Giữa Cơn Gió Lốc

Giữa Cơn Gió Lốc


Tác giả:
Đăng ngày: 22-07-2016
Số chương: 20
5 sao 5 / 5 ( 148 đánh giá )

Giữa Cơn Gió Lốc - Chương 05

↓↓
Trường Việt Mỹ dẹp tiệm, Một tuần sau anh có việc mới. Câu chuyện như thế này:

Một buổi chiều Hữu lần mò tới nhà một người đồng hương kiếm một bữa cơm thì được biết anh ta bị bắt lính trong khi đang đi bán báo. Người vợ tỏ ý nhờ Hữu thay anh ta làm công việc ấy để cứu vãn tình thế. Hữu chộp ngay cơ hội.

Đúng ba giờ rưỡi Hữu cưỡi chiếc mô-bi-lét ra khỏi nhà. Ánh nắng vẫn còn gay gắt. Xe chạy qua những chỗ gồ ghề khiến cho hai túi vải phía sau đập vào xe kêu “bạch, bạch”. Những tiếng động ấy cũng như những đứa con nít đứng chờ báo về trên các vỉa hè, những thằng nhóc đầu cạo trọc lóc lượn Honda như bươm bướm, chở hàng ngàn tờ báo mà phóng xe như bay… trở nên thân mật và gắn liền vào đời sống anh.

Đồng nghiệp của Hữu bây giờ không phải là những nhà giáo đạo mạo mà là những anh thương phế binh, những chị sồn sồn có chồng đi lính hay chết trận, những cô gái choai choai luôn miệng chưởi thề… Bạn bè của anh còn là những đứa con nít lì lợm, rắn mắt, ăn bận lôi thôi… là những đứa bé gái lúc nào cũng chen lấn, xô đẩy, giành giựt mỗi lần người ta chở báo ở Hai Chí về. Hữu cũng như mọi người, cũng chen lấn, cười cợt, la lối.

bạn đang xem “Giữa Cơn Gió Lốc ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!

Hữu dựng xe ở vỉa hè. Bạn bè của anh đã có mặt đông đủ cả. Bọn nhỏ và các cô gái thường tới sớm, có lẽ vì thích ăn vặt. Thấy Hữu đến, người đàn bà bán đu đủ ướp nước đá hỏi ngay:

- Ăn một dĩa chơi, nghe em?

Hữu giơ một ngón tay, xong ôm chồng báo cũ đi lại phía người đàn bà đang cắm cúi ghi ghi chép chép giữa bốn năm người khác đang đợi chung quanh.

Hữu đưa cái bông báo và chồng báo cũ cho chị ta.

Người đàn bà ngẩng lên, nói:

- Đổi gì nhiều quá vậy, cha?

- Thôi mà, dư có hai tờ, nhận đại đi, ở nhà tôi còn cả đống Sóng Thần.

Người đàn bà hững hờ cầm hai tờ báo cũ thảy ra trước mắt Hữu và nói:

- Không được đâu.

Hữu lấy hai tờ báo cũ đem bỏ vào túi vải rồi lại ngồi nơi vỉa hè tiếp tục ăn phần đu đủ còn lại. Cô bạn đồng nghiệp ghẹo một câu:

- Bữa nay bị bà xã rầy sao coi bộ hốc hác quá?

- Đâu có, tôi còn độc thân.

Thình lình có tiếng Honda rú lên. Mọi người đều nhìn ra đường. Hữu ném trả chiếc đĩa nhựa cho bà hàng rong rồi chạy lại phía người đàn bà chia báo.

- Báo về! Báo về!

Tiếng tụi nhỏ thét lên lanh lảnh. Bọn người chầu chực ở vỉa hè đều lăng xăng sửa soạn, cười nói, la ó. Hữu đã quen với một lô những mẩu đối thoại hỗn độn, ồn ào, tục tĩu cùng dấy lên một lúc xen lẫn những tiếng cười.

- Chị Nghĩa! Chị Nghĩa! Cho tôi hăm lăm đôi.

- Tui bốn chục tờ Điện Tín.

- Đó, mày với chú Hai một trăm đó. Cái bà nhỏ này làm gì cứ nhào vô. Tao ngắt trong háng mày cho mà coi.

- Cô Dư, để tui xếp cho, cô đi lãnh đi. Cộng chung hai cái “bông” lại. Tui bốn lăm tờ Đại Dân Tộc.

- Báo về! Báo về!

- Giang ra coi! Cái lũ quỷ này.

Người đàn bà trở cán chổi đập lên tay lũ nhỏ. Mấy chục bàn tay chìa ra trước mặt chị.

- Em! Em! Em! Chị Nghĩa ơi! Em đây! Gạch đi! Gạch đi!

Những cái bông báo chồng lên nhau rồi bị hất xuống, bàn tay nào cũng cố đặt cái bông của mình lên trên. Chị đàn bà xòe bàn tay ra một cái như chiếc nan quạt đều riếng rồi tay kia chị đếm lia lịa:

- Năm, mười, mười lăm…

Bàn tay đếm nhanh như cái máy. Bảy chục tờ là bảy chục tờ. Không sai một ly, không lộn một mảy.

Báo về càng lúc càng dồn dập. Hữu xếp lia lịa. Cô Dư đi lãnh về, ném đó cho anh rồi lại xông vô đám đông.

- Năm, mười, mười lăm, hai mươi…

Cọc báo lại bị ném một cái bịch ra phía trước, lập tức có bàn tay lấy đi. Nơi vỉa hè, tiếng xếp báo soàn soạt không dứt.

Trời bỗng tối sầm lại và có tiếng kêu của nhiều người:

- Lẹ lên! Lẹ lên! Mưa tới nơi rồi kìa!

Cô Dư hấp tấp chạy lại lấy cái tấm bạt ra khỏi túi vải. Hữu ngồi lên chồng báo để chặn cho khỏi bay và hai tay vẫn đếm báo xoèn xoẹt.

Mưa đã rơi lộp độp. Hữu bỏ thí xấp báo chưa xếp lên chồng báo đã xếp xong rồi cúi khom xuống, ôm luôn cả chồng báo của cô Dư chạy tìm một chỗ núp. Đó là mái hiên của một gian hàng sơn vẽ bảng số xe hơi và xe gắn máy, mùi sơn hăng hắc, khó chịu. Bọn Hữu chen chúc trong cái hiên chật hẹp đó và tuy nước mưa tạt vào theo từng cơn gió nhưng công việc vẫn không thể ngừng. Hữu vẫn xếp báo lia lịa để tranh thủ với mọi người.

Mấy người thợ vẽ bảng số ở trong nhà ngó ra la lối:

- Tránh đường cho người ta đi chớ, mấy cha.

Hữu co lại. Ép sát vô tường một chút nữa, tránh sang một bên chừa lối ra vào.

Lúc ấy ngoài đường có một chiếc Mazda đỏ tía vừa đậu lại. Một cô gái trạc hai mươi tuổi, khoác một chiếc áo mưa trắng, đi giày da cao cổ cũng màu trắng, tay cầm chiếc dù màu xanh da trời và đôi kính trắng thanh nhã càng làm cho khuôn mặt xinh đẹp ấy thêm phần trí thức.

Người con gái bước thẳng vào gian hàng vẽ bảng số xe, dường như để lấy hàng thì phải. Cô gái do dự khi thấy cửa hàng có quá nhiều người đứng chen chúc phía trước. Tuy nhiên cô ta cũng thận trọng bước vào cái lối đi hẹp mà Hữu vừa chừa ra. Hữu không hay có người bước vào, anh đặt chồng báo vừa xếp xong ra trước mặt vừa lúc một chiếc giày da trắng tinh, xinh xắn đặt lên đó.

- A!

Hữu kêu lên và cô gái cúi xuống:

- Xin lỗi chú. Tôi có thể mua tờ báo ấy không?

Hữu vội quay mặt đi. Thôi, khỏi xin lỗi Diệp ơi, chiều nay có hai giờ Quốc Tế Công Pháp của giáo sư Hoà sao Diệp không đi học. Trời mưa lái xe đi chơi thú hơn phải không?

Hữu chẳng nói chẳng rằng, cúi xuống ôm chồng báo bỏ đi nơi khác.

Muốn đọc truyện hay vào ngay ThichTruyen http://KhoTruyenHay.Gq

Chiếc Blue Bird sơn trắng mang số T lượn một vòng ở ngã tư rồi đậu lại trước một gian hàng bán mỹ phẩm lộng lẫy tại đường Gia Long.

Trong bộ âu phục thời trang thật gọn gàng Tú mở cửa xe bước xuống, với lấy cái xách tay rồi khoá cửa xe lại, bước hấp tấp trên hè phố.

Chiều nay nàng không có gì phải vội vàng. Nàng thích đi từ gian hàng này đến gian hàng khác để ngắm nghía những món hàng sang trọng đủ mode, đủ cỡ, đủ màu sắc.

Tú mua một đôi giày cao gót màu bạc và một chiếc dù đen. Đã cuối tháng mười một dương lịch, trời vào Đông và ở Qui Nhơn mùa Đông là mùa mưa. Nàng đã sống ở đây khá lâu và đã quen với thời tiết. Những cơn mưa ở đây tuy không kéo dài hàng tuần nhưng mưa rất to.

Tú cho xe rảo qua phố một vòng ngắm thiên hạ rồi trở về ngôi nhà xinh xắn của nàng ở đường Ngô Quyền. Đó là một khu vực khá yên tĩnh. Nhà của nàng tuy chỉ là một căn nhà trệt nhưng có một phòng khách, hai phòng ngủ, một phòng làm việc của chồng nàng, một phòng ăn và nhà bếp.

Nhà nằm sâu trong một khu đất rộng trồng nhiều phượng, muồng, hoa lài và một cây me lớn.

Cây me cao, cành lá xum xuê, xòe thành một cái tàng rộng, dày, nhiều tầng như những mái vòm lớn lấp lánh ánh nắng buổi trưa hay tràn ngập bóng tối vào lúc hoàng hôn.

Chính nàng đã chọn ngôi nhà này giữa hàng chục ngôi nhà cho thuê khác trong thành phố và chồng nàng cũng có vẻ thích ngôi nhà này lắm.

Hai người quen nhau trong một trường hợp khá đặc biệt. Hôm ấy Brayker đến thăm một người bạn tại văn phòng USAID. Và Tú là một nhân viên tạp dịch ở đó.

Viên trưởng phòng thích nàng chỉ vì nàng là một người giúp việc thành thật nhất và lương thiện nhất trong số những người Việt Nam mà ông ta đã tiếp xúc kể cả viên tỉnh trưởng Bình Định.

Văn phòng còn có một cô gái Việt Nam khác làm việc với tư cách thư ký đánh máy. Cô ta trắng trẻo, ăn diện thời trang và khá quyến rũ nhờ thân hình hấp dẫn. Những người Mỹ trong phòng đều thích tỏ cử chỉ thân mật và đôi khi sỗ sàng với cô. Lúc Tú mới được tuyển vào giúp việc nơi này trông thấy cảnh đó nàng ngạc nhiên hỏi riêng cô ta thì cô ta cười và giảng giải cho nàng hiểu:

- Em thắc mắc làm gì. Trời sinh người con gái ra là để cho người ta nựng, người ta vuốt ve, mơn trớn, nâng niu. Em không biết Việt Nam mình có câu ca dao “Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta ghẹo” hay sao?

Lời giảng giải của “người-con-gái-Việt-Nam-da-vàng” này thật chí lý. Tú không biết cãi thế nào nhưng trong thâm tâm, nàng vẫn thấy có cái gì sai lầm trong lối biện luận ấy.

Tú bưng khay nước ngọt lên mời khách theo lệnh của ông trưởng phòng. Brayker nhìn nàng, nói cám ơn và Tú nhận ra trong đôi mắt ấy có vẻ gì ngạc nhiên thích thú. Khi Tú đi rồi Brayker hỏi cô thư ký:

- Cô vừa rồi tên gì?

- Tú.

Lát sau Brayker nói với lão già:

- Cô ta trông giống như một cô gái Hạ-uy-di.

Hai người nói chuyện một lúc nữa rồi khách cáo từ.

Brayker đi dọc theo dãy nhà trệt để ra cổng. Trên đường đi hắn gặp lại Tú. Hắn dừng lại và bằng một giọng dịu dàng hắn hỏi:

- Cô tên là Tú?

Tú đoán ngay được câu hỏi, nàng mỉm cười đáp vâng. Hôm ấy nàng mặc một bộ âu phục tầm thường rẻ tiền và quá đơn giản, nhưng chính cái vẻ chắc chắc của nước da sạm nắng và cái vẻ gì rừng rú man dại trong đôi mắt đen sâu thẳm kia đã lôi cuốn được Brayker.

Hắn cầm bàn tay của Tú lên, dùng bàn tay kia vuốt ve và mỉm cười nói:

- Cô đi ăn tối với tôi nhé?

Tú không hiểu hết ý nghĩa câu nói, nàng chỉ nghe được có mỗi một tiếng dinner vì tiếng ấy rất quen thuộc ở đây thế rồi nàng gật đầu và đáp vâng.

Nàng đã rắp tâm sống cuộc đời khác và lời giảng giải của cô thư ký ngày nào tuy nàng không đồng ý nhưng nàng cũng thấy không có gì quá lố nên cho dù cái câu nói dài mà nàng chỉ hiểu được một chữ dinner ấy có mang ý nghĩa nào đi nữa, nàng cũng đồng ý như thường. Dầu sao Brayker vẫn là một người dễ mến và đây có thể là một dịp may hiếm có trong đời nàng. Nàng không được phép để sẩy mất.

Chiều hôm ấy Brayker đem xe hơi đến đón nàng trước cổng. Nàng có vẻ ngượng về cách ăn mặc của mình nhưng hắn lại không chú ý gì đến điểm ấy và tỏ ra rất thân mật với nàng.

Trong bữa ăn Tú cố giấu sự ngượng ngập của mình bằng cách ăn thật chậm và luôn luôn ăn sau Brayker, nàng cũng thử uống một chút rượu và thấy thích. Chẳng bao lâu Tú ăn uống tự nhiên và chững chạc hơn nhiều.

Những lần ăn tối sau đó Tú đã có mái tóc mới, những bộ âu phục đẹp, và thực tế áo quần đã đổi lốt Tú thành một cô gái khá bắt mắt.

Nàng vẫn hằng mong ước trở thành một con người khác và nàng đã trở thành một con người khác thực sự, nàng đâu có luyến tiếc gì cái quá khứ nặng nề đã dày vò, hành hạ, tàn phá nàng. Nàng không ngừng xua đuổi nó và nghĩ rằng mình có quyền sống sung sướng.

Ý nghĩ đó làm Tú mỉm cười khi mở cửa phòng bước vào. Nàng cho máy lạnh chạy và bật ngọn đèn vàng. Nàng ưa thứ ánh sáng đậm đà này nên mặc dù trong phòng có đèn nê-ông nàng cũng ít khi dùng tới, thứ ánh sáng ấy sao mà tái nhợt, ốm yếu và thiếu sinh khí.

Hơn mười một giờ đêm Brayker trở về, Tú đã ngủ quên từ lúc nào. Hắn mở cửa phòng bằng chiếc chìa khoá riêng rồi cứ để nguyên quần áo như thế mà nằm vật xuống giường trong cơn say mỗi lúc mỗi kéo hắn chìm vào giấc ngủ nặng nhọc.

Sáng ra, Tú thức dậy khi nắng đã lên nhưng Brayker vẫn còn ngủ. Thấy hắn còn mặc nguyên quần áo, giày vớ Tú biết là đêm qua hắn đã say rượu vì thế nàng cứ để cho hắn nằm và đi vào phòng tắm.

Tiếng nước chảy róc rách làm Brayker tỉnh dậy. Hắn thấy nhức đầu và mỏi hai vai. Hắn cởi giày, cởi quần áo rồi cũng đi thẳng vào phòng tắm. Tú hỏi:

- Khi hôm mày làm gì về khuya?

- Có tiệc ở Bộ chỉ huy.

Brayker cúi xuống phả nước vào mặt thật lâu. Tú hỏi tiếp:

- Có chuyện gì mà tiệc tùng vậy?

Brayker im lặng, lát sau hắn nói đột ngột:

- Cuối tuần này tao về Mỹ.

- Về Mỹ à? Sao gấp quá vậy?

- Ừ.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Hoa Hồng Là Em

Hoa Hồng Là Em

Vũ Hoàng Bảo Anh: (nó) 16 tuổi mang một tính cách lạnh lùng, tàn ác . Sở hữu đôi mắt

22-07-2016 21 chương
Bánh Mì Thơm Cà Phê Đắng

Bánh Mì Thơm Cà Phê Đắng

Tên sách: Bánh Mì Thơm Cà Phê ĐắngTác giả: Ngô Thị Giáng UyênNXB: TrẻTình trạng: Hoàn

23-07-2016 7 chương
Mật Mã Cuối Cùng

Mật Mã Cuối Cùng

Tên truyện: Mật Mã Cuối CùngTác giải: Ry Hanna (Lệ Quỳnh).Thể loại: Truyện Teen Hài,

27-07-2016 18 chương
Khoảng Trời Thơ Dại

Khoảng Trời Thơ Dại

Khoảng Trời Thơ Dại là một truyện teen của tác giả Việt Nam Dạ Hương.Trích

22-07-2016 10 chương
Ranh Giới

Ranh Giới

Tên truyện: Ranh GiớiTác giả: rain8xThể loại: Truyện VOZTình trạng: Hoàn ThànhNguồn:

22-07-2016 36 chương
Nói Yêu Em Đi Anh

Nói Yêu Em Đi Anh

Tôi trở về nhà sau một ngày học mệt mỏi. Mình có nên đi đến buổi lễ đó không

22-07-2016 24 chương
Ánh Hồng Hạnh Phúc

Ánh Hồng Hạnh Phúc

Từ nãy giờ, Hoa Phượng quan sát gã thanh niên. Trông hắn lạ quá, cô chưa từng thấy

22-07-2016 23 chương
Anh đồng ý

Anh đồng ý

Cô muốn nói điều gì với anh nhưng cổ họng cứ nghẹn đắng, có thứ gì đó chực

24-06-2016
Tháng 12

Tháng 12

Tháng 12, nỗi xốn xang những cơn mưa Thu ngọt ngào hóa ra cũ kĩ, anh chẳng cất mình

24-06-2016
Chút hương tình đầu

Chút hương tình đầu

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại") Muốn khắc

27-06-2016
Mương rộng hào sâu

Mương rộng hào sâu

Hồi đầu cũng không ai nghĩ tới chuyện làm một ranh giới giữa hai nhà. *** Con mương

24-06-2016
Trò đùa ngu ngốc

Trò đùa ngu ngốc

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại") "Anh nói tôi

27-06-2016

Old school Swatch Watches