Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 18 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 25

↓↓

Đám phản thần thấy tôn hiệu của Long-Xưởng vẫn chưa dài bằng của Long-Trát, chúng định tìm những mỹ tự nữa...thì Tăng Khoa buồn nôn, hầu nạt :

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Các người là phản thần, lát nữa đây sẽ bị đem ra xẻo thịt, thế mà các người còn dẻo mồm nịnh hót ư ? Có câm miệng đi không ?


Các nịnh quan vội im bặt, ngơ ngác nhìn nhau. Long-Xưởng đang cao hứng, thì bị Tăng Khoa làm mất, vương cau mặt mắng :


- Tất cả chư đại thần đây đều là quan cao cực phẩm, so với chức Vũ-kị thượng tướng quân của người, thì không khác gì trái núi với hạt vừng hạt đậu. Tội trạng của họ lại chưa rõ. Người không được vô phép.


Thấy Long-Xưởng mắng Tăng Khoa, một nghĩa đệ, hơn nữa tướng đang cầm quân bảo vệ ngôi vua cho mình, thì đám nịnh thần nắm ngay được yếu điểm : Người này thích được nịnh. Chúng lại xúm vào ca tụng Long-Xưởng bằng những lời lẽ cực kỳ đẹp đẽ, và mắng Tô Hiến-Thành, Đỗ An-Di, Lý Kính-Tu bằng những lời đê tiện nhất.


Tăng Khoa lắc đầu nói với Long-Xưởng:


- Đại ca ơi ! Đại ca hãy nghĩ đến sự nghiệp của năm vị tiên đế, mà chém bọn này ngay.


Long-Xưởng nghĩ thầm :


- Chống đối ta từ trước đến giờ là bọn quan văn này đây. Tuy chúng là những người chân yếu tay mềm, thích nịnh bợ, nhưng chúng là những người có tài cai trị. Bây giờ đã dẹp loạn đã xong, quốc kế đòi đất tổ không hy vọng gì thi hành. Ta...Ta đâu cần bọn Thủ-Huy, Tăng Khoa ? Chỉ với mấy hiệu binh địa phương, ít tên thị vệ, cấm quân ta cũng thừa sức cai trị dân. Ta phải loại dần bọn này ra. Bây giờ ta cần bọn văn quan ký vào biểu tôn ta lên ngôi, ta phải lấy lòng chúng. Hơn nữa, ta là đấng chí tôn trời Nam, thì phải trên ra trên, dưới ra dưới, chứ có đâu ca ca, đệ đệ với bọn Thủ-Huy, Tăng Khoa mãi.


Vương nhăn mặt nạt lớn :


- Im cái mồm. Đây là điện Càn-nguyên, trẫm là một Vô-thượng, Chí-tôn, Đại-thánh hoàng đế. Người không được ca ca, đệ đệ với trẫm. Hiện nay Thăng-long vô sự, không còn phản tặc ! Người hãy đem quân rời khỏi đây ngay, khi nào có chỉ mới được về. Việc canh phòng Hoàng-thành sẽ do quan phòng thủ Đàm Dĩ-Mông với thị vệ, cấm quân. Người với toàn thể kị binh rút khỏi Thăng-long tức khắc. Lui!


Tăng Khoa kinh ngạc sự thay đổi mau chóng trong người anh kết nghĩa, mà hầu theo phò bấy lâu nay. Hầu cúi đầu, bái lậy, rồi trao quyền chỉ huy thị vệ, cấm quân cho Đàm Dĩ-Mông, lẳng lặng cùng Như-Như rời khỏi Hoàng-thành.


Thấy vợ Đào Duy là Như-Yên mở to mắt nhìn mình, dường như muốn khiếu nại điều gì, Long-Xưởng quát :


- Người chỉ là một mụ trông coi việc làm vườn, nấu bếp ở Đông-cung, tại sao người lại đem đội thị-vệ Đông-cung vào đây làm gì ? Có rời khỏi Hoàng-thành ngay không ?


Từ lâu rồi, Đào Duy vẫn cai quản đội nhạc của triều đình, vì vậy ông luôn luôn có mặt trong tất cả các buổi thiết triều. Còn vợ là Như-Yên thì giữ chức tổng-quản Đông-cung, đúng ra bà không có mặt tại điện Càn-nguyên. Nhưng lúc Long-Xưởng về Thăng-Long, thì cổng thành bị Mạc Hiển-Tích sai thị vệ, cấm quân phong tỏa, mà quân của Thủ-Huy, Tăng Khoa chưa kịp về. Vì vậy bà phải đem đội thị vệ Đông-cung, hơn trăm người do chính ông bà huấn luyện, làm lực lượng hộ vệ Long-Xưởng. Ban nãy, đội nghi trượng ủng Long-Xưởng vào thành, do chính bà điều động. Bây giờ Long-Xưởng trở mặt xua đuổi bà. Bà cười nhạt, dẫn đội võ sĩ Đông-cung rời điện Càn-nguyên.


Các phản thần lại xúm nhau tâng bốc Long-Xưởng, trong khi Bùi Kinh-An cầm tờ biểu tôn Long-Xưởng lên làm vua đến trước mặt các quan để họ ký vào.


Hoàng-hậu nói nhỏ vào tai Long-Xưởng :


- Bây giờ con là Vô-thượng, Chí-tôn, Đại-thánh hoàng đế! Tô Hiến-Thành, Đỗ An-Di, Lý Kính-Tu tuy có chống con, nhưng họ chỉ là con chó của tiên đế. Tiên đế truyền sao, họ làm vậy. Con hãy tha cho họ, họ sẽ biến thành con chó trung thành của con. Cái họa của họ với xã tắc chỉ như bệnh ngoài da. Còn cái họa trong tâm, trong can chính là bọn võ lâm. Mẹ thấy bọn võ lâm, bọn võ quan cầm quân mới đáng sợ. Như con thấy: Đám Đông-a là đầu sỏ võ lâm, người nắm trọng binh trong tay là Trần Thủ-Huy. Từ trước đến giờ, chúng vô lễ, dồn ép con đã nhiều. Chính miệng Thủ-Huy nói : Vua Thuấn nhờ làm phò mã của vua Nghiêu mà được truyền ngôi. Đức Thái-tổ nhà ta nhờ làm phò mã của vua Lê Đại-Hành rồi cầm quân mà lấy được ngôi vua. Ngụ ý của y muốn nói : Nay y cũng là phò mã, cũng nắm binh quyền trong tay, thế còn mạnh hơn đức Thái-tổ. Y cũng có ý nhòm ngó ngôi bảo tộ.


Long-Xưởng nghĩ thầm : Hà, thì ra mẫu hậu cũng nghĩ như ta vậy. Tuy thế vương giả bộ lắc đầu :


- Mẫu hậu hơi quá lời ! Làm gì có chuyện đó ! Thủ-Huy trứơc sau vẫn trung thành với con.


- Con có nhớ lời Tuyên-phi Thụy-Hương nói lúc sắp băng không ? Phi nhắc lại lời Thủ-Huy đã bàn với phi rằng : Khi binh quyền vào tay, y sẽ lên ngôi vua, phong cho phi làm hoàng hậu đó sao ? Con có nhớ lời anh của Thủ-Huy là Trần Lý trên hồ Tây không ? Trần Lý đã nói rằng sẽ phế bỏ bản triều, rồi giòng họ nhà y lên ngôi vua. Không phải vô tình mà anh em Huy cùng nói giống nhau.


Hôm ấy, ở trên con thuyền, Long-Xưởng nghe Trần Lý nói lời gay gắt, thì trong lòng đã nghi Thủ-Huy. Rồi khi nghe Thụy-Hương nói Thủ-Huy mưu cướp ngôi phong cho nàng làm Hoàng hậu, Long-Xưởng tuy không tin, nhưng bắt đầu dè dặt, nghĩ rằng Thủ-Huy có thể cướp ngôi vua. Bây giờ nghe mẹ nói, vương mới giật mình :


- Ừ nhỉ. Bây giờ con phải làm gì ?


- Nhân việc y lạm quyền giết đại thần. Con là Vô-thượng, Chí-tôn, Đại thánh, con truyền cách chức y, rồi đuổi về dân dã thì không ai nói gì được nữa. Đợi mọi việc xong xuôi, đem tội trạng của y ra đình nghị, nhân đó giết cả nhà y cho tuyệt hậu hoạn.


Long-Xưởng nhìn ra góc điện, thấy Phùng Tá-Chu, Kim-Ngân, đang đứng cạnh Thủ-Huy, Đoan-Nghi. Tất cả cùng nhăn mặt, lắc đầu tỏ vẻ khinh rẻ bọn nịnh quan. Vương chợt nhớ lại hôm họp ở dưới con thuyền, Kim-Ngân cùng Trần Lý ép mình phải giết bọn gian tế Tống, thái độ cực kỳ vô lễ. Rồi từ sau vụ ấy, mối giao hảo của phái Đông-a với Đông-cung gián đoạn. Bây giờ Long-Xưởng là Vô-thượng, Chí-tôn, Đại-thánh hoàng đế, uy quyền bao trùm trời Nam, trong khoảnh khắc Long-Xưởng quên mất tất cả những gì phái Đông-a, Thủ-Huy phò tá mình.


Hoàng-hậu biết lời nói của mình đã có kết quả, bà tiếp :


- Con lo nghĩ về thế lực phái Đông-a ư ? Mai con lên ngôi vua rồi, chỉ cần ban tờ chỉ cho một viên đô thống đem quân về làm cỏ trang Thiên-trường, bắt hết mấy tên võ phu vai u thịt bắp phái Đông-a giết sạch là xong.


Nghe lời tâu lọt tai, Long-Xưởng hướng về phía Tá-Chu, Kim-Ngân, rồi cau mặt hỏi lớn :


- Cặp trai gái quê kia là ai ? Đây là điện Càn-nguyên, chốn cực kỳ uy nghiêm, các người đột nhập vào đây định làm gì ? Thị vệ đâu, hãy bắt chúng đem giam vào ngục ngay !


Kim-Ngân cười nhạt nói với Thủ-Huy, Đoan-Nghi :


- Anh chị đã sáng mắt ra chưa ? Ngay cái hôm ở trên thuyền, anh Lý đã nhìn rõ cái mặt thực của Long-Xưởng rồi. Hôm nay anh chị mới thấy !


Kim-Ngân hừ một tiếng, rồi vận nội lực nói lớn :


- Ăn cháo đá bát ! Gã Long-Xưởng kia ! Suốt mười mấy năm nay, không có nhà ta, thì liệu người có còn sống đến ngày nay không ? Ngôi vua có còn của họ Lý không ? Hỡi ơi ! Nhà dột từ nóc dột xuống ! Bà thì mê tên Đỗ Anh-Vũ giết tôn thất. Anh-Vũ chết, thị lại mê tên chệt Lưu Kỳ, muốn bưng ngai vàng dâng cho y ! Bà nội như thế, tất có ông bố cướp gái của con, rồi ông bố mê gái đẹp, muốn giết các con để cho thị vui lòng, mà... hỡi ơi, thị có tốt gì cho cam ! Thị là con đàn bà lang chạ, mang con hoang vào Hoàng-thành. Bà như thế, bố như thế, thì dĩ nhiên nảy ra đứa con tham dâm, cưỡng dâm sủng phi của cha cũng là sự thường thôi ! Chúng ta vừa ra tay cứu người, mà người lại trở mặt ư ?


Kim-Ngân, Tá-Chu cùng hú lên một tiếng dài liên miên bất tuyệt, khiến mọi ngưới ù tai, chóng mặt. Rồi binh binh, hai người phóng chưởng đánh vỡ hai cánh cửa. Thấp thoáng một cái, hai người đã rời khỏi điện.


Trần Trung-Tá là Ngự-sử đại phu, từ nãy đến giờ y đứng quan sát hành động của Long-Xưởng, y bắt ngay lấy thời cơ. Y tâu :


- Tâu Vô-thượng, Chí-tôn, Đại-thánh hoàng đế ! Người con gái tên là Trần Kim-Ngân, em ruột của phò-mã Thái-úy Trần Thủ-Huy ! Còn tên thôn phu thì là chồng thị tên Phùng Tá-Chu. Cả hai người ỷ thế anh, nên ra vào Hoàng-thành không còn coi phép nước ra gì. Những lời đại bất kính của y thị hoàn toàn lỗi ở Trần phò mã. Thần xin Vô-thượng, Chí-tôn, Đại-thánh hoàng đế bệ hạ trước hãy cách chức Thái-úy của Trần Thủ-Huy, rồi trao cho đình thần nghị tội, xét xử chính pháp.


Bọn Phí Công-Tín, Ngô Nghĩa-Hòa, Ngô Lý-Tín, Đàm Dĩ-Mông, mỗi người thêm một câu. Kẻ thì đòi xử lăng trì, người thì đòi tru di tam tộc Thủ-Huy. Chúng tìm ra Thủ-Huy phạm đến 180 khoản trong bộ Hình-thư.


Đoan-Nghi, Thủ-Huy đứng ở cửa điện. Hai người tự tin vào thâm tình ruột thịt, tự tin vào lòng dạ trong sáng, hết tâm hết trí phò tá anh mình, tự tin vào binh quyền trong tay ; nên mỉm cười nghĩ thầm : Sau khi đại ca lên ngôi vua, thì với tội trạng trong quá khứ, mình muốn vo tròn, bóp méo bọn chúng thế nào mà chẳng được ? Mình cứ để cho chúng nịnh, để Long-Xưởng thấy rõ bản mặt chúng.


Tuy nghe bọn văn quan nịnh, Long-Xưởng cũng nhận thấy mình còn sống tới nay, ngôi vua sở dĩ có do một tay Thủ-Huy phò tá. Nhưng nay mình đã thành Vô-thượng, Chí-tôn, Đại-thánh hoàng đế rồi, thì cũng nên tước bớt uy quyền Thủ-Huy đi, để phòng hậu hoạn. Hơn nữa, hiện tước của Thủ-Huy tới quốc-công, sau vụ dẹp loạn này, thì công của y quá lớn, ắt phải phong vương, mà trong khi tuổi y còn quá trẻ, tương lai khó tránh được cái vạ cướp ngôi. Nghĩ vậy Long-Xưởng làm như người nhân nghĩa, lên tiếng :


- Tuy Trần phò mã phạm nhiều tội, nhưng trước đây đã lập biết bao công lao. Vậy trước hãy thu binh quyền, cách chức Thái-úy, cách chức Càn-nguyên điện đại học sĩ, thu ấn Trung-nghĩa thượng-tướng quân. Tước Côi-sơn quốc công vẫn giữ nguyên.


Thủ-Huy, Đoan-Nghi nghe Long-Xưởng tuyên chỉ, mà tưởng rằng tai mình ù ! Sự kiện đang diễn ra trong giấc mơ.


Đoan-Nghi thấy anh trở mặt mau quá thì kinh hãi nói :


- Anh ! Anh nghe lời cái bọn từng chống đối anh, mà chặt chân tay mình ư ? Được, để em nói chuyện với bọn ăn hại này.


- Hoàng muội không nên nhiều lời ở đây. Nếu hoàng muội nghiêng theo gia đình nhà chồng thì trẫm sẽ xóa tên hoàng muội trong sổ Ngọc-diệp, rồi đuổi về dân dã. Hoàng muội có nghe con nhà quê Kim-Ngân nhục mạ Thái-hậu, nhục mạ Phụ-Hoàng với nhục mạ trẫm không ? Kể từ lúc này Thủ-Huy không còn là Thái-úy nữa. Thái-sư Tô Hiến-Thành hãy chiếu di chỉ của phụ hoàng, lập tức lĩnh chức Thái-úy thay Thủ-Huy.


Thủ-Huy cười nhạt, hú lên một tiếng dài liên miên bất tuyệt. Tất cả mọi người đều bịt tai ôm đầu, choáng váng. Công chỉ tay vào mặt Long-Xưởng than :


- Trời xanh thấu cho, tôi là Trần Thủ-Huy, từ thủa niên thiếu, gặp người này. Người này bị Cảm-Thành thái hậu sai Nghi-tàm song ma, đô đốc Lý Thần đuổi bắt, toan sát hại. Không quản nguy hiểm, tôi ra tay cứu người, rồi kết huynh đệ. Tôi nào biết người là Thái-tử ? Tiếp đến người bị bọn mật sứ Lưu Kỳ, Ngô Giới bắt giam trên thuyền. Một lần nữa, tôi nhờ ông nội, bố mẹ, cùng các vị sư thúc, sư tỷ trong môn phái bắt bọn Tống cứu người.


Long-Xưởng cũng như các quan, vốn tỵ hiềm võ công Thủ-Huy. Không ai dám lên tiếng ngắt lời công. Họ biết rằng công đang uất ức cùng tột, vì giữa lúc công dùng hết tâm trí đem ngôi vua về cho Long-Xưởng, mà Long-Xưởng sớm trở mặt, các quan trung thành với Long-Xưởng bao năm qua đều chán ngán. Họ im lặng nghe Thủ-Huy nói ra những uất ức.


- Bấy giờ Cảm-Thánh hoàng thái hậu mưu dâng ngôi vua cho tình nhân là Lưu Kỳ. Ông nội tôi thấy xã tắc nguy như trứng chồng, người đứng ra triệu tập các đại môn phái, giải tán triều đình gà mái gáy, dẹp gian đảng, thu quyền về cho vương triều. Cũng từ đấy tôi cùng Thái-tử tái lập Thiên-tử binh, Kỵ-binh, Ngưu-binh, cải cách cai trị ; trong làm cho nước mạnh, dân giầu ; ngoài khiến Tống nể sợ, phải công nhận quốc danh, niên hiệu. Cũng gia đình tôi, giúp Thái-tử dẹp được âm mưu chiếm nước của tế tác Tống trong hậu cung. Vừa mới hai hôm nay, bọn nịnh thần phò một đứa trẻ lên ngôi. Tôi nắm binh quyền trong tay, nên phải cùng chư vương, công chúa đem quân về dẹp loạn, đoạt lại ngôi vua cho người. Bây giờ, việc vừa xong, người kiếm cớ xua đuổi tôi. Xin trời xanh xét xử cho.


Nói rồi công cầm thanh kiếm lệnh cắm giữa điện Càn-nguyên, tay dắt Đoan-Nghi thủng thỉnh tới trước tử quan vua Anh-tông lạy đủ tám lạy, rồi rời khỏi điện Càn-nguyên, không nhìn bất cứ một ai.


Thủ-Huy, Đoan-Nghi lên ngựa rời Hoàng-thành. Đội võ sĩ Long-biên, Côi-sơn cũng đi theo hộ tống. Hai người vừa ra khỏi cổng thành thì đoàn võ sĩ ùn lại, rồi có tiếng cãi nhau léo nhéo. Đoan-Nghi bảo Vương Thú-Thúy :


- Tỷ tỷ lên xem có gì lạ không ?


Thúy-Thúy vọt ngựa lên, lát sau, nàng trở lại :


- Khải điện hạ, có người ăn mày ngồi giữa đường. Đội võ sĩ Long-biên đuổi y đi ; y không đi, còn cãi lý.


Biết đây là một kỳ nhân dị sĩ, Thủ-Huy ra lệnh :


- Không được đụng đến người ta.


Rồi công với Đoan-Nghi vọt ngựa lên. Người ăn mày đang phân vua :


- Mạnh-tử nói : Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Nghĩa là : Dân quý nhất, thứ đến xã tắc, vua đếch có giá gì. Ta là dân, tức là thành phần quý nhất, phải được ưu tiên đi giữa đường. Các chú là quân lính của nhà vua, thấp hơn cái ông vua , tức người không có thớ gì, mà các chú bắt tôi tránh đường cho các chú đi, thì đạo lý ở chỗ nào ?


Hai võ sĩ xúm vào ôm người ăn mày, định bế bổng lên. Nhưng y nặng quá. Hai người hò lên một tiếng, đẩy y đi, nhưng y vẫn ngồi như tảng đá.


Đoan-Nghi cất tiếng :


- Lui lại !


Hai võ sĩ đứng tránh ra hai bên đường. Đoan-Nghi chắp tay hướng người ăn mày :


- Chúng tôi có việc khẩn. Xin người tránh ra cho chúng tôi đi.


Người ăn mày dường như điếc, ông ta vẫn ngồi bất động miệng hát :


Thương- lang chi thủy thanh hề,


Khả dĩ trạc ngã anh.


Thương-lang chi thủy trọc hề,


Khả dĩ trạc ngã túc.


Rồi ông ta lại tự dịch nghĩa, hát bằng tiếng Việt :


Sông Thương nước chảy trong veo,


Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta.


Sông Thương nước chả phù sa,


Thì ta lội xuống để mà rửa chân.


Ông ta nắm lấy cương ngựa Thủ-Huy :


- Thái-úy có biết rằng mình sắp bị cái họa sát thân không ?


- ? ? ?


- Từ hơn mười năm nay, Thái-tử vơí Thái-úy như tay phải vơí tay trái, ăn cùng mâm, ngủ cùng dường. Lại cũng có phen cùng hưởng cái đó của người đẹp Thụy-Hương. Biết bao phen Thái-tử tưởng như mất ngôi, mất mạng; đều do Thái-úy cứu. Có thể nói, Thái-úy là ngôi sao thủ mệnh của Thái-tử. Thế mà nay Thái-tử phải vội vã cách chức Thái-úy là tại sao, Thái-úy có biết không ?


- Người muốn lấy lòng bọn cố mệnh đại thần, để được lên ngôi vua.


- Không phải đâu ! Ngôi vua sở dĩ có là do Thái-úy đem quân về !


- Thế thì ?


- Vì Thái-tử nghi ngờ Thái-úy.


- Tôi một lòng phò tá người, lại là em rể người, không lẽ người không hiểu lòng dạ tôi ?


- Trời ơi ! Thái-úy quên mất chuyện xưa rồi ư ? Kìa Phạm Lãi, Văn Chủng với Việt-vương Câu-Tiễn bao năm cùng nhau nằm gai nếm mật. Thế mà khi phục được quốc, trả được thù nhà, thì Văn Chủng bị giết, Phạm Lãi phải ẩn thân, cùng Tây-Thi tiêu dao ngũ hồ. Vì sao ? Vì công lao họ quá lớn, dân chúng chỉ biết đến họ, nhắc đến họ, mà không biết đến Câu-Tiễn, nhắc đến Câu-Tiễn !


- ! ! !


- Cao-tổ nhà Hán chỉ là một gã đình trưởng. So tài, so đức đều thua Hạng-vương xa. Nhờ Tam-kiệt là Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà, mà Cao-tổ thắng Hạng-vương, lập triều Hán. Dân chúng đều nhắc nhở đến Tam-kiệt, khâm phục Tam-kiệt, mà coi Cao-tổ như gã thất phu gặp thời. Vì vậy Cao-tổ phải ra tay. Bộ Sử-ký của Tư-mã Thiên viết « Phi Tam-kiệt tất vô Hán thất. Cao-đế thành nghiệp, nhi Trương Lương dĩ khứ, Tiêu Hà dĩ ngục, Hàn Tín dĩ trảm. Hán đắc thiên hạ, đại để giai Tín vi công ». Nghĩa là « Không có Tam-kiệt trợ giúp thì không có triều Hán. Khi Cao-tổ thành nghiệp, thì Trương Lương phải bỏ đi tu, Tiêu Hà bị hạ ngục. Hàn Tín bị giết. Hán được thiên hạ, đều do công của Tín ».


- ? ! ? ! ?


- Nay tài của Thái-tử thua xa Cao đế, đức lại càng không bằng Câu Tiễn. Trong khi tài của Thái-úy bao gồm cả Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín. Công lao thì từ khi lập triều Lý đến giờ, chưa một văn quan, võ tướng nào sánh bằng. Uy thì tướng sĩ chỉ huy mười hai hiệu Thiên-tử binh, hiệu kị-binh Phù-Đổng, hiệu ngưu-binh Hoa-lư, bốn Đô- đốc thủy quân đều do Thái-úy huấn luyện. Họ tuyệt đối trung thành với Thái-úy. Rồi, khi Tuyên-phi Thụy-Hương hoăng có nói rằng Thái-úy mưu chiếm ngôi vua, phong phi làm Hoàng-hậu. Từ ngày ấy đến giờ Thái-tử đã nghi ngờ Thái-úy, song người để bụng không nói ra.


Người ăn mày ngửa mặt nhìn trời, rồi tiếp :


- Từ xưa đến giờ, khi uy tín quyền hành bầy tôi áp chúa thì chỉ có hai con đường. Một là bầy tôi cướp ngôi của chúa. Hai là chúa phải giết bầy tôi.


- Tôi không bao giờ nghĩ đến làm vua, thì sao có thể có việc cướp ngôi ?


- Dĩ nhiên lòng dạ Thái-úy là như vậy. Nhưng Thái-tử vẫn nghi ngờ Thái-úy. Khi vua nghi, thì bầy tôi phải chết. Bây giờ Thái-úy chỉ có hai con đường đi.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Liên Thành quyết - Kim Dung

Liên Thành quyết - Kim Dung

Giới thiệu: Liên thành quyết là câu chuyện kể về chàng trai Địch Vân thật thà,

08-07-2016 49 chương
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Âm công - Cổ Long

Âm công - Cổ Long

Lời tựa: Bạch Bất Phục, người con hiếu thảo, lấy việc "đổi của chôn người"

12-07-2016 1 chương
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Bạn trai tôi là Sói

Bạn trai tôi là Sói

P/s: Với sự trở lại, truyện ngắn của tớ nhân vật nam luôn có tên là Ju, nữ luôn

28-06-2016

Polly po-cket