Polly po-cket
Giữa Cơn Gió Lốc

Giữa Cơn Gió Lốc


Tác giả:
Đăng ngày: 22-07-2016
Số chương: 20
5 sao 5 / 5 ( 65 đánh giá )

Giữa Cơn Gió Lốc - Chương 18

↓↓
Những ngày gần cuối tháng ba người dân Ngã tư Bảy Hiền xôn xao vì một hiện tượng đặc biệt tại đó: Các sản phẩm ngành dệt sản xuất tại khu vực này không thể gởi phân phối đi các tỉnh như thường lệ được. Hàng ứ đọng thành núi trong những nhà kho, những xưởng dệt và trong cả từng nhà. Hiện tượng này có nghĩa là không phải chỉ có Buôn Mê Thuộc, Pleiku, Kon-Tum “đã lọt vào tay cộng sản” mà còn nhiều tỉnh khác nhiều thành phố khác ở miền Trung, ở cao nguyên ở miền đông, miền tây nam bộ cũng có thể đang bị bao vây cô lập hay đã được giải phóng cũng không chừng. Tin tức chiến sự loan đi từng giờ nhưng những thứ ấy phản ảnh được chừng nào sự thật?

Từ hôm 20 tháng 3 năm 1975, sau khi mất thêm Phú Bổn, Quảng Trị, An Lộc xe tuần cảnh của quân đội và cảnh sát SàiGòn bắt đầu đi tuần trong các khu lao động ở ngã tư Bảy Hiển, rà qua rà lại dập diều trên các đường Nguyễn Bá Tòng, Hồ Tấn Đức, Tái Thiết, Quảng Hiền… Bọn quân cảnh, cảnh sát dã chiến đeo kính đen, súng lăm lăm trên tay, mặt lạnh như tiền. Trẻ em đứng ngơ ngác trên các ngã tư bên các vòi nước công cộng nhìn chúng đi qua, im lặng, đờ đẫn, và nghi hoặc.

Tại một ngôi nhà cơ sở gần chùa X, Hạnh dự cuộc trao đổi ngắn với hai đồng chí khác.

Một đồng chí báo cáo tình hình:

bạn đang xem “Giữa Cơn Gió Lốc ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!

- Trong mấy ngày qua, ngoài việc tăng cường lực lượng an ninh, cảnh sát và quân cảnh lùng sục trong khu vực này, chúng còn âm mưu lập ra một tổ chức gọi là “nghiệp đoàn công nhân” để hòng kiểm soát lực lượng công nhân dệt ở đây và trấn áp những thành phần nòng cốt của ta. Về phía ta, hiện có các tổ chức quần chúng cách mạng như Nhóm thanh niên Hướng Dương, Đoàn công tác xã hội Gia Định, Nhóm Vừng Hồng.

Hạnh nói:

- Về tình hình chung thì tin mới nhứt mà chúng tôi nhận được là Huế và Hội An đã được giải phóng và hiện quân ta đang tiến về thành phố Đà Nẵng… Địch tháo chạy về phía nam càng lúc càng hỗn loạn. Mặc dù có tin đồn là chúng sẽ giữ vững từ Vịnh Cam Ranh trở vào nhưng chắc chắn mũi dùi sẽ thọc sâu vào mãi. Hơn lúc nào hết đây là thời cơ lớn nhứt của chúng ta và cũng chính là lúc mà chúng ta cần cảnh giác nhiều nhất.

Một đồng chí khác nói thêm:

- Riêng về chùa X, đó cũng là một điểm rất thuận lợi. Nói chung các vị sư ở đây rất tốt nhất là sư Y., chúng ta có thể kỳ vọng nhiều ở ngôi chùa này và đây có thể là một điểm xuất phát trọng yếu cho lực lượng quần chúng khởi nghĩa. Tôi đề nghị ta sẽ có nghiên cứu kỹ về điểm này tuỳ theo tình hình chuyển biến trong những ngày sắp tới…

Đồng chí ấy đang nói nửa chừng thì có tiếng còi hụ. Chiếc jíp lùn chạy băng băng giữa phố xá đông đúc.

Hạnh cười:

- Không biết chúng nó nghĩ gì lúc này.

- Nhiều thằng còn tin là “Việt cộng” không thể vượt quá Nha Trang, chúng lý luận rằng đã có một sự thoả thuận ngầm giữa Mỹ và Việt cộng cắt đất từ Nha Trang trở vào, chính vì thế mà người di tản từ Pleiku Kontum… đều đổ xô về Nha Trang, Cam Ranh.

Người bạn nói xong mở tủ lấy chiếc ra-dô. Chợt anh quay sang Hạnh.

- Này chị Năm, mình ở đây nhưng chưa có tờ khai gia đình. Riêng tôi cũng chưa nhận được thẻ nhân dân tự vệ. Tí nữa là tôi quên nhắc chị rồi.

- Anh khỏi lo, tôi nhớ chuyện đó mà. Tôi sắp đi lấy về đây.

*

Một thiếu nữ lạ mặt chờ chị trong một quán kem nhỏ với ám hiệu là một cái hoa cúc hippy trắng đính trên ống quần loe màu xanh rêu. Hạnh chào thiếu nữ, và ngồi xuống. Thiếu nữ nói nhỏ với Hạnh:

- Anh Năm gởi cho chị.

Và cô gái chuyển cho Hạnh một tờ tạp chí điện ảnh bìa in hình một diễn viên nam trẻ đẹp của màn bạc Đài Loan. Hạnh tiếp lấy nhét vô xách tay và hỏi cô gái nhỏ:

- Em ăn kem dâu nhé?

- Dạ.

Quán không đông khách lắm nhưng rải rác cũng có từng cặp, từng tốp ba bốn người ngồi xầm xì nói chuyện. Ai cũng bàn tán chuyện chiến tranh, chuyện những thành phố được giải phóng và chuyện chạy ra nước ngoài.

Người bồi đem kem dâu đến.

Câu nói của ông khách ngồi bàn bên cạnh:

- Đêm qua đài BBC loan tin Đà Nẵng đã di tản, Việt cộng đang tiến về Qui Nhơn và hiện người ta không biết số phận thành phố đó như thế nào.



Thành phố Qui nhơn cũng di tản!

Đám tàn quân của Sư đoàn 22 từ an Khê, Đồng Phó, Bình Khê, An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Cầu Bà Gi, Phú Tài… tranh nhau chạy hỗn loạn về thành phố Qui Nhơn để mở một con đường ra bãi biển.

Máu chảy đỏ mặt cát và nổi bọt đỏ ngầu trên sóng nước. Chiếc tàu hải quân đậu ngoài xa. Sà-lan lô nhô tròng trành sợ hãi đám quân điên cuồng hò hét chửi bới náo loạn trên bờ nên không dám tiến tới. Đạn bay sát trên đầu, trượt trên mặt nước… Giữa lúc ấy một loạt đạn cối của quân giải phóng từ phía cầu Đôi chụp xuống mặt biển khiến đám tàn quân đạp nhầu lên nhau, dìm nhau xuống nước, sấn tới, đổ xô tới, nhào tới phía những sà-lan bé nhỏ.

Trong lúc ấy trên đường số Một vào Nha Trang, người di tản vẫn tiếp tục vượt đèo qua suối cố đi cho hết cuộc hành trình kỳ quái, hoảng hốt và mê sảng của mình.

Mẹ con Tú và Cang cũng có mặt trong đoàn người di tản ấy. Duy đã ngăn cản, đã tìm hết cách để giải thích, thuyết phục hai đứa em mình nhưng thất bại. Tú rời bỏ Qui Nhơn với lý do: “Tôi có chồng Mỹ, họ mà vào đây họ bắn tôi trước, con tôi là con lai, chắc họ cũng không chừa”.

Và Cang, nó cũng có lý do của nó “Tôi là dân ghiền xì ke. Việt cộng vào đây nếu không bắn bỏ thì tôi cũng phải chết vì không có thuốc.”

Vậy là hai chị em cùng với thằng bé Mỹ lai thuê bao một chiếc xe tải chở một số đồ đạc cần thiết, thẳng đường vô Nam.

Trưa ngày 29 tháng 3 năm 1975 họ đến Cam Ranh, sau hai ngày trời qua đèo qua núi, ngủ bụi ngủ bờ, Tú quyết định dừng lại Cam Ranh vì ba lý do: Một, có tin đồn là Mỹ cắt từ đèo Cả trở ra chia cho “Việt cộng”, từ đèo Cả trở vào vẫn thuộc “quốc gia”, vì thế tất cả các tàu di tản từ Huế và Đà Nẵng vào đều ghé cảng Cam Ranh để đổ dân và lính. Hai là, sau hai ngày đêm bị nhét trên một cái xe tải chật cứng chạy như rùa bò giữa dòng thác xe cộ đông nghẽn, chen chúc hỗn độn, Tú đã mỏi mệt rã rời và ba là, nàng có một người bạn cùng nghề hiện ở tại Cây số Chín Cam Ranh.

Sáng hôm sau.

Cang kẹp điếu thuốc lá giữa hai ngón tay, mặc chiếc áo sơ-mi ka-ki vàng rộng thùng thình đi khơi khơi trên đường số Một, nhìn thiên hạ kéo nhau chạy loạn.

Khắp nơi, chỗ nào cũng có xe cộ và người, trong đường lộ, vỉa hè, gốc cây, bãi cỏ, xe nằm ụ, xe ngã nghiêng người đứng bơ phờ, người ngồi thở dốc. Tiếng động rối tung, xoáy vòng như cơn lốc, bốc lên lan ra hỗn độn. Nhưng Cang, nó thấy lòng thanh thản, tay kẹp điếu thuốc, tay bỏ túi quần, nó đi lửng thửng, tà tà qua đường, tạt vô một cái quán ăn lụp xụp.

Ai nheo nhóc vợ con, cồng kềnh đồ đạc mặc kệ, nó có hai tay không, thong dong ngồi lại bàn ăn. Chai bia 33 đít tròn ướp nước đá mát lạnh. Số hãy còn rất đỏ. Nó tự nghĩ, kêu một chai 33 trúng ngay chai đít tròn, uống một hớp thấy nồng nồng, dễ mê. Dĩa cơm sườn được bưng lên. Nó làm ra vẻ không chú ý đến miếng thịt thơm phức ấy, nó lim dim uống la-de. Nó có tiền. Chưa bao giờ nó có trong túi nhiều tiền như lúc này. Trước khi chạy vào đây, nhân lúc thành phố Qui Nhơn rối loạn nó nhập bọn với Sáu Cùi “dớt” được một số tiền bạc hàng hoá vật dụng. Bán những thứ ấy nó được một cục tiền. Cục tiền ấy mua được một cục thuốc phiện còn dư lại mấy chục ngàn bỏ túi, nó ăn tiêu vung vít đã đời.

Thuốc hút no nê, cơm ăn kỹ lưỡng, nó thấy ngon miệng, khỏe khoắn.

Ngay trong lúc nó hả hê đớp hít thì một bàn tay vàng khè đặt trên vai nó. Nó quay lại. Sáu Cùi.

- A! Đại huynh.

Nó đứng dậy, hấp tấp kéo ghế mời Sáu Cùi ngồi.

- Tao tìm mày quá. Sáu Cùi nói.

- Em đi theo bà chị, chỉ có đứa nhỏ, em theo phụ một tay.

Sáu Cùi nhìn chai la-de và dĩa thịt sườn, gã có vẻ trầm ngâm. Lát sau gã hỏi:

- Mày còn thuốc?

- Dạ… hết. Em hết sạch.

Sáu Cùi vung tay túm lấy túi áo thằng Cang.

- Tao khám coi.

Cang cười:

- Huynh cứ tự nhiên, em chỉ còn mấy ngàn bạc.

Quả thực, trong túi nó chỉ có năm sáu tờ giấy năm trăm, Sáu Cùi gọi chủ quán tính tiền còn lại bao nhiêu gã bỏ gọn vào túi gã.

- Tội nghiệp mà, anh Sáu.

Cang lửng thửng theo Sáu Cùi ra đến đường cái. Sáu Cùi nói:

- Chạy nữa. Ở đây không yên đâu.

Cang hỏi:

- Ủa, sao nghe nói từ Đèo Cả trở vô thuộc quốc gia mà.

- Láo toét, lính tráng tụi nó kéo nhau đi Sài Gòn hết. Cắt đất từ Biên Hoà trở ra cúng cho Việt cộng.

- Anh nghe ai nói?

Sáu Cùi trợn mắt nhìn Cang:

- Đ.m tao nói mà mày không tin à?

- Tin. Em tin anh Sáu. Nhưng chừng nào đi?

- Đi ngay bây giờ. Xe đang đợi đàng kia.

Sáu Cùi chỉ một chiếc jíp sơn xám đậu bên kia đường, trên xe tụi bè đảng của Sáu Cùi đang nói cười hỉ hả. Sáu Cùi vỗ vai thằng Cang, nó nói:

- Xe tao mới mua.

Vừa nói gã vừa đẩy Cang đi tới. Cang lưỡng lự. Trong ý nó cũng muốn đi vì nó sợ “Việt cộng” nhưng hiện nó vẫn còn một cục thuốc phiện và một bó tiền để trong cái xách tay cất chung với hành lý của chị Tú nó, nó có thể tách tụi Sáu Cùi mà vẫn lè phè được. Tuy nhiên khi đã leo lên xe nhập bọn với bè đảng cũ nó hiểu ngay là mình không thể lùi bước được nữa. Nó đề nghị:

- Cho em ghé bà chị lấy cái xách tay.

- Ô-kê.

Chiếc xe lao tới và thắng rất gấp trước một căn nhà gạch nhỏ. Cang nhảy xuống xe. Vừa bước vào nhà nó đã thấy mọi người sửa soạn hành lý chuẩn bị lên đường. Trong khi ấy Tú vẫn ngồi im bên đống va-li của mình, ôm đứa con trong lòng. Cang hỏi:

- Sao không lo chạy?

- Tao không chạy.

- Ai người ta cũng lo chạy vô Sài Gòn kìa.

- Mặc kệ họ.

- Bộ chị tính nộp mạng cho Việt cộng à?

- Nộp mạng thì nộp. Tao không chạy. Chạy hết nổi nữa rồi.

Cang quơ lấy cái xách tay của mình. Tú vẫn ngồi yên. Nó nói:

- Chị không chạy, tui chạy.

- Chạy thì chạy đi. Tao cũng cóc cần mày.

Thế là Cang dông một mạch ra xe. Nó ném cái xách tay xuống dưới chân làm ra vẻ coi thường. Nó không muốn Sáu Cùi chú ý đến cái xách.

Ngày 30 tháng 3 vẫn còn những chuyến xe đò từ Nha Trang, Cam Ranh chạy vô Nam. Nói là vô Nam nhưng sự thực xe chỉ đến Phan Thiết. Xe đò trút hành khách xuống thành phố này và lại trở ra chở dân di tản khác vô Nam với những giá tiền càng ngày càng tăng vọt.

Bọn Sáu Cùi vào đến Phan Thiết mới hay là “quân đội Việt Nam Cộng Hoà” đã cắt quốc lộ Một tại Bình Tuy và cấm mọi xe cộ vào Sài Gòn. Thành phố Phan Thiết nhỏ bé thành một con đê tích luỹ, chịu đựng những con nước xoáy từ khắp nơi đổ về ào ạt. Xe cộ đùn lại nghẹt cứng trên đường Trần Quý Cáp. Những xe đi vô mấy hôm trước bị chặn ở Bình Tuy lộn trở ra, đụng đầu với hàng ngàn xe cơ giới đủ loại từ Qui Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Phan Rang đổ vào, quần thảo nhau gầm gừ nhau, húc vào nhau suốt một quãng đường dài từ Phú Long, ngang qua thành phố cho tới Phú Sung ở phía tây.

Xe của bọn Sáu Cùi mắc kẹt gần rạp xi-nê Hồng Lợi từ bốn giờ chiều tới nửa đêm ngày 30 tháng 3 năm 1975 mới thoát ra được bằng cách quẹo qua đường Đồng Khánh rúc đầu vô một khách sạn ở gần chợ Phan Thiết.

Thành phố gần như đóng cửa suốt ngày, về đêm cửa nẻo lại được tăng cường thêm nhiều ổ khoá, đèn đuốc tắt phụt. Sáu Cùi đập cửa rầm rầm kêu réo loạn cả lên nhưng chẳng có ai lên tiếng. Khách sạn dường như vắng chủ. Bọn Sáu Cùi chửi thề một hồi đã đời rồi cũng đành ngồi ngủ gật trên xe. Đáng lẽ chúng đi tìm bọn ghiền trong thành phố để kiếm chác nhưng trời đã khuya quá, thành phố này lại quá xa lạ đối với chúng nên chúng đành ngồi trên xe chịu trận.

Cang ngủ được một giấc ngắn. Gần sáng thức dậy thấy Sáu Cùi và đồng bọn đã ngủ hết nó quờ quạng tìm cái xách tay nhẹ nhàng nâng lên để trên đùi. Nó mở xách ra thăm lại mấy lọ thuốc phiện và cục bạc. Tất cả đã biến mất! Nó thấy lạnh cả người, bàn tay nó run lên, lóng cóng moi tìm trong mớ quần áo cũ. Vẫn không có. Ai lấy? Chẳng lẽ Sáu Cùi tinh mắt đến như vậy?! Không, nếu Sáu Cùi biết, nó sẽ không bao giờ lấy trộm như thế mà nó sẽ lấy công khai, lấy xong còn nện cho mình một trận nữa là khác. Vậy thì ai lấy? Trong đám em út của Sáu Cùi đứa nào cũng đói meo mà không có vẻ gì khả nghi, vả lại suốt từ sáng hôm qua tới giờ cái xách vẫn nằm nguyên dưới chân Cang trong sự giám sát chặt chẽ và thường xuyên của nó mà!

- Vậy thì ai lấy?

Câu hỏi xoáy trong óc Cang. Kéo lùi ký ức lại, chạy ngược đường số Một ra tới Cam Ranh. Thôi chết rồi! Chị Tú lấy chớ không còn ai nữa. Cang tức lộn ruột. Nó nghiến răng! Con ************** ngựa khốn nạn! Cang chửi lầm bầm. Nó bứt đầu bứt tai tự giận mình đã thiếu cảnh giác giao cả “sinh mạng” trong tay chị nó. Nó đau quá, Nó phải quay về. Trời ơi! Cả một cơ nghiệp, đâu bỏ được. Nó nghĩ, nếu cắt đất cho “Việt cộng” từ Biên Hoà trở ra thì ở Phan Thiết đâu có khác gì ở Cam Ranh.

Cang nhỏm dậy. Bọn Sáu Cùi vẫn ngủ say, chúng nằm vắt vẻo tay chân lổng chổng bừa bãi như những xác người chết đói. Tự nhiên Cang thấy rờn rợn ớn ớn nơi xương sống. Nó ngáp nhưng cố dìm tiếng ngáp xuống.

Cang nhẹ nhàng nhảy xuống xe. Nó nhìn xuống phương Đông thấy trời đã hừng sáng liền lách mình chạy băng vô chợ, đi thẳng một mạch ra tới đường Trần Quý Cáp.

Cang cứ theo quốc lộ Một đi ngược ra phía Bắc. Đoàn xe cơ giới vẫn còn nằm ụ một chỗ, thỉnh thoảng mới có một chiếc rú ga cựa quậy giây lát nhưng chỉ nhích lên được một chút rồi lại nằm im.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Sống Như Tiểu Cường

Sống Như Tiểu Cường

Tiểu Cường là một chàng trai sống đầy bản năng, với cái xấu có sẵn trong máu: Để

23-07-2016 44 chương
Bộ Tam Siêu Quậy

Bộ Tam Siêu Quậy

Nó) *Kill* Nguyễn Ngọc Đoan Khanh: xinh đẹp, body chuẩn ko cần chỉnh,16t, cao 1m73,nó sở

21-07-2016 19 chương
Anh Đừng Đi

Anh Đừng Đi

Cô luôn luôn vui vẻ,nụ cười lúc nào cũng được nở trên đôi môi của cô,hồn nhiên

24-07-2016 1 chương
Tao Ghét Mày

Tao Ghét Mày

Vậy là Huy đã thành công hôm đầu tiên. Kế hoạch đã triển khai thành công. Sáng hôm

21-07-2016 18 chương
Hôn Ước Quý Tộc

Hôn Ước Quý Tộc

Tên truyện: Hôn Ước Quý TộcTác giả: BambooThể loại: Truyện TeenTình trạng: Hoàn

27-07-2016 40 chương
Tôi Ghét Thần Tượng

Tôi Ghét Thần Tượng

Tên truyện: Tôi Ghét Thần TượngTác giả: mysweetlovelydayThể loại: Truyện TeenTình

28-07-2016 22 chương
Nói Yêu Em Đi Anh

Nói Yêu Em Đi Anh

Tôi trở về nhà sau một ngày học mệt mỏi. Mình có nên đi đến buổi lễ đó không

22-07-2016 24 chương
Vong Hoàng Lan

Vong Hoàng Lan

Tác phẩm này được đổi tên những ba lần. Lần đầu tôi đặt tên là “Bóng Hoàng

23-07-2016 55 chương
Đi tìm hương xưa cũ

Đi tìm hương xưa cũ

Một khi chuyện tình đã đi qua, trách ai cũng không quan trọng, kết thúc là kết thúc.

24-06-2016
Mùa hoa tigon

Mùa hoa tigon

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tuyển tập truyện ngắn "Ai cũng có một chuyện tình

28-06-2016
Chênh vênh

Chênh vênh

Hình ảnh của con thuyền cứ lướt trên dòng sông trong những luồng gió cứ chống

23-06-2016
Chiếc nón mẹ làm

Chiếc nón mẹ làm

Audio - Một ngày nọ, cậu bé Anders được mẹ may cho một chiếc mũ mới. Chiếc mũ màu

30-06-2016
Ốc nhỏ

Ốc nhỏ

Ở cái tuổi mười sáu, có lẽ cô bé nào cũng từng có một giấc mơ cổ tích của riêng

30-06-2016