Lê Minh sững người trước việc xảy ra nhưng rồi lại gào lên thảm thiết:
bạn đang xem “Cổ Cồn Trắng ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!- Ối con ơi là con ơi? Sao con khổ thế này. Xin tòa... xin tòa cho tôi chịu tội thay.
Theo lệnh triệu tập của lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Giám đốc Trần Phúc và Vũ Mạnh Tường có mặt trong phòng làm việc của Thiếu tướng Bùi Hành ngay đầu giờ làm việc buổi sáng. Thiếu tướng đưa cho Giám đốc Phúc tờ báo Công an nhân dân. Trần Phúc đọc chăm chú.
Bài báo có tít lớn: "Bất ngờ lớn tại phiên tòa xừ Lê Minh và đồng bọn". Bên dưới là các hàng tít phụ: "Lê Minh 15 năm tù; Nguyễn Văn Quỳ 20 năm tù; Long "xếch" 12 năm tù..."; "Một bản án không được lòng dân...".
Giám đốc Phúc đưa tờ báo cho Tường:
- Cậu đọc đi Một kết quả không tồi đấy chứ?
- Phiên tòa đã thể hiện rất rõ quan điểm "ổn định nội bộ để phát triển".
Câu "ổn định nội bộ" Tường nói với giọng mỉa mai. Thiếu tướng Bùi Hành nhận ra điều không vui của Tường, ông an ủi:
- Lãnh đạo Bộ, trong phiên họp đánh giá một số vụ án lớn trong thời gian qua đã đánh giá rất cao chuyên án của các đồng chí. Tôi hiểu tấm lòng và sự mong muốn của đồng chí Tường. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn vào một thực tế là hiện nay, việc quy trách nhiệm cá nhân đang có nhiều vấn đề phải bàn. Thôi, việc liên quan đến một số quan chức nhận tiền nong của Lê Minh rồi cản trở công tác điều tra, Ban Kiểm Tra Trung ương sẽ xem xét và chắc chắn là nhiều người trong số họ không thể giữ cương vị hiện có. Hôm nay, tôi mời các đồng chí đến là có hai việc:
- Việc thứ nhất là các đồng chí khẩn trương làm một bản chuyên luận với chủ đề thế này:
"Những bài học kinh nghiệm trong công tác đề bạt, sử dụng, điều động và quản lý cán bộ qua vụ án Lê Minh, Trần Văn Tiên và đồng bọn". Đặc biệt các đồng chí phải tìm cho ra phương thức, thủ đoạn làm quen, mua chuộc, hối lộ làm tha hóa cán bộ của bọn tội phạm có tổ chức. Rồi phải định nghĩa cho được thuật ngữ "xã hội đen" của chúng là thế nào? Tại sao lại nảy ra thuật ngữ này? Đối tượng nào được coi là "tổ chức xã hội đen", hành động kiểu gì thì được coi là kiểu "xã hội đen". Sở dĩ tôi nói vấn đề này là vì vừa rồi, có mấy ông cán bộ nhà nước chức vụ cũng khá, có người học cào, bằng cấp đầy mình, vậy mà cũng thuê lưu manh đánh thuê chém mướn, cũng thuê người tạt xít... Đó là dấu hiệu rất lo ngại về sự băng hoại đạo đức trong một số ít người đang có vị trí trong xã hội. Việc làm của họ đã gây tác hại vô cùng lớn trong nhân dân, bởi vì nó làm giảm lòng tin của mọi người vào một số cán bộ, quan chức, Đảng viên vốn được đào tạo, giáo dục tử tế.
Ngừng một lát, Thiếu tướng đến bên Tường:
- Việc thứ hai, lãnh đạo Tổng cục chuẩn bị giao cho Công an tỉnh một việc lớn đây, nhưng không biết Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra - ông vỗ vai Tường - có sẵn sàng không.
Tường lộ vẻ ngơ ngác. Anh thật thà hói:
- Báo cáo thủ trưởng, anh Đắc, Trưởng phòng...
- Không, tôi nói cậu. Thôi, xin chúc mừng đồng chí. Sáng nay, đồng chí Thứ trưởng đã ký quyết định đề bạt đồng chí làm Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh. Đồng chí Đắc đã làm thủ tục đề bạt Phó giám đốc và trước mắt kiêm Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự. Trở về tỉnh, Ban giám đốc nên tổ chức cho hai đồng chí tiến hành bàn giao. Càng nhanh càng tốt vì Phòng Cảnh sát Hình sự đang cần sự ổn định.
Còn trường hợp cậu Cường, ngày mai Ban Bảo vệ nội bộ sẽ xem xét. Tuy nhiên cũng phải nói rằng, đề xuất kỷ luật của Công an tỉnh là có phần xuê xoa, dĩ hòa vi quý. Riêng tôi, quan điểm về việc này là... nếu cán bộ công an vi phạm kỷ luật, phải xử nặng hơn so với ngành ngoài. Công an là lực lượng vũ trang của Đảng, vì thế kỷ luật nghiêm minh chính là sức mạnh.
Giám đốc Trần Phúc rụt rè:
- Báo cáo anh, trong sự việc của đồng chí Cường, chúng tôi cũng có lỗi...
- Tất nhiên là có lỗi. Tuy nhiên, có điều chúng ta phải tìm cho ra nguyên nhân tại sao cán bộ của chúng ta hư hỏng, mà lại những người như Cường - Một người từng là biểu tượng một thời của cảnh sát hình sự. Bác sĩ muốn chữa bệnh thì phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chữa trị tận gốc, các đồng chí có thấy đúng như vậy không?
Có tiếng gõ của. Thiếu tướng Bùi Hành nói:
- Xin mời vào.
Cửa mở, một sĩ quan còn khá trẻ nhưng đã đeo cấp hàm thượng tá đi vào:
- Báo cáo đồng chí Phó tổng cục trưởng, tôi có mặt.
- Vào đây. Xin chào sĩ quan phòng chống ma túy. Xin giới thiệu, đây là Phúc, Giám đốc Công an tỉnh...
Người sĩ quan mới vào cười tươi rói:
- Ôi anh Phúc... Tường nửa kìa. Tôi nghe ông đi làm doanh nghiệp mà cứ ngạc nhiên.
Tường đứng dậy:
- Hoan đấy à. Lâu quá mình không gặp nhau.
- Chà chà, phó cục trưởng trẻ quá.
Giám đốc Phúc:
- Xin chào đồng chí Cục phó. Này, xem ra so với hồi đi học ở Nga, bây giờ cậu béo ra nhiều đấy.
- Chả giấu gì anh, vợ em mới mở quán cơm bình dân, lại gần cơ quan, nên ăn uống cũng có phần... thoải mái quá. Vả lại, từ ngày có quán cơm, cũng kiếm được đồng ra đồng vào, không phải lo tiền nên... nên ăn ngon, ngủ kỹ.
- Sao bảo cô ấy là kỹ sư chế tạo máy cơ khí...?
- Thế mới thất nghiệp. Nhà em nghỉ theo chế độ "hưu một cục" từ hai năm rồi. Vừa rồi, cực chẳng đã, phải thuê nhà bán cơm bình dân. Ông anh ạ, từ ngày vợ bán cơm, em thấy... yên tâm hẳn.
Nghe Thượng tá Hoan nói vậy, mọi người cùng cười thoải mái. Thiếu tướng nhìn Tường và Hoan trìu mến:
- Cậu Hoan này, hoàn cảnh gia đình éo le lắm. Chồng là công an, vợ thất nghiệp nhưng phải nuôi hai đứa con, lại còn lo chăm sóc ông bà nội, ngoại và chu cấp thêm cho gia đình người anh trai...Thôi bây giờ, ta vào việc nhé.
Bữa cơm tối ở nhà Hạnh kết thúc khá muộn bởi vì Hạnh cứ nhất định chờ Tường đi họp ở Hà Nội Về. Mặc dù rất đói nhưng khi Hạnh nói là sẽ chờ bố thì bé Thủy cũng quyết tâm "nhịn" chờ bố về Mãi gần tám giờ tối, Tường mới về và bữa cơm rất vui. Cơm xong, Thủy đi sang phòng học, để bố mẹ nói chuyện. Hạnh xúc ấm pha trà. Cô làm rất cẩn thận, thậm chí có vẻ cầu kỳ là dùng nước sôi tráng ấm chén một cách chậm rãi, như muốn chăm chút kỹ lưỡng cho chén trà. Rót ra chén, cô mở tủ lấy gói mứt sen. Tường đưa chén trà lên hít một hơi dài vẻ mãn nguyện:
- Trà sen thơm quá. Lâu lắm rồi mới lại được uống ly trà sen nguyên chất thế này.
Hôm qua em đi Hà Nội, chợt nhớ ra là anh thích uống trà sen liền đến một bà chuyên làm trà sen mua. Mà cũng chỉ dám mua một lạng.
- Bây giờ chắc đắt lắm.
- Vâng, gần trăm năm chục ngàn. Hà Nội bây giờ chỉ còn vài ba người biết làm và buôn chè sen.
Có lẽ là vì người hiểu trà sen, biết uống trà sen không còn nhiều. Vả lại những người biết thưởng thức thì chưa chắc đã có tiền. Bọn trẻ bây giờ thì càng không thể thưởng thức nổi trà sen. Chúng quen dùng các loại trà tàu nhanh "Líp-tông", "Đi- mát"...
Tường gật gù:
- Uống trà sen, quan trọng nhất là phải uống lúc thảnh thơi về công việc, trong lòng thanh thản.
- Thế thì chắc hôm nay anh thanh thản.
- Cũng phải biết tự dành cho mình phút thanh thản chứ - Tường nói với vẻ mãn nguyện ra mặt.
Hạnh rụt rè hỏi Tường:
- Thế bây giờ Công ty Tường An, anh định tính sao? Gần năm chục người đang sống với công ty, trong đó có nhiều người hoàn cảnh khó khăn.
- Anh không thể rời bỏ lực lượng Công an. Tất cả nhưng việc vừa rồi chỉ là nhưng biện pháp nghiệp vụ nhằm phá cho được vụ án. Bây giờ xong rồi, có lẽ phải giải tán công ty thôi. Nhưng đúng là khó vì số người đang làm sẽ đi đâu, làm gì?
- Vậy nếu em mua lại toàn bộ quyền sở hữu công ty thì anh tính sao?
- Nếu vậy thì tốt quá, nhưng em định từ bỏ Công ty Phát Lộc ư?
- Không sớm thì muộn cũng phải bỏ. Thú thực là em không muốn có ngày phải vào tù cùng ông Cheng.
- Em nói gì lạ vậy. Chả phải hiện nay Cheng đang rất an toàn đấy ư? Lê Minh thì không khai bất cứ điều gì có hại cho Cheng.
- Các anh không hiểu Cheng bằng em. Hiện nay, Cheng cũng đã có kế hoạch rút lui. Ông ta sẽ bán toàn bộ cổ phần cho một người khác, cũng là người Hoa, nhưng lại là ở Malaixia. Nếu không có gì thay đổi, chỉ ba tháng nửa, Công ty Phát Lộc sẽ có chủ mới. Vì vậy em phải ra đi. Nói thật với anh, Cheng còn có nhưng vụ làm ăn rất lạ với nhiều người khác. Đặc biệt gần đây Cheng lại chuyển sang nhập khẩu hoa quả từ Việt Nam. Đó là lĩnh vực mà Công ty Phát Lộc chưa bao giờ làm.
- Anh vẫn chưa hiểu nếu vậy thì có gì phải nghi ngại? Các công ty ai chả muốn đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh.
Hạnh nhìn Tường bằng ánh mắt hết sức ân hận:
- Cheng là người rất không bình thường, hoàn toàn không phải là một nhà doanh nghiệp đơn thuần.
- Ý em muốn nói, ngoài hoạt động kinh tế, ông ta có thể tham gia các hoạt động phạm tội như tẩy rửa tiền chẳng hạn.
- Điều đó thì chắc chắn. Nếu không phải là tẩy rửa tiền, liệu ông ta có dám róc vốn cho Lê Minh làm khu Hòn Ngọc với những điều kiện ưu đãi như vậy không. Nhưng anh chớ có nghi chuyện đụng đến ông ta.
- Vì sao?
- Vì không có chứng cứ và vì ông ta vẫn đang được nhiều người ở tỉnh này trông chờ. Không ít quan chức của tỉnh này, miệng thì khen anh, nhưng trong lòng thì căm ghét và sợ anh. Điều này dễ lý giải thôi, bởi lẽ anh làm họ mất đi một khoản thu nhập từ Lê Minh và những kẻ khác. Hôm qua có một vị đã gọi điện thoại cho em và nhờ em nhắn với ông Cheng là tỉnh vẫn chờ đón ông ta.
- Em quyết định không sống với Cheng nữa ư? - Tường hỏi một câu không ăn nhập gì với câu chuyện Hạnh đang nói.
- Đàn bà, có sâu sắc đến mấy cũng chỉ như "cơi đựng trầu mà thôi. Anh đừng nhắc đến nữa mà em thấy xấu hổ. Tuy nhiên, em không muốn anh thương hại em. Trong chuyện này, lỗi là ở em. Em sẵn sàng gánh chịu tất cả. Thời gian chúng ta xa cách nhau có thể sẽ làm cho mình xa vĩnh viễn, hoặc ngược lại... Cho đến giờ, em thấy là không thể đoán trước được tương lai của chúng mình. Chỉ có điều em muốn rằng cả hai chúng mình hãy cố gắng đừng để tổn thương con bé.
- Anh cũng mong như thế.
Tường đứng dậy, mở cặp lấy ra một xấp tiền hai chục ngàn:
- Anh được thưởng vì có thành tích trong chuyên án vừa rồi. Em cầm mua cái gì cho con...
- Anh cứ giữ lấy vì anh cần chi tiêu nhiều hơn em. Mà thôi, em lấy một nửa. Em đi mua cho con chiếc xe đạp. Tuần sau là sinh nhật nó rồi. Nhưng mà này, em chỉ đi mua xe thôi, còn anh phải trao xe cho nó đấy - thấy Tường xách cặp đứng dậy, Hạnh hỏi, vẻ thảng thốt:
- Anh lại đi ư?
- Tối nay anh phải trực. Sáng mai, ba giờ sáng phải đi thi hành án tử hình một tên buôn ma túy. Thằng Tám, buôn hêrôin từ Lào về, chắc em đã nghe chuyện.
- Lạ gì vụ đó. Nhưng sao anh phải tham gia?
- Thì bao giờ thi hành án tử hình, Chỉ Huy Phòng Cảnh sát Điều tra chả phải có mặt để chứng kiến. Trước đây anh vẫn phải đi, nhưng giấu không cho em biết đấy thôi.
Tường đến cơ quan. Anh đang dọn lại bàn để có chỗ ngủ thì Đức và Thành đến. Đức vui vẻ:
- Xin chào Trưởng phòng.
- A, chào hai bạn. Tối nay trực à?
- Vâng, chúng em trực. Sáng mai anh phải đi thi hành án cho thằng Tám à?
- Tớ chán cái cảnh đi thi hành án tử hình lắm rồi, nhưng biết làm thế nào? Chả lẽ lại cáo ốm.
- Năm ngoái, bắn một lúc năm đứa buôn ma túy, mình cứ tưởng từ đấy là hết buôn hêrôin, ai ngờ, chúng vẫn lao vào. Trên công an Lai Châu mới phá vụ buôn ma túy, bắt ba chục tên. Nếu xử nghiêm thì phải bắn quá nửa.
- Kể ra nếu có hình thức khác như tiêm thuốc độc thì hay hơn. Nghe nói Trung Quốc cũng mới áp dụng hình thức tử hình bằng thuốc độc, nhưng nhiều ý kiến không đồng tình. Họ cho rằng tử hình như vậy, không mang được tính răn đe và với kẻ gây tội ác, chết như vậy thì nhẹ nhàng quá.
Nghe Thành nói vậy. Tường lắc đầu:
- Cho đến giờ, tớ có thể khẳng định là việc thi hành án tứ hình mới chỉ có một tác dụng, đó là loại kẻ tội phạm ra khỏi cộng đồng. Còn tác dụng giáo dục hoặc răn đe kẻ khác thì xem ra không có là bao.
- Em cũng thấy như vậy. Số lượng án tử hình ngày một tăng, điều đó chứng tỏ tình hình trật tự an toàn xã hội đang có vấn đề.
Tường mở tủ, lấy ra chai rượu nhỏ:
- Nào, uống đi các cậu, rồi ta đi ngủ sớm.
Bỗng Thành đưa mắt ra hiệu cho Đức. Anh ngần ngừ một lát rồi nói:
- Anh ạ, việc nhà anh, lẽ ra chúng em không được tham gia, nhưng xin anh cho chúng em có ý kiến thế này: Anh hãy tha thứ cho chị Hạnh. Vợ chồng sống với nhau, nhiều khi nó là cả một sự chịu đựng.
- Hay nhỉ, cậu chưa có vợ mà nói như một gã đã lấy đến... ba vợ.
- Vâng, đấy là lời tổng kết của bố em. Ông ba vợ thật, anh lạ gì lý lịch nhà em. Bố em bảo: không có gan chịu đựng thì chả có cặp vợ chồng nào sống được với nhau quá mười năm. Bởi vì nếu người này chỉ thấy mặt xấu của người khác thì làm sao mà ở với nhau được. Chị Hạnh cũng có lỗi, mà anh không phải là không có tội mà tội lớn nhất là anh ít quan tâm đến vợ.
- Nhưng hôm nay sao các cậu lại nói với tội điều này?
- Là vì... vì... em thấy anh vẫn yêu chị ấy. Lại nữa, chúng em không muốn anh sống kiểu tạm bợ thế này. Mình làm công an, không có hậu phương tốt thì gay lắm.
Chương trước | Chương sau