Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 84 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 19

↓↓

Thị-xã Thượng-hải nằm kế cận Thái-hồ, Tô-châu. Từ Thượng-hải đi Dương-châu, Tô-châu, Hàng-châu, Oân-châu không xa. Hồi theo học tại đại học y khoa Thượng-hải, tôi có nhiều bạn học quê Dương, Tô, Hàng. Qua các bạn học, tôi có dịp làm quen với rất nhiều các danh ca, nghệ sĩ, tài tử điện ảnh của hai tỉnh Triết-giang, Giang-tô. Sau này và cho đến nay, các con tôi cứ cật vấn rằng : Không biết chúng có bao nhiêu em, bị bố đánh rơi ở đây. Chối sao, chúng cũng không tin. Tôi thường thắc mắc với các bạn học rằng : Tại sao đàn bà thôn quê Thượng-hải thì đẹp, mà đàn bà Thượng-hải thì cứ mười người thì có đến bẩy người « thô », xấu. Được giải thích như sau : Đàn bà thôn quê thì là dân bản xứ, dĩ nhiên họ đẹp. Còn đàn bà Thượng-hải thì là dân tứ phương đến kiếm sống. Đa số họ từ vùng Sơn-Đông thô lậu tràn tới.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Năm 1985, nhân theo phái đoàn trao đổi y học Pháp-Hoa tới Hàng-châu làm việc trong 20 ngày. Được trở lại đất cũ, tôi có mang theo bộ tiểu thuyết và bộ vidéo « Xạ điêu anh hùng chuyện » đem tặng cho các bạn ở đây. Bấy giờ tiểu thuyết Kim-Dung, vidéo là sản phẩm quốc cấm. Tôi mang lọt vào là nhờ có tấm thông hành ngoại giao. Sau khi các bạn của tôi xem vidéo xong thì các bà, các cô chửi đạo điễn rằng dốt, rằng ngu, vì chọn hai phụ nữ đóng vai vợ Quách Khiếu-Thiên với vợ Dương Thiết-Tâm không giống người Hàng-châu. Tôi giật mình xem lại thì quả tài tử đóng vai vợ Dương Thiết-Tâm tuy cũng rong rỏng cao, nhưng chân tay ngắn, tóc thiếu óng mượt, dáng đi cứng quá. Còn tài tử đóng vai vợ của Quách Khiếu-Thiên, thì hỡi ơi, bị các cô chê là gái Mông-cổ, Sơn-Đông hay Quảng-Đông, mặt giống mặt lợn, vai u, thịt bắp, dáng đi lạch ạch như vịt (Xin lỗi các bà các cô người Việt gốc Mông, Quảng, Sơn, đây là lời chê của các bà, các cô xem vidéo hôm ấy, chứ không phải tôi).


Thủ-Huy thúc Vân-Đài :


- Xin tiên tử tiếp cho.


- Năm muội mười hai tuổi , hoa bắt đầu chớm nở, nhan sắc muội bắt đầu mặn mà, thì sư phụ đem muội sang Đại-Việt trao cho Vân-Đài tiên tử, vốn tiềm ẩn tại đây từ lâu. Để thuận tiện, muội lại trở thành đệ tử Vân-Đài.


- Thế còn hai giai nhân kia ? Tên họ là gì ? Các vị đạo cô Công-Chúa, Mao-Nữ có dẫn đệ tử sang Đại-Việt không ?


- Muội chỉ biết rằng môn phái tuyển hai người đẹp Tô, Hàng trao cho hai sư thúc Công-Chúa, Mao-Nữ nuôi dạy, chứ muội không biết họ tên là gì, mặt mũi ra sao. Đại-ca biết không ? Hoa-nhạc tam nương đều là những tuyệt thế giai nhân. Từ sư phụ muội cho đến hai vị sư thúc Công-Chúa, Mao-Nữ trước đây nổi danh là ba hoa khôi vùng Hàng-châu. Cả Hoa-nhạc tam nương tiền nhiệm đều được đưa vào Đại-Việt từ lâu.


- Thế hai đạo cô Công-Chúa, Mao-Nữ bị bắt ở Thiên-trường là sư thúc của tiên tử hay là hai người đẹp Tô, Hàng ngang vai với tiên tử?


- Hai vị đó chỉ là hai đạo cô có võ công cao, giả đóng vai hai sư thúc mà thôi.


- Nghĩa là Hoa-nhạc tam nương thực sự thì chỉ người trong môn phái biết là ai, mặt mũi ra sao. Trong khi môn phái cho ba người đóng vai của họ.


- Đúng thế.


- Ủa, tại sao lại có sự lạ như vậy ? Tại sao lại phải cho người giả làm Công-Chúa, Mao-Nữ ? Giả như vậy để làm gì ?


Vân-Đài nở một nụ cười, nàng liếc ngang một cái, mặt hơi nghiêng về bên trái, ngực nhô lên, thụp xuống, ánh mắt đưa tình làm Thủ-Huy ngây ngất :


- Trời ơi ! Đại ca nổi tiếng là thông minh nhất Đại-Việt mà không nghĩ ra ư ? Có gì lạ đâu, khi phái Hoa-sơn kéo nhau đi Thiên-trường, thì có nghĩa rằng họ sẽ đến Tổng-đường phái Đông-a, rồi sau đó sẽ gặp nhiều cao nhân võ lâm Đại-Việt. Mà võ lâm Đại-Việt có biết bao nhiêu người biết mặt, hoặc kết thân với ba đạo cô giả Tam-nương. Đã trót, thì trét, Ngô sư bá vẫn cho người giả đóng tuồng. Chỉ có muội, ngược lại muội phải hóa trang cho giống cái bà đạo cô đã giả Vân-Đài.


Thủ-Huy lắc đầu :


- Từ xưa đến giờ Hoa-sơn được coi là võ phái có võ đạo cao nhất Trung-nguyên thế nhưng nay sao lại suy đồi đến thế nhỉ ? Tại sao các đạo sư lại hành sự như phường đạo tặc vậy ?


- ? ? ?


- Rõ ràng họ thu cô nương với hai cô ở Tô, Hàng làm đệ tử, đâu có phải vì lòng tốt, mà chỉ với mục đích huấn luyện làm gian tế cho họ !


Vân-Đài cau mày im lặng một lúc, rồi thở dài :


- Đại ca luận đúng. Trước đây muội cũng đã nghĩ như thế, song sợ phạm tội với sư phụ nên lại bỏ qua.


- Thế sư phụ của cô nương bây giờ ở đâu ?


- Người vẫn ở Thăng-long. Hành trạng của người ẩn hiện không chừng. Khi nào người muốn gặp muội thì người tới. Còn muội muốn gặp người thì không được.


Qua cuộc thẩm cung, Thủ-Huy được biết :


"Hoa-nhạc tam nương hiện diện tại Đại-Việt từ lâu. Họ đều là những giai nhân, đàn ngọt, hát hay, lầu thông Thi, Thư. Có lẽ họ đã là phi tần trong Hoàng-cung hoặc phu nhân các đại thần. Tuổi của họ trên dưới bốn mươi. Dường như ba người không thành công trong nhiệm vụ môn phái trao cho, nên môn phái tuyển ba người khác làm đệ tử của họ, để thay thế họ. Một trong ba người này là Vương Thúy-Thúy."


Vương Thúy-Thúy nắm lấy tay Thủ-Huy :


- Chỉ vì yêu thương đại ca, mà muội khai hết. Khi khai hết, muội đã phản môn phái. Từ xưa đến giờ, chưa một phản đồ phái Hoa-sơn nào mà tránh khỏi cái chết cực kỳ thê thảm do môn phái trừng phạt bản thân. Còn bố mẹ, anh em, họ hàng tại quê nhà cũng bị tai kiếp.


- Vương cô nương ! Thế cô nương không sợ gia đình bị hại ư ?


- Không ! Muội là đứa con gái duy nhất trong nhà, mà gia gia, má má đã qua đời rồi. Tuy nhiên tính mệnh muội e khó bảo toàn.


Nàng bưng mặt khóc :


- Việc muội bị lộ hình tích giữa Đông-cung, chỉ chiều nay thôi, tin này sẽ truyền khắp Thăng-long. Sư phụ ắt sẽ tìm hai vị sư thúc để bàn cách đối phó. Biết đâu hai vị sư thúc, hai sư muội Công-Chúa, Mao-Nữ không là phi của Hoàng-thượng ? Hay một vương phi của thân vương, hoặc phu nhân các đại thần ? Nhất định họ phải xuống tay để bảo toàn bí mật của môn phái.


Nàng liếc mắt nghiêng nghiêng nhìn Thủ-Huy :


- Nhưng muội không sợ, vì nanh vuốt phái Hoa-sơn tuy nhiều thực, song còn thua thế lực của phái Đông-a xa. Vậy...


- Tiên tử muốn nói ?


- Nếu như... Nếu như tiểu muội thành người họ Trần, thì vạn vạn lần phái Hoa-sơn cũng không dám động đến tiểu muội.


Thủ-Huy giật bắn người lên, công trả lời trong khi chân tay run run, hơi thở dồn dập :


- Không được đâu. Tôi thâm cảm tấm lòng ngọc lan mà tiên tử dành cho tôi. Tiên tử là người đẹp nhất trên thế gian, lại ôn nhu, văn nhã...Trong khi tôi chỉ là một gã nhà quê thô lỗ cộc cằn, không xứng với tiên tử. Vả lại tôi đã có vợ. Vợ tôi là công chúa Đoan-Nghi. Tôi không thể nhận chùm hoa đào tiên tử ban cho tôi. Tôi công nhận tiên tử đẹp hơn vợ tôi nhiều, nhưng tôi chỉ sủng ái một mình nàng mà thôi.


Thúy-Thúy quỳ gối xuống thụp lạy Thủ-Huy. Thủ-Huy vội vàng đỡ nàng dậy. Nàng gục đầu vào ngực công. Không cầm lòng được, công ôm lấy nàng. Một khắc trôi qua, Thủ-Huy rùng mình :


- Dù nàng là Hằng-Nga, dù nàng là tiên nữ, ta cũng không thể phản bội Đoan-Nghi. Đoan-Nghi đối với ta bằng cả một mối nhu tình. Muôn ngàn lần ta không thể làm cho Đoan-Nghi mất lòng tin ở ta.


Nghĩ vậy, công sẽ đặt Thúy-Thúy ngồi xuống cái ghế. Hai giọt nước mắt nàng chảy dài trên má. Không cầm lòng được, Thủ-Huy hôn lên hai má nàng, rồi vụt đứng dậy mở cửa ngự thư phòng ra ngoài. Công vẫy Thúy-Thúy cùng sang ngự-thiện đường.


Trong ngự thiện đường, Long-Xưởng cùng mọi người đang ngồi chờ. Khi nhìn thấy Á-Nương trở thành một tuyệt thế giai nhân, tất cả cùng bật lên tiếng ủa, rồi ngây người ra nhìn. Long-Xưởng truyền cho tất cả mọi người ra ngoài, chỉ còn lại Trang-Hòa, Đoan-Nghi, Tăng Khoa, Như Như và ba vương Kiến-Ninh, Kiến-An, Kiến-Tĩnh.


Thủ-Huy tường thuật chi tiết cuộc thẩm cung Thúy-Thúy, công chỉ dấu một chi tiết là mối nhu tình tuyệt vọng củ nàng với mình, sau cái tinh nghịch của mình tại Thiên-trường tám năm trước.


Nghe Thủ-Huy trình bày xong, Long-Xưởng hỏi :


- Các em nghĩ sao ?


Công chúa Đoan-Nghi bàn :


- Em không nghĩ rằng cái vụ phái Hoa-sơn cử người sang Đại-Việt chỉ với mục đích tìm bộ Vô Trung kinh. Trước đây, nhờ một tổ sư phái Hoa-sơn là Trần Đoàn, mà Tống triều lập lên được. Kể từ đời vuaThái-tổ, thì triều đình là phái Hoa-sơn, phái Hoa-sơn là triều đình. Cứ như cái vụ mật sứ Ngô Giới, Lưu Kỳ thì rõ : Tống triều dùng cái vỏ bề ngoài là phái Hoa-sơn sang tìm Vô Trung kinh để che dấu manh tâm cướp nước. Hôm trước đây, họ đã được phái Đông-a trao cho bộ Vô Trung kinh rồi, mà sao họ vẫn còn giữ nguyên hệ thống tế tác của họ ? Qua sự kiện này, ta nhìn rõ ràng rằng Khu-mật viện Tống gửi Hoa-nhạc tam nương tiền nhiệm sang tiềm ẩn từ lâu, có lẽ ba người đã đạt được những địa vị nào đó rồi. Họ lại gửi ba người trẻ khác sang, mà Thúy-Thúy là một.


Kiến-An vương bàn :


- Chúng ta có ba việc khẩn cấp phải làm. Một là phải tìm cho ra Hoa-nhạc tam nương tiền nhiệm, cùng hai cô gái Dương, Hàng, đương nhiệm Công-Chúa, Mao-Nữ. Việc tìm kiếm này dễ mà khó. Dễ, vì ta chỉ việc xét lý lịch tất cả các cung tần, mỹ nữ nội cung, kể cả những bộc phụ. Ta cũng không bỏ qua các vương phi, phu nhân, thứ thiếp, của tất cả các thân vương, đại thần. Khó, vì thế nào chúng ta cũng bị các bà khó chịu. Nhưng đây là quốc sự, đại ca là trừ quân, bọn em kẻ thì lĩnh đại đô đốc thủy quân, người thì tổng trấn Thăng-long, tổng lĩnh Thiên-tử binh ; sư huynh Thủ-Huy thì lĩnh Phụ-quốc thái-úy... mà không can đảm làm việc này, thì ai làm ?


Vương nhấn mạnh:


- Không lẽ để cho sự nghiệp ngàn năm của vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, của năm vị tiên đế bản triều mất về tay mấy người đàn bà ư ? Hai là bảo vệ sinh mệnh cho Thúy-Thúy. Thúy-Thúy chỉ sợ móng vuốt phái Hoa-sơn do Hoa-nhạc tam nương tiền nhiệm với Công-Chúa, Mao-Nữ đương nhiệm mà quên mất một chuyện, đó là bọn gian tế Tống. Chính cái gã Trung-nhạc Tung-sơn ngồi trong bóng tối điều khiển Tam-nương mới quan trọng. Dường như y đã qua đời, người thay y là gã Lạc-Nhạn . Nay gã Lạc-Nhạn nghe ta khám phá ra căn cước Vân-Đài, thì bằng mọi giá yï phải tìm cách giết chết hoặc bắt cóc nàng để bảo vệ hệ thống tế tác của Tống. Ba là, ta phải tìm cho ra tất cả bọn đại thần chịu làm gian tế cho Tống, cho phái Hoa-sơn, rồi thẳng tay tru diệt toàn gia một vài tên. Có như vậy mới là cái gương cho bọn khác. Em nghĩ vụ này chính đại ca phải điều động thì mới có thể thành công.


Long-Xưởng suy nghĩ một lát rồi ban chỉ :


- Chúng ta sắp ra quân, mà gặp việc này, thực là quá sức bận rộn. Nhưng việc phải giải quyết gấp. Vấn đề thứ nhất, ta ủy cho Kiến-An vương Long-Đức đảm trách. Đầu tiên hiền đệ rà ngay trong Đông-cung ta trước, rồi tới phủ đệ các hiền đệ, kể cả phủ đệ của Đoan-Nghi, sau đó tới nội cung và dinh thự các đại thần , việc này phải làm thực mau, thực kín đáo.


Kiến-An vương đứng dậy nhận lệnh


Long-Xưởng nhìn Thủ-Huy, Đoan-Nghi , nghĩ thầm :


- Nghi muội có văn tài xuất chúng, kiếm thuật thần thông. Nhưng Nghi muội ngây thơ đặt hết tin tưởng vào nhà chồng. Như vậy nếu Thủ-Huy phản ta, ắt Nghi muội cũng như My-Nương, sẽ làm lợi cho y. Chi bằng, ta cho Thúy-Thúy về ở trong dinh với Thủ-Huy. Lửa gần rơm lâu ngày phải bén. Khi Thủ-Huy dính với Thúy-Thúy, thì Nghi muội sẽ căm hờn nhà chồng, mà tố cáo hết mưu gian cho ta


Nghĩ vậy Long-Xưởng thản nhiên nói với Thủ-Huy :


- Vấn đề thứ nhì, thì cả triều đình không ai bằng Thủ-Huy, Đoan-Nghi. Nhị đệ đem Thúy-Thúy về phủ phò mã để bảo toàn tính mệnh cho nàng. Nếu như nhị đệ thấy khó chu toàn, thì ta đem Thúy-Thúy về Thiên-trường gửi phái Đông-a là ăn chắc nhất. Nhị đệ nghĩ sao ?


Tuy rời ngự thư phòng đã gần một giờ, mà hồn phách Thủ-Huy vẫn chưa tỉnh hẳn. Nghe Long-Xưởng ban chỉ gửi Thúy-Thúy tại phủ của mình, thì tâm tư công nảy ra hai ý kiến đối nghịch. Trong lòng người thanh niên trẻ đa tình thì muốn gần Thúy-Thúy, muốn giữ nàng ở phủ mình. Ngược lại, nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng với Đoan-Nghi, công lại không muốn giữ Thúy-Thúy trong phủ mình, vì công biết nếu vào, ra gặp nàng, thì cả hai người khó mà giữ được giới hạn. Trong khi cơn giông tố quay cuồng trong tâm Thủ-Huy, chỉ Đoan-Nghi không biết gì cả. Nàng cho rằng chồng mình sợ Thúy-Thúy sẽ dò la tông tích võ công Hoa-sơn trong phủ. Giữa lúc đó Thủ-Huy đưa mắt nhìn vợ như hỏi ý kiến. Nàng trả lời thay chồng :


- Muội xin tuân chỉ đại ca.


Long-Xưởng hài lòng :


- Vấn đề thứ ba thì chỉ cần tìm ra căn cước bọn Hoa-sơn đang ở đâu, làm gì, là có thể truy ra bọn quan lại mãi quốc ngay. Bấy gờ ta chỉ giết toàn gia một tên cực kỳ thảm khốc, thì từ nay những tên khác sẽ không bao giờ dám nghĩ đến làm gian tế cho Tống nữa.


Long-Xưởng đứng lên :


- Thôi, bây giờ chúng ta tiếp tục chuẩn bị cho cuộc tiến quân. Ai nấy phải chu toàn nhiệm vụ.


Xe chở Thủ-Huy, Đoan-Nghi rời Đông-cung về phủ đệ ở bên bờ hồ Tây. Trên xe còn có Vương Thúy-Thúy. Xe vừa vào trong cổng phủ, thì người quản dinh thân tín là Tín-Hương phu nhân tức con Nhài xưa, đon đả chào :


- Khải điện hạ, khải phò mã, nhà có tin vui.


Nói rồi ả chỉ vào vườn cảnh nơi thấp thoáng có bóng người đang tỉa hoa. Chợt nhìn thấy Vương Thúy-Thúy ngồi sau xe Thủ-Huy, ả mở to mắt ra nhìn, rồi lắc đầu liên tiếp.


Thủ-Huy hỏi :


- Ông nội lên chơi chăng ?


- Thưa không phải.


- Năm bà chi Vỵ-xuyên chăng ?


- Cũng không phải.


Trong khi đối đáp, Thủ-Huy phóng mắt nhìn khu vườn hoa trong dinh : Các cây cảnh được tỉa, xén thực đẹp. Cành, lá bị cắt chất thành đống. Công kinh ngạc tự hỏi : Cái tên thợ chuyên trồng hoa cho ta quyết không khéo tay thế này. Vậy ai đã ra tay ?


Công hỏi tiếp :


- Bố, mẹ ta chăng ?


- Cũng không phải. Thưa phò mã, chính là người đã tỉa vườn hoa cho phò mã ?


- Ai nhỉ ?


- Thưa là cậu mợ Thủ Lý, với cậu Tô Trung-Từ, cô Kim-Ngân, cậu Tá-Chu.


- À thì ra thế. Anh chị ta mới lên từ sáng, mà đã tỉa xong cả một vườn hoa thế này ư ?


Tuy miệng nói thế, nhưng nghe tin anh chị lên chơi, mà Thủ-Huy không mấy vui. Dù là anh em ruột, nhưng tính tình Thủ-Lý thâm trầm, nghiêm nghị, không ưa công danh. Cứ mỗi lần Thủ-Huy gặp ông anh gương mẫu này là y như bị ông đem đạo lý ra giảng giải.


Ngược lại với chồng, công chúa Đoan-Nghi lại cực kỳ kính yêu Thủ-Lý. Kể từ sau hôm cưới, vợ chồng Thủ-Huy trở về trang Thiên-trường nghỉ một tháng trăng mật, nàng được gặp vợ chồng Thủ-Lý. Vợ chồng Thủ-Lý không câu nệ lễ nghi, xưng hô kiểu cách lối cung đình. Hai người dùng toàn những tiếng bình dân nói với em dâu. Đoan-Nghi sinh ra, lớn lên trong Hoàng-cung, chưa thực sự biết đời sống nông thôn như thế nào. Thành ra cái gì nàng cũng hỏi, cũng thắc mắc, vợ chồng Thủ-Lý lại tận tình giảng giải. Hai người dạy em dâu cầy, bừa ruộng ; xay thóc, dã gạo, câu cá, lưới cá, trồng hoa, tỉa hoa... Phương-Lan còn dạy Đoan-Nghi cách làm bếp, mà chỉ dạy làm những món bình dân như kho tôm, cá, thịt ; nướng thịt, làm nem, nấu canh cua. Cái món mà Đoan-Nghi thích nhất là ốc nấu giả ba ba. Sau một tháng, Đoan-Nghi với chồng về Thăng-long, thỉnh thoảng nàng lại nhận được những món ăn dân gian của vợ chồng Thủ-Lý sai người phi ngựa mang về cho nàng. Thành ra tuy vợ chồng Thủ-Lý chỉ lớn hơn nàng có ba tuổi, mà nàng kính trọng như một bố mẹ chồng thứ hai. Nay nghe tin vợ chồng Thủ-Lý lên thăm, nàng mừng chi siết kể.


Thủ-Lý lấy vợ trước Thủ-Huy hơn ba tháng. Vợ chàng là Tô Phương-Lan, con gái thứ của Tô Trung-Sách, đệ tử đại hiệp Tự-Kinh. Phương-Lan không phải là người đẹp như Đoan-Nghi, Thụy-Hương, song cũng là một thiếu nữ nhan sắc hiếm có. Võ công của nàng bình thường. Nhưng nàng là một thiếu nữ cực kỳ ôn nhu văn nhã, bác học đa năng. Dù văn chương, dù thiên-văn, dù địa lý, dù kỳ môn độn giáp, dù binh pháp, dù canh nông, dù tề gia nội chợ, khắp vùng Thiên-trường không ai hơn được nàng.


Thủ-Huy hỏi :


- Anh chị ta lên một mình hay có ai đi cùng không ?


- Thưa dường như đông người lắm thì phải, vì cậu Thủ-Lý đi bằng thuyền đinh lớn. Trên thuyền ít ra có đến mấy chục người. Thuyền hiện neo ở giữa hồ Tây. Chỉ có năm người vào dinh là cậu mợ Lý, cậu Trung-Từ, Tá-Chu với cô Kim-Ngân


Thủ-Huy cảm thấy phát rét khi gặp ông anh gương mẫu, nhưng lại thấy vui vui khi gặp lại em gái với Trung-Từ, Tá-Chu.


Công cùng Đoan-Nghi vừa xuống xe, thì đã thấy tiếng Thủ-Lý :


- Chú thím vẫn mạnh chứ ?


Đoan-Nghi đon đả :


- Cảm ơn anh, chúng em vẫn bình thường ! Sao ông nội, bố mẹ, cả nhà vẫn bình an ?


- Nhà không có sự, nhưng chú thím thì có nhiều sự. Ông sai anh lên đây trợ giúp chú thím.


Rồi chàng cười :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Văn án: Mưa càng lúc càng nặng hạt. Đêm đã khuya, trên đường cũng đã vắng khách

10-07-2016 20 chương
Ân Cừu Ký - Giả Cổ Long

Ân Cừu Ký - Giả Cổ Long

Mở đầu: Bốn đại cao thủ Thiên giáo vận y phục bó chẽn, màu xám ngoét sầm sập

12-07-2016 50 chương
Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Giới thiệu: Lộc Đỉnh Ký là bộ truyện tranh hành động nói về một cậu bé sống

09-07-2016 248 chương
Tru tiên - Tiêu Đỉnh

Tru tiên - Tiêu Đỉnh

Giới thiệu: "Tru Tiên " là tiểu thuyết huyễn tưởng thuộc thể loại tiên hiệp của

09-07-2016 258 chương
Ngọn nến không cháy

Ngọn nến không cháy

Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa

01-07-2016
Khi nào em cưới anh?

Khi nào em cưới anh?

Tôi nhìn nàng vài giây rồi bảo "Tại sao lần này em không cầu hôn anh nhỉ?" "Em à?" -

23-06-2016
Ngày sinh nhật

Ngày sinh nhật

Từ khi nó sinh ra đã không có ngày sinh nhật. Kể cả trong giấy khai sinh. Lúc nhỏ nó

01-07-2016
Cáo và dê

Cáo và dê

Có một con Cáo không may bị rơi xuống giếng. Nó cố gắng mãi để trèo lên mà không

24-06-2016
Cố chấp

Cố chấp

Tham gia viết bài cho tập truyện "Hay là mình cứ bất chấp yêu nhau đi") Khi yêu thật

26-06-2016
Muốn Nói Yêu Em

Muốn Nói Yêu Em

Trích đoạn:Trên đời này đứa nhỏ không cha không mẹ có rất nhiều, Tống Tiểu Tây

20-07-2016 43 chương
Nước ốc

Nước ốc

Mỗi khi kể lể về cuộc đời của mình. Cha tôi thường nói về nước ốc. Là nhạt

24-06-2016

The Soda Pop