Old school Easter eggs.
Dấu chân của chúa - Greg Iles

Dấu chân của chúa - Greg Iles


Tác giả:
Đăng ngày: 15-07-2016
Số chương: 47
5 sao 5 / 5 ( 140 đánh giá )

Dấu chân của chúa - Greg Iles - Chương 44

↓↓
Nhà Cách ly


Quả cầu đen của Trinity đều đều phát ra những tia sáng xanh khi các tia laser bên trong chiếu vào bộ nhớ tinh thể của nó. Dù đã biết dung lượng và tốc độ khổng lồ của máy tính này, tôi cũng không sao hình dung nổi làm thế nào nó xử lý được hàng ngàn tỷ bit dữ liệu để tạo ra một hoạt động như thế. Liệu nó đã theo dõi tình hình quân sự của tất cảc các nước có vũ khí hạt nhân chưa? Nó có quét và phân tích từng mét vuông trên trái đất mà vệ tinh có thể nhìn thấy? Liệu nó có lục tìm trong các luận văn vật lý thiên thể học chẳng mấy ai biết tới để tham khảo về những quan niệm mà tôi đã nói đến? Hay là nó đã kiên trì viết một bản giao hưởng tuyệt tác trong khi chúng tôi chờ đợi một thảm họa hạt nhân? Có lẽ nó đã làm tất cả những việc đó trong cùng một lúc.


Ý định ban đầu của tôi là thuyết phục Trinity tự tắt nguồn đã thay đổi vì mối đe dọa của các tên lửa đang lao đến. Tôi chuyển sang thuyết phục Trinity tha cho những mạng sống đang bị đe dọa trực tiếp. Nhưng mọi cố gắng đều thất bại. Trinity chỉ muốn tiếp tục cuộc thảo luận về những thần khải trong cơn hôn mê của tôi. Khi tôi đứng bàng hoàng trước quả cầu đen, hy vọng Bauer đang cho sơ tán căn cứ, thì phần cuối cuộc nói chuyện của tôi với Trinity về cơn hôn mê vang lên từ chiếc loa giấu đâu đó.


"Anh nói rằng khi vật chất và năng lượng kết thúc, ý thức sẽ sống sót bằng cách di trú vào nơi nào đó. Đó là nơi nào?"

bạn đang xem “Dấu chân của chúa - Greg Iles” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


"Khi tôi còn trẻ, tôi có nghe nói về một Công án Thiền mà tôi thích. Trước đây tôi chưa bao giờ hiểu chính xác tại sao, nhưng bây giờ thì tôi hiểu."


"Đó là gì?"


"Vạn vật trở về Một. Vậy Một trở về gì?"


"Rất thi vị. Nhưng tôi không thấy chứng cớ thực tiễn hỗ trợ ngay cả một câu trả lời lý thuyết cho câu hỏi đó. Cái gì còn lại sau khi vật chất và năng lượng biến mất? "


"Có người gọi là Thượng đế. Có người gọi theo cách khác."


"Câu trả lời không thỏa mãn."


"Tôi có câu trả lời chi tiết hơn cho ông. Tôi nghĩ là cho tất cả chúng ta. Nhưng... "


Ánh sáng trong quả cầu mờ đi, và Trinity trở nên tối đen. Sau đó vài tia sáng mảnh như sợi chỉ chiếu vào tinh thể.


"Tôi muốn biết," Trinity nói trong thời gian thực. "Cái mà có người gọi là Thượng đế, có người gọi theo cách khác, là gì vậy?"


Tôi liếc nhìn đồng hồ. Mặt tôi nóng bừng. Rachel đang ngồi trong trực thăng. Tôi tự nhủ. Trên đường đến nơi an toàn. Chính Washington giờ này đang bị nguy. Và cơ may tốt nhất để tôi cứu nó là làm đúng những gì tôi định làm lúc đầu. Điều gì đã đưa tôi đến đây làm.


"Anh càng đợi lâu bao nhiêu," Trinity nói, "số người chết càng nhiều bấy nhiêu."


Hình ảnh của Peter Godin về Trinity như một kẻ độc tài nhân hậu đã không hiện ra. Tôi nhắm mắt và cố tìm lời diễn tả những tri thức đã được truyền vào tôi ở Jerusalem.


"Có một lực trong vũ trụ mà chúng ta chưa hiểu. Một lực không phải năng lượng cũng không phải vật chất. Thật ra tôi không biết nó có phải lực hay không. Nó có vẻ giống với một trường hơn. Nó tràn ngập mọi vật nhưng không chiếm khoảng không gian nào. Nó giống như... phi không gian."


"Lực đó... hay trường đó là cái gì?"


"Tôi không biết tên nó. Tôi chỉ biết nó có tồn tại."


"Chức năng của nó là gì?"


"Tôi xin trả lời bằng một câu hỏi. Cái ghế là gì? Cái gì cần thiết để một cái ghế tồn tại?"


"Một chỗ ngồi. Bốn chân. Lưng để tựa."


"Có thế thôi à?"


"Có nhiều kiểu ghế. Ghế bành. Ghế đẩu Nhật Bản."


"Ông đã bỏ qua một thứ. Một thứ khác tuyệt đối cần thiết để có một chiếc ghế."


"Cái gì?"


"Không gian."


Quả cầu lại tối đen. "Anh nói đúng. Cần có không gian."


"Cũng giống như không gian để cho chiếc ghế tồn tại, trường mà tôi nói đến cần thiết để cho không gian tồn tại."


Tia laser ngưng lại vài giây. "Đó là chức năng duy nhất của cái trường lý thuyết đó à?"


"Không. Nó còn có thể tác dụng như một môi trường truyền thông. Chẳng hạn như giữa các hạt lượng tử."


"Nói cụ thể hơn."


"Tôi đang nói đến trường hợp những hạt nguyên tử đồng thời quyết định xuyên qua một khoảng không gian cực lớn, như thể chúng được kết nối vô hình. Thí nghiệm cho thấy thông tin truyền giữa các hạt ấy có thể nhanh gấp mười nghìn lần tốc độ ánh sáng. Mà vượt qua tốc độ ánh sáng là điều bất khả."


"Thông qua trường như anh nói đó, thông tin có thể được truyền nhanh hơn ánh sáng?"


"Đúng và sai. Hãy tưởng tượng tôi nhúng tay vào Thái Bình Dương. Rồi hãy tưởng tượng bàn tay tôi chạm tới bất kỳ vật gì mà đại dương ấy chạm tới. Đó là loại truyền thông tôi đang nói đến. Không phải chỉ là sự truyền thông tin. Đơn giản là thông tin có ở khắp nơi cùng một lúc."


"Hiện tượng lượng tử mà anh nói thách đố mọi giải thích logic, nhưng quan sát chưa phát hiện ra trường hay môi trường mà anh mô tả."


"Chúng ta chưa phát hiện ra vật chất tối, nhưng chúng ta biết nó có đấy. Chúng ta không nhìn thấy các hố đen, nhưng chúng ta thấy ánh sáng uốn cong xung quanh chúng."


Các tia laser chớp với tốc độ chóng mặt, chiếu sáng tinh thể như một ngôi sao xanh. "Bộ nhớ của tôi có chứa một thứ rất giống cái mà anh mô tả. Tôi đang tìm kiếm trong các ngân hàng khoa học. Tôi thấy điều anh nói dưới khía cạnh triết học."


"Nó có tên không?"


"Nó được gọi là Đạo."


Câu nói đó đưa tôi trở lại thuở còn ngồi dưới mái trường Đại học Công nghệ Massachusetts, khi đó những cuốn sách như 'Đạo của Vật lý' là kinh thánh của lứa sinh viên thời đại mới. "Đó là triết học phương Đông, đúng không?"


"Đúng."


"Đạo, chính xác là gì?"


"'Đạo khả Đạo phi thường Đạo.'"


"Đó có phải là lời trích không?"


"Đúng. Đạo không phải là một tôn giáo. Nhưng nó đòi hỏi phải tin có một lực thấm nhuần mọi vật. Đạo không phân biệt thiện ác. Nó làm cho muôn vật sống động nhưng nó không phải là một phần của chúng. Anh định nói rằng một thứ giống như Đạo vẫn còn lại sau khi vũ trụ sụp đổ?"


"Sau khi điểm kỳ dị cuối cùng biến mất. Vâng."


"Đó là trường mà ý thức sẽ vào trú ngụ sau khi vật chất và năng lượng bị phá hủy ở tận cùng của thời gian?"


"Đúng."


"Điều đó có thể diễn ra như thế nào?"


"Cho phép tôi dùng một so sánh tương tự. Trên bình diện vật lý, con người là một sinh vật. Các tạo vật vĩ mô sống trong thế giới Newton, nơi mà mọi thứ đều có thể đoán trước, nơi mà thời gian chỉ có một chiều hướng tới, nơi mà chúng ta bị tách biệt nhau bởi không gian, và thông tin thì bị giới hạn bởi tốc độ ánh sáng. Nhưng trong thế giới hạ nguyên tử thì khác. Ở đó các hạt tồn tại ngay trên ranh giới giữa thế giới vĩ mô của vật chất và lực khác - tức là Đạo, như ông gọi. Cho nên việc chúng ta quan sát thấy trên ranh giới ấy hành vi có vẻ như phá vỡ các quy luật vật lý cũng là tự nhiên thôi."


"Điều này thì có liên quan gì đến ý thức?"


"Mặc dầu về mặt thân thể chúng ta là động vật nhưng trí tuệ của chúng ta là ý thức, tự nhận biết. Andrew Fielding tin rằng ý thức lớn hơn tổng số các mối liên hệ trong não. Thông qua ý thức của chúng ta, chúng ta tham gia vào Trường tràn ngập tất cả - vào Đạo, như ông nói - tại mọi thời điểm trong đời sống chúng ta. Ý thức của chúng ta trở về nó khi chúng ta chết, mặc dầu không có tính cá nhân. Cũng giống như thế, ý thức vũ trụ sẽ trú ngụ trong Đạo khi vũ trụ kết thúc."


"Anh đang gợi lên một vòng tồn tại luân hồi. Vũ trụ ra đời, trở nên có ý thức, chết, rồi lại tái sinh."


"Đúng. Big Bang, dãn, co, Big Crunch, sau đó bắt đầu lại."


"Cái gì gây ra vụ nổ tiếp theo?"


Tôi nghĩ đến những cơn ác mộng lặp đi lặp lại của tôi, người liệt ngồi trong căn phòng tối đen như mực. "Ý thức sống sót không có khái niệm về quá khứ và tương lai. Đó là sự tự biết nguồn cội. Nhưng cả khát khao hiểu biết cũng sống sót. Đó là điểm mạnh nhất của ý thức. Và từ khát khao hiểu biết ấy, chu kỳ mới của vật chất và năng lượng ra đời."


Máy tính ấy im lặng một lúc. "Vũ trụ tồn tại như lồng ấp của ý thức?"


"Chính xác."


"Một lý thuyết hay. Nhưng chưa đầy đủ. Anh chưa giải thích nguồn gốc của Đạo. Về cái trường tràn ngập khắp nơi của anh."


"Tri thức ấy không được truyền cho tôi. Nó là điều bí mật thiết cốt. Nhưng điều đó không ảnh hưởng đến tình hình của chúng ta. Ông thấy nơi tôi đến."


"Anh vừa nói rằng tôi không phải là điểm tận cùng của quá trình ấy, tôi chỉ là một trạm dừng chân trên con đường đi đến ý thức vũ trụ. Tôi giống như con người. Con người có cơ sở sinh học. Tôi có cơ sở máy móc. Nhưng vẫn còn phải đi tiếp. Hành tinh có ý thức. Thiên hà có ý thức..."


"Ông là một bước tiến. Không hơn, không kém."


Trinity im lặng vài giây. "Điều gì khiến anh liều cả sinh mạng mà đến đây, bác sĩ?"


"Tôi được phái đến đây để ngăn ông làm những việc ông đang làm."


"Ai phái đến?"


"Gọi là gì tùy ông. Chúa. Đạo. Tôi đến đây để giúp ông nhận ra Peter Godin không phải là người thích hợp để tiến hành bước nhảy sang một hình thức ý thức mới."


"Ai là người đàn ông thích hợp?"


"Tại sao ông cứ nghĩ phải là đàn ông?"


"Vậy là phụ nữ?"


"Tôi không nói thế."


"Tôi đã nghĩ nhiều về vấn đề này. Anh sẽ nạp ai vào máy nếu không phải là Peter Godin?"


"Nếu ông vẫn còn là Godin, hãy xem xét chuyện này. Bản năng đầu tiên của ông là cướp đoạt chiếc máy tính này bằng lừa đảo và kiểm soát thế giới bằng sức mạnh. Ông muốn có quyền lực tuyệt đối và sự tuân phục tuyệt đối. Đó là bản năng nguyên thủy của loài người. Một bước lùi, không phải bước tiến."


"Bản năng ấy mang tính thần thánh hơn là tính người. Chẳng phải tất cả các vị thần trước hết và trên hết đòi hỏi sự vâng phục đó sao?"


"Đó là lý do vì sao loài người phản bội Chúa."


"Quyền lực tuyệt đối thì sụp đổ tuyệt đối. Có phải đó là lý lẽ của anh không?"


"Tất cả những người muốn làm chúa tể thế giới theo định nghĩa đều là những kẻ không thích hợp để làm điều đó."


"Anh muốn nạp ai vào máy tính? Đạt Lai Lạt Ma à? Hay Mẹ Teresa? Hay một hài nhi?"


Câu hỏi này đưa tôi trở lại mấy tuần đầu khi tôi mới đến Dự án Trinity. Tôi đã dành không biết bao nhiêu thì giờ tự hỏi mình câu này, mặc dầu khi đó tôi tin nó là một bài tập hàn lâm. Bây giờ tôi biết nó nắm chìa khóa cứu vô số mạng người.


"Đạt Lai Lạt Ma chủ trương bất bạo động, nhưng ông ấy vẫn có bản năng người, giống như ông, Peter Godin."


"Thế một hài nhi? Tabula rasa? Một tấm bảng trắng?"


"Một đứa trẻ có thể là nguy hiểm nhất nếu được nạp vào máy tính. Các bản năng động vật được di truyền qua các thế hệ. Khái niệm tấm bảng trắng bất quá cũng chỉ là hiểu lầm. Một đứa trẻ hai tuổi là kẻ độc tài không có quân đội."


"Mẹ Teresa?"


"Đó là vấn đề bản sắc cá nhân."


"Loại vấn đề nào?"


"Vấn đề quan niệm. Nó đòi hỏi cách suy nghĩ không theo thói thường."


"Tại sao tôi có cảm tưởng anh sắp nói với tôi Andrew Fielding là người mà chúng tôi nên cho phép đạt tới trạng thái Trinity?"


"Bởi vì ông biết ông ấy là người tốt như thế nào. Và bởi vì ông đã ra lệnh giết ông ấy. Chỉ riêng điều ấy đã làm ông mất tư cách. Nhưng Fielding cũng không phải là người thích hợp."


"Vậy thì ai?"


"Không ai."

Chương trước | Chương sau

↑↑
Mật mã Da Vinci - Dan Brown

Mật mã Da Vinci - Dan Brown

Giới thiệu: Trong khi đang công tác ở Pari, nhà biểu tượng học của trường Đại học

15-07-2016 106 chương
Anh hai

Anh hai

Bây giờ, khi đã lớn tôi mới hiểu rõ cảm giác muốn về với thời ấu thờ, về với

24-06-2016
Nợ nhau lời xin lỗi

Nợ nhau lời xin lỗi

Mối tình đầu đã khiến trái tim cô băng lạnh đi. Cô thấy hận người cô đã yêu say

30-06-2016
Tìm phòng trọ

Tìm phòng trọ

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tuyển tập truyện kinh dị số 1) Ngoài trời mưa dữ

28-06-2016
Cơm của má

Cơm của má

Bữa cơm gia đình đầy đủ các thành viên năm người, nhưng sao lúc đó tôi vẫn hồn

24-06-2016
Chờ để yêu

Chờ để yêu

Giờ thì tôi cũng đã tự cảm thấy cuộc sống rất có giá trị, cuộc sống còn rất

23-06-2016
Đắp mền mùa đông

Đắp mền mùa đông

 Một ngày cuối năm, nhóm hùn tiền lại, ra Chợ Lớn mua hơn trăm cái mền để tặng

28-06-2016
Chạy trong mưa

Chạy trong mưa

Bức tranh vẽ một cô gái đang đứng giữa ngã ba, tên tay là chiếc vali nhỏ xách hờ. Có

25-06-2016