảo. Hồi phụ trách cuộc cải cách nông nghiệp, công chúa thường cho nông dân vay tiền làm ruộng, đến mùa gặt thì trả. Vì vậy dân chúng gọi công chúa là bà Chúa-kho. Trong cuộc kháng Tống, quân Tống vượt chiến lũy Như-nguyệt, tiến tới sát Thăng-long, chỉ còn 25 cây số. Công chúa chỉ huy quân đánh bật giặc trở về Như-nguyệt, rồi tử trận. Triều đình xây đền thờ công chúa ở Thị-cầu, Bắc-ninh.


Mỗi khi vào đầu Xuân, dân Việt thường tới đền thờ công chúa khấn xin vay tiền. Nhưng, trên công chúa còn có Linh-Nhân hoàng thái hậu. Vì vậy tín chủ phải tới đền thờ ngài khấn xin vay trước, rồi mới tới đền thờ bà Chúa-kho sau. Khi dâng sớ vay tiền, phải nói rõ vay bao nhiêu, rồi xin âm dương. Nếu được, năm đó phát tài, cuối năm phải tới lễ tạ và trả nợ. Thường thì tín chủ trả bằng tiền, vàng, bạc...mã, gọi nôm na là tiền, vàng, bạc âm phủ.


Hiện nay (1997), dường như sự linh ứng có thực, nên hằng năm cứ vào đầu Xuân, dân chúng vẫn lũ lượt kéo nhau đến đền thờ hai ngài...vay tiền. Khi trả thì không trả bằng tiền, vàng, bạc Âm-phủ nữa, mà trả bằng đô la Âm-phủ Hoa-kỳ. Loại đô la Âm-phủ này in rất đẹp, không thua gì đô la thực. Xin đọc Nam-quốc sơn-hà của Yên-tử cư-sĩ, 5 quyển do Đại-Nam, California Hoa-kỳ xuất bản.


Ngô Văn-Phụng đã bầy lễ vật lên bàn thờ. Y mài mực, cầm bút hỏi :


- Xin hai vị cho biết tên, để chúng tôi còn làm sớ tâu lên ngài.


Bà Bồng chỉ Phụng giới thiệu :


- Chú Ngô đây, cũng là người có học. Năm trước thi Minh-kinh, tuyển bẩy mươi hai người, chú ấy đỗ thứ bẩy mươi hai. Được quan Thái-sư Đỗ Anh-Vũ bổ làm gia sư cho đạo quân thứ tư. Ít lâu sau, vì phạm tội, bị cách. Thái-sư đưa về phủ người lĩnh chức thủ bạ. Từ sau khi Thái-sư bị hại, triều đình cho về làng này dạy học.


Nghe bà Bồng thuật, Thủ-Huy nhớ lại chuyện cũ, do Khu-mật viện trình. Công dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai Đoan-Nghi :


- Em phải cận thận. Đây là tên bẩn thỉu bậc nhất thế gian. Ông nội tên Ngô Văn-Phụng này làm nghề hoạn lợn, giết thịt chó bán. Sau vì hắn ăn trộm chó, bị người ta giết. Đến đơì bố y, được cử làm mõ xã Siêu-loại. Vì can tội ăn cắp vịt, bị làng đuổi. Hắn cải tên, sang làng Cổ-nhuế, làm nghề nhặt phân trâu, phân chó ở Thăng-long. Hắn cầm đầu một bọn du thủ, du thực ăn cắp vặt ở các chợ, bị người ta đánh chết. Tên Phụng mồ côi, được một thầy đồ đem về nuôi, giữ việc chăn trâu. Thầy thấy y sáng dạ, cho y học cùng với học trò. Y khai man lý lịch đi thi Minh-kinh, đậu hạng trót, được cử làm gia sư cho đạo quân thứ tư. Chức vụ này chuyên viết thư dùm binh lính. Lương gia sư không đủ nuôi thân, y lấy vợ là gái giang hồ rồi cùng vợ mở nhà chứa, gây cho rất nhiều binh lính bị bệnh Dương-Mai, việc phát giác, bị cách chức, đáng lẽ bị đầy đi xa. Nhưng y được Anh-Vũ che chở, đem về phủ coi việc chăn ngựa. Vì y bị liệt dương, vợ y tằng tịu với tên chăn ngựa. Y chán đời, tự thiến. Anh-Vũ bị giết, y được Cảm-Thánh thái hậu cho về đây bề ngoài làm thầy đồ. Thực ra để theo dõi hoàng tộc.


Nghe tên Phụng muốn viết sớ cho mình. Đoan-Nghi lắc đầu :


- Chúng tôi biết chữ . Xin để chúng tôi tự viết sớ.


Nói rồi nàng cầm bút viết, tay đưa bút rất nhanh, không đầy một khắc đã đầy hai tờ giấy. Nội dung tờ sớ, nàng tóm lược tất cả những gì đã xẩy ra từ khi Thủ-Huy về Thăng-long. Cuối cùng nàng xin cao tổ mẫu phù hộ cho con cháu giữ được cơ nghiệp tổ tiên.


Tuy không biết nội dung tờ sớ Đoan-Nghi viết gì. Nhưng tên Phụng thấy chữ của nàng như rồng bay phượng múa. Y biết đây là cặp vợ chồng có lý lịch hẳn hoi.


Bà từ, tên Phụng đánh trống, khua chuông. Thủ-Huy, Đoan-Nghi vào chiếu lễ. Lễ xong Đoan-Nghi đốt sớ. Nàng móc trong túi ra một nén bạc, trao cho bà Bồng :


- Tôi xin góp chút ít, để dùng vào việc hương khói thờ kính Thái-hậu. Không biết bà có thể cho chúng tôi qua đêm tại đây được không ?


Bà từ tiếp bạc, rồi nhanh nhẩu :


- Được ! Đền này có đến chín phòng, dành cho khách phương xa tới trọ. Để tôi bảo trẻ dọn phọng cho cô cậu.


Bà lên tiếng gọi


- Huệ-Trinh đâu ?


Một thiếu phụ nữ xinh xắn, tuổi khoảng trên ba mươi xuất hiện.


- Người dọn phòng sạch sẽ cho cô cậu đây qua đêm.


Hương tàn, Ngô Văn-Phụng hạ lễ xuống, y định chặt con gà ra, mời Thủ-Huy, Đoan-Nghi thụ lộc thì Đoan-Nghi xua tay :


- Chúng tôi ăn cơm chiều rồi. Lộc Thái-hậu xin biếu lại ban thủ từ.


Vào trong phòng nghỉ, Thủ-Huy nói sẽ vào tai Đoan-Nghi :


- Ban nãy, anh thấy đôi mắt tên Ngô Văn-Phụng hiện ra vẻ gian. Y luôn nhìn vào thanh kiếm của em. Còn bà Bồng, dáng người thanh nhã quý phái, chắc ngày xưa bà phải là một giai nhân. Nhìn bàn tay bà ấy trai cứng thì rõ ràng bà là một cao thủ phái Tản-viên. Vậy chúng ta phải cẩn thận mới được. Không biết bà Bồng là người của ai ? Bà ẩn thân với mục đích gì ? Còn tên Phụng, y là chân tay của Cảm-Thánh thái hậu sai tiềm ẩn ở đây có mưu đồ gì không ?


- Em cũng nghi vậy.


- Ta cứ vờ nằm im, giả ngủ say, chờ xem.


Sau một ngày, với những biến cố liên tiếp, Thủ-Huy, Đoan-Nghi không thể nào chớp mắt được. Đoan-Nghi nghĩ đến việc Long-Xưởng trở mặt, nàng muốn bật lên tiếng khóc. Nhưng nghĩ lại, thái độ của Thủ-Huy, cắm kiếm giữ điện, không tuân chỉ Long-Xưởng bàn giao chức vụ Thái-úy cho Tô Hiến-Thành, ngang nhiên ra đi, lại càng đáng trách hơn. Nàng tội nghiệp cho ba anh Kiến-Tĩnh, Kiến-An, Kiến-Ninh bị chết thảm ; đến việc Long-Xưởng trở mặt, mà lòng rối như tơ vò. Có lẽ giờ này, người ta đã niệm ba vương, ngày mai Long-Xưởng lên ngôi, truy phong chức tước rồi mới đưa về Cổ-pháp chôn.


Nhưng chờ đến khuya cũng không có gì lạ. Hai người ngủ thiếp đi lúc nào không hay.


Tiếng gà gáy ban mai, tiếng chim hót chào mừng bình minh làm Đoan-Nghi thức giấc. Nàng định đánh thức chồng dậy thì chợt khám phá ra có tiếng chân người di chuyển trên nóc nhà, nhẹ như chim, trầm như tiếng chân trâu. Nàng sẽ bẹo tay Thủ-Huy. Thủ-Huy rung rung tay, dùng Lăng-không truyền ngữ nói với vợ :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bước qua quá khứ

Bước qua quá khứ

Tôi thật sự chẳng biết làm gì để vơi đi những cắn rứt ngoài việc trừng phạt

23-06-2016
Người xa lạ

Người xa lạ

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện ngắn "Rồi sẽ qua hết, phải

25-06-2016
Bà chị khó tính

Bà chị khó tính

"Kẻ mạnh là kẻ làm được những gì mình thích, kẻ yếu là kẻ chỉ làm được những

01-07-2016
Câu chuyện chị em

Câu chuyện chị em

Chuyện về ba người phụ nữ. Chị – 25 tuổi. Mạnh mẽ như một người đàn ông. Mẹ

24-06-2016
Trái tim kiêu hãnh

Trái tim kiêu hãnh

Tôi cứ thầm ước mỗi chuyến bay sẽ mang đến cho mình cơ hội gặp thêm một người

26-06-2016
Đề ơi là đề

Đề ơi là đề

Số là hôm qua hắn đánh trúng được đầu bảy nên hôm nay hắn chủ chi vụ nhậu

25-06-2016