Là sự khác biệt cần con pahri thích nghi từ môi trường khác, không gian khác. Nắng, gió biển khiến con vững vàng hơn. Những chuyến dịch chuyển khiến con vững vàng hơn. Dù con có thể không biết mình đang đi đâu những chắc chắn, con sẽ cảm thấy được sự hân hoan qua chính sự hân hoan của cha mẹ. Con sẽ thấy những điều mà nếu ở nhà, con không thấy. Con sẽ cảm được gió biển khác gió nhà. Đi để lớn.
Có hạnh phúc nào không đổi từ gian khó?
Dù nó giản đơn chỉ là một nụ cười thì nó cũng phải được đổi bằng một hành động thân thiện từ con.
Và có thể một chuyến đi xa sẽ khiến con vất vả nhưng nó cũng sẽ khiến con lớn lên và cứng cáp.
bạn đang xem “Anh Sẽ Cưới Em Thêm Nhiều Lần Nữa ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!Cũng như khi con biết lẫy, con sẽ thấy không gian quanh mình không chỉ là cái trần nhà. Dù biết lẫy và con đối mặt với nguy hiểm bị ngạt thở nếu không lật lại được. Dù biết lẫy có thể sẽ khiến con sái tay.
Cũng như khi con biết bò, con sẽ thấy không gian quanh mình xa hơn. Dù biết bò, nguy hiểm sẽ nhiều hơn vì có thể con bò mà ngã.
Cũng như khi con biết đi. Con sẽ thấy con đường ở dưới chân mình. Nhưng con cũng gặp những nguy hiểm vì con đang tham gia giao thông. Con là một người đi bộ.
Mỗi chặng đường là một hay nhiều hiểm nguy rình rập.
Có những người lo con ngã mà khiến con chậm đi.
Có những người lo con gặp bất trắc mà đóng sập cửa.
Bố mẹ nhất định chẳng thế!
Yêu con là đi cùng con chứ không phải là rào quanh con bằng những lo lắng của mình để rồi biến đời con mình thành ao tù mà vẫn tưởng rằng như thế là tốt cho con.
Yêu con là cùng con giải quyết những khó khăn, vất vả, bất trắc chứ không phải là bảo vệ con, ngăn chặn những điều nguy hiểm bằng cách đóng sập cửa lại.
Ngôi nhà luôn là chỗ ở tốt nhưng nó sẽ thành xó nhà của cuộc sống ngoài kia. Vì ngôi nhà nhỏ bé so với cuộc sống bên ngoài. Vì ngôi nhà to với ta nhưng lại quá bé nhỏ với cuộc đời. Vì ngôi nhà là nơi ra đi để trở về chứ không phải là ốc đảo trú thân.
Bán cho tôi một đơn vị hạnh phúc. Dù có thể tôi phải đổi bằng mồ hôi của tôi, nước mắt của tôi. Nhưng khi đó, mồ hôi mới thật là mồ hôi. Nước mắt mới mặn như nước mắt. Hạnh phúc là quả từ cây đời là vậy! Quả chín từ hạt mầm ước vọng được gieo. Lớn bằng sự nỗ lực vươn lên, bằng sự chờ đợi của người chăm sóc, bằng nắng của đời, gió của đời. Quả chín sẽ ngọt.
Nào, bạn có đủ dũng cảm để mua nổi một đơn vị hạnh phúc không?
Lấp đầy
Hình như có mảnh hụt nào xuất hiện trong mình. Khiến mắt cứ xa vắng đến ngột ngạt. Khiến lòng cứ dài hơn cả một tiếng thở dài. Thì về. Để con lấp đầy giùm bố.
Để tiếng cười của con lấp đầy quãng thanh âm của đời bố.
Để vòng tay ôm của vợ lấp đầy khoang ngực đang có mảnh hụt.
Để những con cá tung tăng trong bể quẫy vào đời mình.
Để đêm thôi lạnh khi có mẹ của bố ở lại.
Để dừng công việc lại thấy Cún thiêm thiếp ngủ bên gối.
Để lòng thấy bình yên trở lại.
Bởi những ngày này, bố như một cây khô mọc trơ trọi. Vẫn khao khát màu xanh biết bao mà mỏi mắt chỉ thấy trời xanh biếc không gợn mây, không chút gì báo hiệu cơn mưa nào tới tưới tắm giùm.
Bởi những ngày này, lòng như hoang mạc vắng. Thèm dấu chân người đi qua mà chỉ thấy gió hun hút thổi. Khát khao một công trình mọc lên. Khát khao một ngọn đèn vàng ấm lại.
Bởi những ngày này bố đang chết dần chết mòn.
Bởi con đường như chỉ còn mình bố đi.
Bởi bố không cảm thấy được những khát khao chiến thắng xung quanh bố.
Chỉ thấy mình nhạt đắng.
Chỉ thấy từng ngày đi qua vô nghĩa.
Chỉ thấy rơi rụng dần những mùa hoa.
Chỉ thấy ngày đang chết.
Lấp đầy cho bố bằng chính con nhé!
Lấp đầy cho bố bằng gia đình nhỏ của mình.
Lấp đầy ngày bằng buổi chiều về nhà có con vẫy chào bố.
Lấp đầy đêm bằng tiếng thở nhẹ của con.
Lấp đầy nụ cười của bố bằng cái tít mắt đùa nhắng nhít của con.
Cho bố ôm con vào lòng, Pi ơi!
Sợ
Ngày bé, ai bế Pi cũng theo. Còn bây giờ, đôi khi bố bế cũng lắc đầu. Luôn miệng kêu: Không! Không! Thậm chí kêu: Sợ quá! Và khóc váng lên. Tất nhiên, trong 10 bận thì có đến sáu bận là làm nũng. Nhưng bố đã thấy Pi bắt đầu biết sợ.
Biết sợ! Đó là một cảm giác đương nhiên xảy ra khi ta bắt đầu có tri thức nhất định. Đầu tiên là sợ người lạ, sợ đau, sợ mắng... Những nỗi sợ thuần cảm tính.
Nhưng rồi càng lớn lên, phạm vi sợ càng bị tăng lên.
Con sẽ sợ những hình phạt khi con làm sai.
Con sẽ sợ làm cho ai đó buồn.
Con sẽ sợ mất đi những quyền lợi riêng.
Con sẽ sợ khi con bắt đầu lớn!
Càng sống lâu càng biết nhiều thì lại càng sợ nhiều.
Sợ người khác vượt qua mình.
Sợ những điều lạ lẫm, khác biệt với những gì mình vẫn thường thấy, thường tin.
Sợ thua cuộc.
Sợ quyền lực.
Sợ cả chính bản thân mình nếu như mình tụt hậu.
Và cứ thế chẳng biết đến bao giờ nữa!
Chiến thắng nỗi sợ không khó. Nhưng chẳng ai dám (muốn) làm. Vì những nỗi sợ ấy xuất phát từ những khu vực nhạy cảm.
Để chiến thắng nỗi sợ, con cần phải khỏe mạnh, thông hiểu nhiều hơn. Và quan trọng nhất, con thẳng thắn, minh bạch.
Dưới ánh nắng mặt trời, không có gì là không làm được cả.
Thương lấy lũ nhỏ
Người Việt yêu con bậc nhất nhưng nhiều khi cái yêu ấy là thứ tình yêu quái dị, yêu con kiểu cho con vào cái hộp để ngắm nghía thích thú chứ chẳng phải là yêu nữa.
Không ở đâu như Việt Nam mình, trước cái cổng trường cấp 1, cấp 2 thậm chí cấp 3, các bậc phụ huynh rồng rắn đón con.
Không ở đâu như Việt Nam mình, kinh doanh đồ con nít lúc nào cũng thắng lớn.
Cha mẹ nhịn đói nhịn khát để dành tất cả cho con.
Các cuộc thi ảnh baby lúc nào cũng đầy ảnh con từ những ông bố bà mẹ nghiện con (như bố Pi).
Nhưng.
Nhưng cũng không ở đâu như Việt Nam, những đứa trẻ luôn chậm trưởng thành bởi tình yêu của bố mẹ chúng đã ngăn cản sự trưởng thành của chúng.
Tôi biết có nhiều đứa trẻ được sống trong lồng.
Cái lồng ấy có khi là căn nhà lộng lẫy với một bầy ôsin.
Cái lồng ấy có khi là sự lo lắng quá độ của các bậc cha mẹ.
Từ chuyên môn sữa cho con cũng phải chọn loại sữa xịn nhất.
Tới chuyện không cho con chơi nghịch bẩn.
Đứa trẻ cứ lớn lên trong một cái lồng được các bậc cha mẹ khử trùng tuyệt đối.
Nâng niu.
Gìn giữ.
Thậm chí hóa hổ dữ nếu như ai đó chê con mình.
Tốt chứ!
Có ai bảo không tốt đâu?
Có những bà mẹ còn lấy thước đo Tây để áp dụng cho con mình với mong muốn nó tốt nhất.
Những đứa trẻ được đưa vào lồng, cha mẹ chúng khử trùng cho chúng bằng tất cả những gì họ có.
Như chính bản thân tôi khi bé, bố mẹ tôi nhịn ăn để cho tôi được điều kiện tốt nhất.
Người Việt thương con có thể nói là bậc nhất.
Nhưng tình yêu đó nhiều khi cũng quái dị.
Rất quái dị.
Như vì muốn con mình được quan tâm săn sóc, các ông bố, bà mẹ đút tiền cho giáo viên.
Ai cũng bảo: Các cô giáo bây giờ là thế!
Cả xã hội này đều thế.
Nên nếu con mình không được như thế, con mình sẽ thành quái thai trong mắt cô giáo.
Có một người bạn bảo tôi: Phụ huynh, chính phụ huynh vì con cái của mình, muốn con cái của mình được tốt hơn con cái người khác nên đã làm hư các cô giáo.
Nhưng.
Nhưng khi tôi phản kháng lại, rằng: Nếu cô giáo tử tế, sao cô không từ chối thẳng thừng đi?
Bạn tôi bảo: Cô giáo mà từ chối, bố mẹ học sinh còn lo hơn.
Chương trước | Chương sau