"Ừm, chắc là không phải đâu, Đạo quân Ánh sáng mà lạt ma Á La nói bí ẩn như vậy, chắc là không xuất hiện trên những nơi công chúng đều thấy như là bích họa đâu." Giáo sư Phương Tân giải thích, rồi nói tiếp, "À, phải rồi, chúng ta bỏ quên đi mất, chính là ở trong lăng tẩm của quốc vương dưới địa cung Maya ấy…" Giáo sư vừa nói, vừa cho hiện lên các tư liệu chụp được dưới địa cung. Rất nhanh chóng, màn hình dừng lại ở hình ảnh cánh cửa đá hình tam giác. Bức phù điêu trên cửa đá kia, là một người dắt con quái thú. Lúc đó không ai chú ý đến, nhưng bây giờ, khi đã biết đến thần Viracocha và quái thú ngài dắt theo, biết đến sứ giả vượt đường xa sang tận châu Mỹ và chiến ngao của ông ta, tất cả những thứ này, đều đã thành ra khác hẳn rồi.
bạn đang xem “Mật Mã Tây Tạng ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!Vị thần vĩ đại này không hề mặc trang phục ẩn sĩ như tông đồ trong truyền thuyết, mà chỉ khoát một chiếc áo choàng rộng thùng thình bên ngoài, không hoàn toàn giống với Tạng bào ngày nay. Ngài có râu rậm, có điều nếu là một người đã vượt qua Thái Bình Dương, hình dong như vậy cũng có thể coi là tinh thần quắc thước lắm rồi. Quan trọng nhất chính là, hình người trên bức phù điêu này tuyệt đối không giống người Tây Ban Nha miêu tả. Cái gì mà người da trắng mũi cao, trán cao, mắt sâu? Nhìn bức họa này, ngài giống với một người Trung Á nhiều hơn. Rất hiển nhiên, lúc ấy các nghệ nhân điêu khắc người Maya vẫn chưa làm đạt đến trình độ hoàn mỹ, thể hiện cả hình vóc lẫn thần thái.
Còn một chi tiết nữa là quái thú trong tay thần. Đích thực, lúc ấy nó không thu hút được sự chú ý của Trác Mộc Cường Ba, bởi vì quả là nó không giống với chó ngao Tây Tạng cho lắm. Nhìn kỹ lại, nó còn giống với kỳ lân trong truyền thuyết của Trung Quốc cổ đại hoặc sư tử Trung Quốc hơn nhiều. Đầu con quái thú này hơi vuông, hai mắt lồi hẳn ra ngoài, miệng gần như chiếm đến một nửa cái đầu, trong miệng lởm chởm răng nanh sắc nhọn, so sánh ra thì tai và mũi đều không rõ ràng lắm. Người thợ thủ công không tạc quái thú có bộ lông dài giống chó ngao Tây Tạng ngày nay, nhưng bộ da lông giống như áo bó sát mình kia lại càng làm nổi đường nét thân thể của nó. Phương pháp điêu khắc này khiến người thợ đương nhiên tốn công sức nhiều hơn. Tất cả, những cơ thịt chắc nịch như trâu bò, đường cong ưu mỹ như báo săn, đều được thể hiện kỹ càng vô kể. Con quái thú đứng bên cạnh, cao chừng ngang hông người, nói bốn chân như chân sư tử thật không sai chút nào, dưới bàn tay gọt giũa khéo léo của người thợ, trông có cảm giác như bất cứ lúc nào nó cũng có thể đằng vân giá vũ vút lên trời vậy. Trác Mộc Cường Ba không sao kiềm chế nổi cho ngón tay khỏi run lên bần bật, đây chính là chiến ngao hay sao? Chiến ngao trong truyền thuyết đó sao?
Nhạc Dương ngồi bên cạnh cũng bình luận: "Hình khắc này nhìn thế nào cũng không giống người da trắng đúng không? Đúng không, giáo sư?"
Trác Mộc Cường Ba định thần lại, hỏi tiếp: "Còn thời gian, có trùng hợp với thời gian trong lịch sử Cổ Cách không?"
Giáo sư Phương Tân nói: "Đây cũng chính là việc chúng ta đang phải kiểm chứng. Trong các tư liệu chúng ta có được thì tư liệu liên quan đến Cổ Cách là nhiều nhất, vì vậy tôi dự định thời gian tới đây, tạm thời gác vấn đề lịch sử di cư và thói quên nuôi chó của bộ tộc Kukuer sang một bên, chú trọng nghiên cứu lịch sử Cổ Cách. Xét cho cùng thì Tây Tạng cũng là nơi chúng ta cần tra xét. Liên quan đến vị thần này, chúng tôi còn tra được khá nhiều tư liệu nữa, đều hoàn toàn có thể đi đến kết luận rằng ngài ấy liên quan đến Tây Tạng hoặc có thể nói là văn minh Trung Nguyên, chẳng hạn như cơ quan công trình học, y học, chăn nuôi gia súc, thuật luyện kim. Tư liệu đều ở đây, cậu có thể tự xem lấy cũng được."
Màn hình máy tính bắt đầu ùn ùn xuất hiện các loại bút tích và văn bản chép tay. Mỗi đoạn chép tay đều là những mẩu thần thoại Inca khác nhau…
"Tai họa khủng khiếp tựa đại hồng thủy nhấn chìm cả mặt đất, vầng dương biến mất, thế giới chìm vào bóng đêm. Đất trời đại loạn, con người sống giữa hỗn mang, ở mình trần như loài dã nhân. Ngoài các hang núi, bọn họ không còn bất cứ chốn nào dung thân. Hàng ngày họ bò ra khỏi hang động, tản đi khắp vùng núi rừng tìm kiếm thức ăn. Đúng lúc ấy, đột nhiên có một người từ phương Nam xuất hiện, thân hình cao lớn, trang trọng mà uy nghiêm, pháp lực vô cùng, có thể biến núi non thành sông suối, giữa sông suối dựng núi dựng non…
"Viracocha thay đổi tất cả. Ngài khai sáng ra một thời đại hoàng kim kéo dài bền vững để con cháu đời đời mãi ghi ơn. Không chỉ có vậy, tất cả truyền thuyết đều nhất trí cho rằng, ngài mang trái tim trách trời thương dân mà thực hiện sứ mệnh truyền bá văn minh của mình, trừ khi gặp phải trường hợp vạn bất đắc dĩ, bằng không ngài tuyệt đối không dùng đến võ lực. Ngài dẫn dắt từng bước, dốc sức thực hiện, truyền thụ tri thức và kỹ năng cho trăm họ, cho họ một cuộc sống văn minh giàu có. Đặc biệt không thể nào quên là ngài đã mang đến cho Peru các kỹ năng trị bệnh, thuật luyện kim, canh nông, chăn nuôi gia súc, văn tự (người Inca nói thần Viracocha từng dạy họ, nhưng đời sau đã quên mất). Ngài còn dạy cho bọn họ nguyên lý kiến trúc và công trình…
"Người này đi từ Nam đến Bắc, dọc đường không ngừng sáng tạo ra các kỳ tích, sau này không còn ai nhìn thấy ngài nữa. Dấu chân ngài để lại rất nhiều nơi. Ngài dạy mọi người phải sống ra sao, lời ngài nói lúc nào cũng tràn trề tình yêu và thiện chí. Ngài khuyên bảo con người phải yêu thương lẫn nhau, chứ không được tàn hại lẫn nhau, đối với vạn vật treen thế gian đều phải từ bi bác ái. Người ở khắp mọi nơi đều gọi ngài là Viracocha…
"Ngài là nhà khoa học, là kiến trúc sư có kỹ thuật cao siêu, là nhà điêu khắc, là công trình sư. Ngài khai hóa ruộng bậc thang ở lưng chừng núi, tu bổ các con đê để giữ vững ruộng đồng; ngài đào kênh đào mương dẫn nước tưới đồng… đồng thời ngài cũng là thầy giáo và thầy lang, ngài là cứu tinh của trăm dân trong cơn hoạn nạn. Tương truyền, ngài chỉ cần dùng cỏ và lá cây cũng chữa được tất cả bệnh tật, ngài dùng một thứ công cụ kỳ quái làm cho người mù thấy lại ánh sáng…"
Vô số những câu chuyện thần thoại ấy đã vẽ nên trong tâm trí Trác Mộc Cường Ba một nhân vật hết sức rõ ràng mới mẻ. Ngài đến từ biển lớn, được gọi là Bọt sóng của biển khơi, cuối cùng ngài lại trở về với biển, không ai biết ngài đã đi đâu. Tất cả thần tích mà ngài thể hiện, dần dần đã chuyển biến thành một nền văn minh cổ đại huy hoàng trong tâm hưởng của Trác Mộc Cường Ba. Những kỹ thuật văn minh ấy, có thứ bắt nguồn từ Trung Nguyên, có thứ ngọn nguồn ở nước Ấn Độ, song chung quy lại đều gắn với Viracocha. Các dấu tích chứng tỏ một điều rằng, sứ giả đến từ một nền văn minh phát triển bậc cao, mang theo những kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thời bấy giờ, đủ để khiến người Inca nguyên thủy gọi là thần tích. Mà trong giai đoạn ấy, văn minh phương Tây đang trong một mớ hồ đồ lạc hậu, chỉ có phương Đông xa xôi thần bí có một vương triều vĩ đại đang đứng trên đỉnh cao phát triển của thế giới, lại tồn tại thêm một vương triều khác đủ sức sánh vai với vương triều kia. Hai vương triều lớn ấy dung hợp với nhau một cách hoàn mỹ về các mặt văn hóa và kiến thức khoa học kỹ thuật, tạo ra một vùng đất tưởng như chỉ có trong thần thoại, được gọi là… Bạc Ba La! Song những điều nghi hoặc mà vị thần vĩ đại mà thần bí này mang đến cho Trác Mộc Cường Ba cũng nhiều y như như thần tích của ngài vậy. Ngài đến châu Mỹ vào thời gian nào, biến mất tự bao giờ? Sứ mệnh của ngài là gì? Trong mười ba năm ấy ngài đã làm những gì? Sự suy bại của nền văn minh Maya và sự nổi lên của văn minh Inca có thật sự liên quan đến ngài hay không? Tại sao ngài lại làm như vậy? Một mình ngài bằng cách nào mà làm hết tất cả những điều ấy? Quan trọng nhất chính là, tại sao ngài lại mang Tòa thành được ánh sáng tỏa chiếu đến châu Mỹ rồi chôn vùi trong địa cung? Rốt cuộc là vì lý do gì? Trác Mộc Cường Ba chìm vào suy tư.
Trong biệt thự ở ngoại ô Philadenphia, tấm giấy vẽ bản đồ của Merkin đã có thêm khá nhiều từ tiếng Tạng được dịch ra. Bọn y đã xác minh được kiểu chữ này là kiểu chữ "chuỗi hạt" trong tiếng Tạng, thoạt nhìn giống như một chuỗi hạt; chuyên gia nói, đây có lẽ là kiểu chữ chuỗi hạt nhỏ. Kiểu chữ này giản tiện rất thích hợp để viết tốc ký, sau khi được sáng tạo ra vào cuối thế kỷ thứ tám, từng một độ rất được các nhà dịch thuật thời đó hoan nghênh. Có điều nó cũng biến mất sau sự kiện diệt Phật, đến giờ người hiểu được không còn nhiều nữa.
Merkin cầu cứu khắp nơi, cuối cùng cũng coi như đã bóc tách được những nét ấy ra, coi như đã giải được mật mã, vì tiếng Tạng là loại văn tự có chữ cái, chỉ cần tìm được các mẫu tự tương ứng với từng ký hiệu, việc giải mã sau đó rất dễ dàng rồi. Nhưng lúc này, Merkin đang nhìn các địa danh trên tấm giấy vẽ bản đồ mà phát rầu rĩ. Y thở dài nói với Soares: "Văn tự thì không vấn đề gì, xem ra người vẽ bản đồ không hề có ý giấu giếm, mấu chốt nằm ở các địa danh trên đây kia. Dịch ra… chà… sao lại thế được nhỉ, dường như tôi chưa nghe nói đến địa danh nào cả."
Tấm bản đồ này có thể nói là hết sức tỉ mỉ. Merkin và Soares đã đặc biệt tham khảo qua các chuyên gia ký hiệu học và chuyên gia bản đồ. Bọn họ đều nói tấm bản đồ này thể hiện hết sức đầy đủ trí tuệ của người xưa. Sông ngòi, núi non, thành trấn, đều vẽ hết sức rõ ràng chi tiết, lại còn có ký hiệu để biểu thị lớn nhỏ: một chấm tròn chắc là đơn vị nhỏ nhất, vòng tròn lớn hơn một chút, hình tam giác lại càng lớn nữa, khung vuông là lớn nhất, chữ "vạn" ngược là biểu thị thần thánh. Sau những ký hiệu ấy là một hàng địa danh được nối liền với nhau bằng đường chỉ mảnh màu đen.
Ngay từ đầu bọn y đã nhận ra đường chỉ đen ở giữa ấy dấn đến một nơi gọi là "đỉnh thần sơn". Nguyên nhân Merkin và Soares có thể nhận ra ngay lập tức là bởi một nhánh của sông Nhã Lỗ Tạng Bố vươn tới đây, ở đầu nguồn đánh dấu là "nước trên đỉnh núi chảy xuống", đến gần đường chỉ đen thì thành "nước chảy ra trong miệng con ngựa tốt"; phía trên bên phải là một nơi gọi là "đến chỗ này thì rất vui", xung quanh có mấy ngọn núi tên gọi lần lượt là "Tuyết Lạp Câu Tuyết Sơn", "Đại Mẫu Lộc Tuyết sơn" (núi Hươu Cái Lớn), "Mã Diện Điểu Chủy thần sơn" (núi Mặt Ngựa Mỏ Chim); phía dưới bên trái là "Núi Nhỏ Đo m Thanh", xuống nữa là "Thần Nữ Phong", cái này thì Merkin biết, chính là Chomolungma và sông Nhã Lỗ Tạng Bố mà Merkin có thể xác định nơi này đại khái là vùng phụ cận huyện Định Kết của Trung Quốc ngày nay, nhưng đường đánh dấu trên bản đồ cuối cùng chỉ dẫn đến những địa danh khá xa lạ, Merkin nhìn cũng đành bó tay không biết phải làm sao.
Soares lại cho rằng trình độ phiên dịch của Merkin có vấn đề. Nhìn bộ dạng mặt ủ mày chau của đồng bọn, y nhắc nhở: "Đừng chỉ chú ý đến những nơi heo hút ấy, trước tiên làm rõ phương vị đã, phải rồi, cái ký hiệu ở góc trên cùng bên phải kia, liệu có phải ngụ ý chỉ phương hướng hay không?"
"Không, không phải," Merkin khẳng định, "tôi đã hỏi chuyên gia ký hiệu học, họ bảo rằng ký hiệu này, cũng giống như logo của Benz, hay BMW thời nay thôi, chỉ là một tiêu chí, một thứ logo." Nói thì nói vậy, nhưng y vẫn lục lại trong óc những gì chuyên gia kia giải thích…
"Ông Merkin, ông cũng biết, lĩnh vực tôi nghiên cứu là ký hiệu học của Tây u và châu Mỹ, cho nên tôi chỉ có thể dựa theo những gì tìm hiểu được trong lĩnh vực của mình mà đưa ra giải thích cho những ký hiệu phương Đông cổ xưa này thôi nhé."
"Ông là chuyên gia có uy tín nhất, tôi tin rằng cách giải thích của ông nhất định có sự hợp lý và chắc chắn của riêng nó."
"Chúng ta bắt đầu từ chữ Vạn ngược này. Ở phương Tây chúng ta, chữ Vạn tượng trưng cho ánh sáng, chính nghĩa và Bạch ma thuật. Bạch ma thuật tức là loại sức mạnh ma pháp mang đến hy vọng, cứu vớt chúng sinh nhân loại ấy. Biểu tượng đơn giản nhất chính là chữ vạn xuôi theo chiều kim đồng hồ. Ý nghĩa thực của nó chính là tuân theo quy luật tự nhiên, chẳng hạn thiên nhiên có bốn mùa xuân hạ thu đông, con người phải trải qua sinh lão bệnh tử. Còn chữ Vạn thì trái ngược lại, chính là hiện thân của bóng tối, tà ác và Hắc ma thuật, được sáng tạo ra để đi ngược lại quy luật của tự nhiên. Hắc ma thuật là sức mạnh ma pháp đại biểu cho sự phá hoại, hủy diệt và thôn tính tất cả. Hắc ma thuật với biểu tượng xoay ngược chiều kim đồng hồ, đi từ ánh sáng trụy lạc xuống bóng đêm âm u, từ cốt khô biến thành ông già, từ ông già biến thành trẻ nhỏ, rồi lại từ trẻ nhỏ biến thành đứa bé sơ sinh, cuối cùng trở về trạng thái chưa sinh ra trên đời trong bụng mẹ. Ẩn ý mà người thiết kế muốn gửi gắm vào biểu tượng chính là khát vọng có được linh hồn vĩnh sinh bất diệt, đồng thời vĩnh viễn sở hữu cảm tri, vĩnh viễn đi lại trên nhân thế, loại trừ tất cả các nhân tố tiêu cực như đau đớn, tuổi tác, già yếu, bi thương. Đây là hàm nghĩa của ký hiệu chữ Vạn ngược theo phương Tây chúng ta, mục tiêu là tìm kiếm sở hữu sức mạnh có thể hủy diệt tất cả bên trong một thân thể mãi mãi trẻ trung mạnh khỏe. Ở phương Tây chúng ta, có một số tôn giáo cực đoan thờ phụng chữ Vạn ngược, chính vì theo đuổi ý nghĩa tượng trưng mơ hồ của ký hiệu này mà họ tôn Satan lên làm chủ thần, ăn thịt uống máu trẻ sơ sinh, giao tạp với các loại mãnh thú, đưa các trinh nữ thuần khiết hoặc người làm công trong nhà thờ lên bàn tế. Nhưng để cho ký hiệu này gây chấn động khắp năm châu bốn biển, lại là một vị nguyên thủ thời Thế chiến II…"
"Chúng ta nói tiếp về ký hiệu bên trên nhé. Mặc kệ nó là đầu dê, đầu bò hay đầu sói, đúng như ông thấy đấy, nó trông có vẻ rất hung ác, thoạt nhìn rất cuồng dại. Mà nếu đây đúng là đầu sói thì… đặc tính của sói là gì chứ? Hung tàn - chắc hẳn là từ ngữ đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến rồi phải không, chẳng những vẻ bề ngoài hung hăng, mà cả bản tính của chúng cũng hết sức tàn bạo, hung hăng càng thêm hung hăng còn gì… Tôi có biết một số dân tộc nguyên thủy Tây u chọn sói làm vật tổ (totem), những thứ họ dùng totem này truyền dạy lại cho con cháu đời sau chẳng gì khác ngoài chiến tranh, cướp đoạt và chém giết. Trên thực tế, thời cổ có rất nhiều đảng cướp khiến người ta nghe mà kinh hồn táng đởm, đều sử dụng sói làm biểu tượng cả. Thế nhưng, một cái đầu sói, bên dưới thêm một cái ký hiệu chữ Vạn ngược gắn liền thì sao? Suy đoán dựa trên ý nghĩa bề ngoài của ký hiệu, thì đó chính là chỉ… chúa tể hung tàn của bóng đêm đen tối, sở hữu sức mạnh hủy diệt, phá hoại, lấn át nuốt chửng tất cả, đồng thời, còn mang sức mạnh này lưu lại chốn nhân gian một thời gian dài!"
"Kha kha, ông Merkin, ông căng thẳng quá rồi đấy, chớ nôn nóng, nghe tôi nói hết đã nào, vừa nãy tôi mới nói đến ý nghĩa bên ngoài. Trên thực tế, ký hiệu này còn một tầng nghĩa nữa. Trước tiên, hình đầu một loài động vật nào đó trong thời kỳ viễn cổ xa xưa, thường tượng trưng cho một dân tộc. Con người thời cổ đại rất yếu ớt, thường khát khao có được sức mạnh lớn hơn, nên nhận luôn các loài động vật có sức mạnh làm tổ tiên của mình. Vì thế mới sinh ra các bộ lạc Sói, bộ lạc Hổ, thờ phụng vật tổ là đầu sói, đầu hổ. Khi các bộ lạc chinh phạt lẫn nhau, các totem cũng theo đó mà pha trộn, làm xuất hiện rất nhiều hình tượng kỳ quái. Tuy nhiên, có một số loài động vật bị coi là kẻ thù đáng gờm của con người từ thời viễn cổ, các hình vẽ chúng đến giờ vẫn còn được sử dụng. Mà sói, thì chính là một trong số đó, được rồi, tóm lại đầu sói có thể coi như biểu tượng của bộ tộc, đó là một. Ngoài ra còn một ý nghĩa nữa, anh xem góc há của cái miệng sói này, chắc phải đến hơn bốn mươi lăm độ đúng không? Rõ ràng là người vẽ đã khoa trương phóng đại, làm nổi bật vũ khí sắc bén nhất của lũ sói là hàm răng khủng khiếp. Tại sao phải làm như vậy chứ? Trong đó dường như có một sức mạnh đe dọa, ý tôi là khiến người ta vừa trông thấy đã cảm thấy không rét mà run luôn rồi. Vấn đề chính là ở đây này, người vẽ muốn dọa khiếp kẻ nào? Trong hoàn cảnh và điều kiện như thế nào mới nhất định khiến đối phương vừa trông thấy đã cảm thấy khiếp sợ rồi?"
"Kẻ thù?"
"Rất chính xác! Trên thực tế, ký hiệu này ý nghĩa bên ngoài như tôi vừa nói ban nãy, thoạt nghe có vẻ tàn bạo bất nhân, nhưng nếu đem đặt vào một hoàn cảnh khác, lại trở nên rất hợp tình hợp lý, ấy chính là trên chiến trường đó! Trên chiến trường, thứ quân đội cần chính là sức mạnh này, phải làm cho kẻ thù vừa nghe thấy tên họ là đã sợ vỡ mật, vừa thấy bóng họ xuất hiện là tim đập chân run. Một đạo quân như vậy, gần như là một đạo quân bất bại rồi còn gì. Thực ra, nói là cướp đường hay thổ phỉ cũng vậy, khi chúng tụ tập lại với nhau thành một nhóm và có cả thống soái chỉ huy, tức là đã thành ra một đội quân rồi, còn cái kiểu chia thành mười người một tiểu đội đi cướp của quân đội, nào có khác gì cướp đường thổ phỉ đâu, hai thứ ấy tuy hai mà một, tuy một mà hai. Khi bộ lạc và thị tộc dần dần tiêu vong, nhường chỗ cho một vương quốc thống nhất hình thành, những totem tượng trưng cho bộ lạc và thị tộc ấy cũng dần dần có ý nghĩa mới, chuyển sang đại biểu cho một khu vực nào đó, hoặc một cánh quân nào đó. Bây giờ chúng quay lại với ký hiệu này, sẽ thấy rất dễ hiểu là nó giống như gia huy mà các gia tộc hiển hách thời Trung cổ ở châu u chúng ta sử dụng vậy. Động vật tượng trưng cho tinh thần và tính cách của gia tộc, còn ký hiệu mang ý nghĩa tôn giáo thì tượng trưng cho mức độ tín ngưỡng và cống hiến của gia tộc đối với tôn giáo. Có gia tộc còn lấy địa danh và đặc sản của địa phương ấy làm biểu tượng gia huy. Vì vậy, tôi chắc đến tám mươi phần trăm rằng, đây là ký hiệu của một gia tộc hoặc đội quân nào đó ở phương Đông cổ đại, trong đó khả năng là của đội quân chiếm đến bảy mươi phần trăm."
"Có… có khả năng là ký hiệu của giáo phái nào đó không?"
"Khả năng này hả? Ừm, theo tôi, bản thân ký hiệu này đã tà ác như thế, chỉ có ở trên chiến trường nó mới phát huy được toàn bộ tác dụng. Còn về việc sử dụng các hình tượng tà ác làm huy hiệu biểu tượng cho giáo phái là chuyện của sau này, khi đời sống tinh thần của một số người bị hủ hóa trụy lạc với mức cực độ thì mới xuất hiện. Ít nhất là theo như những gì tôi biết, gần như tất cả các tôn giáo thời cổ đại đều hướng thiện, bất kể thủ đoạn của bọn họ tàn nhẫn tanh mùi máu thế nào chăng nữa, nhưng bản ý của họ, lại không giống như những gì người hiện đại vẫn tưởng tượng đâu. Nói đi cũng phải nói lại, nếu đây là huy hiệu của một đội quân, vậy thì chắc hẳn đội quân ấy cũng từng có một độ huy hoàng chói lọi rồi, chiến huy này, rất đáng sợ đấy."
"Tại sao vậy?"
"Nếu ông tin vào sức mạnh siêu tự nhiên ắt sẽ không thấy kỳ quái gì nữa. Hitler năm ấy, chính là một kẻ cuống tín vào sức mạnh siêu tự nhiên, huy hiệu của đảng Nazi chính là được chọn ra từ các loại ký hiệu tôn giáo cổ xưa, và được coi là chiến huy có sức mạnh lớn nhất. Trên thực tế, chắc ông cũng biết, lúc chiến tranh mới bắt đầu quân Đức có thực lực đáng sợ có thể quét sạch bách mọi lực lượng cản đường. Vì vậy mới nói, nếu ký hiệu này từng xuất hiện trên chiến trường, vậy thì, đội quân tụ tập bên dưới lá cờ ấy, chắc hẳn là một đội quân bất bại! Trên thực tế, nếu nói theo quan điểm của tâm lý học hiện đại, ý nghĩa tượng trưng và đặc tính dân tộc của đất nước ấy, một ký hiệu tốt cho quốc kỳ, thậm chí còn có thể thay đổi vả vận mệnh dân tộc theo cách nào đó. Đây, cũng chính là ý nghĩa tồn tại của bộ môn ký hiệu học chúng tôi đó."
--------------------------------
1 Hay còn gọi là Thánh Nathanael, một trong 12 tông đồ của Jesus.
Chương trước | Chương sau