Insane
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 76 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11

↓↓

Long-Xưởng gọi Tăng Quốc, ban chỉ :

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Tăng tướng quân. Tướng quân hãy hộ tống Thái-hậu với mấy người này ra bến Tiềm-long. Trao họ cho sứ đoàn. Cô gia sẽ phái hạm đội Động-đình tiễn đưa họ về tới Quảng-châu.


Long-Xưởng hỏi Trang-Hòa :


- Trang-Hòa, em tâu lên phụ hoàng với mẫu hậu tình hình cung Cảm-Thánh.


Trang-Hòa bước tới trước nhà vua với Hoàng-hậu :


- Tâu hoàng-thượng. Trưa nay, thần được chỉ dụ của thái-tử, dẫn đội nữ võ sĩ phái Mê-linh tới cung Cảm-Thánh bảo vệ thái-hậu, thì bị một bọn xưng là đại thần, với mấy cung nga, thái giám ngăn lại. Cuộc giao tranh ngắn ngủi diễn ra. Bọn chúng bị bắt hết. Thần tìm thái-hậu khắp cung mà không thấy. Thần sai Như-Như niêm phong tài vật, cho canh phòng cẩn mật. Lại sai Như-Như đem hết vàng, bạc, châu báu của thái-hậu cất vào công khố Hoàng-thành. Riêng những chỉ dụ, văn thư, thư từ thì thần bỏ vào cái tráp. Hiện có đem theo đây.


Nhà vua vẫn ngáy khò khò, dường như giấc ngủ của ngài rất sâu ! Hoặc giả ngài đang luyện thiền-công, xuất hồn tiêu dao ở chùa Lôi-âm, yết kiến Phật Như-Lai cũng nên. Hoàng-hậu vội lay mạnh tay ngài. Ngài giật mình thức dậy, u u mê mê, không biết những gì đang xẩy ra. Như thường lệ, ngài lại hỏi Long-Xưởng :


- Xưởng nhi, vụ này Xưởng nhi định sao ?


Ngài lại ngả đầu sang một bên, nhắm mắt ngủ.


Long-Xưởng trao cái tráp cho Thái-sư Lưu Khánh-Đàm và Thái-phó Hoàng Nghĩa-Hiền :


- Xử tội phải có chứng cớ. Xin các thầy xét tìm những văn kiện nào liên quan với việc Tống sai sứ sang, với ý định chiếm Đại-Việt. Như vậy ta mới có cớ nói truyện phải trái với Tống.


Long-Xưởng lại quay sang phía Trang-Hòa :


- Trang-Hòa ! Bây giờ thái-hậu sắp sửa theo Lưu Kỳ về Trung-nguyên. Từ nay đất khách quê người, người cần nhiều vàng bạc để chi dụng. Vậy em hãy đem tất cả y phục, vàng bạc, vật dụng hàng ngày của ngài cho ngài.


- Tuân chỉ điện hạ.


- Cho mời Ngô tuyên vũ sứ vào.


Thủ-Huy ra ngoài một lúc, rồi dẫn Ngô Giới vào. Ngô bị trói. Hai bên, mỗi bên có một thiếu niên nắm vai y. Trong hai thiếu niên, một người to lớn kềnh càng, cao hơn Ngô Giới một cái đầu. Còn một người nữa, phong tư tiêu sái, như cây ngọc trước gió. Long-Xưởng nhận ra thiếu niên to béo là Tô Trung-Từ, con của Tô Trung-Sách, đệ tử út Tự-Kinh. Còn thiếu niên phong tư tiêu sái, tên Phùng Tá-Chu, đệ tử của Trần Tự-Hấp. Cả hai đều ngang tuổi với Thủ-Huy.


Tá-Chu chỉ Ngô Giới, nói với Long-Xưởng :


- Khải thái-tử, thái sư phụ thần nói rằng : Bọn người Hoa này tuy bị bắt ở Thiên-trường, nhưng họ lại phạm tội ở Thăng-long. Vì vậy người sai anh em thần giải tất cả bọn người mạo xưng là mật sứ về để họ thụ hình. Hiện tất cả đều bị giữ trên con thuyền của họ, tại bến Tiềm-long. Riêng vị đạo sư này muốn diện kiến với thái-tử, nên anh em thần giải họ vào đây.


Phùng Tá-Chu trao cho Long-Xưởng tờ giấy :


- Đây là danh sách tội nhân mà anh em thần giải giao.


Từ lúc thấy Phùng Tá-Chu, trong lòng Cảm-Thánh thái hậu nảy ra một dục vọng :


- Hỡi ơi ! Ta tưởng trên đời này, thì Lưu Kỳ là đệ nhất mỹ nam tử ! Không ngờ, so với thiếu niên kia thì muôn ngàn lần Lưu không bằng ! Lưu đã già, nói tiếng Việt khó khăn, chuyện phòng the khi được, khi không, sao có thể so sánh với thiếu niên này ! Phải chi ta được y làm người tình, thì dù có phải bỏ ngôi thái-hậu ta cũng không tiếc.


Bà hỏi Tá-Chu :


- Thiếu-hiệp ! Tội nhân có những ai vậy ? Đã ai bị hành hình chưa ?


- Tâu thái-hậu, theo đúng bản án mà thái-tử đã tuyên hôm ở Thiên-trường rằng : Cứ mỗi ngày thì đem một tội phạm ra thi hành án cung hình. Vì thế, có tất cả mười tám người bị đem xử...


Đến đây Tá-Chu ngập ngừng như không muốn nói. Long-Xưởng hỏi :


- Phùng huynh đệ, dường như trong khi thi hành án cung hình, có mấy người bị chết chăng ?


Tá-Chu lắc đầu, dường như không muốn nói. Nó chỉ vào Trung-Từ . Trung-Từ cười hềnh hệch :


- Khải thái-tử không có ai bị chết cả. Chính thần là người phụ trách hành hình. Để công bằng, mỗi khi chọn người thụ hình, trước mặt các tội nhân, thần cho rút thăm. Ai trúng phiếu trắng thì thôi. Ai trúng phiếu có hình... có hình... con chim cu bị cụt đầu, thì người đó bị đem ra ...


Trung-Từ dùng tay phải dơ lên không chụp một cái, như chụp cái ... của nợ, lại dùng cườm tay trái như thanh đao chém ngang.


Tá-Chu tiếp :


- Vì Trung-Từ hành hình theo lối rút thăm, trong mười tám người bị thụ hình, có tới mười lăm người là nữ, thành ra chỉ có ba người...


Tá-Chu dừng lại, để mọi người hiểu ngầm. Trung-Từ cướp lời Tá-Chu :


- Chỉ có ba con chim cu bị xẻo mất đầu.


Thủ-Huy muốn trêu thái-hậu, nó hỏi :


- Dường như trong ba người đó, có người tên là Lưu Kỳ phải không ?


Ba anh em Thủ-Huy, cùng với ba anh em Trung-Từ, thêm Tá-Chu là bẩy, vốn ngang ngang tuổi nhau, họ cùng luyện võ, học văn, nô đừa với nhau từ nhỏ nên họ hiểu nhau hơn bất cứ ai. Nghe Thủ-Huy hỏi, tuy Trung-Từ không biết rõ mục đích, nhưng nó hiểu ý Thủ-Huy rằng, muốn đem Lưu Kỳ ra đùa chơi. Nghĩ vậy nó trả lời :


- Cái ông... Ông Lưu xưng là Tiết-độ sứ ấy à ?


Từ Long-Xưởng cho tới các quan nghe Trung-Từ trả lời, những tưởng thái-hậu sẽ thét lên, rồi luống cuống hỏi tin tức Lưu Kỳ. Không ngờ bà lại thản nhiên như không. Vì bà đang dồn hết tâm ý vào Phùng Tá-Chu :


- Làm thế nào mà ta có được thiếu niên này bây giờ ? Hỡi ôi, ta mà được sống bên Tá-Chu một năm, rồi có chết cũng thỏa nguyện.


Tăng Khoa hướng vào Ngô Giới hô :


- Quỳ xuống.


Ngô ngập ngừng một lát rồi quỳ gối trước nhà vua. Long-Xưởng chỉ Ngô :


- Tâu phụ hoàng, người này đích thực họ Ngô tên Giới, từng lĩnh chức Tứ-xuyên tuyên vũ sứ. Y giả chết, làm đạo sĩ ở núi Hoa-sơn. Nay y mang toàn bộ cao thủ phái này sang Đại-Việt, cùng bọn Mao Khiêm tiềm ẩn ở Thăng-long đã mấy năm. Hôm trước y bắt cóc thần nhi, bắt cóc Trần Thủ-Huy, bắt đô đốc Lý Thần, định đưa về Trung-nguyên. Y lại ăn cắp bốn thanh kiếm thờ ở miếu Hoa-sơn tứ đại thần kiếm. Nhưng toàn bộ bọn y bị phái Đông-a bắt sống. Thần nhi đã tuyên xử y bị lăng trì. Nhưng y nói đại ngôn rằng y là mật sứ của Tống. Thần nhi tạm hoãn thi hành án, giải y về Thăng-long. Nếu như y quả là mật sứ của Tống, thì y vô tội. Trường hợp này Đại-Việt ta có thể đòi Tống trả giá về việc làm của họ.


Tuy bị trói, nhưng Ngô Giới vẫn hiên ngang :


- Kẻ bầy tôi ở chốn biên khích, hết lòng vì nước, nếu có bị tan xương, nát thịt, cũng không tiếc. Thái-tử ! Việc đã như thế này thì thái-tử giết bần đạo đi, cho bần đạo được tỏ lòng trung với Thiệu-Hưng hoàng đế.


Bỗng Thái-phó Hoàng Nghĩa-Hiền kêu lên :


- Đây rồi. Chứng cớ đây rồi.


Ông trình cho Long-Xưởng một tờ giấyï có đóng ấn son đỏ chói :


- Khải điện hạ, tờ này là mật chỉ của Thiệu-Hưng hoàng đế.


Long-Xưởng cầm lên đọc, nội dung mật chỉ nó rõ : Ngô Giới làm chánh sứ, Lưu Kỳ làm phó sứ, Mao Khiêm làm thông dịch, cùng sứ đoàn 36 người sang kinh lý các quận Giao-chỉ, Chiêm-thành, Chân-lạp.


Long Xưởng đọc xong, lập tức đổi thái độ :


- Thì ra Ngô tuyên vũ sứ là mật sứ thực. Có điều người lợi dụng chức mật sứ rồi bắt cóc cô gia, cùng ăn cắp. Tuy nhiên người là mật sứ thì cô gia không thể xử tội. Cô gia sẽ đưa người về Trung-nguyên, để triều Tống xử Tuyên-vũ sứ về những tội trên.


Long-Xưởng đưa mắt cho Phùng Tá-Chu. Tá-Chu lia một nhát kiếm, dây trói Ngô Giới đứt hết. Long-Xưởng kéo ghế mời Ngô ngồi, rồi nói :


- Kể từ hôm nay, Ngô sứ cùng sứ đoàn cứ ở dưới thuyền, xin đừng đi đâu cả. Cô gia sẽ sai người cung ứng đầy đủ nhu dụng cho sứ đoàn, rồi sẽ đưa về nước.


Long-Xưởng nói với thái-hậu :


- Không biết tổ mẫu định về cung Cảm-Thánh hay ra bến Tiềm-long với sứ đoàn ?


Mặt thái-hậu lầm lì :


- Ta không thèm về cái ổ chó Hoàng-thành nữa. Người để ta đi với sứ đoàn.


- Vậy thì được rồi. Xin Tả-thiên ngưu vệ thượng tướng quân Tăng Quốc, với đội võ sĩ Mê-linh tiễn Thái-hậu ra bến Tiềm-long. Nhớ đặt mười chiến thuyền hộ vệ xung quanh chiếc thuyền của Ngô sứ.


Nghe Long-Xưởng nói, Ngô Giới muốn nổi nóng. Rõ ràng ông vua con này sai võ sĩ áp tải bọn y đi, rồi lại sai thủy quân giam lỏng trên chiếc thuyền đinh. Trong khi đó lại nói thác đi là hộ vệ.


Vương Nhất chưa muốn đi. Y hỏi Lê Thúc-Cẩn :


- Đại-hiệp. Xin đại-hiệp, ban thuốc giải ?


- Vương đại hiệp khỏi lo. Trong 49 ngày thì Vương đại hiệp mới chết kia mà ? Tại hạ hứa sẽ cho người mang thuốc giải trao cho đại hiệp trước cái hạn 49 ngày.


Long-Xưởng hô :


- Tiễn khách.


Vương Nhất hỏi :


- Thái-tử ! Thế còn vợ con, gia thuộc chúng thần ?


Long-Xưởng chưa kịp trả lời, thì ầm một tiếng, cửa sổ vỡ tung, rồi một cái bao vải lớn rơi xuống trước mặt Vương Nhất. Vương vung kiếm, cái túi bị xẻ làm đôi. Trong túi có một số đầu người đẫm máu. Kinh ngạc, y cầm một cái lên xem, thì là đầu đứa con trai đầu lòng của y. Y hét lên một tiếng, cúi xuống xem, thì có mười bẩy cái đầu nữa, gồm đầu cha y, mẹï y, năm đầu của năm người thiếpï, mười cái đầu của mười đứa con. Trên mỗi cái đầu đều cắm một mũi tên, trên có khắc hình hai con chim ưng bay qua ngọn núi.


Mọi người đều bật lên tiếng kêu :


- Côi-sơn song ưng.


Vương Nhất hét lên :


- Tàn ác ! Tàn ác ! Đồ hèn hạ, dùng võ công giết người không biết võ.


Vợ Vương Nhất là Cảm-Linh ôm lấy đầu hai đứa con của thị khóc thảm thiết. Thị nguyền rủa :


- Côi-sơn song ưng ! Ta sẽ giết cả nhà mày để trả thù cho con ta.


Có tiếng vi vu phát ra, rồi một ống tre xanh ngắt quay rất nhanh, bay rất chậm tới trước mặt Long-Xưởng. Thủ-Huy sợ trong đó có độc dược, ám khí gì chăng. Nó chĩa tay phóng một chỉ vào ống tre. Oáng tre nổ đến bốp một cái, vỡ làm ba bốn mảnh. Một tờ giấy từ trong bay ra, mở lớn, từ từ rơi xuống. Thủ-Huy bắt lấy giấy, rồi trao cho Long-Xưởng :


- Đại ca. Côi-sơn song ưng kết tội bọn Mao Khiêm.


Long-Xưởng cầm tờ giấy trao cho quan Văn-minh điện đại học sĩ Lý Kính-Tu :


- Đại-học sĩ đọc lên cho mọi người cùng nghe.


Lý Kính-Tu tiếp tờ giấy đọc :


Côi-sơn song ưng


cáo tri với võ lâm đồng đạo.


Tám mươi tư năm trước, sau khi đuổi giặc Tống khỏi Như-nguyệt, hai thánh tăng Minh-Không, Đạo-Hạnh đứng ra tổ chức đại hội võ lâm, nhân ngay giỗ Bắc-bình vương Đào Kỳ. Đại hội đã quyết định rõ ràng những điều cương yếu để thống nhất võ đạo Đại-Việt. Các chưởng môn nhân sáu đại môn phái quốc nội, tám đại môn phái quốc ngoại, ba mươi sau bang, bẩy mươi hai động đã đồng ý mười tám khoản. Trong mười tám khoản ấy, khoản thứ nhất định rằng :


Bất cứ trường hợp nào, võ lâm cũng không can thiệp đến những xung đột trong hoàng tộc.


Chính vì lẽ đó, mà từ khi đức Thần-tông băng, trong hoàng cung đã xẩy ra không biết bao nhiêu điều, làm thương luân, bại lý. Nguồn gốc những sự hủ lậu đó hoàn toàn do một người đàn bà, là Lê thị, được tôn phong làm Cảm-Thánh hoàng thái hậu. Cái người đàn bà ngu dốt, nhỏ nhen, ích kỷ, tham dâm Cảm-Thánh đã gây ra không biết bao nhiêu điều xấùu xa. Tiếng đồn đại khắp nước. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Vì vậy các bậc thầy, các bậc cha mẹ không thể nào dạy dỗ được con em . Trong dân chúng, gia đình hôi lẫm, ngoài hương đảng kỷ cương không còn. Dần dần đất nước nảy sinh ra bọn trốn chúa, lộn chồng, bọn gian manh, bọn trộm cướp.


Trước đây, Lê thị gian dâm với ác nhân Đỗ Anh-Vũ, giết hại tôn thất, trung thần, dân chúng, chỉ với mục đích làm vui lòng y. Sau thị còn manh tâm cướp ngôi vua, đưa Anh-Vũ lên kế vị. Để thực hiện mưu gian, tên họ Đỗ với Lê thị sai người đem vàng bạc sang hối lộ cho bọn tham quan Tống triều, để chúng tâu với Thiệu-Hưng phong cho Đỗ làm vua. Mưu gian này chúng ta biết rất rõ, nên đã ra tay trừ gian đảng Đỗ Anh-Vũ.


Không ngờ Đỗ chết rồi, Lê thị càng lộng hành hơn. Biết rằng võ lâm không can thiệp đến những gì xẩy ra trong Hoàng-thành, thị gian dâm với tên Lưu Kỳ, một viên quan Tống triều, rồi cũng định phế con đẻ của mình, cho tình nhân lên thay. Than ôi !


"Dữ như hùm, cũng không thể ăn thịt con. Độc như rắn, mà không cắn đồng loại".


Nay Lê thị muốn giết con, mưu dâng nước cho kẻ gian, thì thực là dữ hơn hùm, độc hơn rắn.


Sự đã như vậy, thì chúng ta không thể ngồi yên. Thế đã đến thế, thì ta chẳng thể nhịn.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Trích đoạn: Dưới Địa Song, là một sơn cốc hình như cái bồn, từ miệng động nhìn

11-07-2016 72 chương
Bách Bộ Ma Ảnh - Vô Danh

Bách Bộ Ma Ảnh - Vô Danh

Nếu mọi nhà ở thành Lạc Dương nao nức chờ đến một ngày mới trong cái Tết ròng

11-07-2016 51 chương
Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Văn án: Mưa càng lúc càng nặng hạt. Đêm đã khuya, trên đường cũng đã vắng khách

10-07-2016 20 chương
Lá thư cho con gái

Lá thư cho con gái

Con hỡi, trên chiếc thuyền gia đình, nếu chồng con là động cơ, thì vợ là bánh lái,

29-06-2016
27 Nhát Dao Bí Ẩn

27 Nhát Dao Bí Ẩn

Tháng năm tươi đẹp, tiết xuân còn chưa đi hết, mùa hè đã nhanh chóng kéo đến, thời

20-07-2016 6 chương
Thiên Thần của mẹ

Thiên Thần của mẹ

"Cái thai chưa được 3 tháng, cháu nên quyết định giữ lại đứa bé hoặc bỏ

23-06-2016
Bên kia giấc mơ

Bên kia giấc mơ

Thành phố mới không náo nhiệt không sầm uất như những ngày tháng trước đây Nhiên

23-06-2016
Xa vắng những mùa mưa

Xa vắng những mùa mưa

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện: Tháng năm không ở lại) "Có những kỷ

27-06-2016
Lựa chọn

Lựa chọn

Tôi nói riêng với cô giáo, con trai tôi không cần giỏi, chỉ cần nó nhìn thấy chữ

24-06-2016