Ví dụ khi bạn với người yêu của bạn đang trục trặc và người thứ ba xuất hiện. Anh ta (hoặc cô ta) không tìm cách phá vỡ tình yêu của bạn mà chỉ làm một người sẻ chia?
bạn đang xem “Anh Sẽ Cưới Em Thêm Nhiều Lần Nữa ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!Tôi biết có những người thứ ba như vậy.
Cô ta đến với anh ấy khi chuyện tình yêu của anh ấy đang có trục trặc.
Không phải để chiếm vị trí nào đó trong trái tim anh kia.
Mà chỉ đơn giản, để sẻ chia.
Để trái tim đang tổn thương kia một niềm tin nữa.
Như truyện thần thoại, cổ tích vậy.
Đã có một thời, tôi tin vào những cơn say nắng sẽ khiến hai người đang yêu nhau sẽ yêu nhau hơn nữa.
Kiểu như gia vị cuộc đời.
Để thấy có lỗi với nhau và gắng sức yêu nhau nhiều hơn nữa.
Người thứ ba.
Bạn sẽ nói gì nếu như bạn biết người yêu của bạn có người thứ ba? Mà người này khiến người yêu bạn yêu bạn nhiều hơn?
Tình yêu vốn dĩ là sự sở hữu và ích kỷ. Chắc chắn, chẳng ai muốn người yêu mình có một ai đó khác. Cho dù sau này, cô ta (anh ta) sẽ yêu bạn nhiều hơn. Nhưng cuộc đời lại không dễ thế, hầu như ai đó đều có người thứ ba. Có đôi khi, người thứ ba ấy chỉ là thoáng qua trong suy nghĩ. Đòi hỏi về một sự chung thủy đến tận cùng nhau là hoang tưởng.
Người thứ ba. Bạn muốn làm người thứ ba không?
Có lẽ sẽ chẳng ai muốn làm người thứ ba. Nhưng cuộc đời không dễ thế. Đôi khi, ta cũng trở thành người thứ ba một cách vô thức. Tôi cũng biết những người như thế. Họ không muốn làm người thứ ba. Nhưng rồi tình yêu đúng là thứ không có mắt. Họ vô tình trở thành người thứ ba.
Làm người thứ ba khổ hay sướng?
Ai cũng nghĩ là khổ. Quả đúng, là khổ. Vì tình yêu vốn dĩ không chấp nhận số lẻ. Nhưng một khi bạn coi hạnh phúc của bạn là người bạn yêu cảm thấy hạnh phúc thì khi bạn làm người thứ ba, bạn sẽ hạnh phúc.
365 nỗi nhớ.
Nỗi nhớ của người thứ ba thường rất đau.
Vì nỗi nhớ đó không bật thành tiếng gọi được.
Nhất là khi người thứ ba không muốn mình phá vỡ tình yêu của người khác.
Ngày xưa, tôi cũng đã từng như vậy.
Yêu một người đã có chồng.
Ngày ấy, con đường từ nhà chồng cô ấy về nhà tôi đã trở thành con đường đau khổ.
Sau này, khi nghe bài hát “Tại sao yêu nhau không đến được với nhau...” tôi lại rùng mình.
Thậm chí, mỗi khi đi lại con đường đó, tôi còn thấy đau nhói. Dù tình cảm với cô ấy đã không còn.
Yêu một người không thuộc về mình.
Nếu ai đó đang yêu một mối tình như vậy, liệu có khi nào cảm thấy chong chơi?
Cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu...
Người trẻ, những người trẻ nhiệt huyết, đều hừng hực trong lòng xiết bao khát vọng. Ghét cái xấu. Căm thù kẻ chơi xấu. Muốn xả thân đóng góp điều gì đó cho xã hội – đất nước... Đại loại là hừng hực lửa. Song họ luôn quên một điều. Một điều cực đơn giản: CUỘC SỐNG ĐẸP HAY X́U BẮT Đ̀U TỪ CHÍNH HỌ.
Bạn có ngạc nhiên không nếu biết 19 điều nhỏ bé thể hiện lòng yêu nước trong cuốn sách của người Philippines là “Tôn trọng luật pháp và tuân thủ luật pháp”, là “Giúp đỡ mọi người xung quanh”, là “Luôn nói những điều tích cực về đất nước mỗi khi có dịp...” (Tuổi Trẻ Cuối Tuần, 20/10/2007).
Bạn có ngạc nhiên không nếu biết rằng ĐỜI THAY ĐỔI KHI TA THAY ĐỔI?
Chắc hẳn chẳng mấy ngạc nhiên.
Vậy sao bạn cứ muốn làm một anh hùng? Cuộc đời không có nhiều CUỘC CHIẾN để bạn được vinh danh anh hùng đâu.
Bạn đang đấu tranh đòi tiêu diệt cái xấu và chính bạn bằng cách này hay cách khác tận diệt cái xấu.
Nhưng cái nào là cái xấu? Hay cái đi ngược lại quan điểm của bạn là cái xấu? Hay cái mà số đông người đang bảo là xấu tức là nó xấu? Hay khi một người đủ tầm ảnh hưởng bạn nói với bạn về một điều gì đó và phán quyết nó là xấu thì bạn sẽ tin tưởng tuyệt đối nó là cái xấu?
Bạn đang dùng cách gì để tiêu diệt cái xấu? Một cách mạnh mẽ, quyết liệt và mang tính tận diệt (ném đá, chửi rủa, lên án, la ó đòi xử bắn...)? Liệu cách làm của bạn có phải là một cách dùng cái xấu để tận diệt cái xấu?
Như ghế và ghế điện. Cùng một công dụng để ngồi. Nhưng bạn đang ngồi trên ghế điện hay ngồi trên ghế?
Như bắn chết một tên cướp là anh hùng nhưng tên cướp bắn người thì là tên cướp?
Chúng ta ai cũng có lý lẽ của mình.
Những lý lẽ trái chiều nhau tạo thành những mâu thuẫn. Và kẻ mạnh hơn là kẻ đoạt được chân lý. Kẻ yếu là kẻ sai, kẻ xấu.
Vậy thì người trẻ ơi, sao không làm cuộc sống này dễ thở hơn trước khi thành đẹp đẽ.
Bằng cách hãy đừng phân biệt cực đoan hai màu trắng – đen.
Vì cuộc sống đâu chỉ có hai màu ấy?
Bằng cách đừng bảo vệ lý lẽ của mình mà hạ lý lẽ của người khác xuống.
Bằng cách sống chung với khác biệt, tôn trọng sự khác biệt của nhau.
Bằng cách hãy trở thành một người tốt trước nhất nếu muốn cuộc đời này có nhiều người tốt.
Bằng cách yêu người để cuộc đời thêm một yêu thương từ chính bạn.
Đấy, nó chỉ đơn giản như vậy thôi.
Sao cứ phải xoắn tít mãi thế?
Ừ, là vì ta trẻ.
Vì ta chưa thấu đáo.
Vì lửa trong ta mạnh quá!
Lửa để dẫn đường chứ lửa đừng để thiêu chết những người xung quanh.
Hương Đầu Mùa một thuở
Lang thang bằng Google với từ khóa “Hương Đầu Mùa”, tôi gặp lại tôi thời đầu mùa trong leo lẻo ấy. Những ngày xưa thân ái, những người xưa tha thiết!
Sếp gọi điện hỏi: Tú nhớ hội bút Hương Đầu Mùa ngày xưa có ai tên là Nguyễn Việt Hưng không? Tôi cố nhớ mà không thể nhớ nổi. Bèn bảo: Để em Google kiểm tra xem.
Cứ lang thang suốt 19.800 kết quả tìm kiếm của từ khóa này, tôi gặp lại đủ những hỉ nộ ái ố của những bạn đọc từng yêu hội bút của chúng tôi một thời. Ra đời năm 1992, sau ngày ra đời Hoa Học Trò, hội bút thời kỳ đầu với chị Hoa (Trang Hạ) làm bút trưởng. Bút phó là chị Mai (Phương Mai). Với ba tác phẩm đăng báo sẽ trở thành thành viên hội bút Hương Đầu Mùa, những cây bút nổi tiếng ngày ấy có thể kể như Dương Huyền Phương, Đắc Ta Nhăng, Nguyễn Vĩnh Tiến, Lê Thu Thủy, Phong Điệp, Dương Thụy, Phan Hồn Nhiên, Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Thị Châu Giang, Tháng Giêng, Khánh Hạ, Hoàng Xuân Quý, Hoàng Phương, Phạm Thị Thu Thủy, Phạm Hữu Quang, Bản Cô Nương Trăng Tròn... Tôi thời đó mê mẩn những cây bút ấy. Đã từng nhầm một cô gái trên quán Đinh là Phương Mai. Đã từng đuổi theo xe Trang Hạ làm quen. Đã từng háo hức chờ đợi Tôi và Đắc Ta Nhăng của Đặng Thiều Quang, đã từng mơ ước đến một ngày được tham gia Hội bút Hương Đầu Mùa. Cái thời cứ sáng thứ Năm lại chạy đi mua báo xem có bài mình không?
Thế rồi, năm 1994, tôi cũng đạt được ước mơ ấy sau vài bài đăng. Được đi họp Hội Bút vào mỗi sáng Chủ Nhật đầu tiên của tháng ở số 5 Hòa Mã. Được ngồi bên những cây bút đình đám một thời. Những tưởng đó là khoảng thời gian đẹp nhất mà tôi có.
Tôi nhớ, những năm 1995, 1996, những chuyến đi chơi xa với Hội Bút. Nhớ nhất chuyến đi Tam Đảo. Chúng tôi, lứa thế hệ thứ hai của Hội Bút gồm tôi, Nguyễn Phan Hưng, Đỗ Hoàng Ngọc Anh, Chu Minh Vũ, Chu Minh Khôi, Lê Thanh Lương, Phạm Trung Kiên, Phan Thúy Thảo, Dương Nữ Khánh Tương, Chu Thu Hằng, Nguyên Hương, Phạm Thu Thủy, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Hoàng Long... Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nguyên cảm giác đêm Tam Đảo. Nhìn những ánh đèn phía thị xã dưới chân núi như một biển sao. Đẹp đến ám ảnh. Guitare bập bùng đêm lửa trại. Ngày ấy, tôi, Phan Hưng, Ngọc Anh, Phạm Thị Thuy Thủy (Thủy Tễu), Phương Mai... lấy màn của nhà nghỉ trùm đầu đi nhát ma chị Diệu Linh và mấy cô gái mong manh dễ vỡ trong Hội Bút. Ngày ấy, trong trẻo lạ thường. Rồi những chuyến đi giao lưu trường Năng khiếu Sơn Dương, về Ninh Bình, đi Cát Bà...
Ngày ấy, mỗi hôm đến lớp, thầy giáo dạy tiếng Anh của tụi tôi khi đó, thầy Hanh, lại mang vào cho tôi từng xấp thư bạn đọc yêu quý. Thầy Huân dạy Văn, thầy Lĩnh dạy Lý của trường Trần Phú khi ấy rất yêu quý tôi nên thường luân phiên nhau đem thư vào lớp cho tôi.
Năm 1996, kỷ niệm 5 năm báo Hoa và 4 năm Hội Bút, một cuộc bỏ phiếu bầu “ban lãnh đạo” mới cho Hội Bút. Tôi và Phan Hưng đồng số phiếu được bầu làm bút trưởng. Thay thế chị Trang Hạ và Phương Mai (khi ấy bắt đầu làm biên tập viên cho báo). Phan Hưng được chỉ định làm bút trưởng. Tôi lãnh trách nhiệm làm bút phó.
Năm này, Hoa Học Trò cũng bắt đầu rục rịch thay đổi. Từ một tờ báo thuần chất văn thơ, chúng tôi bắt đầu tập tọng viết báo. Phan Hưng là người phản đối gay gắt chuyện làm báo mặc dù trước đó, tôi và anh rất thân nhau. Sau đó là thời MTV bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam làm nên những cái tên như Diễm Quỳnh, Anh Tuấn. Đó là thời Internet bắt đầu le lói khởi phát. So với những tờ báo cùng độ tuổi (và cả phần đông những báo người lớn khi ấy) Hoa Học Trò là tờ báo đầu tiên khai thác Internet. (Về sau, VTV2 của chị Nhật Hoa đã làm nguyên một chương trình về nhóm Chuyển Động Khám Phá của chúng tôi – chuyên mục khai thác bài từ Internet với những cây bút nổi tiếng không kém Hương Đầu Mùa như Vịt Búp (Hoàng Anh Tú), Rệp Điện Tử (Kim Anh), Gấu Bông (Ngọc Anh), Ma Trơi (Nguyễn Anh Tuấn), Me Xào (Vũ Thanh Thủy), Hải Cẩu Trắng (Đặng Lưu Hải, Đặng Lưu Hà), Xoắn Girl (Nguyễn Lê Trang), Khủng Long Bé (Quỳnh Nga – Bé Pink),...
Tôi còn nhớ một buổi tối, chị Trang Hạ, Hoàng Xuân Quý, Đàm Hương Sâm, Hoàng Phương... (toàn các cựu trào) ngồi bàn với nhau về hướng đi của Hội Bút. Chúng tôi cùng đồng quan điểm về sự thay đổi. Những cây bút như Chu Minh Vũ, Kim Ngọc Minh, Hoàng Thư Trang, Đỗ Hoàng Ngọc Anh... đồng loạt đi theo tôi ra xây dựng chuyên mục mới. Vẫn viết truyện, làm thơ nhưng đã bắt đầu nghiêng sang phục vụ báo chí. Loạt truyện ma của tôi ra đời bắt đầu từ ước muốn có nhiều độc giả đọc báo hơn. Đó là thời mà chúng tôi từ giã văn chương theo sở thích để đến với văn chương phục vụ số đông. Chúng tôi thành công với lựa chọn ấy.
Trở lại thời trong trẻo, hội bút. Những sáng chủ nhật đầu tiên của tháng, chúng tôi đi họp Hội bút. Đó là những buổi sáng dễ thương. Nơi tôi có thể gặp những người bạn – những người một thời tôi chỉ thầm ngưỡng mộ họ trên báo. Giờ đây có thể ngồi với nhau, đàm đạo, nói chuyện thơ văn và lãng mạn.
Tôi nhớ những ngày đi học trường Đại học Ngoại Ngữ trên Thanh Xuân. Ngày nào cũng tạt qua nhà Phan Hưng trọ để hai anh em gảy đàn hát hò và nói chuyện sáng tác. Ngọc Anh cũng hay đi với tôi. Và sau này, Ngọc Anh trở thành đệ tử chân truyền của tôi trong sáng tác, làm báo.
Tôi vẫn nhớ ngày tôi dỡ tan một truyện ngắn của chị Trang Hạ ra để tìm kiếm cách viết. Đó là thời tôi viết mãi mà không được đăng. Tôi từng tuyên bố tôi thần tượng chị. Về sau này, chị em thi thoảng vẫn gặp nhau cho đến khi chị sang báo Tiền Phong làm. May nhờ có blog tôi với chị mới liên lạc lại được.
Có một dạo đi họp báo, đến nửa khán phòng phóng viên Văn Hóa Văn Nghệ là những người tôi quen. Vì họ cũng đều là các cây bút Hương Đầu Mùa một thuở. Là chị Phong Điệp, Bình Nguyên Trang, Lê Thu Thủy, Phạm Hữu Quang, Nguyễn Hoàng Long, Dương Bình Nguyên, Chu Minh Vũ... Sau này, tôi không đi họp báo nữa nên không biết bây giờ thế nào.
Vậy mà đã 10 năm Hội Bút tan rã. Sự tan rã mà có vài người nói là do lỗi từ tôi. Tôi chẳng buồn vì điều đó. Nó cũng như một cuộc thay đổi đương nhiên. Những bút nhóm của một thời như Hương Đầu Mùa, Vòm Me Xanh, Gia Đình Áo Trắng, Gia đình Phượng Hồng, Hoa Cát, Tây Đô... giờ cũng chẳng còn. Vòm Me Xanh cũng oặt ẹo (tôi cũng là thành viên của bút nhóm này với bút danh Me Ngố – Hoài An Dương – như rất nhiều cây bút ngày xưa có tên trong cả hai bút nhóm lớn nhất ấy).
Tôi không buồn và cũng chẳng tiếc nuối sự ra đi ấy. Là bởi vì chúng tôi đã lớn. Hương Đầu Mùa đã thành Quả Ngọt. Thế hệ kế tiếp không đặt nặng vấn đề thơ văn. Như Kim Ngọc Minh, Hoàng Thư Trang, Chu Minh Vũ... là những thành viên cuối cùng của Hội Bút. Họ không còn lãng mạn và thiếu thực tế như các lớp đi trước. Họ lựa chọn cách xuất hiện khác. Và đương nhiên, hội bút dù không do tôi làm bút phó thì nó cũng tan đi như lẽ đời phải thế.
Những độc giả yêu mến Hương Đầu Mùa thưở xưa giờ ai cũng đã có gia đình. Tin không, khi đọc web trẻ thơ (tôi cũng như nhiều ông bố khác vẫn lén lút vào trang này để xem các bà mẹ đang bàn với nhau cách hành hạ chồng để biết đường chống trả), bao nhiêu bà mẹ nhắc đến tên chúng tôi với niềm tiếc nuối vô hạn.
Một thời như thế, đỏ lửa!
Tôi vẫn giữ chiếc thẻ Hội Bút Hương Đầu Mùa để sau này khoe với Pi.
In love we trust
Tình yêu có thể chết không? Sẽ có nhiều người bảo nó có thể chết. Thậm chí họ còn có thể chứng minh, kể lại, các kiểu chết của tình yêu. Tôi cũng đã từng nghĩ như vậy. Đã từng nghĩ như vậy!
Thế mới có một dạo, tôi yêu bài hát của cậu bạn tôi: “Khi tình yêu đã chết trong em/ Tâm hồn tôi đen tối như đêm/ Người yêu ơi đã xa rồi/ Bài tình ca ta hát hôm nào...”. Những buổi chiều muộn bên Hồ Gươm, mấy thằng ngồi ôm đàn hát nghêu ngao bài hát này. Đến bây giờ, còn ẩm ướt cả khóe mắt khi nghĩ về.
Chương trước | Chương sau