Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 128 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11

↓↓

Đoan-Nghi bước xéo sang trái nhanh không thể tưởng tượng được, tay nàng rút kiếm xỉa vào ngực Cảm-Linh. Nàng ra chiêu sau, mà kiếm tới trước. Cảm-Linh hét lên, nhảy lùi liền ba bước, kiếm quay liền ba vòng, bảo vệ khu trước ngực, kình phong kêu lên vu vu. Đoan-Nghi xỉa kiếm vào giữa vòng kiếm quang của Cảm-Linh. Cảm-Linh lại nhảy lùi hai bước, thị gạt kiếm của Đoan-Nghi. Choang một tiếng, lửa từ hai thanh kiếm tóe ra. Đoan-Nghi cảm thấy cánh tay tê chồn, suýt nữa kiếm vuột khỏi tay nàng. Nàng nhảy lùi lại phía sau ba bước. Trong khi Cảm-Linh cũng nhảy lùi ba bước. Vì qua chiêu vừa rồi, thị cảm thấy chân khí bị mất hết, cánh tay như không còn lực. Thị quát lên một tiếng, nhảy bổ vào tấn công Đoan-Nghi. Đoan-Nghi khoan thai trả đòn. Tay phải nàng xử dụng kiếm, tay trái bắt kiếm quyết.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Tuy Nghi-Ninh sư thái chưa được luyện võ công trấn môn Mê-linh, nhưng kiến thức bà rất rộng. Nhìn qua hai lần xuất thủ của Đoan-Nghi, bà biết rằng về kiếm chiêu, cô công chúa này luyện khá thành thuộc. Song nội lực của nàng không làm bao. Đáng lẽ nàng phải lợi dụng kiếm chiêu đánh như mây trôi, như sóng vỗ để thắng đối thủ trong chốc lát, thì nàng lại đánh cầm chừng.


Qua hơn trăm chiêu, kiếm của Đoan-Nghi đã chậm lại, trong khi kiếm của Cảm-Linh phát ra kình lực rít lên vo vo. Đoan-Nghi đã mất thế công, nàng chỉ còn thủ.


Thủ-Huy cuống lên, nó ghé miệng vào tai sư thái Nghi-Ninh :


- Sư thái ! Làm sao bây giờ ?


- Không biết công chúa đã luyện Không-minh tâm pháp chưa ?


- Thưa sư thái rồi !


- Vậy thì được !


Thình lình bà cất tiếng nói lớn :


- Đúng là sắc, sắc, không, không . Vương phu nhân dùng Thiên-ưng kiếm pháp của phái Đông-a, lấy trầm mãnh làm căn bản. Công chúa dùng Mê-linh kiếm pháp, lấy thần tốc làm căn bản. Có điều nội công cả hai phái cùng phát xuất từ Vô-ngã tướng Thiền-công, thì công lực ai mạnh, người đó được. Đúng là sắc bất dị không. Không tức thị sắc.


Đoan-Nghi đang yếu thế, nghe Nghi-Ninh sư thái nói, thì ngạc nhiên không ít, vì khi Thủ-Huy dạy võ công cho nàng, nó đã nói rằng nội công của phái Đông-a phát xuất từ Thiền-công Vô nhân tướng, chứ đâu có xuất phát từ Vô-ngã tướng Thiền-công ? Còn nàng, thì nàng dùng nội công Âm-nhu, chứ đâu có dùng Thiền-công ?


Nhưng là người thông minh tuyệt đỉnh, nàng nghĩ ra ngay : Sư thái nhắc nàng dùng Không-minh tâm pháp. Không-minh tâm pháp, phát xuất từ Vô-ngã tướng Thiền-công, là mẹ của tất cả Thiền-công. Nếu đem ra xử dụng với nội công khác, thì hút nội lực của đối phương rất khó, và lâu. Còn hút nội lực của Thiền-công thì dễ dàng, và mau vô cùng.


Nàng chưa kịp vận Không-minh tâm pháp, thì Nghi-Ninh lại tiếp :


- Công chúa phải cẩn thận. Nội công Vương phu nhân rất cao. Công chúa chớ có để kiếm mình chạm vào kiếm Vương phu nhân mà nguy tai.


Cảm-Linh nghe Nghi-Ninh nhắc Đoan-Nghi, thị cười thầm :


- Con mụ ni sư già này ngu thực. Mụ nhắc Đoan-Nghi, mà hóa ra nhắc ta.


Nghĩ rồi, thị đưa mũi kiếm mình đẩy vào giữa mũi kiếm Đoan-Nghi. Hai kiếm dính liền nhau. Thị lại dùng tay trái phóng ra một chưởng. Đoan-Nghi cũng phát chưởng Âm-nhu đỡ. Bây giờ, cuộc đấu kiếm trở thành đấu nội lực.


Trong khoảnh khắc hai kiếm chạm nhau đó, Đoan-Nghi đã vận Không-minh tâm pháp. Cho nên khi Cảm-Linh dồn chân khí ra, thì Đoan-Nghi hấp lấy liền. Cảm-Linh thấy chân khí mình cuồn cuộn phát ra, mà không thấy nội lực Đoan-Nghi phản ứng thì cười thầm :


- Con nhỏ này hôm nay phải chết.


Nhưng chân khí thị dồn ra bao nhiêu, lại mất tăm mất tích bấy nhiêu. Kinh hoảng, thị dồn ra thực mạnh, mong dẩy Đoan-Nghi bay tung đi. Nhưng vô ích, chân khí mụ cứ cuồn cuộn tuôn ra không ngừng.


Đứng ngoài, Mao Khiêm, Vương Nhất, Cảm-Chi đều khoan khoái. Mao Khiêm nói lớn :


- Công chúa ! Công chúa đầu hàng đi thôi. Ta sẽ thu công chúa làm đệ tử. Công chúa đấu không lại Cảm-Linh đâu.


Nghe Mao Khiêm nói, Long-Xưởng kinh hãi hỏi Trần Lý :


- Đại huynh, Đoan-Nghi nguy mất, đại huynh có cách nào cứu Đoan-Nghi không ?


Trần Lý dùng Lăng-không truyền ngữ trả lời :


- Đai ca lầm rồi. Đoan-Nghi không gặp nguy hiểm, trái lại Cảm-Linh sắp mất hết công lực. Xưa kia, đức Thích-ca Mâu-ni, khi ngồi dưới gốc cây Bồ-đề, tìm lẽ giải thoát, có không biết bao nhiêu ma nghiệp, ma chướng từ muôn vàn kiếp trước hiện ra trong ngài, trước ngài, đòi nợ. Ngài phải trấn nhiếp tâm thần để chống lại. Do vậy ngài tìm ra ba loại Thiền : Vô nhân tướng, Vô chúng sinh tướng, Vô thọ tướng. Cuối cùng ngài thấy, Ngã tướng mới quan trọng, chỉ cần bỏ Ngã tướng thì không còn Nhân tướng. Không còn Nhân tướng thì làm gì còn Chúng sinh tướng ? Dĩ nhiên không còn Thọ-tướng nữa. Thế là ngài tìm ra Vô ngã tướng Thiền-công. Vô ngã tướng Thiền-công là tổng hợp của ba loại Thiền-công kia. Bây giờ Cảm-Linh dùng Vô-nhân tướng công đấu với Vô-ngã tướng Thiền-công của Đoan-Nghi thì có khác gì đổ chậu nước vào giữa giòng sông Hồng ? Bỏ nắm muối vào biển ?


Trong khoảng một khắc, chân khí Cảm-Linh gần như kiệt. Thị cảm thấy nguy vô cùng. Nhưng thị không thu chân khí lại được. Vì chỉ cần ngừng lại thôi, thì thị sẽ bị chân khí của Đoan-Nghi phản công , tạng phủ thị sẽ nát ra mà chết.


Đúng ra với tình trạng nguy hiểm của Cảm-Linh, thì Mao Khiêm, Vương Nhất nhận ra ngay. Nhưng một là thị đứng quay lưng lại phía hai người, hai là ánh đèn-nến trong điện Uy-viễn không đủ để người ngoài cuộc nhận ra nét đau khổ trên gương mặt thị. Cảm-Chi đứng xéo bên hông chị, chợt thị nhận ra cái nguy nan đó. Nhưng thị không dám can thiệp, vì can thiệp như vậy thì coi như bên cung Cảm-Thánh bị thua.


Từ lâu rồi, Long-Xưởng căm hận bọn Nùng-sơn tam anh, Tô-lịch nhị tiên thấu xương tủy. Chúng ỷ vào thái-hậu, uy hiếp phụ hoàng, mẫu hậu, mà không ai làm gì được chúng. Bây giờ thấy Cảm-Linh bị Đoan-Nghi thu nội tức gần kiệt quệ, vương hỏi Trần Lý :


- Đại ca ! Có cách nào làm cho con mụ Cảm-Chi lĩnh cái đau khổ như con chị thị không ?


- Không khó.


Trần Lý lên tiếng :


- Vương phu nhân, như vậy coi như phu nhân với Đoan-Nghi ngang sức nhau. Ta cùng thu chân khí về, phu nhân nghĩ sao ?


Nghe Trần Lý nói, Cảm-Linh cũng muốn thu chân khí về mà không được. Trần Lý lại nói với Cảm-Chi :


- Cao phu nhân . Xin phu nhân can Vương phu nhân dùm cho.


Được lời của Trần Lý, Cảm-Chi dùng thế Ưng-trảo chụp vai chị, rồi kéo ra. Nhưng khi tay thị vừa chạm vào vai Cảm-Linh thì cơ thể trống rỗng của Cảm-Linh hút tay thị dính tẹt vào. Đoan-Nghi hút chân khí của Cảm-Linh thì phải mất hơn hai khắc. Bây giờ nàng hút gần hết chân khí Cảm-Linh, chân khí trong người nàng trở thành mạnh vô cùng. Thành ra chỉ cần mười lăm tiếng đập tim, chân khí Cảm-Chi đã khánh kiệt. Hai người lảo đảo ngã ngồi xuống.


Bây giờ Mao Khiêm, Vương Nhất mới biết sự thực thì đã trễ. Vương lao tới đỡ vợ dậy. Mao quên cả nam nữ thụ thụ bất tương thân, y đỡ Cảm-Chi lên.


Đoan-Nghi thu kiếm về, dắt vào vỏ. Thủ-Huy reo lên :


- Mao tiền bối ! Trong ba trận, Đông-cung thắng hai trận. Vậy xin Mao tiền bối giữ lời hứa cho.


Bỗng Đoan-Nghi run lẩy bẩy, muốn ngã xuống :


- Anh Thủ-Huy ! Em...Em...


Rồi nàng ngất đi. Thủ-Huy bồng nàng lên. Lê Thúc-Cần xẹt đến, đỡ lấy Đoan-Nghi :


- Công chúa bị trúng độc.


Ông móc trong túi ra cái bình nhỏ, lấy ba viên thuốc bỏ vào miệng nàng. Mắt Đoan-Nghi nhắm nghiền, nàng chỉ còn thoi thóp thở.


Mao Khiêm cười ha hả:


- Thì ra con nhỏ này dùng Không-minh tâm pháp hút nội lực của Cảm-Linh, Cảm-Chi. Rõ ràng Thiên-đàng có nẻo mi không đến, địa ngục không đường dẫn xác vào. Mi hút chân khí của Cảm-Linh, Cảm-Chi, thì mi cũng hút trọn vẹn độc tố Huyền-âm của hai đứa vào người mi. Thế là mi tự lĩnh lấy cái chết.


Y nói với Thủ-Huy :


- Trận thứ nhì, cung Cảm-Thánh thắng. Tuy công chúa Đoan-Nghi hút hết nội lực của Cảm-Linh, nhưng Cảm-Linh vẫn còn hoạt động được. Trong khi công chúa mê man. Nếu mi bất phục, thì cứ để công chúa với Cảm-Linh tái đấu.


Lý luận của Mao Khiêm quả có lý, Thủ-Huy phải chấp nhận. Tuy lưu tâm đến tình trạng nguy kịch của Đoan-Nghi, nhưng nó không dám phân tâm, vì cục diện trước mặt không phải là một , hai người chết, mà sự mất hay còn của đất nước.


Mao Khiêm chỉ Vương Nhất :


- Trong ba trận, thì trận đầu Đông-cung thắng. Trận thứ nhì cung Cảm-Thánh thắng. Bây giờ trận thứ ba sẽ là trận quyết định. Đây là đại đệ tử của ta. Nếu kẻ nào muốn lĩnh Huyền-âm độc chưởng của y thì cứ việc bước ra.


Thủ-Huy xoa hai tay vào nhau :


- Được ! Chúng ta đấu cuộc thứ ba. Hậu bối xin đại diện Đông-cung lĩnh giáo cao chiêu của Vương tiền bối.


Nghe Thủ-Huy thách đấu với Vương Nhất, tất cả các cao thủ, các văn quan, võ tướng đều rúng động. Bởi từ hơn trăm năm qua, danh tiếng, uy tín của phái Đông-a như sấm động trời Nam, mà võ đạo phái này, dành quyền bảo vệ đệ tử tối đa. Võ lâm dù Hoa, dù Việt, dù chính, dù tà, đụng đến đệ tử của họ, thì không thể trốn thoát sự trả thù. Mà khi phái này trả thù, thì trả thù cực kỳ tàn bạo : Nhẹ thì khoét hai mắt, chặt hai chân, hai tay, cắt lưỡi. Nặng thì giết cả nhà, đến con chó, con mèo cũng không tha.


Bây giờ Vương Nhất ra đấu với Thủ-Huy, nếu y bại thì không sao. Nhược bằng y thắng, ắt Thủ-Huy bị trúng Huyền-âm chưởng, thì phái Đông-a sẽ giết cả nhà Vương đã đành, mà đến tính mệnh của cả nhà Nùng-sơn tam anh, Tô-lịch nhị tiên cũng khó thoát .


Mao Khiêm sinh ra ở trong tổng đường phái Đông-a, được nuôi, dạy bởi phái Đông-a, gì mà y không biết cái luật lệ của phái này. Y rào đón trước :


- Này, thằng bé con Thủ-Huy kia, khi mi nhận đấu với đệ tử ta, thì có nghĩa là viên Thiện-nhân của Đông-cung, đấu với một trưởng đội Phụng-quốc vệ. Chứ không phải một đệ tử của phái Đông-a đấu với đệ tử phái Trường-bạch đâu nhé.


- Đúng vậy.


Mao Khiêm nói với bốn chưởng môn nhân bốn đại môn phái :


- Xin các vị làm chứng cho mỗ rằng thằng lỏi con này ham mấy đấu gạo, mà làm tay sai, rồi chịu chết thay cho tên ôn con Long-Xưởng. Bằng không sau này bọn Đại-Việt ngũ tuyệt lại kiếm truyện.


Lê Thúc-Cẩn vẫy tay gọi Thủ-Huy :


- Cháu lại đây. Ta muốn nói riêng với cháu một câu.


Thủ-Huy tiến lại bên ông. Ông nắm lấy tay nó, khẽ bóp một cái. Trong mỗi bàn tay ông có một viên thuốc. Hai viên thuốc tan thành bột. Ông vận khí ra tay, lập tức thuốc ngấm vào hai bàn tay Thủ-Huy. Oâng dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai nó :


- Ta dùng hai viên thuốc khác nhau ép thành phấn, ngấm vào da cháu. Đối với cháu thì hai viên thuốc này vô hại. Nhưng đối với những người luyện Huyền-âm công, thì nó sẽ hợp với Ngũ-độc trong cơ thể y. Y sẽ bị ngứa ngáy đến nỗi muốn sống không nổi, mà chết cũng không xong.


Vốn thông minh, Thủ-Huy hiểu liền :


- Như vậy, khi hai chưởng giao nhau, thay vì cháu bị trúng Huyền-âm độc tố, thì ngược lại gã Vương Nhất sẽ bị đau đớn, ngứa ngáy khốn khổ.


Thúc-Cẩn gật đầu. Ông nói lớn :


- Vương Nhất là đệ tử đắc ý nhất của Mao tiền bối. Huyền âm chưởng của Vương cực kỳ cao thâm. Cháu phải cẩn thận.


Ông hạ giọng :


- Căn bản nội công của thầy trò Mao Khiêm vẫn là nội công Đông-a. Trong lúc đấu với y, cháu dùng Qui-pháp âm dương hút chân khí của nó. Khi y thấy cháu hút chân khí, y quen mùi, như Cảm-Linh đã làm với Đoan-Nghi. Y sẽ dồn độc công vào cơ thể cháu. Vì chân khí của cháu với y cùng nguồn gốc, cháu hòa hợp với nhau dễ dàng. Cháu buông lỏng ba kinh âm, dùng ba kinh dươntg lọc độc tố. Khi đã hút hết chân khí của y, thình lình cháu dùng ba kinh âm thủ, cho ba kinh dương tấn công y, đẩy tất cả độc chất y đã dồn vào người cháu trả lại cơ thể y.


Ông lại nói lớn :


- Thôi cháu ra lĩnh giáo Vương đại hiệp đi.


Vương Nhất quát lên :


- Coi chưởng này.


Y tung ra một chiêu Huyền-âm chưởng. Vì nội công Huyền-âm chưởng là nội công Âm-nhu nên không có gió. Thủ-Huy trả lại bằng chiêu Phong-ba hợp bích. Khi hai chưởng sắp chạm nhau, thì nó lại đổi thành chiêu Sơn-điểu hoa trung trong Hoa-sơn chưởng. Vương Nhất biến chiêu cực thần tốc, y đánh ra chiêu Cuồng-phong nộ lãng của phái Đông-a. Thủ-Huy vọt người lên cao như con hạc thăng thiên, nó phát chiêu Ác-ngưu nan độ trong Tản-viên chưởng. Hai chưởng giao nhau đến binh một tiếng. Người Thủ-Huy lại bay lên cao, trong khi Vương Nhất bật tung lại phía sau hai bước.


Hai người gườm gườm nhìn nhau.


Bỗng đại sư Pháp-Dung nói lớn :


- Tiểu thí chủ, phải cẩn thận, Huyền-âm độc chưởng lợi hại vô cùng. Tiểu thí chủ chớ có để chưởng mình chạm vào chưởng Vương cư sĩ.


Nghe Pháp-Dung nhắc Thủ-Huy, Vương Nhất cười thầm :


- Thằng trọc này nhắc tên ôn con, nhưng hóa ra là y nhắc ta. Ta phải làm sao để hai chưởng chạm nhau, khiến thằng oắt đau đớn đến phải kêu cha gọi mẹ, cho bọn này tởn phái Trường-bạch.


Nghĩ vậy y tấn công ráo riết.


Thủ-Huy tuy là con của đại hiệp Tự-Hấp, nhưng lại học nghệ với ông nội là đại hiệp Tự-Kinh, một bác học, một đệ nhất cao nhân đương thời. Nên tuy nó còn trẻ, mà không một môn võ công nào nó không học qua.


Sau khi xẩy ra vụ nó bị thua Nhất-Liễu, rồi bọn Hoa-sơn bị phái Thiên-trường bắt. Long-Xưởng xin Tự-Kinh cho Trần Lý, Thủ-Huy về Thăng-Long làm bạn với mình. Nhưng chỉ có Thủ-Huy nhận lời, còn Trần Lý thì chàng từ chối, không muốn dính dáng vao chốn quan trường. Sau Long-Xưởng năn nỉ mãi, chàng đồng ý về giúp Long-Xưởng dẹp loạn. Loạn dẹp xong, chàng sẽ trở về Thiên-trường. Biết rằng công lực hai cháu không làm bao, Tự-Kinh vội truyền cho hai cháu tất cả những bộ quyền, chưởng, để có thể vào đời. Hai anh em học được hết. Trần Lý lớn hơn em hai tuổi, công lực đã cao, chàng thu thái dễ dàng. Còn Thủ-Huy, công lực nó thấp quá, làm sao trong thời gian ngắn mà luyện thành ? Ông tùng quyền truyền nội công Qui-pháp âm-dương cho cả hai anh em. Vì khi biết vận Qui-pháp âm-dương, thì người khác dồn chân khí vào người mình, mình có thể biến thành nội lực của mình. Khác với Vô-ngã tướng Thiền-công, thì chỉ khi đối thủ dồn chân khí đánh mình, mình mới hấp thụ được. Hấp thụ được rồi, phải có thời gian luyện tập rất lâu để hòa hợp các luồng chân khí dị chủng. Sau khi Trần Lý, Thủ-Huy học Quy-pháp âm-dương rồi ; ông gọi Đông-a ngũ tuyệt dồn chân khí vào người hai cháu. Cho nên, chỉ trong mấy ngày, mà công lực hai người không thua cha với các sư thúc làm bao.


Đấu trên trăm hiệp, Vương Nhất vẫn chưa thắng được Thủ-Huy. Các võ quan hiện diện quan sát trận đấu đều rùng mình. Họ nghĩ thầm :


- Chưởng của Vương Nhất mạnh đến thế kia. Chưởng đó mà trúng người thường thì tan xương, nát thịt ra mà chết. Thế nhưng Thủ-Huy vẫn thản nhiên đỡ nhẹ nhàng. Thằng nhỏ này quả là con giòng, cháu giống.


Thình lình Vương Nhất nhảy lùi lại hai bước, rồi đánh ra một chiêu hết sức thô kệch. Tôn Đức-Hòa kêu lên :


- Huyền-âm chưởng ! Phải cẩn thận.


Nhưng đã trễ. Thủ-Huy phát quyền đánh vào giữa chưởng của Vương đến bạch một tiếng. Hai chưởng dính chặt vào nhau. Trận đấu trở thành cuộc đấu nội lực.


Thủ-Huy nhớ lời Lê Thúc-Cẩn dặn, nó dùng ba kinh dương trên tay là Thái-dương tiểu trường, Thiếu-dương tam tiêu và Dương-minh đại trường bảo vệ cơ thể. Còn buông lỏng ba kinh âm là Thái-âm phế, Khuyết-âm tâm bào và Thiếu-âm tâm. Chân khí của Vương Nhất ào ào tuôn vào người Thủ-Huy. Nhưng bao nhiêu độc tố bị ba kinh dương cản lại, chỉ có chân khí vào người nó mà thôi. Nó thản nhiên dùng Qui-pháp âm dương dẫn khí vào đơn điền. Hai luồng chân khí hòa hợp với nhau dễ dàng.


Khoảng hơn khắc sau, Vương Nhất mới cảm thấy bất ổn. Vì y dồn độc tố Huyền-âm vào cơ thể Thủ-Huy đã nhiều, mà chưa thấy đối thủ lạc bại như thường lệ. Y nghiến răng dồn toàn bộ chân khí ra. Nhưng chân khí chỉ gặp sức chống cự yếu ớt, rồi cuồn cuộn ra đi. Hơn khắc nữa qua, tay y nặng chĩu, chân khí thì muốn tuyệt.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Hà Nội trong tôi

Hà Nội trong tôi

Hà Nội rất đẹp. Dù sau này tôi có qua bao miền đất khác thì Hà Nội vẫn là tình yêu

24-06-2016
Vì vợ rồi lại vì con

Vì vợ rồi lại vì con

(khotruyenhay.gq) Tôi không biết mình nên cảm ơn hay oán ghét Thanh Hải vô thượng sư, vì

30-06-2016
Mình chia tay đi!

Mình chia tay đi!

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Rồi sẽ qua hết, phải không?") "Lý do

25-06-2016
Chia tay và quay lại

Chia tay và quay lại

(khotruyenhay.gq) "Xin lỗi, chịu đựng không phải nghề của tớ. Chia tay đi. Ok?" - "Không

01-07-2016
Người hoàn hảo

Người hoàn hảo

Anh ấy là một người hoàn hảo. *** 1. Anh gọi mẹ tôi là dì, nhà anh đối

24-06-2016

Lamborghini Huracán LP 610-4 t