Mật mã: 188 gió đi mang thẳng em cây đi tùng liệu già có tôi mang ở em đó về?
Khóa: Một sống, hai chết.
Giải: 188, đi thẳng, cây tùng già, tôi ở đó!
Gió mang em đi, liệu có mang em về?
bạn đang xem “Mật Mã Cuối Cùng ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!.
.
.
- Sao mày biết?
- Một sống, hai chết. Lấy chữ nằm ở vị chí số lẻ, ghép thành câu.
- Là sao?
- Là đọc theo kiểu nhảy Cóc ấy. Đọc một chữ, bỏ một chữ. – Tôi cáu. – Bỉnh sinh, chưa gặp qua ai ngu như mày.
- Vậy mà điểm trung bình vẫn cao hơn một số đứa là được. – Trần Tiến nhếch mép, cười trào phúng, tiếp lời. – Xong rồi phải không? Có cần tao mang qua đưa cho nó hộ mày không?
- Không! – Tôi đáp chắc nịch.
- Sao? – Trần Tiến sừng cồ lên với tôi.
- Không phải việc của mày. – Tôi cất mật mã vào cặp, đầu không ngẩng lên nhưng giọng nói thì cao vút. – Chiều nay thể dục tiết ba phải không? Nhớ đến nhà chở “chị” đi học đấy!
- Okay! Chiều nay “em” đến nhà mà “chị” chưa ngủ dậy thì coi trừng đấy. – Trần Tiến xòe răng cười thâm hiểm, liếc xéo tôi, gằn giọng nói. – “Mang em đi rồi lại mang em về”, mang đi mang về coi trừng con Ngân nó tát cho bể mỏ đấy chứ chả đùa đâu. Tao nói mày cứ không chịu nghe đi. Đến ngày chết không có chỗ chôn thì lại khóc. – Rứt lời, Trần Tiến đập bàn quay đi, cả tiết học hôm ấy cũng chẳng nỡ nói với tôi một lời. Nói thật chứ, tôi đùa Trần Tiến cái gì cũng được, chỉ mỗi việc giấu nhẹm bí mật mà không nói thì sợ rằng “khó mà nó tha cho tôi”.
Có những chuyện nói được, cũng có những thứ khó mà mở lời. Đôi khi dù muốn hay không, tôi cũng phải giữ cho mình một vài bí mật. Tưởng như chiếc két bảo hiểm cũng cần được sử dụng hay một nhà từ thiện học cách khuyên góp có trừng mực. Nhưng rồi suy cho cùng, lý do cũng chỉ là lý do. Mà cái cốt yếu là tôi không muốn người khác biết quá nhiều về mình. Dù cho người đó có là Trần Tiến hay Lý Ngân…
Mặc khác, tôi vốn là một đứa nói nhiều nhưng tôi sẽ không bao giờ bỏ thời gian quý báu của mình ra để ngồi giải thích những chuyện không đâu. Nhất là khi người nghe lại đang hiểu lầm về cung cách sống của tôi. Như Trần Tiến vẫn thường nhận xét, tôi là một đứa “dễ gần, khó chơi”. “Dễ gần” bởi hầu hết mọi người đều bị cuốn hút trước một đứa con gái lắm lời, có nhiều câu nói để đời hay vài ba câu truyện cười sặc sụa. “Khó chơi” đơn giản vì tôi là một đứa kĩ tính, hay nổi nóng và đôi khi còn bầy trò chơi đểu bạn bè. Tuy có hơi kì quái một chút nhưng sở thích của tôi là nhìn người khác bị mình chọc cho tức sịt khói đầu. Cơ mà tôi sẽ chẳng giơ nanh múa vuốt cũng chẳng rảnh rỗi đi chọc tức người khác nếu như người đó không chọc vào tôi trước. Nhất là… “người đó” lại là Trần Tiến, một thằng con trai có hai cái răng chó (răng khểnh), lúc nào cũng tinh toe, cười cợt, giễu võ dương oai.
- Lưu Việt An, đội trưởng đội nhặt bóng. – Trần Tiến giang tay chỉ thẳng vào mặt tôi gào lên. – Sao “chị” vô trách nhiệm vậy hả? Chúng tôi đã tin tưởng và giao lại trách nhiệm thiêng liêng ấy cho “chị” thì “chị” cũng phải biết thân biết phận mà làm cho tốt đi chứ? Ngồi đấy mà mơ mơ mộng mộng cái gì? Đi nhặt bóng đi, nó bay ra kia kìa, chỗ lùm cây ấy. – Rứt lời, không chỉ riêng gì lớp tôi mà tất cả mọi người, những ai có mặt trong sân bóng lúc ấy cùng đồng loạt cười ồ lên. Có đứa cao hứng còn tặng cho Trần Tiến một tràng vỗ tay khen “ngợi” và tôi một tràng vỗ tay khen “đểu”.
Tôi cuộn chân ngồi bệt dưới nền đất gườm gườm lườm lườm Trần Tiến. Ngược lại, nó đứng đó, dưới nền trời xanh nắng vàng xèo đều hàm răng trâu, cười như phải gió.
- Nhặt bóng đi cô nương, ở đấy mà liếc mắt đưa “ghèn”.
Một tuyển thủ đội bạn nhảy ra khoác vai Trần Tiến cười xu nịnh. Không bỏ uổng hai chữ “phá đám”, hắn đóng tròn vai một tên du côn xen vào cuộc trọi mắt của tôi với Trần Tiến. Đâu vào đó, chàng ta hướng tôi liên tục nháy mắt, nháy đến rớt hai con mắt, đến nỗi tôi muốn tháo giầy ném thẳng vào mặt. Điên không chịu được! Tại sao vậy nhỉ? Tại sao đội trưởng đội mua nước, đội trưởng phục vụ, đội trưởng đội cổ vũ rồi cả đội trưởng đội nhặt bóng. Tại sao tất cả, tất cả mọi thứ đều gán hết lên đầu tôi? Mấy cái thứ danh hiệu phù du đó! Đến chết mất thôi.
Tôi ì ạch đứng dậy, đứng phủi chiếc quần thể dục rộng thùng thình bị gió làm loạn cũng như túm lấy nắm tóc đuôi ngựa đang vờn với gió kia. Mặt mày phụng phịu, giáng từng bước chân voi xuống nền đất, hướng phía lùm cây nhặt bóng.
- Nhanh lên, làm gì mà như rùa bò thế?
Mặc kệ những lời chọc ghẹo sau lưng, tôi vẫn lê từng bước chân người bệnh đến lùm cây nhặt bóng. Ăn hiếp người quá đáng, ít ra tôi vẫn còn là bệnh nhân chưa khỏi ốm.
Dừng chân trước lùm cây, thứ mà tôi nhìn thấy đầu tiên không phải là quả bóng mà là bóng lưng một người con trai. Cậu ta khoác trên người một bộ âu phục màu nâu đất, giầy da nhẹ gõ lên mặt đường. Giây phút người con trai mặc âu phục ấy xoay người, tôi đã giật mình đến mức phải bám chặt vào hàng rào sắt. Bám chặt vào điểm tựa duy nhất ấy để bản thân không ngã khụy trước đôi mắt nâu kia. Đúng vậy, người trước mặt tôi, người ấy không ai khác ngoài Hoàng Kiên Chánh. Dù có cho tiền vàng hay kề dao vào cổ uy hiếp rằng Chảnh thiếu gia đã chuyển trường tôi cũng sẽ không tin. Tôi sẽ không bao giờ tin, người con trai trước mặt này, người mang dáng vẻ thành đạt này không phải là Hoàng Kiên Chánh. Chắc chắn phải có một cái gì đó, một cái gì đó lý giải hết toàn bộ cơn ác mộng của tôi. Những giấc mơ hàng đêm, những giấc mơ chứa đầy máu và nước mắt.
Bỗng tôi thấy hai mắt cay xè và đôi má bỗng trở nên nóng hổi. Đưa tay lên quệt đi, hóa ra tôi lại khóc, tôi lại khóc vì một người dưng. Tôi đã bao lần thừa nhận rằng mình là một đứa ích kỉ, lúc nào cũng chỉ biết sống cho bản thân. Tôi cũng đã bao lần tự nói với lòng rằng cậu ta chẳng là gì của mình cả. Nhiều lắm cũng chỉ là một người qua đường, một người dưng, tôi việc gì phải bận tâm đến sống chết của cậu ta? Nhưng một sự thật không thể phủ nhận rằng lớp tường thành kiên cố ấy đã hoàn toàn sụp đổ khi tôi lại một lần nữa nhìn ấy thân ảnh này.
- Con kia, mày đi nhặt bóng mà nhặt cả tiếng đồng hồ vậy à? – Sau lưng tôi, Trần Tiến gân cổ gào lên, giọng mất kiên nhẫn và đầy tức tối.
Trước mặt tôi, bên kia đường, Chảnh thiếu gia đứng im không nhúc nhích. Làn tóc đen tuyền thỏa sức đùa nghịch cùng gió, đua nhau vỗ về khuôn mặt điển trai, góc cạnh. Đôi mất nâu khẽ nheo lại, nhìn tôi đầy hứng thú. Viền môi kéo lên để lộ một nụ cười nửa miệng. Nụ cười ấy làm tôi phát hoảng. Nó tựa như cái lần tôi nhìn thấy cậu ta đứng dưới gốc cây Tùng già. Giây phút Chảnh thiếu gia quay lưng nhìn tôi, cũng theo cái cách ấy, nó làm tôi lạnh thấu xương. Tưởng như kiếp trước tôi đã nợ cậu ta rất nhiều, rất nhiều thứ. Vậy nên kiếp này, Chảnh thiếu gia quyết đòi lại cho bằng được. Không những thế, còn phải đòi cả gốc lẫn lãi, đòi hết tất cả những gì tôi có.
BỘP.
Trần Tiến chạy đến giật mạnh vai tôi, ép tôi phải đối diện với nó.
- Con này, mày… Sao lại khóc? – Trần Tiến hạ giọng, nói đầy vẻ bàng hoàng. Nó nhíu chặt đôi lông mày, nhìn tôi dò xét. – Có chuyện gì à?
Tôi gạt tay Trần Tiến ra khỏi vai mình, xoay người bám chặt lấy hàng rào sắt, phóng tầm nhìn ra khoảng không bao la trước mặt. Nhưng… người ấy đã không còn, Chảnh thiếu gia, cậu ta đã biến mất. Tôi đứng im đó nhìn sang bên đường, nước mắt lại lăn dài. Chẳng hiểu sao, tôi chẳng thể nào lý giải được tại sao bản thân lại thích khóc như vậy. Từ bé đến lớn, tôi luôn khinh thường mấy đứa con gái mít ướt. Lúc nào cũng chỉ biết khóc lóc, khóc thì giải quyết được gì? Vậy mà giờ đây, tôi lại đứng đây khóc.
- Đủ rồi đấy! Rốt cuộc là đã có chuyện gì? – Một lần nữa, Trần Tiến giật mạnh vai tôi lại. Nó ép tôi vào hàng rào sắt, giam tôi giữa hai cánh tay rắn như thép, gằn giọng nói: - Nói, rốt cuộc đã sảy ra chuyện gì? NÓI!
- Không biết. – Tôi khóc nghẹn ngào.
BỤP.
Trần Tiến nện một đấm xuống lưới thép gai, ước trừng nắm đấm ấy chỉ cách mặt tôi khoảng năm phân.
- Còn muốn giấu tao à? Rốt cuộc là làm sao? Làm sao? Làm sao lại khóc? Hả? – Trần Tiến hét thẳng vào mặt tôi. Tưởng trừng nó muốn xé nát tôi ra thành trăm mảnh.
- Không biết, không biết, đừng hỏi nữa có được không? – Tôi đẩy Trần Tiến ra, hai tay ôm chặt lấy đầu, ngồi bệt xuống đất khóc rống lên.
- Được, được thôi! Nếu đó là điều mày muốn. – Song, Trần Tiến xoay lưng đi thẳng đến chỗ lùm cây nhặt bóng lên. Cũng chẳng thèm quay lại nhìn tôi thấy một cái, cất bước.
- Trần Tiến, Việt An sao vậy? – Xa xa vọng tới vài ba câu thắc mắc cho cái biểu hiện lạ lùng của tôi.
- Mặc kệ nó đi! Ăn no dửng mỡ dư nước mắt. Cái loại ba chập ấy mày chấp làm gì? Sáng nắng, chiều mưa, buổi trưa sương mù, đêm đông giông bão. – Trần Tiến thoáng khựng chân lại, môi nó mấp máy cái gì đó mà tôi không nghe rõ. Song, hắng giọng hét lên cho đám nhí nhố trước mặt cùng nghe. – Con gái đẹp nhất là khi khóc, tụi bay cứ để im đấy cho nó khóc. Coi coi sáng mai ngủ dậy đẹp xấu biết liền.
Không hẹn mà gặp, một tràng cười nữa vang lên. Cười theo cái kiểu nhạo bám.
Chiều tà, mặt trời dần buông…
Tôi ngồi đó, bó gối…
Xa xa là tiếng cổ vũ cùng tiếng mắng chửi…
- Trần Tiến, mắt mày đui à? Không nhìn thấy bóng bay tới hay sao mà đứng im như trời trồng thế hả?
- Thằng kia, bóng bay tới mày không đỡ mà né cái gì?
- Trần Tiến, chuyền bóng đi, chuyền cho thằng Toàn kìa. Nhanh lên không mất bóng.
- Thằng kia, mày đánh đá thế đấy à?
- TIẾN! Mày bước ra khỏi sân ngay cho tao. Cút về luôn cho khuất mắt tao. Trời ơi, thua biết bao nhiêu điểm rồi?
.
.
.
- Về!
Tôi ngồi im không đáp lời, mắt dán chặt vào đôi giầy vải trước mặt. Có lẽ tôi sai, có lẽ tôi nên xin lỗi. Suy cho cùng nó cũng chỉ là muốn tốt cho tôi. Nếu đặt tôi vào trường hợp tương tự, tôi cũng sẽ hàng động y như Trần Tiến.
- Về!
- Xin lỗi. – Tôi thủ thỉ, nói như cho bản thân nghe.
Trần Tiến hùng hổ đi đến tóm lấy cẳng tay tôi lôi dậy, kéo thẳng về nhà xe. Suốt dọc đường nó không nói với tôi một câu nào và tôi cũng vậy. Lặng im trước cổng nhà, tôi đứng chôn chân ở đó, mắt dán chặt vào bóng lưng Trần Tiến cho đến khi nó khất dần sau ngõ cua. Lấy khóa mở cổng, tôi lật đật chạy vào nhà lôi chiếc xe đạp của mình ra, nhằm hướng nghĩa trang đường X thẳng tiến. Tôi không phải con ngốc, mật mã sau khi tách ra có hai ý. Câu thứ nhất mang thông điệp cần chuyền đạt, câu thứ hai chỉ là ý phụ. Và cũng chính vì nó nên Trần Tiến mới hiểu lầm tôi. Cũng chẳng sao cả. Cái quan trọng bây giờ là Chảnh thiếu gia, cái cốt yếu bây giờ là có đánh chết tôi cũng sẽ không tin cậu ta đã về Thụy Sĩ.
Có chết tôi cũng không tin!
Tôi không phải là một người tốt, tôi không hợp để diễn vai một nhân vật chính trong bất kể bộ phim nào. Tôi không thích truyện cổ tích, tôi ghét hoàng tử Ếch, tôi ghét công chúa ngủ trong rừng. Truyện cổ tích luôn làm cho tôi thấy đâu đâu cũng là cuộc sống màu hồng và hạnh phúc thì luôn gõ cửa với những cô công chúa xinh đẹp, nhu nhược, ngu ngốc, không có chí tiến thủ. Lúc nào cũng chỉ biết cam chịu, cam chịu đến mức khóc ròng để đợi bụt hiện lên hay bà tiên giúp đỡ. Hoàng tử Ếch chung quy cũng chỉ là một tên lừa đảo. Cớ sao lại vậy? Đơn giản vì lời giải thích của chàng ta với công chúa nhỏ. Sao nhỉ? Chàng ta từng nói mình bị một mụ phù thủy độc ác hóa phép thành Ếch xấu xí. Nhưng xét cho cùng, đó cũng chỉ là lời nói phiến diện, không bằng chứng. Nếu đặt giả thiết hoàng tử Ếch là một tên sát nhân hàng loạt đang chịu án chung thân dưới vỏ bọc một con vật xấu xí thì sao? Há chẳng phải mụ phù thủy độc ác kia đích thực là một bà tiên tốt bụng à? Và công chúa nhỏ nữa, nàng ta vừa là kẻ tiếp tay tháo guồng xích cho tên tù vượt ngục, vừa là một cô gái đáng thương vội tin lời đường mật.
Có lẽ tôi xấu tính, trong đầu lúc nào cũng là ý nghĩ xuyên tạc lòng tốt của người khác. Nhưng thử nghe thêm một dẫn chứng nữa nhé! Ví dụ như công chúa ngủ trong rừng này, nàng ấy cũng là một nhân vật điển hình trong xã hội cũ. Ngốc nghếch, cả tin và hay mơ mộng. Mơ mộng một nụ hôn của vị khách lang du, cả tin trước lời hứa suông: ta sẽ làm nàng thức giấc và ngốc nghếch đánh mất nụ hôn đầu. Giả sử khi hôn xong mà công chúa không tỉnh dậy thì sao? Vị hoàng tử đó có chấp nhận để bậc đế vương ở tòa thành bên cạnh chém đầu mình ngay tại chỗ không? Dĩ nhiên là không! Mà cứ cho là có đi nữa thì chỉ với hai chữ “hoàng tử” cũng đủ để sảy ra giao tranh giữa hai nước rồi. Như vậy, lẽ dĩ nhiên công chúa ngủ trong rừng dù rằng ngàn lần vô tội thì vẫn là nguyên nhân chính gây ra chiến tranh. Lại nói, nhỡ chẳng may vị hoàng tử đó là một tên lưu manh giả danh tri thức thì sao? Nhỡ chẳng may vị hoàng tử đó chỉ là một tên lang thang đầu đường xó chợ, khoác trên mình khuôn mặt tuấn mã cùng tài nói dối hơn người thì sao? Suy cho cùng, có trừng phạt như thế nào đi nữa thì người chịu thiệt vẫn là người “bị lừa”. Không vậy mà các cụ nhà ta chả có câu “tiền mất tật mang là gì”?
Nói đi nói lại, nói tới nói lui, nói quanh co vòng vèo cũng chỉ để thể hiện một điều rằng: dù cho trời có sập xuống chân tôi, đất có tét ra làm đôi hay mây mưa bão bùng có quật ngã con người này. Vẫn chắc một điều: tôi sẽ không bao giờ tin Hoàng Kiên Chánh đã về Thụy Sĩ. Tôi sẽ không bao giờ tin, sẽ không bao giờ tin trừ phi chính mắt tôi nhìn thấy. Tôi nhớ Trần Tiến từng nói tôi là một đứa cứng đầu cứng cổ. Chẳng sao cả, nếu đầu cổ không cứng thì lấy đâu cam đảm để chứa cái miệng nhỏ chuyên gây chuyện này?
Xã hội tạo nên con người, con người hợp thành xã hội. Tương tự, tiền thể hiện quyền lực, học vấn thể hiện đẳng cấp. Giữa cái xã hội vồ vã này, cứng đầu cứng cổ đâu phải chỉ riêng mình tôi!
Ném xe đạp sang một bên, tôi co chân chạy thẳng lên trên đỉnh đồi. Chạy băng qua đám cỏ voi, chạy thẳng đến trước cửa ngôi nhà gỗ. Chẳng buồn nghĩ ngợi gì nhiều, tôi lật tấm ván gỗ lên, nhảy luôn xuống dưới ấy. Bao quanh tôi là một khoảng không đen kịt, đứng chôn chân ở đó một lúc, đợi khi mắt thích ứng hoàn toàn với bóng tối, tôi mới bắt đầu mò mẫm đi vào trong. Mùi đất ẩm mốc và mùi hôi thối bốc lên nồng đậm, xông thẳng vào mũi làm thần kinh tôi điên đảo. Ngăn kéo trí nhớ lại được dịp mở bung ra, đẩy tôi về buổi tối cách đấy hai ngày. Máu máu máu và máu, mọi thứ đều là máu. Rùng mình, tôi vội lắc đầu ngầy ngậy để xua đi cái ý nghĩ vừa mới hình thành. Hai tay tóm chặt lấy cổ áo thể dục mặc sức kéo cao, nhẹ bước.
Điểm đến đầu tiên của tôi là phòng chứa, khẽ đẩy cửa, bên trong chẳng có gì ngoài một gian phòng không. Chẳng những thế, kể từ khi tôi bước vào đây đã thấy nơi này có gì không đúng, hay nói đúng hơn là đã chẳng còn như lúc ban đầu. Dọc đường đi không có lấy một cái bóng điện, dù là một cái bóng điện vỡ. Khắp nơi màng nhện chằng chịt, tựa như nơi đây đã rất lâu rồi chưa từng có người đặt chân đến. Dù rằng chỉ mới hai ngày trước đấy thôi, tôi còn suýt bỏ mạng tại nơi này. Lượn thêm vài vòng, lang thang khắp ngõ này ngóc kia, nhưng tất cả tìm được chỉ là màng nhện, bùn đất và sâu bọ. Điên tiết, tối đá chân vào tường, đá bay khúc gỗ mục nát dưới chân. Không những thế, tôi còn mắm môi mắm lợi, nghiến răng trèo trẹo mà chửi thề.
- Đủ rồi, về thôi!
Giật mình, vội quay đầu lại, đập vào mắt tôi là bản mặt đểu giả của tên họ Bùi lớp bên cạnh. Ơ… sao Vĩnh Quang lại biết tôi ở đây nhỉ? Đừng nói là hắn đi theo tôi suốt từ ấy đến giờ nhé!
- Đi về. – Vĩnh Quang tóm lấy cổ tay tôi lôi đi, giọng điệu mất kiên nhẫn. – Đây là tự em tìm đến chỗ chết, sau có chả giá bằng máu và nước mắt cũng đừng ân hận.
- Gì cơ?
- Anh nói là theo anh về, ngay bây giờ.
- Tội gì? Bỏ tay ra, tại sao tôi phải theo cậu về? – Tôi vùng vằng rút tay ra, vừa ức vừa tức, rút mãi không được, đoạn tôi gào lên: - Anh em gì chứ? Đừng có điên! Sau này hay mai kia tôi có sảy ra chuyện gì cũng không liên quan gì đến cậu. Cút đi, đừng có ở đây đóng vai ông bố hiền từ quản con cái đi đi về về. Cút đi…
Mặc cho tôi có gào thét, chống đối cỡ nào đi nữa, Vĩnh Quang vẫn quyết lôi tôi đến cửa hang bằng được. Vừa đi hắn vừa đưa tay lên bịt chặt lấy miệng tôi. Song, không biết bằng cách nào mà hắn lôi tôi lên khỏi cái cửa hang bé xíu dành cho một người đi. Đâu vào đó, lại vừa ôm vừa bế mang tôi ra khỏi ngôi nhà gỗ.
- Việt An, con…
Động tác bứt tóc của tôi khựng lại giữa không chung khi bên tai chuyền đến một giọng nói hiền từ quen thuộc, và… giọng nói ấy là của mẹ tôi. Giật mình, tôi vội quay đầu lại, đập vào mắt tôi là sườn mặt gầy xanh xao, đôi môi tím rịm, hai mắt mở to đầy vẻ hốt hoảng bàng hoàng. Tôi chật vật nhảy ra khỏi vòng tay của Vĩnh Quang, song chạy đến bên mẹ, lắp bắp gọi:
- Mẹ, mẹ… sao mẹ lại ở đây? – Miệng thì hỏi mẹ nhưng mắt thì liếc nhìn người đàn ông đứng bên cạnh. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy ông ta, nhưng sao cảm thấy có đôi chút quen mắt. Có phải trước đó tôi đã gặp qua người này rồi?
Lục lại trí nhớ, tôi gồng mình đào xới từng mảnh ghép quá khứ, gắng gượng đem chúng chắp vá lại với nhau nhưng vẫn không thành hình. Một bức tranh rộng lớn trải dài trước mặt nhưng lại mang trên mình một lỗ hổng khổng lồ. Một lỗ hổng mà tôi có cố cỡ nào cũng không thể lấp đầy. Tại sao vậy nhỉ? Đối với tôi mà nói, ông ta rất quen mắt…
Người đàn ông trước mặt tôi ăn vận đơn giản, sơ-mi trắng, quần jeas, giầy da, áo khoác mỏng. Hai tay ông ta thả xuôi theo thế đứng, khuôn mặt nghiêng nghiêng nhìn tôi chăm chú. Ánh mắt phức tạp, chứa chút gì đó xót xa, cũng có chút vui mừng hoan hỉ. Hai thứ ánh sáng ấy chộn lẫn với nhau làm cho đáy mắt của người đàn ông đó ánh lên một niềm thương cảm sâu sắc, một chút buồn buồn tủi tủi và còn nhiều hơn thế nữa. Cái cảm xúc ấy, nó tựa như người cha hiền tìm được đứa con gái thất lạc lâu năm… Chết mất thôi, sao tôi lại có cái suy nghĩ ngớ ngẩn ấy nhỉ?
Tôi ôm lấy cánh tay mẹ, mặc sức lắc.
- Mẹ… ai đây?
Rứt lời, Vĩnh Quang nhẹ nhàng đi đến bên người đàn ông, nhẹ nhàng gọi “bố”. Ngã ngửa, mẹ tôi có quen với bố Vĩnh Quang à? Sao trái đất này nhỏ bé quá vậy? Đi đến đâu cũng gặp người quen. Nhưng thế vẫn chưa là gì khi mà người đàn ông ấy gạt phắt đứa con trai duy nhất của mình qua một bên để mà tiến thẳng về phía tôi. Ông ta nhẹ nhàng mở vòng tay bao la rộng lớn của mình ra, nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng, nhẹ nhàng thốt lên hai chữ “con gái”. Tôi há hốc miệng, mở to mắt, cứng đờ người vì shock. Liền ngay sau đó lập tức đẩy ông ta ra rồi chạy đến bên mẹ, núp sau cánh tay người.
- Mẹ, chuyện gì vậy? Ai đây?
Bỏ ngoài tai câu nghi vấn của tôi, mẹ quay người lại nắm lấy bả vai tôi, vừa hỏi vừa lắc:
- Hai đứa… con… Việt An… hai đứa… hai đứa yêu nhau à?
- Không ạ! – Tôi chối bay. Thật ra không phải là “chối” mà là bị vu khống, tôi có điên đâu mà đi yêu cái ngữ ấy.
Vậy mà mẹ chẳng có lấy một chút gọi là để tâm đến câu trả lời của tôi. Những câu nói sau đó dường như không được lý trí chi phối, hầu hết nó được tuôn ra theo mạch cảm xúc đang dâng trào trong lồng ngực.
- Con… hai đứa… hai đứa là anh em ruột, Việt An… không được đâu con. – Mẹ nhìn tôi, mím môi khẽ lắc đầu, lặp lại lần nữa: - Hai đứa là anh em ruột.
- Sao ạ? – Tôi nghe bên tai có tiếng nổ đoàng, mọi thứ dường như chao đảo. Cái gì mà “anh em ruột”? Tôi là con một mà? Vậy chứ tôi với tên họ Bùi này là anh em sinh đôi à? Không đúng, anh em sinh đôi sao một người sinh tháng hai một người sinh tháng ba được? Anh em thất lạc càng không đúng, một năm mẹ sinh được hai người con à? Làm gì có cái lý đó! Vậy thì rốt cuộc là sao? Tại sao lại là anh em ruột? – Mẹ, mẹ nói đùa phải không? Sao có thể? Sao có thể chứ!
- Việt An, mẹ xin lỗi, hai đứa là anh em ruột. – Mẹ thốt lên trong cay đắng, đôi mắt run rẩy hướng về phía tôi với toàn bộ xót xa cho đứa con gái bé nhỏ của mình.
Thời khắc ngàn cân treo sợi tóc ấy, tôi hiên ngang lẫm liệt đoạn gào lên:
Chương trước | Chương sau