Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 88 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 16

↓↓

Ghi chú của thuật giả:

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Vua nước Khắc-liệt ( Karakhayit ), Nguyên-sử chép tên ông ta là Thoát-Lý, được Kim phong tước vương. Các sử gia Tây-phương không biết đến cái tên Thoát-Lý này, họ phiên âm theo tiếng địa phương là Tô Ha Rin. Mông-cổ sử chép là Vương-Hãn bởi ông đươc Kim phong tước vương, còn là tiếng Mông-cổ, Hãn có nghĩa là lãnh chúa, hay vương hay vua. Người Khắc-liệt ghép tước vương của Kim, với danh xưng hãn của ôngï, gọi ông là Vương-Hãn. Rồi các sử gia Tây-phương phiên âm thành Ong-khan.


Thiết Mộc Chân (Tamujin, Témujin).


Tang Côn (Sănggum).


Trác Mộc Hợp (Jamuca).


Mông-cổ (Mongol).


Kim (Or).


Thoát-Lý (Toharin), hay Vương Hãn (Ong-khan)


Thủ-Huy ngừng lại một lát cho mọi người theo kịp những biến cố, rồi tiếp :


- Thế nhưng khi mật sứ Kim gặp Tang-Côn, Trác-Mộc-Hợp, thì hai người này không dám khởi binh, vì e ngại võ công, tiễn thủ của bốn đại tướng Mông-cổ. Họ xin Kim ba điều. Một là Kim phải ra binh cùng một lúc với họ, để chia lực lượng Mông-cổ. Hai là sau khi diệt Thiết Mộc Chân rồi, thì Kim phải rút quân về, tất cả lãnh thổ cũng các bộ tộc thuộc Mông-cổ sẽ do Khắc-liệt cai trị. Ba là Kim phải tăng viện cho Khắc-liệt mấy cao thủ có thể thắng các tướng của Thiết Mộc Chân... Ngược lại Khắc-liệt luôn thần phục, tiến cống Kim, khi Kim cần thì có thể điều động quân Khắc-liệt đánh Tống, Tây-hạ, Tây-liêu. Kim triều nghị sự, rồi thỏa thuận tất cả các điều Tang-Côn đưa ra.


Ghi chú của thuật giả:


Khi mới khởi nghiệp, Thành Cát Tư Hãn được dân sa mạc tôn là Thần-điêu, rồi Hỏa-điêu, Thiên-điêu. Danh hiệu cuối cùng mà ông nhận là Thiên-hỏa điêu đế. Trên kỳ hiệu của Mông-cổ, ông cho vẽ hình con chim ưng, tượng trưng cho ông. Khi ông xưng đế, thì Mông-cổ có chín đại tướng lừng danh, đương thời được tôn mỹ hiệu Cửu đại sơn điêu (Chín con điêu của núi lớn). Dưới cờ, ông viền chín cái răng, mỗi cái treo một đuôi sơn ngưu, biểu tượng của chín đại tướng. Đó là kỳ hiệu tại bản doanh. Nhưng kỳ hiệu ở những thành nhỏ, đạo quân nhỏ, không có đuôi sơn ngưu, người ta làm cái đuôi giả bằng tơ thay thế. Vào thời gian Thủ-Huy đi sứ Kim, trong chín đại tướng Mông-cổ, mới có bốn người nổi danh, đươc tôn mỹ hiệu Tứ liệp lang vương (bốn lãnh chúa sói săn). Đó là :


Tốc Bất Đài (Sobodai) hiệu là Hỏa-liệp đại lang vương.


Gia Luật Mễ (Jalma) hiệu là Thiết-liệp nhị langvương.


Triết Biệt (Jaba) hiệu là Thần-tiễn tam lang vương.


Bác Nhĩ Truật (Bogurci) hiệu là Kim-cương tứ lang vương.


Độc giả trẻ phải cẩn thận, Tây-phương viết về Mông-cổ, nhân họ không biết dịch chữ sơn ngưu, một loại trâu hoang ở Mông-cổ thế nào cho phải. Họ dịch đại là Cửu bạch mã vĩ, tức chín đuôi ngựa trắng (Neuf queues-de-cheval blanches). Người Trung-hoa thù hận Mông-cổ, họ gọi là Cửu-mao đại đạo có nghĩa là cờ có chín cái lông của bọn trộm cướp.


Tuyên-phi Từ Thụy-Hương hỏi :


- Chắc khi Kim cử phái đoàn cao thủ viện trợ cho Khắc-liệt, họ xin sứ đoàn Đại-Việt theo. Trường hợp này phò mã, cũng như công chúa không thể từ chối ! Có đúng thế không ?


Từ ngày cưới vợ, Thủ-Huy chưa từng được nghe tiếng nói của Thụy-Hương. Rồi sau khi Thụy-Hương trở thành Tuyên-phi, giữa hai người gần như cạn giòng lá thắm, tuyệt đường chim xanh ; cho đến nay, trải mấy năm chưa gặp lại nàng. Bây giờ thình lình nghe tiếng nàng nói với mình, trong tâm công rúng động.


- Tâu...Tâu... phi...phi... quả...quả như vậy.


Gì mà Thụy-Hương không hiểu tâm trạng Thủ-Huy. Nàng nghĩ thầm :


- Thì ra nhị ca cũng không đến nỗi tệ cho lắm. Nghe ta hỏi, mà luống cuống như vậy, thì hẳn vẫn còn yêu thương ta.


- Phò mã hãy tâu chi tiết về việc này.


- Tuân chỉ Tuyên-phi... Kim triều cử Vũ-kị thượng tướng quân A-lỗ Cốt-đả cầm đầu đoàn cao thủ gồm Ký-Bắc tam hổ, Cao-ly song ngưu và sứ đoàn Đại-Việt âm thầm lên đường sang Khắc-liệt.


Tuy ngồi ngang với Đoan-Nghi, nhưng Thụy-Hương cũng nhìn rõ gương mặt Đoan-Nghi cau lại, khi nghe nàng đối đáp với Thủ-Huy. Nàng nghĩ thầm :


- Dù ta là em sữa của người, là bầy tôi của người, từng chịu ơn người. Nhưng nay ta là mẹ trẻ của người, ta ngồi ngang với mẹ người rồi. Thủ-Huy là của ta. Giữa ta với chàng, tình nghĩa mặn mà, sâu như biển, rộng như trời đất. Người không thể, không có quyền ghen với ta. Thế mà người khó chịu ư ? Được, ta sẽ trêu cho người tức đến điên lên cho bõ ghét.


Nghĩ vậy, nàng lại lên tiếng :


- Này phò mã ! Lý lịch các cao thủ Kim ra sao ? Võ công của họ so với phò mã thế nào ?


Thủ-Huy không hiểu những uẩn khúc trong lòng Thụy-Hương, công tâu tiếp :


- A-lỗ Cốt-đả là một đại cao thủ của phái Liêu-Đông, Trung-quốc. Liêu-Đông tán cốt loạn huyết chưởng của y thực khủng khiếp. Trong những trận đánh với Tống, các tướng Tống nghe danh y đều táng đởm kinh hồn. Trước đây, chỉ có Ngô Giới, Ngô Lân, Hàn Thế-Trung, Lưu Kỳ là đấu ngang tay với y mà thôi. Năm nay y khoảng 40 tuổi.


Nghe đến võ công Liêu-Đông, trên gương mặt triều đình Đại-Việt đều hiện ra nét kinh hãi. Bởi vào thời vua Nhân-tông (1076-1077), ba đại cao thủ của phái Liêu-Đông là Liêu-Đông tam ma theo Quách Quỳ sang đánh Đại-Viêt. Trong trận Kháo-túc, anh hùng tài trí, võ công cao cường như : Trung-thành vương Lý Hoằng-Chân với vương phi là Nguyễn thị Trinh-Dung, Tín-nghĩa vương Lý Chiêu-Văn với vương phi là Lê Ngọc-Nam; cùng các danh tướng như Định-viễn đại tướng quân Ngô Ức, với phu nhân là Quách Phương-Dược, Vân-ma thượng tướng quân Trần Ninh với phu nhân là Trần Ngọc-Hương... đều bỏ mạng vì Liêu-Đông chưởng. Sau chính Kinh-Nam vương Trần Tự-Mai phải ra tay mới bắt giết được Tam-ma.


Thủ-Huy tiếp !


- Còn Ký-Bắc tam hổ là ba đại cao thủ Thiếu-lâm, có tên là Trương Đạo-Hoàng, Hàn Đạo-Thanh, Tô Đạo-Huyền. Ba người nguyên là tăng phạm giới bị đuổi ra khỏi môn phái. Quá uất hận, họ đóng cửa năm năm nghiên cứu, rồi sáng chế ra ba pho võ công Hoàng-hổ loạn huyết chưởng, Bạch-hổ tán cốt chỉ, Hắc-hổ đoạt mệnh đao. Sau đó họ tái xuất giang hồ, tìm lên chùa Thiếu-lâm giết chết Thủ-tọa La-Hán đường, Đạt-ma đường.Từ đấy tên của họ vang khắp thiên hạ. Ba người qua lại giang hồ, gây ra gần trăm án mạng, khiến võ lâm nổi sóng. Họ đã hạ sát trước sau gần trăm đệ tử của các phái Thiếu-lâm, Côn-luân, Hoa-sơn. Các vụ án này gây trấn động võ lâm Trung-nguyên. Các cao thủ võ lâm hội nhau tìm ba người để tru diệt. Ba người trốn lên Yên-kinh dự tuyển võ. Cả ba đều được trao cho chức đô thống, mỗi người chỉ huy một đội thị vệ Kim.


Thủ-Huy định tâu tiếp thì Thụy-Hương lại chêm vào :


- Chính sách dùng người của Kim như vậy, hèn gì đang từ một bộ lạc thiểu số, họ nổi lên diệt Liêu rồi tràn xuống đánh Trung-nguyên. Cứ như việc Ký-Bắc tam hổ thì rõ : Họ dùng người cùng đường để đánh Trung-nguyên. Sau này khi Tam-hổ cầm quân đánh Tống, chúng sẽ vận dụng hết khả năng để trả thù, để trút cái uất hận bị săn đuổi. Có lẽ Đại-Việt ta phải học lấy chính sách này, tận dụng những người bị Tống, bị Chiêm săn đuổi cùng đường.


Thụy-Hương hỏi :


- Còn Cao-ly song ngưu ? Họ là người Cao-ly chăng ?


- Tâu họ mang mỹ hiệu như vậy , chứ họ không phải là người Cao-ly. Họ là người Tống. Song ngưu là anh em sinh đôi, giống nhau như hai giọt nước. Anh tên Du Bất-Huynh, em tên Du Vô-Đệ. Họ là người thuộc phái Không-động Trung-quốc. Khi Triệu Cấu chạy xuống Nam lập ra nhà Nam Tống, hô hào trung hưng. Anh em họ Du suất lĩnh gia thuộc, bán hết điền sản ứng nghĩa mộ binh. Trong dịp Trường-giang ngũ hùng đại hội võ lâm ở hồ Động-đình, anh em họ kéo binh về theo Nhạc Phi. Tống triều phong cho Du Bất-Huynh làm Tả-thiên ngưu vệ thượng tướng quân, Vô-Đệ làm Hữu-thiên ngưu vệ thượng tướng quân. Hai người đem quân đi tiên phong, đánh Kim, lập không biết bao nhiêu công lao. Võ lâm gọi họ là Du thị song anh. Lúc Tống Cao-tông nghị hòa với Kim, là lúc anh em họ Du đang tiến quân vào Chu-tiên trấn. Dù nhà vua sai tể tướng Tần Cối, phát kim bài ban lệnh cho Nhạc Phi bãi binh. Nhưng Du thị song anh vẫn tiến quân. Cho đến khi kim bài thứ mười ba ban ra, thì là lúc anh em họ Du tiến tới ngoại ô Biện-kinh. Họ đành ngừng tiến quân. Quá phẫn uất, họ kéo bản bộ binh mã vào rừng ẩn thân kháng Kim. Cao-tông sai người về quê họ, quật mồ mả tổ tiên họ lên, trộn với phân. Nghe tin này, anh em họ Du cùng bộ hạ âm thầm về Biện-kinh, quật lăng mộ bẩy vua nhà Tống, rồi bỏ vào cối dã nhỏ thành bột. Giữa lúc này Kim sai sứ chiêu dụ. Hai người kéo đệ tử hàng Kim. Kim phong cho anh em Du thị nguyên chức của Tống. Còn tước thì từ tước nam thăng lên ba bậc, là tước hầu. Hai người cải tên Vô-Huynh thành Vô-Triệu, Bất-Đệ thành Bất-Triệu, để tỏ lòng căm hờn họ Triệu (Họ của các vua Tống).


Thụy-Hương ngắt lời Thủ-Huy :


- Còn sứ đoàn Đại-Việt, những ai theo đoàn cao thủ Kim đi giúp Khắc-liệt ?


- Tâu, ngoài thần với công chúa, còn có y sư Phạm Tử-Tuệ, thần tiễn Trần Tử-Giác với Vỵ-xuyên ngũ tiên. Đoàn cao thủ âm thầm lên đường, dẫn theo hơn trăm võ sĩ thuộc đoàn đệ tử của Cao-ly song ngưu. Phải mất mười lăm ngày, phái đoàn mới tới nước Khắc-liệt. Vua Khắc-liệt là Vương-Hãn với thái tử Tang-Côn và các hãn thuộc bộ tộc khác mừng lắm.


Đỗ An-Di kinh ngạc :


- Tôi nghe Kim là giống người phản phúc, xảo trá vô cùng. Thế mà sao họ lại quá ngây thơ với Khắc-liệt như vậy


- Họ đâu có ngây thơ ?


Thủ-Huy trả lời : Kim triều nghị rằng lực lượng Mông-cổ, Khắc-liệt ngang nhau, chỉ cần hai bên đánh nhau một trận, một bên bị diệt, thì một bên cũng mất hết tinh lực. Kim chỉ dơ tay ra là diệt cái bên thắng. Vì vậy Kim mới đoàn cao thủ sang giúp Khắc-liệt, rồi kéo quân lên Vạn-lý trường thành, hẹn Khắc-liệt ngày khởi binh đánh úp Mông-cổ. Khi Khắc-liệt kéo binh gần tới lãnh địa Mông-cổ, thì đoàn cao thủ âm thầm báo kế hoạch cho Thiết Mộc Chân. Được tin này, Thiết Mộc Chân đề phòng, hoặc phục kích sẵn chờ đợi Khắc-liệt. Trận chiến sẽ thảm khốc vô cùng. Dĩ nhiên Mông-cổ sẽ bại. Đợi trận chiến chấm dứt, thì Kim xua quân ào ạt tấn công Khắc-liệt, thế là sa mạc được bình định. Kim sẽ đóng quân ở Khắc-liệt, Mông-cổ, rồi tìm kẻ bất tài đặt lên làm vua cả hai nước.


Binh-bộ thượng thư Phí Công-Tín hỏi :


- Phò-mã có tìm hiểu võ công của Kim, với Mông-cổ không ? Võ công của họ so với võ công Trung-quốc có giống nhau không ?


- Kim vốn là một bộ tộc Bắc-cương của Trung-quốc. Võ công của họ là võ công Trung-quốc. Các võ tướng của họ đa số xuất thân từ các đại môn phái Trung-quốc như Liêu-Đông, Trường-bạch, Thiếu-lâm, Hoa-sơn, Côn-luân, Không-động và các bang hội như Hoàng-Đế, Đường-lang, Động-đình. Nếu Tống triều tuyển võ, ứng sinh phải thuộc danh môn, chính phái, thì Kim triều tuyển võ tướng lấy võ công cao làm căn bản, không cần biết họ thuộc hắc đạo, hay bạch đạo. Khi ứng tuyển, nhà vua ban chỉ ân xá cho tất cả tội phạm đang lẩn trốn, truyền mở cửa nhà tù, cho phép tù nhân, dù phạm bất cứ tội gì, nếu trúng tuyển cũng được bổ nhiệm. Vì vậy võ lâm Trung-nguyên phạm tội đều kéo về Yên-kinh theo Kim. Hóa cho nên Kim thu hút hầu hết các cao thủ Trung-quốc. Còn Mông-cổ thì họ cũng không có một hệ thống võ học riêng, họ học của các tôn sư Tây-hạ, Tây-liêu, Trung-quốc, Thổ-phồn, Tây-vực, Kim, rồi thu thái lấy những tinh hoa. Thành ra khi đấu với họ khó biết trước mà ứng phó.


Thụy-Hương tuyên chỉ :


- Được rồi, xin phò mã thuật tiếp vụ đoàn cao thủ Kim sang trợ giúp Khắc-liệt ra sao ?


- Khi A-lỗ Cốt-Đả bàn kế với Tang Côn đánh úp Mông-cổ, thì Vương Hãn không cho. Vương lý luận : Trong suốt bao năm qua, Thiết Mộc Chân luôn giữ đúng bổn phận của một phiên thần, của một người con hiếu thảo. Bất cứ cuộc chinh phạt nào của Vương Hãn, Thiết Mộc Chân cũng đem bản bộ quân mã đi tiên phong. Khi Vương Hãn bị người em ruột phản bội, chiếm mất ngôi vua, phải lưu vong, Thiết Mộc Chân giúp ông đánh đuổi bọn phản tặc, tái lập vương triều. Nay Vương không thể tàn nhẫn như vậy.


Lý Kính Tu khen :


- Kể ra Vương Hãn cũng có đạo nghĩa, xứng đáng làm chúa vùng sa mạc đấy chứ ? Nhưng liệu Tang Côn, Trác Mộc Hợp có chịu yên phận hay không ?


- Quả đúng như thượng thư luận. Trác Mộc Hợp nghị rằng : Hiện binh lực Mông-cổ tuy không đông bằng Khắc-liệt, nhưng binh tướng cực hùng mạnh. Bây giờ thì không sao. Nhưng một mai Vương Hãn băng rồi, thì Thiết Mộc Chân sẽ diệt Tang Côn, lên làm vua Khắc Liệt. Vương Hãn vẫn không đổi ý. Cuối cùng vương đồng ý làm cách nào diệt được bốn đại tướng lừng danh sa mạc của Thiết Mộc Chân. Như vậy, Mông-cổ sẽ yếu đi, Khắc-liệt sẽ mạnh lên, cho dù Thiết Mộc Chân có nổi lòng hươu dạ vượn, cũng không dám.


Đỗ An-Di bật cười :


- Mục đích của Kim là làm cho Khắc-liệt có nội chiến để không còn là mối lo cho Kim, nên mới gửi đoàn cao thủ sang. Thế mà nay Vương Hãn không chịu ra binh, thì cái đoàn võ sĩ của A-lỗ Cốt-đả hóa ra đi không lại về không sao ?


- Quả như Tể tướng nghị.


Thủ-Huy tiếp :


- A-lỗ Cốt-đả bàn kế riêng với Tang Côn, Trác Mộc Hợp rằng ý Vương Hãn như vậy, nhưng ta nhân đó làm trái đi, khiến cho Thiết Mộc Chân không kiềm chế được, mà phải đem quân đánh Khắc-liệt. Bấy giờ dù Vương Hãn không muốn gây chiến, cũng không tránh nổi. Kế hoạch họ dự trù như sau. Đầu tiên, Vương Hãn ban chỉ cho tất cả các chư hầu trong nước Khắc-liệt, mỗi chư hầu sẽ tổ chức tuyển lấy bốn tướng có võ công cao nhất, xếp theo thứ tự từ một tới bốn. Sau đó gửi bốn tướng ấy về kinh đô vào đình thí. Các võ tướng theo thứ bậc đấu với nhau, để vào chung kết. Vương Hãn sẽ tuyển lấy bốn tướng có võ công cao nhất. Sau khi trúng tuyển, thì đệ nhất dũng sĩ sẽ được cử làm tướng tổng tư lệnh lực lượng Thiết-kỵ toàn cõi Khắc-liệt. Đệ nhị, đệ tam, tứ dũng sĩ sẽ được cử làm tướng chỉ huy ba binh đoàn Thiết-kỵ của Vương-Hãn. Như vậy, bốn đại tướng của Thiết Mộc Chân đương nhiên phải tham dự cuộc tuyển lựa này. Các cao thủ Kim, sẽ giả làm tướng của Trác Mộc Hợp, của Tang Côn, đánh bại bốn đại tướng Mông-cổ, thế là danh tiếng của Tứ liệp lang vương Mông-cổ không còn nữa. Đó là bề ngoài, để che mắt Vương Hãn. Nhưng thực sự ra, thì khi đấu võ, các cao thủ Kim sẽ thẳng tay giết bốn đại tướng của Thiết Mộc Chân ; mà Mông-cổ không thể phản đối được. Quả nhiên, khi Vương Hãn ban chỉ ra, thì các tiểu quốc thuộc Khắc-liệt hồ hởi cho tuyển dũng sĩ, rồi gửi về tham dự. Mông-cổ trúng kế. Họ gửi bốn đại tướng về tranh tài, đó là Tốc Bất Đài, Bác Nhĩ Truật, Triết Biệt, Gia Luật Mễ.


- Thiết Mộc Chân là người tay trắng làm lên đế nghiệp, thì trí dũng phải có thừa, thế mà sao y cũng mắc mưu này ?


Tô Hiến-Thành hỏi : Dù Thiết Mộc Chân có u mê, thì những người xung quanh ông ta cũng phải nhìn ra chứ .


Thủ-Huy cười :


- Thiết Mộc Chân cũng không vừa, Trác Mộc Hợp tố cáo ông ta chờ Vương Hãn băng hà rồi chiếm ngôi, quả không oan. Khi chỉ dụ tuyển võ sĩ vừa ban ra, lập tức ông ta cử bốn đại tướng quân tham dự võ đài. Oâng ta nghĩ rằng, nếu như bốn đại tướng quân của ông trúng tuyển, nắm quyền chỉ huy các đạo Thiết-kỵ của Khắc-liệt, thì khi Vương Hãn băng, ông ta chỉ trở tay một cái là lên ngôi vua, đẩy Tang Côn ra ngoài.


Tuyên-phi Thụy-Hương thấy Đoan-Nghi say xưa nghe Thủ-Huy thuật chuyện, ánh mắt nàng sáng ngời, tràn đầy hạnh phúc, thì trong lòng nảy ra mối ghen tức. « Đáng lẽ người hạnh phúc bên chàng là ta, chứ đâu phải Đoan-Nghi ? Tiếc thay, vàng đã vào tay, mà ta để vuột mất. Đã vậy ta trêu cho Đoan-Nghi ghen lồng, ghen lộn lên cho hả giận. ». Nghĩ vậy, nàng rót chung trà truyền cung nga bưng đến trước mặt Thủ-Huy :


- Phò mã uống chung trà cho tốt giọng.


Khi nói câu này, nàng liếc mắt đưa tình, miệng mỉm cười. Quả nhiên Thủ-Huy không nhìn ra cái lắt léo của Thụy-Hương. Công bưng chung trà :


- Đa tạ Tuyên-phi ban thưởng.


Rồi uống một hơi hết sạch. Trong khi đó Đoan-Nghi nhìn Thụy-Hương bằng đôi mắt tóe lửa.


Thụy-Hương nhìn Đoan-Nghi, mỉm cười :


- Xin phò mã cho biết, A-lỗ Cốt-đả bầy kế giết bốn tướng Mông-cổ ra sao ? Có thành công không ?


- Người bầy mưu giết bốn tướng là Trác Mộc Hợp với A-lỗ Cốt-đả. Đến ngày tỷ thí, thì chỉ có bốn tiểu vương gửi người tới tranh tài là An Tăng, Cút Sa, Da Di Đài, Thiết Mộc Chân. Trác Mộc Hợp cho biết, trong bốn tướng của Mông-cổ thì Bác Nhĩ Truật sở trường về độc chưởng được cử tranh chức đệ nhất, Tốc Bất Đài thì công lực cực cao thâm được cử tranh chức đệ nhị, Gia Luật Mễ thì kiếm thuật thần thông được cử tranh chức đệ tam, Triết Biệt thì tiễn thủ vô địch được cử tranh chức đệ tứ . Y đề nghị các cao thủ Kim cũng chia làm hai nhóm. Một nhóm đại diện cho Trác Mộc Hợp, một nhóm đại diện cho Khắc-liệt. Mỗi nhóm phải gồm những cao thủ có khả năng giết được bốn tướng Mông-cổ. Sau khi luận bàn, thì hai cao thủ có khả năng trị độc chưởng của Bác Nhĩ Truật là A-lỗ Cốt-đả, Trần Thủ-Huy. Hai cao thủ có công lực cao, khả dĩ trị được Tốc Bất Đài là Trương Đạo-Hoàng, Trần Tử-Tuệ. Hai cao thủ có khả năng trị được kiếm thuật của Gia Luật Mễ là Tô Đạo-Huyền, Đoan-Nghi. Hai cao thủ có thể thắng tiễn thủ của Triết Biệt là Hàn Đao-Thanh, Trần Tử-Giác. Thế là các cao thủ Đại-Việt giả làm người của Khắc-liệt, còn các cao thủ Kim giả làm người của Trác Mộc Hợp. Như vậy có tất cả sáu nhóm. Thể lệ rất giản dị, nếu cặp nào trong một trăm hiệp, mà không kẻ thắng, người thua, thì coi như hòa.


Thủ-Huy ngừng lại cho triều đình theo dõi kịp, rồi tiếp :


- Sau khi các nhóm tề tựu thì chia làm ba cặp giao đấu. Trận đầu, nhóm của Mông-cổ đấu với nhóm của An Tăng. Nhóm của Mông-cổ thắng thế dễ dàng. Bên thắng, bên bại, không ai bị thương hoặc chết cả. Trận thứ nhì nhóm cao thủ Kim của Trác Mộc Hợp đấu với nhóm của Cút Sa, dĩ nhiên các võ tướng của Cút Sa địch sao lại các cao thủ Kim ? Nhóm cao thủ Kim chỉ cần xuất ba bốn chiêu, đã thắng đối thủ dễ dàng. Đến trận thứ ba, các cao thủ Việt đấu với nhóm của Da Di Đài thì bị bất ngờ.


Triều đình đều kinh ngạc. Hiện diện có tới trên trăm người, mà không một tiếng động. Thụy-Hương hỏi :


- Cái gì đã xẩy ra ?


- Tâu, bốn cao thủ của Đa Di Đài là người của phái Hoa-sơn. Họ gồm hai nam trong Hoa-nhạc tam phong tên Liên-Hoa, Tiên-Nhân và một nữ là đệ nhị nhân trong Hoa-nhạc tam nương tên Công-Chúa. Dù cách xa đã gần mười năm, dù họ đã hóa trang rất khéo, nhưng sư thúc Phạm Tử-Tuệ cũng nhận ra kịp thời.


Thái-phó Ngô Lý-Tín lĩnh Lễ bộ thượng thư nghe thuật đến đây thì tâu :


- Hồi bọn Hoa-sơn bị giam ở bến Ngọc-thụy, thì Lạc-Nhạn với Vân-Đài trốn đi. Khu mật viện đã cho truy tầm, song không có dấu vết. Về sau, ngư nhân tìm thấy hai cái xích tay, hai cái xích chân của họ để ở bãi sông, mà không bị chặt, bị cắt, rõ ràng họ được ai đó dùng chìa khóa mở ra cho. Ai đã có chìa khóa, giúp gian nhân thoát xích chân tay ? Rồi khi sứ Tống sang lĩnh người của phái Hoa-sơn do ta trao trả, họ nhất định đòi hai người này. Thần trần thuật với họ rằng hai người này trốn đi. Nhưng sứ thần Tống đổ tội cho Đại-Việt đã giết hai người. Họ lý luận rằng : Nếu hai người trốn thoát, thì ắt họ trở về Trung-quốc rồi. Cớ sao, giờ này vẫn không thấy đâu. Cứ như phò mã tâu, thì trong đám Hoa-sơn giúp Khắc-liệt, không có Lạc-Nhạn, Vân-Đài, vậy có thể hai người này còn ở trong Đại-Việt làm tế tác. Thế mà trong mấy năm qua cứ mỗi lần sứ ta sang Tống, hoặc sứ Tống sang ta, họ vẫn nằng nặc đòi người.


Trưởng-ty Phòng-ngư Khu-mật viện là Long-nhương thượng tướng quân Lưu Khánh-Bình biết Ngô Lý-Tín công kích mình, ông nói ngang :


- Thưa Thượng-thư đây chỉ là cái cớ để Tống gây sự với ta . Khi họ muốn gây sự, thì không có cớ này, họ nặn ra cớ khác, có gì lạ đâu


Nghĩa-thành vương Lý Long-Căn là người quản Khu-mật viện thường theo dõi tình hình Tống. Vương cực kỳ sủng ái công chúa Đoan-Nghi, yêu thương Thủ-Huy. Vương hỏi bằng ngôn từ bình dân


- Cháu Thủ-Huy à ! Thế họ có nhận ra mình không ?


Thủ-Huy cảm động, công cũng trả lời bằng ngôn từ bình dân :


- Thưa chú, lúc đầu họ tưởng sứ đoàn là người Hán. Nhưng khi đấu, họ nhìn chiêu thức, nội công, thì biết mình xử dụng võ công Đại-Việt, mà tuyệt nhiên họ không nhận ra mình là ai.


- Cháu có biết vì lý do nào phái Hoa-sơn lại tham dự trận đấu này không ?


- Tống muốn cho Khắc-liệt mạnh, nên gửi cao thủ sang giúp Vương Hãn, để vương đánh vào sau lưng Kim. Nhưng Vương Hãn không ưa Tống. Vì vậy Tống phải giúp Da Di Đài, rồi xui y chiếm ngôi Vương Hãn. Chính Da Di Đài cũng đang muốn giết Tứ liệp lang vương của Mông-cổ để trừ đi cái chướng ngại về sau.


- Vậy cháu hành xử ra sao ?


- Sư thúc Phạm Tử-Tuệ bàn rằng « Mình sang Kim chỉ với mục đích kết hiếu. Không ngờ Kim muốn lợi dụng mình. Mình thắng hay bại cũng thế thôi, vì Kim cũng đang cầu kết thân với mình. Vậy mình nên ghìm sao cho hòa thì hơn ».


Không ngờ phía Hoa-sơn, họ tưởng mình là chân tay của Tang Côn, họ không muốn gây hấn với cái ông thái-tử này, nên họ cũng có ý đấu cầm chừng.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bàn Long Đao - Ưu Đàm Hoa

Bàn Long Đao - Ưu Đàm Hoa

Giới thiệu: Một căn nhà đơn độc trong nghĩa địa của Tô Châu hoa lệ, một mẹ góa

11-07-2016 24 chương
Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Giới thiệu: Trung Nguyên Tứ Tuyệt là bốn người có võ công siêu tuyệt trong võ

11-07-2016 40 chương
Bàn Long Đao - Ưu Đàm Hoa

Bàn Long Đao - Ưu Đàm Hoa

Giới thiệu: Một căn nhà đơn độc trong nghĩa địa của Tô Châu hoa lệ, một mẹ góa

11-07-2016 24 chương
Anh sẽ đi cùng em chứ?

Anh sẽ đi cùng em chứ?

Con gái khi yêu, đúng là điên, chẳng lo cho bản thân mình, chỉ lo không về gặp được

26-06-2016
Thằng bé

Thằng bé

Đến con chó cũng còn có một cái tên.... *** - Ăn cướp! Bà con ơi, ăn cướp!!! Ông

30-06-2016
Guitar màu tím

Guitar màu tím

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại") Người ta nói,

27-06-2016
Hacker bí ẩn

Hacker bí ẩn

Hân à, tại sao em lại... chép một bài hát vào trong bảng tự thuật của mình

27-06-2016
Người lạ từng quen

Người lạ từng quen

Tôi thường ít khi muốn đi xa. Đơn giản vì sau mỗi chuyến đi lại cảm thấy mình mắc

23-06-2016
Nhật ký

Nhật ký

 Cuộc sống cứ trôi qua theo ngày tháng rộng dài và những trang nhật ký này nối những

01-07-2016

XtGem Forum catalog