- Sao cậu biết mật thư yêu cầu tìm 20% từ khóa? Trong khi đó giải mật thư cần dùng đến “chìa khóa” kia mà?
bạn đang xem “Mật Mã Cuối Cùng ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!- Hỏi hay đấy! – Chảnh thiếu gia thả rơi một câu khen ngợi, ngón tay thon dài gõ nhẹ lên hai dòng từ khóa đầu tiên, tiếp lời. – Tôi quên chưa giải thích nghĩa của chìa khóa cho cậu. Nhìn này, “nổi nổi chìm chìm, ai quan trọng hơn ai?”, ở đây có nghĩa là những ý chính, tức từ khóa được người viết làm nổi bật lên so với những từ thường, không phải từ khóa. Hay nói đúng hơn nó là 20% nội dung ta cần nắm vững trong đoạn mật thư này. 80% nội dung còn lại trong đoạn mật thư chỉ có nhiệm vụ bổ nghĩa cho 20% từ khóa. Nôm na nó có nghĩa là 80% nội dung đó có nhiệm vụ đánh lừa thị giác, làm phân tâm người đọc.
- Tương tự như vậy, “đa số bỏ đi, thiểu số lấy vào” cũng có nghĩa như hai câu trên đúng không?
- Chính xác. – Chảnh thiếu gia búng tay một cái “tách”, nghe giòn tan, không tiếc lời khen tôi thêm một câu nữa.
- Hì hì… tôi biết là mình thông minh từ lâu rồi. Nhưng mà có thông minh đến mấy cũng cần một bài toán làm mẫu chứ nhỉ? Hì, cậu làm mẫu cái đầu tiên “1/9/1939: Bầu trời nước Đức…” cho tôi xem trước được không? – Tôi chắp hai tay để trước ngực, nghiêng đầu nhìn Chảnh thiếu gia nói với cái giọng ngọt hơn mía. Song còn tặng kèm thêm cho hắn một nụ cười hình bán nguyệt đẹp hơn hoa.
Chảnh thiếu gia nhìn tôi bật cười thành tiếng. Lần đầu tiên tôi biết cậu ta cũng có khả năng của người phàm, cười ra tiếng, một nụ cười không gượng ép. Nhưng rất nhanh sau đó tiếng cười ấy vụt mất và được thay bằng khuôn mặt lạnh lùng (giả tạo) thường ngày.
Chảnh thiếu gia đưa tay lên miệng ho khan một tiếng, bốn ngón tay còn lại gõ đều lên mặt bàn theo nhịp, cất lời.
- “1/9/1939: Bầu trời nước Đức những năm 30 thật ảm đạm. Để tìm niềm vui mới, họ rủ nhau xách súng đến tận Balan xa xôi đùa nghịch. Người Balan vốn đã hiếu chiến, nay có khách lại càng hiếu hơn. Hai bên cùng cầm súng đọ tài quân sự, chiến tranh nổ ra là chuyện thường tình”. Giống như phân tích một tác phẩm văn học, cái cậu cần là nắm được ý chính của cả đoạn văn trên. Trước tiên Đức và Balan là hai nhân vật chính, mà nội dung của cả đoạn này là nói về tính vô lý của Đức khi mang súng sang Balan. Tóm gọn là “Đức tấn công Balan, chiến tranh bùng nổ”. Rồi đấy, cô bạn thông minh, làm tiếp phần còn lại xem nào.
Tôi đã nói mình thông minh thì chẳng có đùa đâu. Sau một hồi hí hoáy cuối cùng tôi cũng chuyển hết chúng về dạng cơ bản là:
• 1/9/1939: Đức tấn công Balan, chiến trang nổ ra.
• 9/1940: Italia tấn công Ai Cập.
• 22/6/1941 : Đức tấn công Liên Xô.
• 7/12/1941 : Nhật tấn công Mĩ ở Ha-oai.
• 1/1942 : Mặt trận đồng minh chống Phát xít thành lập.
• 2/2/1943 : Chiến thắng Xta-lin-grat.
• 6/6/1944 : Anh, Mĩ đổ bộ vào bắc Pháp.
• 9/9/1945 : Phát xít Đức đầu hàng.
• 15/8/1945 : Nhật đầu hàng, chiến tranh kết thúc.
- Xong. – Tôi đưa thành quả lao động vất vả của mình tự nãy đến giờ để trước mặt “thầy” hô vang một tiếng thông báo. “Thầy” liếc qua nó một chút song gật đầu đồng ý nói:
- Bước cuối cùng, tìm từ khóa cho các ô vuông ở cuối mật thư.
- Đơn giản, từ khóa là “chiến tranh thế giới thứ hai”. Chắc chắn, không chật vào đâu được. – Tôi nói chắc như đinh đóng cột. Song, vui quá, miệng ngoác ra cười teo toét. Cười theo cái kiểu không thấy mặt trời, không thấy tổ quốc cũng chẳng cần biết đến quê hương.
- Giỏi nhỉ?
- Dĩ nhiên rồi, thi học kì lớp tám môn Lịch Sử tôi được chín điểm nhờ chiến tranh thế giới thứ hai đấy. Không nhớ mới lạ. – Rứt lời, tôi phá ra cười, cười trong niềm vinh quang. Ấy thế mà vừa mới cười được một chút “thầy” đã tạt cho tôi một gáo nước lạnh.
- Nhưng mà rất tiếc, sai rồi.
- Sao lại sai được? Rõ ràng nó là diễn biến của chiến tranh thế giới thứ hai mà?
- Tôi chưa từng nói “nó không phải là diễn biến của chiến tranh thế giới thứ hai”. – “Thầy” đưa hai tay lên đầu phản đối, tiếp lời. – Ý tôi là cậu bỏ sót dữ kiện của mật thư.
- Cái nào cơ?
- “7/3 – 10/2: Ánh sáng vĩnh hằng sẽ mang lại bình yên cho thế giới”. Thiếu cái gì không thiếu lại đi thiếu cái dữ kiện quan trọng nhất.
- Cái đó đọc đi đọc lại chả thấy nó có nghĩa lí gì cả. – Tôi khẳng định.
- Thật không? – “Thầy” hỏi vặn lại tôi với câu hỏi hai chữ thường nhật.
- Ừm… thật. – Tôi hơi do dự trước cái kiểu dọa người ấy của “thầy”. Song, vẫn giữ vững lập trường của mình.
- Được rồi. Người thiết kế mật mã tên gì? Tức cái người đưa mật mã cho cậu ấy.
- Bùi Vĩnh Quang. – Tôi tự hỏi sao hôm nay nhiều người muốn biết tên của hắn thế không biết?
- Thêm một câu nữa, cậu sinh ngày bao nhiêu?
- Mùng 7 tháng 3. Mà chi vậy?
Chảnh thiếu gia khẽ cười, lại cái kiểu cười nhếch mép mà tôi chúa ghét. Song kết luận:
- Giờ thì tôi đã có đủ bằng chứng để khẳng định “chiến tranh thế giới thứ hai” của cậu là sai rồi.
- Cái gì?
Chương trước | Chương sau