Trương Lập cười khổ nói: "Cường Ba thiếu gia, mặc dù tôi xuất thân là đặc cảnh, nhưng tố chất tâm lý cũng không được tốt lắm đâu. Lần đầu tiên tham gia vào một cuộc chiến, bây giờ tôi vẫn còn đang hưng phấn đây này, làm sao mà ngủ được chứ, ai biết được đến đêm quân du kích với bọn buôn ma túy có đột nhiên xuất hiện hay không?"
bạn đang xem “Mật Mã Tây Tạng ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!Nhạc Dương lẩm bẩm nói: "Quân du kích buôn ma túy Cường Ba thiếu gia, anh có thể miêu tả một chút về người các anh đã đụng độ ở Tây Tạng không? Đặc trưng tướng mạo của cái người đã đuổi giết anh ở Khả Khả Tây Lý ấy. Nếu hắn ta có thể cùng lúc điều động cả hai thế lực lớn là quân du kích và bọn buôn ma túy, vậy thì không khỏi hơi quá đáng sợ rồi đấy."
Trương Lập tức khắc thêm mắm dặm muối tả lại tướng mạo hình dáng của Merkin.
Nhạc Dương gật gù nói: "Từ những gì Trương Lập miêu tả, người này tuyệt đối không phải là hạng tầm thường, có thể lái xe của đại sứ quán, chắc vỏ bọc bên ngoài của hắn cũng phải là nhân vật có chút máu mặt chi đây, chắc là tra cứu tư liệu cũng không khó lắm. Ừm, trở về phải kiểm tra lại mới được, chúng ta không thể xem thường kẻ địch này đâu."
Trác Mộc Cường Ba đáp: "Thực ra thì bọn tôi và hắn cũng chưa tiếp xúc ở cự ly gần bao giờ cả, chỉ liếc qua một cái từ đằng xa thôi. Song, chỉ cần dựa vào những gì chúng ta đã biết được về hắn, thì hẵn đã là một kẻ rất đáng sợ rồi. Huống hồ, nếu Bạc Ba La thần miếu tượng trưng cho nơi tích lũy tất cả của cải vùng Tây Tạng vào thời kỳ phồn thịnh nhất, vậy thì, trên đường tìm kiếm nó có gặp phải những thế lực đáng sợ hơn nữa cũng không có gì là lạ cả."
Nhạc Dương lại nói: "Nhắc đến Bạc Ba La thần miếu, Cường Ba thiếu gia, hôm nay chắc anh cũng nên nói cho chúng tôi biết Bạc Ba La thần miếu là cái gì rồi chứ?"
Trác Mộc Cường Ba thở dài: "Được rồi, có điều các cậu phải kiên nhẫn mới được. Thực ra hiện nay những tư liệu mà tôi có về Bạc Ba La thần miếu, có thể một phần lớn những gì tôi nói đây không có liên quan đến Bạc Ba La thần miếu, cần phải cho các cậu hiểu qua về một đoạn lịch sử Tây Tạng trước đã, hoặc có thể nói, đó là một đoạn lịch sử huy hoàng nhất của Tây Tạng."
Nhạc Dương và Trương Lập đều tỏ ra mình rất nhẫn nại, sau đó nằng nặc thúc giục Trác Mộc Cường Ba kể nhanh lên.
Trác Mộc Cường Ba sắp xếp lại toàn bộ những tư liệu gã đã nắm được cho đến giờ, sau đó bắt đầu dùng ngữ điệu thấp trầm của mình chầm chậm nói: "Trong sách Ngũ bộ di giáo có viết, năm 629 sau Công Nguyên, Tùng Tán Can Bố kế vị Tán thổ, đã dời đo về Luo Suo, tức là Lhasa ngày nay, rồi bình định nổi loạn, chinh phục các bộ Tô Tỳ, Dương Đồng, thống nhất cao nguyên Thanh Tạng, dưới sự trợ giúp của đại thần Lộc Đồng Tán chính thức lập nên vương quốc Thổ Phồn dựa trên chế độ chủ nô. Ông cho phát triển nghề chăn nuôi, mở rộng hệ thống tưới tiêu, ra lệnh cho quần thần chế định văn tự, ban hành "Đại pháp lệnh" khắp Thổ Lỗ Phồn để xử lý mối quan hệ giữa vương tộc Tán phổ và quý tộc thế gia, các nước lân bang và các giai tầng trong xã hội, thiết lập chế độ hành chính và chế độ quân sự, xây dựng phẩm cấp cho quan chức, ban bố luật lệ, thống nhất đơn vị đo lường và chế độ thuế má, du nhập văn hóa, kỹ thuật từ Trung Nguyên, Nê Bà La (tức là Nepal ngày nay), Thiên Trúc, làm xã hội Thổ Phồn càng lúc càng phát triển. Tùng Tán Can Bố trước sau đã cưới hai vị công chú Xích Tôn, Văn Thành về làm vợ, khi tới đất Tạng, hai vị công chúa này đã mang theo không biết bao nhiêu là đồ đạc quý giá."
Trác Mộc Cường Ba nhìn Nhạc Dương đang hết sức tập trung lắng nghe, gãi đầu nói tiếp: "Thế này nhé, chỉ nói riêng của hồi môn của Văn Thành công chúa thôi, theo như Thổ Phồn vương triều thế tập minh giám ghi chép, khi Văn Thành công chúa vào đất Tạng, đi theo có ngàn cỗ xe, ngoài tượng vàng Thích Ca to bằng người thật ra, còn chở đầy châu báu, tủ vàng sách ngọc và các loại trang sức vàng ngọc khác. Lại còn có nhiều loại đồ ăn thức uống, các loại chăn nệm gấm vóc có hoa văn trang trí, kinh điển bói toán có hơn ba trăm loại, sách dạy phân biệt thiện ác, xây dựng và thủ công cũng tới sáu mươi loại, một trăm phương thuốc chữa bệnh, bốn tác phẩm nghiên cứu y học, năm sách dạy chẩn đoán, sáu loại dụng cụ trị bệnh, và cả hạt giống ngũ cốc, củ cải nữa. Những người đi theo ngoài thị nữ, quan viên ra, còn có hơn ba nghìn thợ thủ công, văn sĩ, nhạc sư, nông dân Còn theo trong các sách cổ như Tùng Tán Can Bố di huấn, Mã Ni bảo huấn, Hiền giả hỉ yến ghi lại, thì còn nhiều hơn nữa. Trong Cựu Đường thư có chép, số quần áo trang sức quý giá của Văn Thành công chúa lên tới hai vạn thứ, quy mô lớn thế nào, chắc các cậu có thể hình dung được. Ngoài ra, của hồi môn của Xích Tôn công chúa cũng phải ngang mức ấy, nhiều như sao trên trời, nhiều như cỏ xanh trên thảo nguyên "
Nhạc Dương và Trương Lập trợn tròn mắt lên, như thể đây mới là chuyện không thể tin nổi nhất trong những chuyện họ nghe thấy ngày hôm nay vây. Nhạc Dương lắp bắp: "Cũng hơi khoa trương quá phải không, vậy mà là công chúa lấy chồng à, gần như là phái cả đoàn giao lưu văn hóa mậu dịch vào Tây Tạng còn gì."
Trác Mộc Cường Ba nói: "Lịch sử có bao nhiêu phần chân thực, chúng ta không thể biết được, cũng không tiện phỏng đoán bừa bãi. Có học giả đã chỉ ra rằng, lúc đó nhà Đường vừa dẹp yên Tứ Di, thiên hạ cũng mới an định, lòng người chỉ nghĩ đến chuyện yên ồn, bao hư phế còn chờ trùng hưng, lấy đâu của cải nhiều như thế làm của hồi môn chứ, nhưng sau khi kiểm chứng theo nhiều hướng, cá nhân tôi cho rằng, điểm này không phải là không có khả năng. Bởi vì lần kết giao hòa hiếu này có liên quan rất chặt chẽ với chiến tranh. Từ năm 638, Tùng Tán Can Bố đã phái sứ giả Lộc Đông Tán đến cầu thân với nhà Đường, nhưng bị Đường Thái Tông Lý Thế Dân từ chối, Tùng Tán Can Bố nổi giận, liền dẫn hai mươi vạn binh, trước là đánh bại Thổ Dục Hồn nằm giữa Tây Tạng và nhà Đường, đuổi người Thổ Dục Hồn tới vùng duyên hải, kế đó đánh một mạch tới Tùng Châu, uy hiếp triều đình nhà Đường, nếu không gả công chúa cho thì sẽ đánh thẳng tới Trường An. Đường Thái Tông cũng khởi binh phản kích, theo như các sách Tân cự Đường thư, Sách phủ nguyên quy ghi chép, lúc đó quân Đường đại triển thần uy, Tùng Tán Can Bố bị khuất phục, phải cầu hòa, sau đó lại cầu thân lần nữa; nhưng trong các thư tịch như Hiền giả hỉ yến, Tây Tạng Vương thống ký, Lạp Đạt Khắc Vương thống ký, thì lại là song phương giằng co mất hơn một năm, nhà Đường không thể không lấy hôn nhân hòa hiếu để thỏa hiệp. Công chúa Văn Thành đi lấy chồng theo chính sách hòa hiếu với các quốc gia lân bang, mà Thổ Phồn lại là thế lực lớn nhất mặt phía Tây nhà Đường, vì vậy của cải và thư tịch công chúa mang theo khẳng định là không chỉ nhiều như bình thường được. Sau này Tùng Tán Can Bố đã xây dựng Đại Chiêu tự và Tiểu Chiêu tự cho hai vị công chúa, rồi lại xây cả Bố Đạt La cung. Phải rồi, hai cậu đi Bố Đạt La cung bao giờ chưa?"
Nhạc Dương lắc đầu, Trương Lập gật gật đầu. Trác Mộc Cường Ba lại hỏi Trương Lập: "Cảm giác thế nào?"
Trương Lập nói: "Ờ, ờ, rực rõ huy hoàng, khí thế hào hùng ừm, nên hình dung thế nào nhỉ? Cũng có thể coi là một tiêu chí thiêng liêng của Tây Tạng đi, khiến người ta thấy tịnh tâm, bình lặng. Tóm lại là những thứ bên trong đó có thể làm một người tính tình nóng nảy trở nên thành kính, phảng phất như trong cõi u minh xa xăm đúng là có thần linh đang chăm chú nhìn ta, bảo ban ta hãy phản tỉnh lại những chuyện mình làm trong đới là đúng hay sai vậy"
Trác Mộc Cường Ba thấy Trương Lập cảm khái vô vàn, mà lại không thể nói ra, liền ra hiệu bảo đủ rồi, sau đó nói: "Vậy thì, các cậu có biết Bố Đạt La cung trong lịch sử như thế nào hay không?"
Trương Lập ngẫm nghĩ một lúc, rồi ngần ngừ: "Bố Đạt La cung trong lịch sử?"
Nhạc Dương đã hơi nôn nóng, vội hỏi: "Chuyện này thì liên quan gì với chúng ta chứ "
Trác Mộc Cường Ba nói: "Tôi đã bảo rồi, đừng nôn nóng mà lại, nghe tôi nói hết thì hai cậu sẽ hiểu thôi. Trong sử sách ghi chép, Bố Đạt La cung là nơi ở của Tùng Tán Can Bố và Văn Thành công chúa sau khi thành hôn, có một ngàn gian điện, ngói bằng lưu ly, tường bằng ngọc, cung điện cao chín tầng, xây dọc triền núi, tựa hồ như bước lên thiên cung. Sách Ngũ bộ di giáo có ghi, Bố Đạt La cung xây dựa vào núi, lầu gác trùng điệp, cung điện nguy nga, hùng vĩ, cao vút tận trời, khí thế ngút mây xanh; Tây Tạng Vương thống ký viết, Văn Thành công chúa đã triệu tập rất nhiều thợ xây và thợ thủ công làm tượng Phật, tầng dưới dựa theo bố cục trước điện sau đường, xung quanh Phật điện, mái cong vểnh lên, chỗ rẽ thiết kế theo kiểu đấu củng 5, phía trên có các vật may mắn như pháp luân, hươu nằm, cùng với hành lang điêu khắc hoa sen, chim bay điẻm xuyết các cột đã khắc hình Phật, bảo bình 6, ma hạt ngư 7, kim xí điểu 8 Trong Tây Tạng Vương thần ký chép, Hồng cung mới xây, cao chín tầng, trong ngoài có ba lớp thành, điện ngàn gian, tường dày năm thước, bên trông đổ bạc lỏng vào, tường bên trong dát vàng, khảm đủ các loại châu báu ngọc ngà, hai cung điện của Tán phổ và Giáp sa 9 nối liền với nhau bằng một cây cầu bằng bạc."
Trương Lập chau mày: "Không để ý lắm, hình như là có thì phải."
Trác Mộc Cường Ba tiếp tục nói: "Vậy bên trong còn có gì nữa? Mặt tường bên dưới mái hiên được trang trí bằng đồng mạ vàng, hình tượng đều là bát bảo pháp khí của Phật giáo. Thân cột và đòn dông đầy những hình vẽ màu sắc rực rỡ và hoa văn chạm trổ. Bên trong hành lang đan chéo, cung điện nhiều không kể xiết, không gian quanh co rối rắm, người bước vào đó kể nhe đi vào một thế giới thần bí vậy. Trong Hiền giả hỉ yến có ghi, trong cung có rất nhiều châu báu văn vật quý giá, gần vạn tấm thanka các loại, các tượng Phật bằng vàng, bằng bạc, bằng ngọc thạch, bằng gỗ, bằng đất phải lên đến số vạn. Trong đó, sàn nhà bằng vàng, tường bằng ngọc, hoàng kim châu báu khảm khắp nơi, phối hợp với bích họa đủ màu rực rỡ huy hoàng, điện phụ ở hai bên đại điện thờ phụng tượng đứng bằng vàng ròng của Tùng Tán Can Bố và Văn Thành công chúa, cao tới ba trượng, nặng chín vạn chín ngàn cân, ngoài ra còn có tượng Phật, tượng Tùng Tán Can Bố, tượng Văn Thành công chua và tượng Xích Tôn công chúa phải vài ngàn bức lại còn không ít những vật cực kỳ quý giá, chẳng hạn như man trát 10 kết bằng mười vạn hạt ngọc trai, một ngàn quyển kinh Phật trên giấy lam do đích thân Văn Thành công chúa dịch, đồ sứ tinh xảo nhiều vô số "
Nhạc Dương hai mắt sáng rực lên, còn Trương Lập nhìn không kìm chế được, buột miệng phản bác: "Anh đùa, đùa cái trò gì vậy! Bích họa với thanka các thứ rất nhiều, nhưng mà làm gì khoa trương như anh nói chứ, cái gì mà tượng vàng ròng cao ba trượng, mười vạn hạt ngọc trai, sàn nhà cũng có phải bằng vàng đâu chứ."
Trác Mộc Cường Ba đáp: "Không phải tôi nói, mà là sử sách nói. Tôi biết nghe thế có vẻ rất khó tin, nhưng các cậu cứ nhẫn nại nghe tôi nói hết đã, sắp vào tới chủ để chính rồi. Đầu tiên, Bố Đạt La cung mà chúng ta thấy ngày hôm nay, hoàn toàn không phải tòa Bố Đạt La cung của một ngàn năm trước, nó đã từng hai lần bị hủy diệt bởi ngọn lửa chiến tranh, đây là lần trùng tu thứ ba rồi, tuy rằng quy mô tổng thể có lớn hơn trước đây, nhưng lỳ trân dị phẩm bên trong thì còn xa mới bì kịp Bố Đạt La cung của một ngàn năm về trước. Mà Bố Đạt La cung và hai ngôi chùa Đại Chiêu, Tiểu Chiêu được xây dựng chủ yếu là để cung phụng tượng Phật và của hồi môn của hai vị công chúa mang theo. Khi ấy ba cung điện lớn cũng không sao chứa hết được những trân phẩm hiếm thấy đó, đặc biệt là vật phẩm công chúa Văn Thành mang theo quá nhiều, vậy là đành phải xây thêm bốn ngôi chùa miếu khác để cung phụng những trân phẩm này, nghĩ lại thì chắc đó chính là khởi nguồn của Tứ Phương miếu rồi. Có điều, chúng ta chỉ tìm được một ít tư liệu về bốn ngôi miếu này trong cổ kinh Ninh Mã ở nhà tôi, còn trong chính sử thì tuyệt nhiên không tìm thấy gì. Duy cái gọi là chính sử Tây Tạng mà chúng ta có thể tìm đọc tra cứu, toàn bộ đều được biên soạn sau thời diệt Phật, cách thời điểm Văn Thành công chúa vào đất Tạng mấy trăm năm, Tạng sử chính thống trước khi diệt Phật thì đã hoàn toàn không thể tra cứu được nữa rồi. Còn như chúng tôi kiểm chứng trong dã sử, thì phát hiện ra công chúa Văn Thành sau khi đến Tây Tạng đã dùng công nghệ đo vẽ tiên tiến thời đó vẽ ra bản đồ toàn bộ miền Tây Tạng, chỉ ra địa hình đất Tạng như một con ma nữ, muốn Thổ Phồn được bình yên, quanh năm sung túc, thì phải xây chùa ở tim gan ma nữ, xây chùa ở tay chân ma nữ, xây chùa ở các khớp xương nối tay chân và cơ thể ma nữ, xây chùa ở các khớp giữa cánh tay cẳng chân ma nữa, tổng cộng mười hai ngôi, thêm vào các chùa miếu do Xích Tôn công chúa và các phi tần khác của Tùng Tán Can Bố xây dựng, tổng cộng có một trăm linh tám ngôi. Nếu theo như cổ kinh Ninh Mã, bốn ngôi miếu ở chỗ chuyển ngoặt trong hình chữ vạn, gọi là Tứ Phương miếu, các cậu hãy thử tìm thử Tây Tạng nữ ma đồ 11 mà tra lại, rồi sẽ phát hiện, ma nữ đó một tay giơ lên một tay hạ xuống, quỳ hai chân thành tư thế bắn tên, không nghiêng không lệch, vừa hay thành một chữ "vạn" của nhà Phật. Vậy thì Tứ Phương miếu, chắc là bốn ngôi miếu xây ở các khớp giữa tay chân của ma nữ. Thực ra, mười hai ngôi miếu đó sớm đã biến mất trong lịch sử rồi, cho dù hiện nay có còn tồn tại những chùa miếu cùng tên thì cũng đều là do người đời sau trùng tu lại mà thôi. Theo cha tôi suy đoán, và những gì ghi chép trong cổ kinh Ninh Mã, bốn ngôi miếu ở bốn phương lần lượt là Giáng Chân Cách Kiệt tự ở phía Tây Bắc, Cách Tát La Khang tự ở phía Tây Nam, Bố Khúc tự ở phía Đông Bắc, và Sắc Cát Lạp Khang tự ở phía Đông Nam."
Trương Lập đã nghe Đức Nhân lão gia nhắc tới bốn ngôi miếu này, liền ngấm ngầm gật đầu.
Trác Mộc Cường Ba lại tiếp lời: "Bố Đạt La cung, Đại Chiêu tự, Tiểu Chiêu tự, Tứ Phương miếu, những nơi này kể từ khi xây dựng đã trở thành trung tâm chính trị tôn giáo của cả miền đất Tây Tạng, vừa là hành cung của quyền lực tối cao, đồng thời cũng là thánh địa tôn giáo tối cao của Tây Tạng. Sau đó, cho tới trước năm 841, vương triều Thổ Phồn trải qua thời kỳ phồn thịnh nhất của mình, khắp nơi trên đất Tạng đều xây dựng vô số chùa miếu, kỳ trân dị phẩm cất giấu trong các chùa miếu khắp nơi nhiều không kể xiết, rực rỡ muôn màu, trong đó, Bố Đạt La cung, Đại Chiêu tự, Tiểu Chiêu tự thậm chí còn một độ lo âu vì nhiều của cải quá, các đồ vàng bạc thông thường đành chia về các chùa chiền địa phương, tất nhiên, sử liệu ghi chép đầy đủ nhất chính là các đồ châu báu quý giá của Văn Thành công chúa, Xích Tôn công chúa mang vào Tây Tạng, còn phần cống nạp hàng năm thì chỉ chép rất sơ sài, những chữ nổi lên nhiều nhất chính là - Nhiều! Tinh xảo! Mỹ lệ! Cho tới năm 841 sau Công nguyên, hai trăm năm sau khi Tùng Tan Can Bố thống nhất Thổ Phồn, quốc lực phát triển chưa từng thấy, của cải nhiều chưa từng thấy, đúng vào lúc này, thì bất ngờ xảy ra sự kiện Tán phổ Lãng Đạt Mã diệt Phật, Lãng Đạt Mã giết hại tăng lực Phật giáo, sau đó Thổ Phồn rơi vào nội loạn, trận nội chiến này kéo dài cả trăm năm có lẻ, lịch sử không còn ai ghi chép nữa, chùa chiền thờ Phật đều bị niêm phong, vô số kinh sách sử tập bị thiêu hủy, cuối cùng cả Bố Đạt La cung cũng không thoát khỏi số phận, bị hủy trong lửa chiến tranh " Ngữ điệu Trác Mộc Cường Ba trở nên nhanh hơn, "Trong giai đoạn lịch sử không người ghi chép ấy, chẳng ai biết đã xảy ra những sự kiện gì. Khi chiến sự lắng xuống, mọi người xây dựng lại miền đất hoang tàn sau chiến tranh, họ mới kinh ngạc phát hiện ra, trong chiến tranh, dường như đã có những thứ mất đi. Nhưng mất đi thứ gì chứ? Chính là tất cả của cải cất giấu trong các chùa chiền thời kỳ Thổ Phồn vương triều còn thịnh vượng nhất! Những đồ châu báu ngọc ngà nhỏ còn có thể bị thất lạc bỏ quên, những những thứ lớn, những bảo vật quý giá nhất của nhà Phật thì không thể ai biết đã đi đâu tượng vàng cao ba trượng của Tùng Tán Can Bố, Văn Thành công chúa, man trát kết từ mười hai vạn hạt ngọc trai, Ngộ Không ngọc bích trong Bố Đạt La cung, tượng vàng Thích Ca Mâu Ni trong Đại Chiêu tự, Tiểu Chiêu tự, ba trăm sáu mươi quyển kinh điển Văn Thành công chúa mang vào Tây Tạng, một nghìn bộ kinh trên giấy lam do đích thân nàng chú dịch tất cả đều không biết ở đâu. Chúng chỉ xuất hiện trong lịch sử, song không ai biết chúng hạ lạc nơi nào? Đã bị phá hủy? Bị giấu đi? Chuyện này trở thành câu đố lớn nhất trong lịch sử Tây Tạng, tất cả đều biến mất, tất cả những thứ đó đều biến mất."
Giống hệt như giáo sư Phương Tân lúc đầu tiên nghe được truyền thuyết về Tứ Phương miếu, hai mắt Nhạc Dương đỏ vện lên, phát âm cũng không rõ ràng, cứ lặp đi lặp lại: "Biếnbiến mấ? Biến mất rồi"
Trác Mộc Cường Ba đưa mắt sang nhìn Nhạc Dương giải thích: "Về chuyện tất cả của cải tích lũy trong thời kỳ cường thịnh nhất trong lịch sử Tây Tạng đột nhiên biến mất này, đã có vô số sử gia tìm cách kiểm chứng, vô số chuyên gia khảo cổ thăm dò tìm kiếm, song đều không phát hiện bất cứ đầu mối nào, những bảo vật quý giá nhất đồng thời cũng mang đậm sắc thái truyền kỳ nhất trong lịch sử Tây Tạng đó giờ không ai biết tìm ở đâu. Chúng từng xuất hiện trong lịch sử, nhưng dường như cũng chỉ xuất hiện trong lịch sử mà thôi, còn trong hiện thực thì cơ hồ đã bốc hơi mất, cùng biến mất với những năm tháng bị chiến tranh xóa nhòa lịch sử kia rồi."
Nhạc Dương kích động thốt lên: "Vậy thì Bạc Ba La thần miếu, chính là"
Biên niên ký Bạc Ba La
Trác Mộc Cường Ba xua tay tỏ ý bảo Nhạc Dương đừng nôn nóng, đoạn nói: "Nghe tôi nói hết đã, muốn biết chuyện liên quan tới Bạc Ba La thần miếu, các cậu cần phải biết về giai đoạn chiến tranh đó trước mới được, mà nhắc đến giai đoạn chiến tranh ấy, chỉ sợ một hai ngày cũng không nói hết được mất, lại còn liên đới đến cả cuộc tranh đấu giữa hai thứ tôn giáo nữa, giờ tôi chỉ có thể dùng cách nói đơn giản nhất, thông tục nhất kể sơ qua cho các cậu mà thôi. Nói thế này nhé, từ thời viễn cổ, người Tạng chúng tôi đã định cư ở vùng cao nguyên Tây Tạng này rồi, theo dòng lịch sử đổi dời, họ bắt đầu xuất hiện sự sùng bái nguyên thủy, rồi tiến thêm một bước phát triển thành tôn giáo vương quyền, đó chính là Bản giáo nguyên thủy của Tây Tạng, còn về sau lại chia thành Hắc Bản, Bạch Bản thì ở đây không nói kỹ nữa. Tóm lại là các cậu nhớ cho kỹ, Bản giáo là tôn giáo của Tây Tạng, đồng thời còn luôn chiếm vị trí rất quan trọng trong chính quyền địa phương, cho tới khi Tùng Tán Can Bố cưới hai vị công chúa Văn Thành và Xích Tôn, Phật giáo mới chính thức vào Tây Tạng như một thứ tôn giáo khác ngoài Bản giáo, vì hệ tư tưởng của Phật giáo hệ thống hơn, hợp lý hơn, nên chẳng mấy chốc tôn giáo này đã thay thế vị trí trong nền chính trị Tây Tạng của Bản giáo. Từ khi Tùng Tán Can Bố phế Bản giáo phát triển Phật giáo, cho tới năm 841 Lãng Đạt Mã chấn hưng Bản giáo diệt Phật giáo, giai đoạn lịch sử này được gọi là Tiền hoằng kỳ, Tạng truyền Phật giáo không phân biệt phái hệ, mà chỉ có sự tranh đấu giữa Phật giáo và Bản giáo, hai thế lực tôn giáo này không ngừng đấu đá, hy vọng phe phái của mình sẽ đạt được địa vị cao hơn, cũng như nhiều quyền lợi chính trị hơn. Phật giáo từ khi được du nhập vào Tây Tạng, địa vị không ngừng vững bước nâng cao, luôn chiếm thượng phong so với Bản giáo nguyên thủy, nhưng vì các đời Tán thổ quá đỗi coi trọng Phật giáo, thậm chí còn tới mức người dân không thể chịu đựng nổi, tới đời Tạng vương thứ bốn mươi mốt Xích Tổ Đức Tán Nhiệt Ba Cân, Phật giáo Tây Tạng phát triển mạnh mẽ vô cùng. Tạng Vương Xích Tổ Đức Tán vô cùng cung kính với tăng lữ, cung dưỡng đầy đủ, tóc tết thành sam buộc bên trái bằng vải trắng, bên phải bằng vải đỏ, vải đỏ tượng trưng cho nghênh đón tăng bảo, vải trắng đại biểu cho nghênh đón các yogi. Đồng thời, Tạng vương còn định ra chế độ bảy hộ gia đình phải cung phụng một nhà sư. Nhưng Tán phổ chỉ biết cúng vái sư sãi, mà quên mất thuế khóa nặng nề đang làm nhân dân khốn khó, dẫn đến người dân đều chịu nỗi khổ khốn cùng mà hận lây sang cả Phật pháp, chôn giấu một mối ác duyên cho sự kiện diệt Phật sau này. Tạng vương đời thứ bốn mươi hai Lãng Đạt Mã kế vị, liền ra sức diệt Phật, cấm dịch kinh điển Phật giáo, hủy chùa phá miếu, phá hoại tượng Phật, kinh Phật, sát hại tăng lữ, Phật giáo Tây Tạng bắt đầu chìm vào giai đoạn đen tối. Đây chính là khởi nguồn cho chiến tranh, trong lịch sử Tây Tạng, hành động diệt Phật cấm Phật không chỉ diễn ra có một lần, có điều lần này là nghiêm trọng nhất. Về sau Lãng Đạt Mã bị một nhà sư ám sát, hai người con của ông ta đấu đá tranh giành quyền lực, xuất binh đánh nhau, trong sử sách gọi là Loạn ngũ ước, đồng thời người dân cũng bất mãn với chế độ thống trị, thi nhau nổi dậy tạo phản, cuối cùng dẫn đến hơn một trăm năm loạn lạc của Thổ Phồn, trước sau đã phân tách rồi hình thành mấy chính quyền khác nhau, đồ đạc trong các chùa chiền, chính là bị thất lạc trong thời kỳ này."
Giọng Trác Mộc Cường Ba hơi cao lên một chút: "Bây giờ, chúng ta nói chuyện Bạc Ba La thần miếu thì dễ lý giải hơn rồi, kể từ khi Lãng Đạt Mã diệt Phật năm 841, thoáng cái đã ngàn năm trôi qua, có rất nhiều điển tịch Phật giáo của người Tạng ghi chép rằng, đột nhiên có một nhà thám hiểm người Anh tới bán đảo Indochina, chính là Trung Quốc theo cách nói của người xưa, sau khi tới Trung Quốc, ông ta không lưu luyến ở các cố đô danh thắng như các nhà thám hiểm khác, mà đi một mạch đến vùng Tây Tạng lạnh giá, tên của ông ta chính là Henry Morton Stanley, sau đó, ông ta bắt đầu thăm dò khắp Tây Tạng, tìm tòi nghiên cứu trong các chùa miếu lớn, theo những gì Stanley nói thì ông ta đang tìm một nơi gọi là Bạc Ba La. Về con người này, trước mắt chúng ta mới chỉ thu thập được rất ít tư liệu, ngoại trừ biết tên và biết ông ta là nhà thám hiểm ra thì chỉ tìm được vài bài báo ở thời kỳ đó trên thư viện Britanica, biết được một chút về những cuộc thám hiểm trên khắp thế giời của ông ta, song hoàn toàn không liên quan gì tới Tây Tạng. Còn chuyện tại sao ông ta biết tới Bạc Ba La thần miếu, cách giải thích được lưu truyền nhiều nhất mà chúng ta biết được hiện nay là, Stanley từng ở vùng tiếp giáp giữa Ấn Độ và Tây Tạng, nghe được các nghệ nhân tộc Tạng, nghe được sử thi A Li vương thần bí, trong sử thi đó có nhắc tới Bạc Ba La, còn về việc ông ta đi Ấn Độ lúc nào, nghe ở ở nơi cụ thể nào, thì chúng ta đều chưa làm rõ được. Tóm lại là, kể từ Stanley trở đi, cụm từ Bạc Ba La thần miếu bắt đầu xuất hiện trong tầm mắt của mọi người, thầy giáo gọi năm mà Stanley tới Đại Tuyết sơn lần cuối cùng, tức là năm 1844, là năm khởi nguồn cho cuộc tìm kiếm Bạc Ba La thần miếu sau này. Mặc dù cả đời Stanley không tìm được Bạc Ba La thần miếu, song ông ta đã hết lượt này đến lượt khác cổ xúy mọi người rằng ở Tây Tạng có một kho báu có thể nói là lớn nhất thế giới, gọi là Bạc Ba La, mới đầu thì không ai tin ông ta cả, nhưng sau này, dường như ông ta đã tìm được một số đầu mối, về điểm này, chúng ta vẫn đang đợi chứng thực lại, có lẽ là kinh sách và một số đồ quý được giấu đi trong thời kỳ diệt Phật, nghe đâu số báu vật này đều đã được lén vận chuyển tới Anh, song không công khai ra bao giờ, cho tới khi Stanley mất tích một thời gian dài, những lời đồn thổn liên quan tới Bạc Ba La thần miếu mới dần dần lan rộng, lần này, thì không ai còn hoài nghi tính xác thực của nó nữa, tại sao không hoài nghi nữa, tôi đoán có lẽ là bởi những thứ Stanley mang về Anh quốc, làm họ tin rằng ở Tây Tạng còn một lượng lớn kỳ trân dị bảo còn chưa được khai quật. Cũng có nghĩa là kể từ đó trở đi, vô số nhà thám hiểm bắt đầu lục tục đổ về Tây Tạng, dấu chân họ đã in dấu khắp các khi không người của Tây Tạng."
Trác Mộc Cường Ba liếc Trương Lập và Nhạc Dương đang đến thở mạnh cũng không dám, tiếp tục nói: "Quan hệ giữa Bạc Ba La và Tứ Phương miếu, giữa cả Đại Chiêu tự, Tiểu Chiêu tự, Bố Đạt La cung, không thể trực tiếp vẽ một dấu bằng. Song ở nhà tôi có một cuốn sách cổ, nghe đồn cũng là vật lưu truyền từ thời Phật giáo phục hưng 12, hiện nay gọi là cổ kinh Ninh Mã, thực chất là một cuốn sử do tăng lữ Ninh Mã giáo 13 thời cổ ghi chép, về giai đoạn diệt Phật giáo trong lịch sử đó, trong sách có ghi chép như vậy, khi Tán phổ Lãng Đạt Mã hạ lệnh diệt Phật, Đại Chiêu tự và Tiểu Chiêu tự gặp nạn đầu tiên, còn các sư tăng ở Tứ Phương miếu thì đã nhận được tin tức từ trước, vì lúc đó Lãng Đạt Mã chủ trương suy tôn Bản giáo, diệt Phật giáo, họ bèn ngụy trang thành giáo đồ Bản giáo, lần lượt chia đợt chuyển các báu vật trong Tứ Phương miếu đi, còn rốt cuộc là đưa đi đâu, thì không ghi chép chi tiết, trong kinh sách chỉ có một câu, đại ý đó là một nơi không thấy mặt trời dâng lên đằng Đông, cũng không thấy mặt trời lặn xuống đằng Tây, nhưng quanh năm đều tắm trong ánh mặt trời rực rõ, những tín đồ linh hồn mãi mãi trung thành canh gác ở đó. Câu này, chính là đầu mối duy nhất về Tứ Phương miếu mà chúng ta biết được, còn ý nghĩa của Bạc Ba La thần miếu không phải là gì khác, chính là báu vật nhiều như biển lớn, thiêng liêng chí cao vô thượng, cái tên này, tự thân đã là một lời nguyền ma quỷ, khiến những kẻ tâm địa xấu xa quên cả thân phận và sự tôn nghiêm, để lòng tham làm đánh mất cả chính mình."
Nhạc Dương là người đầu tiên để mất mình, đồng tử anh chàng dãn ra, lấp lánh những tia sáng dị thường, không biết vô tình hay cố ý liếm liếm cặp môi khô khốc, khó khăn nuốt từng ngụm nước bọt, hạ giọng lẩm bẩm như say: "Bạc Ba La, thì ra chính là Bạc Ba La. Bạc Ba La"
Trương Lập nhìn vẻ mặt Nhạc Dương mà lấy làm lạ, đưa tay vung vẩy trước mặt anh ta xem có còn tri giác không, Nhạc Dương hất tây Trương Lập ra quở trách: "Đừng nhìn tôi kiểu ấy, thế nào thì tôi vẫn tỉnh táo chứ."
Trác Mộc Cường Ba mặc kệ hai người cãi nhau, tiếp tục nói: "Tại vì thời của Stanley cách chúng ta quá xa, nên rất khó thu thập được tư liệu về ông ta trên Internet, chính thế mà nghiên cứu của chúng ta về con người này không được sâu lắm, chỉ biết ông ta có lẽ là người cận hiện đại đầu tiên đi tìm kiếm Bạc Ba La, cả đời ông ta, từ khi biết đến Bạc Ba La liền gắn kết luôn với Tây Tạng, cuối cùng hình như cũng chết ở Tây Tạng thì phải, nhưng không hiểu tại sao, tấm bản đồ ông ta phát hiện được ở Tây Tạng bị lưu lạc ra ngoài, nghe đồn là tấm bản đồ số có đánh dấu lối vào Bạc Ba La thần miếu, về sau đã dẫn đến tranh đoạt rất khốc liệt " Gã kể lại câu chuyện tranh đoạt bản đồ mà giáo sư Phương Tân đã tìm được một lượt, lại làm Nhạc Dương và Trương Lập thêm một phen nín thở, trong lòng xao động.
Trác Mộc Cường Ba lại nói tiếp: "Chuyện liên quan tới tấm bản đồ này thật giả thế nào còn chưa thể xác định được, nếu có bản đồ mà tìm hơn một trăm năm vẫn chưa thấy thì hình như cũng không ổn cho lắm, nhưng có rất nhiều sự kiện liên quan tới Bạc Ba La đã thực sự xảy ra. Để tôi lấy ví dụ, như là ở nước Nga chẳng hạn. Sau khi Stanley mất tích, có một quãng thời gian rất dài không còn tìm được tư liệu gì liên quan tới Bạc Ba La cả, thầy giáo nói, tạm thời chúng ta gọi giai đoạn này là thời kỳ trầm lắng của Bạc Ba La, sau Đại chiến Thế giời lần thứ nhất, cụm từ thần bí "Bạc Ba La" lại đột nhiên tái xuất hiện, kể từ đây, chúng ta gọi là thời kỳ phục hưng của Bạc Ba La. Trong hai năm, 1927-1928, cũng chính là thời kỳ phục hưng sơ khởi, lúc đó vẫn còn là thời Dân Quốc, Liên Xô đã từng hai lần phái đoàn chuyên gia tới Tây Tạng, họ mang theo thư của Chính phủ Liên Xô gửi chính quyền đương cục Tây Tạng. Sau khi tới đất Tạng, bọn họ lấy danh nghĩa đến chùa chiền bố thí, chụp ảnh quay phim, thu thập tin tức. Rốt cuộc họ đã biết những gì, đang tìm kiếm thứ gì, chúng ta mới chỉ tra được tới đây thì đứt đầu mối. Về sau, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ mười ba qua đời, quan hệ giữa Tây Tạng và Liên Xô dường như cũng đã cắt đứt. Đặc biệt là sau khi Đại chiến Thế giới thứ hai nổ ra, trong tầng lớp tăng nhân và quý tộc thượng lưu Tây Tạng bắt đầu dần dần hình thành một thế lực tách ra theo hường thân Anh Mỹ, bọn họ coi Liên Xô xã hội chủ nghĩa như hồng thủy mãnh thú, từ chối không quan hệ với nước này. Mặc dù nhìn bề ngoài thì Liên Xô cũng bị cuốn vào vòng chiến, không còn rảnh tay mà lo đến Tây Tạng, song trên thực tế, họ chưa bao giờ ngừng cuộc tìm kiếm ở vùng đất này. Kỳ thực, trong và sau Thế chiến II, không chỉ Liên Xô, cả Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản cũng có rất nhiều người hoạt động ở Tây Tạng. Nhưng rốt cuộc họ làm gì ở Tây Tạng? Đây cũng là những dự liệu mà hiện nay chúng ta còn chưa điều tra được. Chúng ta chỉ có thể đoán rằng có lẽ hoạt động của họ liên quan đến Bạc Ba La, nhưng lại không tìm được bất cứ đầu mối nào trong các tư liệu công khai cả. Kể từ lúc Stanley tới Tây Tạng tìm kiếm Bạc Ba La thần miếu, tới khi ông ta mất tích, tới khi có vô số đoàn thám hiểm tới Tây Tạng, đều không biết họ đang tìm kiếm cái gì, ở giữa thiếu mất một mắt xích, chính là một mắt xích rất quan trọng trước nay chúng ta vẫn chưa điều tra ra được. Đặc biệt là những người tới tìm Bạc Ba La thần miếu sau Thế chiến I và Thế chiến II, đừng nói là các cậu, mà cả tôi cũng không sao tin nổi. Nếu những chuyện đó là sự thật, vậy thì, thứ mà họ tìm kiếm, chỉ e không chỉ đơn giản là của cải thôi đâu, rốt cuộc Bạc Bac La thần miếu ẩn chứa bí mật gì chứ nhỉ, hà "
Trác Mộc Cường Ba nói tới đây, đột nhiên sực nhớ ra tập tư liệu dày cộp trong tay Lữ Cánh Nam, liền bảo Trương Lập và Nhạc Dương: "Có lẽ, mắt xích quan trọng này, là một sự kiện nào đó xảy ra sau khi Stanley mất tích ở Tây Tạng và trước khi vô số thế lực tới đây. Nhà nước hẳn là đã biết rồi, nếu chúng ta có thể thuận lợi hoàn thành được lần băng rừng này, biết đâu Lữ Cánh Nam sẽ tiết lộ một chút tư liệu cũng không chừng."
Trương Lập nói: "Thêm một lần được Cường Ba thiếu gia kể tường tận về Bạc Ba La thần miếu, khiến toàn thân tôi căng tràn sức mạnh, đừng nói là vượt qua rừng rậm Nam Mỹ, mà dù băng qua Nam Cực cũng chẳng vấn đề gì ấy chứ!"
Tim Nhạc Dương vẫn còn đang đập thình thịch, anh chàng liếc mắt sang nhìn Trác Mộc Cường Ba vẫn tỏ ra bình tĩnh dị thường, lấy làm ngạc nhiên hỏi: "Cường Ba thiếu gia, có một vấn đề tôi vẫn muốn hỏi anh từ lâu rồi."
Trác Mộc Cường Ba nói: "Chuyện gì vậy, cậu nói đi."
Nhạc Dương hỏi: "Theo lý mà nói, Cường Ba thiếu gia xuất thân trong gia đình Phật giáo, cha anh lại được xưng là đại trí giả, địa vị gần như một nửa Phật sống rồi, như vậy thì, quan hệ giữa Cường Ba thiếu gia và Tạng truyền Phật giáo hẳn phải sâu xa lắm nhỉ!"
Trác Mộc Cường Ba gật đầu: "Ừm, cũng có thể nói như vậy."
Nhạc Dương nói: "Bạc Ba La thần miếu đó là của cải quý giá nhất của triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Tây Tạng để lại, vừa rồi tôi nghe anh kể truyền thuyết Bạc Ba La thần miếu, đến giờ vẫn còn kích động đây này. Vậy mà, sao tôi cứ thấy thái độ của anh có vẻ lãnh đạm thì phải, hình như chẳng hề quan tâm đến việc khai quật ngôi miếu đó lên thì phải. Lẽ nào trong lòng Cường Ba thiếu gia anh, ngoài Tạng ngao ra, những thứ khác đều không thể làm anh hứng thú hay sao? Anh là con cháu của Phật giáo thế gia cơ mà?"
Trác Mộc Cường Ba cười cười: "Kha kha, chắc là cậu không biết, mặc dù xuất thân trong Phật giáo thế gia, nhưng bản thân tôi lại không hứng thú lắm với tôn giáo, nói chung là chẳng tin tôn giáo nào cả, tôi chỉ tin vào chính mình. Vận mệnh là do mình nắm giữ, chỉ cần sống tốt đời này kiếp này, hạnh phúc không mong mạng tới kiếp sau, bất hạnh cũng không trách cứ kiếp trước. Tìm được Bạc Ba La thần miếu hay không thì ảnh hưởng gì đến tôi chứ? Cho dù tôi tìm được toàn bộ của cải trong Bạc Ba La thần miếu, cũng đâu thể mang đến sự thay đổi gì cho cuộc đời tôi chứ, tôi chỉ cần tìm thấy cái nơi đó mà thôi, thứ tôi theo đuổi là "
Trương Lập nói: "Nhưng tục ngữ có câu "mưa dầm thấm lâu", vậy mà Cường Ba thiếu gia anh lại không hứng thú với tôn giáo "
Gã ngẫm nghĩ giây lát rồi lại nói: "Thế này nhé, Nhạc Dương, tôi hỏi cậu, cậu là người thuộc thế hệ sinh sau năm 80, cậu có thích đi học không?"
"Đi đi học?" Nhạc Dương lấy làm kỳ quái.
Trác Mộc Cường Ba nói: "Chẳng hạn như lúc các cậu học trung học ấy, cậu có thích quãng thời gian đó không? Yêu cầu phải ngồi trong lớp học, chỉ có thể nghe thầy cô giảng bài, tay chân phải đặt ngay ngắn, không thể ngọ nguậy bừa bãi"
Trác Mộc Cường Ba còn chưa nói dứt, Nhạc Dương đã cười ồ lên: "A, cuộc sống như thế ai mà thích được chứ? Tôi mà thích đi học thì đã không làm lính rồi, biết đâu lại còn đang học tiến sĩ ở trường đại học nào cũng nên."
Trác Mộc Cường Ba gật đầu: "Vậy là đúng rồi, giáo lý nhà Phật mà trước đây tôi tiếp xúc, cũng giống như các cậu đi học vậy thôi, ngày nào cũng phải ngồi trong Tiểu kinh các, đọc thuộc lòng những đoạn kinh vừa không thể nào hiểu nổi lại vừa trúc trắc khó phát âm. Cho đến bây giờ, tôi vẫn hễ thấy đống kinh sách đó là đau đầu, cái gì mà Phật gia, cái gì mà gác kinh lầu Phật, kinh tháp pháp khí chứ, tôi chẳng hứng thú gì hết. Lần này nếu chẳng phải Tử Kỳ Lân và Bạc Ba La thần miếu có quan hệ lằng nhằng phức tạp, tôi nghĩ chắc mình không thể nào tham gia đội ngũ này đâu."
Trương Lập và Nhạc Dương mếu máo nhìn nhau, cũng tự nhủ: "Xem ra Đức Nhân lão gia là đại trí giả mà cách giáo dục con cái vẫn có vấn đề." Rồi lại nghĩ tới Bạc Ba La thần miếu Trác Mộc Cường Ba vừa kể, cả đêm hưng phấn, càng không sao ngủ được.
Ngày hôm sau, chim rừng sâu bọ vẫn rỉ rả, ánh dương rực rỡ, bốn người từ sớm đã chuẩn bị xong xuôi, lại bắt đầu cuộc hành trình chạy trốn trong rừng sâu, giống như câu chuyện về sư tử Phi châu và linh dương vậy, khi mặt trời lên, hai bên đều ra sức luyện tập chạy bộ - vì sự sống. Ai mà biết được ngày hôm nay trong rừng sâu kia có gì đang chờ đón họ?
Đoàn lữ hành tự túc
Trong khu rừng già rộng lớn này, lúc thời tiết dễ chịu nhất đương nhiên là buổi sáng sớm, cơn gió nhẹ mát thổi bay hơi nóng bức trong rừng nhiệt đới, mang đến mùi hương ngan ngát của bùn đất và những loài thực vật không thể gọi tên, cùng đến với gió, còn có cả tiếng chim ríu rít nữa. Mặc dù bốn người không dám chậm trễ dù chỉ một phút, nhưng cũng vẫn nhắm mắt lại để thả mình giữa tự nhiên, cảm nhận sự khoan khoái. Nhiệm vụ chống sào đã chuyển sang cho Trương Lập, ba người còn lại hoặc nằm hoặc ngồi, ngả ra trên bè gỗ ngắm cảnh, mấy người bọn họ giờ đây như đã ngộ được thế nào gọi là vận mệnh, cái gì đến rồi sẽ đến, muốn tránh cũng không tránh nổi, vũ khí không rời tay, quá lắm thì quyết chiến một trận là cùng.
Bọn lính gác của gia tộc khỉ rú 14 phát ra những tiếng rú cảnh giác, một con nhím xông thẳng ra làm kinh động khiến cả bầy lạc đà không bướu Nam Mỹ 15 chạy tứ tán, lũ chim oanh cũng ngừng kêu, đập cánh phạch phạch bay vút lên cao. Nước sông chỉ sâu ngang hông, dưới ánh mặt trời chói lói, thậm chí còn nhìn rõ được từng hạt cát dưới đáy sông, thi thoảng lại thấy một chùm lan dạ hương trôi theo con nước. Một lớp rong tiềm liên 16 nằm lặng lẽ dưới đáy sông, tựa như mái tóc mềm maij của thiếu nữ mỹ miều, để mặc người mẹ nước nhẹ nhàng chải vuốt. Cá mặt trời và cá thần tiên lúc nào cũng bơi thành từng đám lớn, đung đưa điệu đàng, lũ cá cờ hoa hồng và cá cờ pha lê lại càng không kém cạnh, thi nhau đua màu khoe sắc.
Nhạc Dương nhoài người trên bè gỗ, khuấy nước nhè nhẹ, phảng phất như chạm được vào lũ cá kia vậy, nụ cười rạng rỡ như ánh mặt trời đã trở lại trên gương mặt anh, đối với Nhạc Dương, khoảng khắc bình yên êm ái này chính là một sự hưởng thụ rất lớn. Ba Tang thì ngửa mặt nhìn lên không trung, một đám mây trắng xốp như bông lướt qua bầu trời, anh ta lập tức nhạy bén bắt được dấu hiệu này, trong đầu thầm nhủ: "Tích tụ sức mạnh hả, vẫn tích tụ hả. Khi chúng tụ lại với nhau, uy lực sẽ đáng sợ tới nhường nào!" Còn Trác Mộc Cường Ba lại nắm chặt báng súng, cảnh giác quan sát hoàn cảnh và động hướng xung quanh, trong lòng thật sự không muốn xảy ra chuyện như ngày hôm qua, thật sự là không.
Xuất hành hết sức thuận lợi, thậm chí bốn người còn có cảm giác là hơi quá thuận lợi, so với những chuyện ngày hôm qua, hôm nay như thể đang tham gia đoàn tham quan vậy. Chính vào lúc họ có ý nghĩa này, Trác Mộc Cường Ba đột nhiên cảnh báo: "Có người!"
Tốc độ bốn người tương đối nhanh, hơn nữa động tác cũng hết sức nhịp nhàng, gần như cùng lúc nhảy xuống nước, bơi tới bờ sông, lại nhanh nhẹn kéo bè gỗ vào rừng, giấu ngay tại chỗ, rồi cầm súng chờ đợi. Để đề phòng kẻ địch phát hiện từ xa, trước đó họ đã dùng dây mây và lá cây ngụy trang lên quần áo, trên mặt cũng bôi vằn vện, lúc này lẩn giữa rừng cây, không thể nói là ẩn nấp không chuyên nghiệp được.
Tiếng động lại gần hơn, ba con thuyền gỗ nhỏ đi ngược dòng lọt vào tầm ngắm của bốn người, giống như con thuyền trước đây của họ, thuyền gỗ hình thoi có mái chèo. Mỗi thuyền có ba tới năm người, người trên thuyền tóc đen có tóc vàng cũng có, hình như là thuộc nhiều chủng tộc khác nhau, nói chuyện cũng bằng mấy thứ ngôn ngữ. Nét mặt đám người này có vẻ rất nghiêm túc, tính cảnh giác cũng rất cao, hình như còn có mấy người chuyên phụ trách giám sát rừng cây hai bên bờ sông thì phải, nhưng hình như lại không có vũ khí.
Nhìn tay của Trác Mộc Cường Ba ra hiệu, mấy người còn lại đều hiểu, người trên thuyền không biết là địch hay bạn, tạm thời không nên làm kinh động, để họ đi qua. Đúng lúc ba con thuyền sắp rời khỏi tầm mắt họ, đột nhiên vang lên một tiếng: "A", tuy âm thanh không lớn lắm, nhưng trong buổi sáng sớm tĩnh lặng chốn rừng sâu này, ai cũng có thể nhận ra, đây là âm thanh của con người.
Trên thuyền lập tức có phản ứng, có người lớn tiếng nói gì đó, những người còn lại cũng đều hoảng hốt luống cuống nhìn quanh quất, nhưng bọn Trác Mộc Cường Ba không hiểu họ nói gì, hình như là thổ ngữ địa phương. Trác Mộc Cường Ba lừ mắt nhìn kẻ vừa làm lộ tung tích, Trương Lập nhăn mặt tỏ vẻ bất đắc dĩ, chỉ tay vào một con nhện lông cách gò má anh ta chưa đầy năm centimet. Con nhện này rất to, toàn thân lại mọc đầy lông đen tua tủa, cho dù là ai, bất ngờ trông thấy con vật to tướng này cũng ắt phải giật mình đánh thót. Đằng nào cũng đã kinh động tới đám người kia, chỉ còn cách "tiên hạ thủ vi cường", thấy đối phương không ai mang vũ khí nóng, bốn người liền cầm súng bước ra, chỉ thấy trên thuyền có một người da màu cà phê, điệu bộ có vẻ trung hậu thật thà đang thấp tha thấp thỏm giải thích gì đó.
Vừa trông thấy bốn người cầm súng đi ra, người có vẻ là hướng đạo đó lại càng nói nhanh hơn, vừa nói vừa khoa chân múa tay, còn người trên thuyền dường như cũng rất tự giác, không cần ra lệnh gì đã tự động đặt tay lên đầu. Trác Mộc Cường Ba hất hàm với Trương Lập, nói: "Hỏi thử xem, anh ta đang nói gì?"
Trương Lập lấy làm khó xử nói: "Hỏi thế nào bây giờ?" Nhạc Dương chú ý thấy trong đám người này hình như chủng loại nào cũng có, lẽ nào đúng là gặp phải một đoàn tham quan? Anh bèn hỏi bằng tiếng Anh: "Có ai biết tiếng Anh không?"
Lời vừa ra khỏi miệng, lập tức có người hưởng ứng: "Đừng nổ súng, chúng tôi là đoàn khách du lịch." "Chúng tôi chỉ qua đường thôi, không biết gì cả đâu." "Xin đừng nổ súng, chúng tôi sẽ nghe lệnh các anh" "Tôi là Kutu, tôi và sư đoàn trưởng Salison là bạn tốt, các anh thuộc phân đội nào vậy?"
Cả đám mồm năm miệng mười, đâm ra chẳng nghe rõ được gì, Ba Tang liền gắt lên: "Không được ồn! Phái một người ra đây nói chuyện!"
Phương pháp này rất có tác dụng, mấy người trên thuyền nhanh chóng câm bặt. Trên con thuyền ở giữa có một người lên tiếng: "Sĩ quan, tôi có thể đứng dậy nói được không?"
Trác Mộc Cường Ba thấy người đó hét lên rất vất vả, liền gọi: "Anh kia, qua đây nói chuyên."
Một người đứng lên, bỗng nhiên có cảm giác như hạc giữa bầy gà vậy, cao khoảng một mét tám nhăm trở lên, người đàn ông da trắng này có mái tóc bạch kim, gương mặt anh tuấn sắc nét, đôi tay to bè trắng trẻo, cặp mắt màu xanh lam sâu thăm thẳm giống như một vị học giả ôn nhu hòa nhã. Khi anh ta đi đến cạnh bọn Trác Mộc Cường Ba, cảm giác đầu tiên của mấy người là: ôn hòa, chắc chắn, đã được giáo dục ở trình độ cao. Mũ phớt trắng, áo sơ mi cộc và quần lửng trắng, giày da màu trắng, tất trắng, quần áo trên người đều chỉnh tề sạch sẽ, cử chỉ điệu bộ lại càng toát lên vẻ nho nhã lễ độ.
Người kia lịch sự chỉnh lại mũ, sau đó nói: "Tôi là Sean, chúng tôi là đoàn khách du lịch tự phát, người trong đoàn mỗi người một nghề, đến từ các quốc gia khác nhau, chúng tôi chỉ định thăm dò tình hình sông ngòi và phân bố động thực vật trong rừng nhiệt đới của tỉnh Putumayo. A, con nhện này thuộc giống Hoa Hồng Đỏ đây, đáng yêu quá, xin lỗi, tôi có thể chụp hình kỷ niệm được không nhỉ?" Giọng Ireland của anh ta nhất định là làm vô khối thiếu nữ say mê rồi.
Người đàn ông khoảng ba mươi tuổi này nói năng lễ độ rành mạch, nhất nhất trình bày rõ ràng và ngắn gọn mục đích, hành trình, số người của toàn đoàn. Bốn người nhẫn nại lắng nghe, không thể nào phủ nhận, giọng nói của người đàn ông tên Sean này có một ma lực khiến người ta dễ chịu thoải mái. Chỉ là khi anh ta nói tới tỉnh Putumayo, Nhạc Dương suýt chút nữa thì nhảy dựng lên: "Cái gì hả! Tỉnh Putumayo! Nói vậy là chúng ta vẫn trong lãnh thổ Colombia hả!"
Thì ra, đây là một đoàn du lịch tự phát quen nhau trên mạng rồi tự tổ chức lấy, hoặc cũng có thể nói là một nhóm mạo hiểm tự túc toàn bộ kinh phí, tự xưng là "dân phượt", nghe nói là do một người đàn ông gốc Á tên là Qite khởi xướng tổ chức, tổng cộng có mười lăm người, bao gồm bốn người Châu Á, bảy người Châu u, hai người Mỹ, còn cả hai người tới từ Châu Phi nữa. Bọn họ lên bờ ở bán đảo Nicoya thuộc Trung Mỹ, bắt đầu lần theo dấu vết nền văn minh Maya, đi qua các nước Honduras, Mexico, Guatemala, rồi sau đó tới Colombia, chuẩn bị từ tháp Chalapi đi ngược dòng lên, qua tỉnh Putumayo, thực hiện một cuộc đại mạo hiểm trong rừng nguyên sinh. Người từ đầu vẫn nói huyên thiên kia là hướng dẫn viên họ thuê, tên là Mark, biết nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh.
Nhạc Dương hỏi: "Các anh có mười lăm người? Tại sao trên thuyền chỉ có mgười hai người thôi?"
Sean giải thích, ngoài Mark không tính, còn bốn người nữa ngồi trên một con thuyền khác, bao gồm cả người khởi xướng hoạt động lần này, vừa rồi lúc đi ngược dòng, đột nhiên gặp phải phần tử vũ trang tấn công, mọi người bị thất tán, cũng may Mark rất thân quen với quân du kích, nên họ mới giữ được tính mạng, cả đoạn đường từ đó tới đây đều nhờ anh ta mới qua được các chốt gác. Sean còn nói, mức độ nguy hiểm của chuyến du lịch trong rừng rậm này cao hơn rất nhiều so với dự kiến, vì nghe nói rừng rậm nguyên sinh ở đây được bảo tồn hoàn hảo nhất, nên mới lên kế hoạch tới đây khảo sát, thật không ngờ thì ra trạng thái hoàn hảo lại được bảo tồn theo cách này, lần sau tuyệt đối sẽ không phạm phải sai lầm như vậy nữa.
Bốn người bọn Trác Mộc Cường Ba chụm đầu thương lượng, cảm thấy Sean nói năng rất thành khẩn, chắc là không có gì dối trá, chi bằng thả họ đi cho rồi; nhưng lại sợ có người cáo giác với kẻ địch, đặc biệt là người tên Mark kia rất khả nghi, lúc nào cũng nhìn họ với anh mặt không thân thiện. Bỗng Sean đột nhiên nói: "A, các anh không phải chính là chính là bốn người đó đấy chứ!"
Ba Tang ghì chặt người đàn ông cao hơn mình rất nhiều kia, gằn giọng nói: "Bốn người nào? Các người đã biết những gì rồi?"
Sean giơ hai tay lên biểu thị không có ác ý gì, nói: "Đừng, đừng ngại. Chẳng qua là trên đường đi chúng tôi bị xét hỏi, quân du kích đang tìm bốn người Châu Á mang vũ khí, dọc đường đã gặp phải ba lần tra xét như vậy, họ còn lập một trạm kiếm soát ngăn sông nữa. Tôi có thể đảm bảo với các anh, chúng tôi sẽ tuyệt đối không tiết lộ hành tung của các anh." Đôi mắt xanh lam thành khẩn đó, thực sự khiến người ta không dám nhìn thẳng, Sean dường như đã nhìn thấu được tâm tư bốn người, nói gần như là thề.
"Làm sao bây giờ" Bốn người thì thầm thương lượng. Trác Mộc Cường Ba chỉ tay vào Mark: "Các anh có thể đi, nhưng người kia thì phải ở lại đây"
Sean nhíu mày lại, lúng túng nói: "Nhưng nếu người dẫn đường duy nhất này phải ở lại chỗ các anh, mười mấy người chúng tôi, tất cả đều không thể nói chuyện đựpc với quân du kích trong rừng đâu. Hay là, các anh đi luôn với chúng tôi đi?" Nhìn ánh mắt đó của Sean, bốn người lấy làm khó xử. Nếu đi chung với đám người này, khó mà tránh khỏi liên lụy đến họ, còn nếu dẫn Mark đi, mười mấy người này cũng khó mà rời khỏi được phạm vi thế lực của quân du kích. Mà theo như Sean giới thiệu, trong nhóm người này, có nhà động vật học, thực vật học, nhà nghiên cứu thủy vản địa lý, toàn là nhân tài trong các lĩnh vực khác nhau, nếu để họ dấn thân vào nguy hiểm với mình, ngoài Ba Tang ra, lương tâm ba người còn lại đều không thể chấp nhận nổi. Cuối cùng, theo kiến nghị của Sean, Mark lấy tín ngưỡng của địa phương mà thề rằng sẽ không tiết lộ tung tích của họ, nhóm du khách được thả đi một cách an toàn, nhưng đối với bọn Trác Mộc Cường Ba mà nói, không nghi ngờ gì nữa, hành động này đã lại chôn xuống một trái bom khác.
Theo đầu mối Sean cung cấp, bọn họ cẩn thận tránh xa con sông có quân du kích tuần tra và thiết lập trạm kiểm soát, đi cắt ngang qua rừng. Lại có tiếng rít ầm ĩ vang lên, bốn người vừa ẩn nấp xong, một chiếc Black Dragonfly liền bay vù qua đầu, nhưng lần này họ cảm thấy không còn an toàn như những lần trước nữa. Đợi trực thăng bay qua, Ba Tang hằn học nói: "Thực ra hoàn toàn có thể tịch thu hết phương tiện thông tin của họ, rồi trói lại vứt trong rừng, đợi khi người ta phát hiện ra họ thì chúng ta đã tới được nơi đủ an toàn rồi"
Trương Lập không đồng ý, nói: "Nhưng trong khu rừng thế này, chỉ sợ chưa ai phát hiện ra, họ đã chết sạch cả rồi."
Ba Tang lạnh lùng nói: "Nếu cái tên Mark kia coi lời thề chỉ như cái rắm, hay trong đám đó có bất cứ người nào nói sai một câu thôi, thì có khi chẳng mấy nữa chúng ta sẽ chết sạch cả cũng nên đấy."
Trác Mộc Cường Ba ngắt lời hai người: "Được rồi, chuyện đã xảy ra rồi thì không cần tranh cãi nữa. Có điều, cái người tên Sean đó, là người Ireland đúng không nhỉ, nghe anh ta nói chuyện, hình như rất có học thì phải."
Bốn người vẫn dùng cách leo cây đu dây, vừa nhanh nhẹn tiến lên phía trước vừa nói chuyện, mặc dù thời gian gặp gỡ ngắn, song vẻ nho nhã và mái tóc bạch kim của Sean đã để lại ấn tượng rất sâu sắc với họ. Đồng thời, cái bóng xám theo sau bốn người kia, cũng đang ngấm ngầm suy tư: "Tên tóc bạc đó, nhìn sau lưng hình như đã gặp ở đâu rồi thì phải? Kỳ lạ thật, sao lại không nhớ ra nhỉ?"
Chia tay đoàn du lịch tự túc kỳ quái kia khoảng hai tiếng đồng hồ, bốn người đã đi được tầm năm cây số về phía Đông, qua ba con sông nhỏ, vượt hai cánh rừng, khi tiến vào cánh rừng thứ ba, bọn họ bắt đầu cảm thấy không ổn. Cánh rừng này, lớn hơn những cánh rừng trước đó rất nhiều, càng đi vào sâu, lại càng có cảm giác không tìm được điểm tận cùng, thậm chí còn không sao xác định được mình đã tới trung tâm cánh rừng hay chưa nữa. Không khí ẩm ướt oi bức, rừng cây che kín cả mặt trời, giẫm chân lên lớp đất bùn mềm nhũn, ánh sáng xung quanh hiển nhiên không đủ, không có những tia nắng lốm đốm xuyên kẽ lá, bốn người đành phải mượn ánh sáng đèn pin tiến lên. "Cúc cúc cúc cúc cúc cúc " những tiếng như loài cú kêu đêm vang lên theo tiết tấu, càng làm tăng thêm vẻ thần bí cho cánh rừng đen tối này.
Nhạc Dương lấy la bàn ra, nghi hoặc nói: "Chắc là chúng ta đi đúng hướng, nhưng tại sao vẫn còn trong lãnh thổ Colombia nhỉ? Thì ra là vẫn còn ở trong địa bàn của họ, chẳng trách lại có nhiều quân du kích truy đuổi chúng ta như thế."
Trương Lập nói: "Hay là lần đầu tiên bị quân du kích truy đuổi đã vượt qua biên giới rồi?"
Nhạc Dương lắc đầu: "Khả năng này không lớn lắm, những dòng sông khởi nguồn từ dãy Andes này đều chảy từ Tây sang Đông Nam, chúng ta không thể nào chuyển hướng lên phía Bắc được, nếu nói có sai sót ở đâu, thì chỉ có khả năng là lúc đi bộ trong rừng chúng ta đi sai hướng thôi." Thực ra, khi lần đầu tiên nghe thấy họ vẫn còn trong lãnh thổ Colombia, cả bốn người đều cảm thấy rất may mắn, vì họ hoàn toàn dựa vào bản đồ sai, vậy mà vẫn băng qua được rừng rậm, chỉ có thể nói là sông ngòi và rừng cây ở đây quá đỗi giống nhau, có bản đồ hay không cũng chẳng khác gì là mấy mà thôi.
Leo trèo đu dây nửa tiếng đồng hồ, thể lực bốn người dù sao cũng có hạn, cả bọn liền xuống một khoảnh đất trống nghỉ ngơi, Nhạc Dương trượt người trên một cây cao khoảng ba mươi mét xuống, nói: "Cánh rừng này hình như là hơi lớn thì phải, tôi vẫn chưa thấy bìa rừng đâu cả."
Ba Tang trầm giọng nói: "Vậy thì rắc rối rồi!"
Những người còn lại đều hiểu ý anh ta, những cánh rừng trước đó hơi nhỏ, tuy cũng có một số động vật hoang dã, nhưng không thích hợp cho động vật ăn thịt loại lớn sinh tồn, nếu cánh rừng này đủ lớn, lại hiếm khi có người đặt chân tới, thì rất có khả năng gặp phải động vật ăn thị cỡ lớn bất ngờ tấn công, đừng nói là gặp phải bọn như báo châu Mỹ, sư tử châu Mỹ, chỉ cần một đàn lợn rừng, vài con gấu, rắn mối châu Mỹ ẩn trong bóng tối, rắn cạo nong thoắt cái xồ ra, cũng đã đủ cho họ luống cuống tay chân một phen rồi.
Ở bờ sông bên ngoài cánh rừng đó, Soares đứng trên chạc cây cao nhất trong khu rừng quanh đó, phóng mắt nhìn ra, chỉ thấy màu xanh trải ngút tầm mắt, y lắc đầu nói: "Cánh rừng rộng như vậy mà cũng dám cắm đầu đi vào, mấy thằng nhóc này rốt cuộc có kinh nghiệm sinh tồn nơi hoang dã không vậy. Mà hơn nữa, trong đó rõ ràng là đã có bố trí rồi "
Chương trước | Chương sau