- Con hiểu. Bố cho con tiền?
bạn đang xem “Cổ Cồn Trắng ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!- Đây, nhớ là cẩn thận nghe chưa - Chu đưa cho thằng con tờ 1OO.OOOĐ
- Bố không phải dặn.
Thằng con Chu mở cổng hậu đi ra vườn rồi lài vòng về đường chính. Trong lúc đó, Chu đi ra cổng, tay cầm chai nước lã nhưng giả vờ như đang say rượu. Hắn cố tình nốc rượu để cho anh xe ôm nhìn thấy rồi nói lè nhè với con yểng:
- Yểng ơi!
- Chu ơi? Chu ơi... Có khoẻ không? - Con yểng nói rồi cười khùng khục.
Đúng như Chu dự đoán, anh chạy xe quả là một cảnh sát điều tra chính cống được giao nhiệm vụ theo dõi di biến động của Chu. Thấy Chu đi lảo đảo, anh đoán là Chu say. Chu kiểm tra lại khóa cửa rồi nói:
- Tao ngủ đây. Say rồi.
- Cút đi! Cút đi - Con yểng nói - Chu trợn mắt:
- Mày bảo tao cút à, thế thì ai cho mày ăn.
- Ai tắm cho mày?- Nói rồi Chu đi vào nhà nhưng lên trên gác, kín đáo nhìn qua cửa sổ xuống đường.
Vừa lúc đó, thằng con Chu đến, nó nới với anh cảnh sát điều tra:
- Anh chở em đi ra cảng.
- Mệt lắm, không đi đâu - Anh cảnh sát thoái thác.
- Em có chút việc ngoài cảng, chở em đi nhé.
- Không là không? Mày đi kiếm xe khác.
- Không chở thì thôi, việc gì anh phải quát.
- Đã chạy xe ôm lại còn tinh tướng. Hay là ông anh chờ bồ. Cả dãy nhà này, chả có đứa con gái nào đâu Nghe cái giọng xấc xược ấy, anh cảnh sát nghiến răng chịu nhịn. Thằng con Chu lại thong thả đi tiếp. Trong nhà, Chu gật gù mỉm cười. Bỗng có tiếng chuông điện thoại:
- Alô, tôi Chu đây.
- Anh Chu à. Đang đọc Đông Chu liệt quốc phải không? Tìm kế ba sáu của Tôn Tử mà đọc.
Nói rồi, đầu dây bên kia cúp máy. Chu nghe giọng và biết đó là của Minh "hói", hắn chợt hiểu ra tất cả. Chu vội vàng mở tủ, lấy ra tập tiền, gói ít quần áo cho vào chiếc ba lô du lịch rồi lại mở cửa sau chuồn đi.
Trong lúc đó, anh cảnh sát vẫn ngắm trời ngắm đất.
Chu thuê một xe ôm, chở đi qua nhà Phụng "vải" và hắn cũng thấy có hai người chạy xe ôm đứng gần đó. Hắn vào một nhà cho thuê điện thoại và gọi cho Phụng:
- Cô làm thế nào trốn khỏi nhà ngay. Công an giả làm xe ôm đang theo dõi đấy... Chiều nay là họ bắt tất cả. Nếu thoát được, đi Hải Phòng. Anh chờ ở chỗ ngày xưa.
Nói xong, Chu bỏ máy và bảo gã xe ôm chở ngay về Hà Nội..
Phụng "vải" nghe xong điện thoại của Chu liền ngồi phịch xuống giường, mặt tái nhợt. Mất một lúc lâu, Phụng mới trấn tĩnh được, cô ta mím môi suy nghi giây lát rồi bảo cô em gái rất giống mình:
- Mày mặc bộ quần bò của chị, đội cả chiếc mũ kia nữa. Ngoài cửa có bọn công an đang theo dõi chị. Chúng giả là xe ôm. Lấy xe máy của chị mà đi. Làm thế nào để chúng đuổi theo, đi càng xa càng tốt.
Cô em Phụng hỏi trơ tráo:
- Bồi dưỡng bao nhiêu đây?
- Ngần này nhé - Phụng dúi cho cô em khá nhiều tiền.
Vài phút sau, cô em Phụng "vải đeo kính râm, dắt xe máy đi ra. Cô ta lấm lét nhìn trước ngó sau và nổ máy phóng vút đi. Lập tức, hai anh chàng xe ôm đuổi theo. Trong nhà, Phụng cười nhạt và ăn mặc như một bà già, ôm chiếc túi dắt xe đạp đi ra. Phụng đạp xe vào một cửa hàng bách hóa, gửi xe rồi vào mua bộ quần áo mới, mua chiếc túi du lịch, sau đó ả vào phòng vệ sinh, thay quần áo rồi xách túi mới đàng hoàng ra cửa. Phụng vẫy một xe tai và thuê chạy về Hà Nội.
Hai cảnh sát trong vai người đi xe ôm bị cô em Phụng đưa xuống tận Vĩnh Yên. Cô ta chạy xe và mỗi khi liếc vào gương lại thấy hai chiếc xe đi sau, cô ta cười khoái chí. Đến Vĩnh Yên, bỗng cô ta rẽ vào trụ sở công an một phường. Một anh cảnh sát ra đón:
- Sao hôm nay em mặc lạ thế này. Đến tìm anh có việc gì đấy.
- Bên ngoài, hai anh cảnh sát chưng hửng và dùng điện thoại di động báo cáo về Phòng Cảnh sát Điều tra.
Trong công an phường, sĩ quan trực ban nghe chuông điện thoại. Anh nhấc máy lên:
- Vâng, công an phường xin nghe đây... Sao, cô gái mới đến à? Vâng, cô ấy tên là Phương, buôn bán thiết bị nội thất... Không, chúng tôi lạ gì chị em nhà ấy. Tôi biết cả Phụng "vải ", chị của cô Phương... Quái lạ, các anh không tin tôi à. Thôi được, tôi sẽ giữ cô ta ở đây, các anh xuống kiểm tra... Vâng, nếu không cần thì thôi.
Anh trực ban buông máy rồi vào hỏi Phương đang nói chuyện vui vẻ với một công an:
- Này, sao công an tỉnh lại hỏi là có phải Phụng đến đây không?
- Em không hiểu có chuyện gì? Bà này mà bị công an hỏi, chắc chỉ lại tội buôn lậu.
Thành và Đức lên thành phố Việt Trì. Họ đến Phòng Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh và đưa lệnh bắt khẩn cấp Chu và Phụng "vải".
Anh trưởng phòng nói:
- Hiện nay chúng tôi vẫn cử hai cơ sở và một cảnh sát giám sát hắn. Mới cách đây nửa giờ, họ báo cáo về là hắn say rượu chưa hề ra khỏi nhà.
Còn Phụng "vải" cũng vẫn ở nhà. Lúc trước, em cô ta phóng xe máy đi, anh em ta tưởng là Phụng bám theo. Hóa ra nhầm.
- Vậy bây giờ Phụng còn ở nhà không? - Thành lo lắng hỏi lại. Chắc là vẫn còn. Nào, chúng ta đi, đến nhà thằng Chu trước Họ cùng cảnh sát khu vực gõ cửa nhà Chu.
Không có ai ra mở cửa. Thằng con của Chu lúc này cũng về:
- Các chú tìm bố cháu ạ?
- Bố có nhà không?
- Chắc có, uống rượu vào là ngủ say như chết, phải đến tối mới tỉnh.
Cửa mở, mọi người xông vào nhà, nhưng Chu đã biến mất. Lúc này họ mới phát hiện ra nhà Chu còn một cửa sau thông ra cánh đồng rau.
Mọi người sững sờ. Thành nghiến răng:
- Thằng này cao thủ thật. Nếu vậy, có lẽ con Phụng cũng biến mất rồi.
Một cảnh sát có chuông điện thoại di động.
Thành nghe xong và thở dài sườn sượt:
- Phụng cũng đã trốn.Quả là chúng nó giỏi, trốn ngay trước mắt công an
Tâm thấy mình không được cử đi thâm nhập vào trang trại Thiên Sơn mặc dù anh đã bỏ rất nhiều công chuẩn bị nên tỏ ý buồn. Ông bố anh thấy vậy liền hỏi:
- Mấy hôm nay mày làm sao thế. Có chuyện gì không vui à?
- Vâng, Giám đốc bác bỏ kế hoạch cho con vào trinh sát ở trang trại Thiên Sơn rồi.
- Vì sao?
- Giám đốc sợ không an toàn và nhà ta thì lại có mình con.
Ông bố lặng đi suy nghĩ hồi lâu rồi thốt lên:
- Làm lãnh đạo phải vậy mới là "lương tướng".
- Nhưng sao lại nguy hiểm đến mức như vậy cơ à.
- Thôi được, để bố trao đổi với Giám đốc xem sao.
- Làm công an, nhất là nghề trinh sát, cầu toàn quá cũng không ổn. Đôi khi cũng phải liều. Mày có nhớ chuyện ngày trước, tranh cãi mãi về chuyện khen thưởng cho cậu Ân ở công an phường không. Kẻ cướp rút súng gí vào đầu và bắt giơ tay hàng. Cậu ấy dứt khoát không giơ tay và bảo: Mày có giỏi thì cứ bắn, còn bảo tao hàng mày, hàng thằng kẻ cướp thì không có công an nào đi hàng kẻ cướp cả. Cuối cùng, cậu ấy thuyết phục được nó buông súng đầu hàng. Nhưng khi thu súng, thì hóa ra súng nó không còn đạn. Tao đề nghị phải tặng Huân chương Chiến công cho cậu ấy, nhưng có người không chịu. Cái lý của họ là súng làm gì có đạn...
Nhưng vào giờ phút ấy, ai biết được súng có đạn hay không có đạn. Một khẩu súng đồ chơi trẻ con gí vào đầu còn gai cả sống lưng, huống chi đây là khẩu K54 thật, nằm trong tay một tên cướp thật.
- Đó là anh cảnh sát rất dũng cảm, có bản lĩnh, và coi danh dự người công an cao hơn cái chết. Phải dũng cảm con ạ. Được, tao sẽ bảo Giám đốc. Đánh án bây giờ cũng phải có cái lý như đánh Mỹ ngày xưa: Bom bỏ chưa chắc đã trúng. Trúng chưa chắc đã nổ. Nổ chưa chắc đã có mảnh văng vào mình.
- Văng vào mình chưa chắc đã chết.
Hai bố con nói chuyện, không ngờ bà mẹ nghe thấy. Bà đi vào, nói thủng thẳng:
- Ngày xưa, bố anh đi "bê", tôi chờ tám năm không sao. Nhưng bao giờ cho đến... ngày xưa? Bây giờ, anh muốn đi đánh án chỗ nào cũng được, nhưng lấy vợ, đẻ cho tôi đứa cháu đã, rồi lên giời xuống bể cũng được. Bằng không, tôi lên gặp Giám đốc đấy
- Bà gặp tôi cũng gặp. Để xem Giám đốc nghe ai.
- Ông tưởng tiếng nói của ông là có trọng lượng với Giám đốc hả. Còn lâu nhé. Tôi là người giới thiệu anh ấy vào Đảng đấy, ông biết không?
Nghe vợ nói vậy, ông Tân ngồi lặng đi. ông biết rất rõ là nếu để vợ lên gặp Giám đốc thì chắc chắn Giám đốc phải nghe bà ấy.
Trang trại Thiên Sơn nằm trên một khu vực đồi thấp khá rộng và cây cối sum sê. Vải thiều, nhãn, dứa, đu đủ, bưởi, cam... đó là những cây chính của trang trại. Trại được bao quanh bằng một hàng rào dây thép gai khá cao và có mấy chòi canh ở các góc trại. Cổng vào trang trại được xây cất khá đẹp và có hàng chữ đề: "Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Sơn. Chuyên cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm."
Mười năm trước thì khu vực này chỉ là khu đồi hoang và thuộc quyền quản lý của một lâm trường mang cái tên hết sức ấn tượng: Nông trường Cờ Đỏ. Vào những năm chống Mỹ, nông trường Cờ Đỏ chủ yếu là nuôi bò cung cấp thịt cho cửa hàng bán cho cán bộ trung cao cấp ở phố Nhà Thờ và phố Tôn Đản. Ngoài chăn nuôi thì nông trường cũng làm nhiệm vụ trồng rừng, nhưng chả hiểu cây rừng cứ trồng được vài ba năm lại có trận hỏa hoạn thiêu sạch. Cho đến khi Đảng, Nhà nước bắt đầu sự nghiệp đổi mới xây dựng kinh tế đất nước thì nông trường này cũng giải thể và toàn bộ khu đất nông trường cũng bị bỏ hoang. Cho đến năm 1993 thì Hoàng Văn Túy, khi đó mới là cán bộ thương nghiệp của tỉnh Sơn La về hưu theo chế độ nhận lương một lần đã về quê và xin chính quyền xã cho thuê lại toàn bộ khu đất này trong năm chục năm với cái giá năm chục triệu đồng. Đó quả thực là một giá rẻ như cho. Thế rồi chỉ hai năm sau, người ta thấy một sức sống mãnh hệt đã bừng lên ở khu đồi hoang.
Vải thiều Hải Dương, nhãn lồng Hưng Yên, xoài Thái Lan... mọc lên tốt mơn mởn. Dưới những tán lá của cây ăn quả lâu năm Túy cho trồng dứa, đậu xanh, lạc... "Lấy ngắn nuôi dài"- đó là phương châm làm ăn của Túy. Và người ta đã lấy tấm gương lao động quần quật của Túy "đen" ra làm gương cho toàn tinh. Quả đó là một mẫu người đáng học tập trong thời đại đổi mới: Dám làm, dám đầu tư, lao động quên mình và biết áp dụng kỹ thuật mới. Hình ảnh một ông chủ trang trại ăn khoai lang luộc cùng công nhân và chuyển từng xô bùn từ ao lên để cải tạo đất đồi đã được truyền tụng khắp nơi.
Sau bốn năm trời sống khổ cực và chi tiêu tiết kiệm từng đồng, trang trại Thiên Sơn đã cho thu hoạch đại trà cây ăn quả và lúc này, tiếng tăm của Hoàng Văn Túy đã bay xa, rất xa. Các vị lãnh đạo của Trung ương về tỉnh công tác đều được đưa đến Thiên Sơn để xem "mô hình sản xuất mới".
"Mạnh vì gạo, bạo vì tiền", khi những cây vải thiều sai quả trĩu trịt và thương lái từ tận Trung Quốc đến đặt mua thì ông Túy xin xã cho thuê thêm ba chục héc ta nữa và mua thêm hái chục héc ta của hàng chục gia đình quanh đó. Nhiều gia đình bán đất cho Túy đã được ưu tiên cho con cái vào làm công nhân trong trang trại với mức lương khởi điểm bốn trăm ngàn một tháng, chưa kể hai bửa cơm nuôi. Với người nông dân nghèo thì được đi làm với mức lương như vậy là giấc mơ chưa bao giờ đến với họ.
Trong căn nhà xây cất giản dị trên đồi, Hoàng Văn Túy, Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Sơn và cũng là chủ trang trại đang ngồi trước máy vi tính và vào mạng Internet. Đó là một người đàn ông nom cao lớn, đường bệ, có cặp mắt hơi nhỏ nhưng lạnh lùng và đặc biệt là không có chút vẻ gì là một ông nông dân làm trang trại cả.
Túy sử dụng máy tính khá thành thạo.
Phía dưới chân đồi, có một dãy nhà ngang là nơi làm việc của các bộ phận kỹ thuật, kế toán, tài vụ và là văn phòng của công ty.
Tại phòng tài vụ, vợ Túy tên là Ngô Thị Liễu còn khá trẻ nhưng có khuôn mặt nom rất đanh đá đang ngồi trước bàn thanh toán tiền lương cho công nhân. Liễu vừa tra sổ vừa nói luôn mồm:
- Tháng vừa rồi anh nghỉ ốm hai ngày, lại về quê năm ngày nửa, vị chi là bảy ngày. Lương có ngần này thôi. Ký vào.
Chị ta đẩy quyển sổ lương ra cho anh công nhân ký. Anh ta nhận tiền, nhăn nhó:
- Bà xem cho cháu. Cả một tuần vừa rồi, cháu thức đêm canh cho sáu con lợn nái đẻ...
- Việc của anh là nuôi lợn, thì thức đêm canh lợn đẻ là việc phải làm, có gì mà bồi dưỡng. Nếu thích làm có bồi dưỡng ngoài giờ thì xin vào cơ quan nhà nước mà làm.
Nào, đến lượt anh -. Liễu chỉ người tiếp theo.
Một người khác đến gần bàn:
- Anh bị phạt một trăm ngàn vì làm đổ xe dứa xuống ao.
- Nhưng có phải tại cháu đâu. Con chó nhà bà nó bị tuột xích, đuổi cắn cháu nên cháu mới buông tay...
- Anh nói lạ nhỉ. Chó nhà tôi là chó được huấn luyện, chó có giáo dục, rất biết phân biệt bạn thù, địch ta. Đừng có nại lý do. Ký vào rồi về đi cắt dứa. Nhớ chọn cho đều. Nhà máy bây giờ cũng kén dứa lắm. Quả hơi nhỏ một tý là họ trả về ngay. Nào, anh kia. Nhanh nhanh lên cho tôi còn đi làm việc khác.
Chương trước | Chương sau