Trăn trở: Mỉm cười nắm tay em bỏ trốn.
Tôi đã rất ngu xuẩn, tôi đã rất khát khao.
Tôi đã rất cố chấp, tôi đã rất trống vắng.
Em mới lương thiện làm sao, thuần khiết làm sao.
bạn đang xem “Ngang qua thế giới của em - Trương Gia Giai” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Em mới cô đơn, lẻ loi làm sao, em mới bơ vơ, khốn đốn làm sao.
Thế nhân cười mới gượng gạo làm sao, khóc mới ấm ức làm sao. Nỗi nhớ mới bình thản làm sao.
12. Nguyên tố cơ bản.
Muốn biết một người đang nghĩ gì, thay vì tìm hiểu xem anh ta định làm gì, tốt hơn, hãy tìm hiểu xem anh ta định làm thế nào và bằng cách nào. Ham muốn của bạn quyết định cách đối thoại và hướng hành động của bạn.
Ham muốn chính là nguyên tố cơ bản.
Muốn biết một người đang nghĩ gì, thay vì tìm hiểu xem anh ta định làm gì, tốt hơn, hãy tìm hiểu xem anh ta định làm thế nào và bằng cách nào.
Chúng ta thường được nghe các cuộc đối thoại "ý ở ngoài lời" kiểu thế này. Có người mời cơm bạn. Ngồi vào bàn anh ta bắt đầu xem thực đơn, và bảo: Nhà hàng này chẳng có gì ngon. Khi ấy, bạn phải nhanh nhẹn giành quyển thực đơn từ tay anh ta, và bảo: Ăn tạm món gì đó vậy. Rồi bạn khéo léo gọi vài món giá cả mềm nhất.
Kể cả với những câu chào hỏi, kiểu như: Dạo này thế nào, nếu họ gọi cho bạn vào nửa đêm, hoặc đã lâu không gặp, mà nay bỗng hẹn gặp, chứng tỏ họ đang tìm người để dốc bầu tâm sự. Bởi vì, họ đang chờ bạn trả lời thế này: Tôi khỏe, còn cậu?
Muốn biết một người đang nghĩ gì, thay vì tìm hiểu xem anh ta định làm gì, tốt hơn, hãy tìm hiểu xem anh ta định làm thế nào và bằng cách nào.
Câu chuyện tình yêu vào năm thứ hai đại học của Vương Diệc Phàm, bạn cùng lớp đại học với tôi đã trở thành kỳ tích được lưu truyền rộng rãi.
Cậu ta yêu tha thiết cô em khóa dưới. Vốn mang danh "Vua trốn học", vậy mà vì cô gái ấy, cậu ta sẵn sàng làm cái việc "táng tận lương tâm" là thức suốt đêm trong phòng tự học cùng nàng.
Tất nhiên, đã không có ít nam sinh viên vì tình yêu mà tu luyện được đến cảnh giới này. Vương Diệc Phàm "xưng hùng, xưng bá" một phương lại là nhờ chuyện khác.
Tôi vẫn nhớ như in, đêm Noel 24 tháng 12 năm 2001, Vương Diệc Phàm ngồi tỉ mẩn lau chiếc hộp đựng trang sức trong phòng ký túc xá. Trong hộp là chiếc nhẫn mà cậu ta bỏ ra hơn ba ngàn đồng để mua. Chiếc nhẫn là kết quả của bao tháng nhịn ăn, bao ngày làm gia sư. Với một người sống bằng bốn trăm đồng sinh hoạt phí hàng tháng như Vương Diệc Phàm, hẳn đã phải chịu đựng bao nhiêu gian khổ, cay đắng, não nề mới tích cóp được khoản tiền kia.
Tối hôm ấy, cậu ta nhảy chân sáo, chạy như bay đến chỗ hẹn yêu.
Mãi đến khi ký túc xá tắt đèn đi ngủ cậu ta mới mò về, mặt đỏ gay đỏ gắt. Cả phòng bấm bụng quyết không hỏi han, đứa nào đứa nấy vờ gáy to như bò rống. Cậu ta ngả lưng xuống giường, trằn trọc không yên, cuối cùng lên tiếng:
- Tiểu Tây bảo, đó là món quà quý giá nhất mà cô ấy nhận được.
- Tiên sư! Loại sinh viên nghèo kiết xác như tôi ngày đó cũng chỉ tặng cho bạn gái một chiếc cốc uống nước trị giá bốn mươi lăm đồng. Cậu ta đem tặng chiếc nhẫn hơn ba ngàn, không quý giá mà được à? Thế là chúng tôi bắt đầu ngáy thật.
Sáng sớm hôm sau Vương Diệc Phàm chăm chỉ đến thư viện tự học khiến cả phòng không dám tin vào mắt mình.
Buổi trưa, cậu ta trở về với gương mặt tái mét, môi run run, bảo:
- Tôi không tìm thấy Tiểu Tây đâu cả.
Bạn cùng phòng trêu:
- Ối cha cha, không phải là đã mang theo món hời bỏ trốn rồi chứ?
Vương Diệc Phàm gọi điện thoại liên tục, và liên tục nhận được câu trả lời của bạn cùng phòng của Tiểu Tây rằng cô ấy không có ở ký túc xá.
Cuối cùng, tôi phải đóng giả làm giáo viên trong trường gọi điện đến hỏi, cô bạn cùng phòng kia mới tỏ ra hết sức kinh ngạc, đáp:
- Thưa thầy, lẽ nào thầy không biết Tiểu Tây đã đi du học?
Tôi thất kinh:
- Khi nào?
Cô kia đáp:
- Chuyến bay sáng nay ạ.
- Cô ấy có bạn trai kia mà?
Cô bạn kia cười giòn tan:
- Làm gì có ạ! Bao nhiêu người theo đuổi, cô ấy cảm thấy phiền phức, mới bay ra nước ngoài cho rảnh thân đấy ạ!
Cả phòng im phăng phắc, ai nấy đều cố kìm nén nỗi phấn khích muốn nhảy điệu Lam-bát-đa.
Tất nhiên, chúng tôi không quên an ủi bạn mình. Ha ha ha, đồ đê tiện ấy luyến tiếc làm gì, ha ha ha. Chỉ tiếc hơn ba ngàn đồng thôi, ha ha ha.
Có phải Tiểu Tây mưu đồ kiếm chác chiếc nhẫn kia không?
Cô bảo đó là món quà quý giá nhất mà cô nhận được, trong câu nói ấy có bao nhiêu phần trăm thật lòng? Không ai biết.
Bởi vì, người cần trăn trở với câu hỏi ấy là Vương Diệc Phàm, không phải tôi.
Sau này tốt nghiệp, chúng tôi làm việc khác thành phố, nhưng mỗi năm, tôi và Vương Diệc Phàm cũng uống với nhau được vài bữa rượu.
Đầu năm 2010, chúng tôi gặp lại nhau trong một quán bar ở Tân Nhai Khẩu, Nam Kinh.
Những thành tích huy hoàng của Vương Diệc Phàm trong suốt bốn năm sau khi ra trường khiến cho câu chuyện chiếc nhẫn trở nên vô cùng bé nhỏ, không đáng nhắc tới. Năm đó, đám bạn tôi vẫn lưu truyền câu nói rằng, Diệc Phàm là người duy nhất trong số chúng tôi trở thành người đàn ông vĩ đại đạt thành tích "một trăm đêm" (Ý là đã lên giường với một trăm cô gái). Mọi người còn lên kế hoạch, đề nghị cậu ta viết lại những trải nghiệm của mình trong suốt bốn năm ấy, chắc chắn sẽ "hot" không kém Tây Môn Khánh ngoại truyện.
Vương Diệc Phàm ngồi trước mặt tôi, miệng ngậm diếu thuốc Ba số năm, lạnh lùng kể lại một đêm trong một trăm đêm khó quên của cậu ta.
Nhưng lần này không giống như những lần trước, cậu ta cứ định kể lại thôi.
Tôi cũng chẳng buồn gạn hỏi:
Vương Diệc Phàm ực liền mấy ngụm mới nói:
- Tôi muốn kể với cậu một chuyện.
Tôi nhìn cậu ta, đột nhiên tim đập rất nhanh.
Vương Diệc Phàm uống hết một chai, ánh mắt lấp lánh rồi cậu ta thở dài.
Cậu ta do dự mãi mới chịu kể.
Cậu ta quen một thiếu phụ trên chuyến tàu hỏa, cô ấy mua vé giường nằm tầng dưới, đối diện với dãy giường tầng của Diệc Phàm. Đó là một phụ nữ khí chất tao nhã, xinh đẹp yêu kiều. Tất nhiên, Diệc Phàm không kể chi tiết quá trình với tôi cậu ta tán tỉnh cô ấy thế nào vì nghe nói đó là "bí kíp giang hồ", chỉ có thể truyền lại cho con cái, tuyệt đối không truyền cho bạn bè.
Tàu dừng ở bến Thiên Tân, cả hai không ai nói với ai câu nào nhưng đều lẳng lặng xuống tàu, và cùng nhau đi thuê nhà nghỉ.
Thiếu phụ đã say giấc, Vương Diệc Phàm mới chợt nhớ mình phải mua vé tàu đi tiếp, nhưng trên người chẳng còn bao nhiêu tiền. Vì thế, cậu ta đã đưa ra một quyết định gan dạ và không tưởng. Cậu ta mở bóp của thiếu phụ, định vay cô ấy một ít tiền lộ phí.
Và rồi cậu ta tìm thấy một tấm thẻ ngành không quân, cấp bậc Thiếu tá.
Vương Diệc Phàm sợ mất mật, cuống cuồng mặc quần áo và chuồn thật lẹ.
Tôi nghe cậu ta kể mà lạnh cả sống lưng, những chuyện kiểu này mà liên hệ đến quân đội, tôi nghe mà có cảm giác ai đó sắp bị đem ra xử bắn!
Sau đó, Vương Diệc Phàm đã thay số điện thoại. Một tháng sau, vì quá tò mò, cậu ta mới lắp sim cũ vào, phát hiện mấy chục cuộc gọi nhỡ của người phụ nữ kia.
Tôi run như cầy sấy, bảo:
- Hãy quên tất cả đi, tuyệt đối không được dùng số điện thoại đó nữa.
Vương Diệc Phàm trầm ngâm một lát, rồi nói:
- Ừ, nhưng tôi thấy trong người hình như có chút vấn đề.
Tôi lo lắng hỏi:
- Đừng mà, không lẽ...
- Tôi đi kiểm tra rồi, máu không có vấn đề gì cả.
Tôi thở phào:
- Thế thì có lẽ do tâm lý thôi.
Cậu ta gật đầu:
- Thôi bỏ đi, cậu đừng nói lại với ai đấy.
Tôi hứa. Nhìn vẻ mặt nhợt nhạt của cậu ta, tôi không kìm nổi lòng mới kể cho cậu ta nghe vài chuyện.
Tôi từng làm việc ở đài truyền hình và từng dẫn dắt sinh viên thực tập. Thực tập sinh lái ô tô đến cơ quan phải xuất trình thẻ ra vào ở cổng. Về lý thuyết, thực tập sinh rất khó làm được thẻ ra vào. Nhưng chưa đầy một tuần, chiếc thẻ đã xuất hiện ở cửa xe của thực tập sinh kia.
Hoặc anh ta là họ hàng của lãnh đạo đài truyền hình hoặc anh ta chơi rất thân với phòng Hành chính, dù là lý do gì thì cũng đều khiến tôi cảm thấy rất khó chịu.
Có lẽ vì nhận ra thái độ bất thường của tôi, cậu ta thì thầm vào tai tôi:
- Thầy Trương à, thầy có biết, xung quanh các đơn vị mà buộc phải xuất trình thẻ ra vào, thì ở cửa hàng photo gần nhất, người ta luôn có cách cấp cho thầy tấm thẻ đó không?
Tôi không hiểu, mới hỏi lại, thế là thế nào?
Cậu ta cười:
- Ha ha, chiếc thẻ đó em nhờ cửa hàng photo gần cơ quan sao chụp ra, hai mươi đồng một thẻ, ép plastic mất hai mươi đồng nữa.
Chết tiệt!
Nghe tôi kể hết chuyện Vương Diệc Phàm nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ quặc, cậu ta bảo:
- Ý cậu, thẻ ngành của người phụ nữ kia là giả?
Tôi đẩy cốc rượu về phía cậu ta nói:
- Không hợp lý, nên rất có khả năng là thế.
Vương Diệc Phàm cứ lẩm bẩm:
- Giả à, làm giả à, hừ!
Ừ, chỉ là giả thôi.
Vì sao khi nói hay làm một việc gì đó người ta phải chủ động lựa chọn cách đối thoại, hướng hành động? Là vì người đó muốn thực hiện ham muốn của mình.
Có người hút thuốc, có người nốc rượu, có người phê thuốc phiện, có người mua sắm điên cuồng. Tên gọi chung của những người này là: những con nghiện.
Cơn nghiện được hình thành hoàn toàn do kích thích về mặt cảm quan.
Một số kích thích cảm quan bắt nguồn từ những hành động mang tính máy móc, đơn giản. Ví như việc bạn cắn hạt dưa liên tục không ngừng nghỉ, đâu phải vì hạt dưa thơm ngon. Nếu nó ngon thì bạn đã mua nhân của nó về chén cho đã từ lâu rồi. Thế nên người ta mới nói, hạt dưa phải cắn mới ngon, cái sự ngon này đến từ những động tác mang tính máy móc, lặp đi lặp lại.
Chương trước | Chương sau