Tiêu-Thanh-Đồng huy động 2 vạn Duy-binh đào hào sâu chung quanh, đắp mô cao, bao vây bốn phía hết sức chặt chẽ, quyết không để cho quân Thanh bên trong thoát ra.
bạn đang xem “Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Quần hùng Hồng Hoa Hội cũng phụ giúp một tay, ai làm được gì thì làm, không chút đắn đo suy nghĩ.
Vệ-Xuân-Hoa nói:
-Càn-Long đã hứa với chúng ta sẽ ra lệnh cho Triệu-Huệ sao giờ còn sai Phú-Đức đem viện binh đến nghĩa là sao?
Văn-Thái-Lai cười giọng mũi nói:
-Lời hứa của một tên Hoàng-Đế có đáng gì để cho ai phải tin!
Mọi người bàn qua bàn lại để giết thì giờ. Bỗng Dư-Ngư-Đồng lên tiếng:
-Tiêu-Thanh-Đồng cô nương là người Duy mà sao lại giỏi Tôn-Ngô (#2) binh pháp như thế chứ?
Chương-Tấn ngơ ngác hỏi:
-Giỏi Tôn-Ngô binh pháp là thế nào?
Dư-Ngư-Đồng liền giải thích:
-Tôn-Tử có nói rằng: Ai giữ chiến địa trước mà đợi địch đến là thắng. Ai giữ chiến địa sau mà đánh mãi là mệt. Vì vậy kẻ cầm quân giỏi thì phải luôn luôn đợi người chứ không để người đợi mình. Tiêu-Thanh-Đồng phục binh sẵn đợi quân Thanh kéo đến, thì có khác nào mình đợi người và khỏe đợi mệt đó sao? Ngoài ra Tôn-Tử còn nói: Ta thấy địch mà dịch chẳng thấy ta tức là ta chăm chú vào địch mà địch lơ là ta. Ta chăm chú ắt chỉ để tâm đánh ngay vào địch, mà địch lơ là ắt sẽ phải phân tán lực lượng, không biết đâu mà đánh. Đó là lấy 10 đánh 1, tức là ta nhiều, mà địch ít. Trong cuộc chiến vừa qua, Tiêu-Thanh-Đồng tập trung được lực lượng quân Duy, lại khiến cho quân Thanh phải chia 5 xẻ 7, cho nên quân Duy tuy ít mà nhiều, còn quân Thanh tuy nhiều mà lại hóa ra ít. Do đó Tiêu-Thanh-Đồng phải thắng là lẽ đương nhiên. Còn hiện tại, quân Duy đông hơn, lại chỉ cần chú ý vào trọng tâm cố điểm của quân Thanh, mà quân Thanh phải đề phòng quân Duy tại cả 4 phương 8 hướng. Như thế chẳng cần phải nói, ta cũng có thể biết trước kết quả thế nào rồi. Đó chẳng phải là Tôn-Ngô binh pháp hay sao?
Quần hùng gật đầu, hết lời ca ngợi kiến thức của Dư-Ngư-Đồng, lại càng bội phục tài cầm quân của Tiêu-Thanh-Đồng.
Dư-Ngư-Đồng lại nói tiếp:
-Tiêu-Thanh-Đồng cô nương trước tiên đem những quân già yếu của đội Hắc-Kỳ ra dụ địch. Ấy là Giỏi mà đưa ra cái không hay, dùng mà đưa ra cái không dùng như Tôn-Vũ đã dạy hay sao? Tiêu-Thanh-Đồng côn nương còn dùng đội Bạch-Kỳ dẫn tinh binh của đội Hoàng-Kỳ của Triệu-Huệ vào sâu trong sa mạc, còn quân chủ lực của mình dùng để tập kích địch quân tại đầm lầy Đại-Nê-Trác. Đó chẳng phải là gần mà đưa đi xa, xa mà đưa lại gần hay sao?
Trần-Gia-Cách gật đầu nói:
-Tiêu-Thanh-Đồng đưa ra vài trăm chiến sĩ già làm mồi ngon để giết hàng bao nhiêu vạn quân địch ấy là lấy lợi mà dụ; bỏ thành Diệp-Nhĩ-Khương, ấy là tránh cái mạnh; chặt đứt câu cầu trên sông Hắc-Thủy, ấy là thừa rối mà thắng.
Lạc-Băng nói:
-Đừng quên Tiêu-Thanh-Đồng là đồ đệ của Thiên-Sơn Song-Ưng. Hai vợ chồng này ngoài võ nghệ siêu quần còn giỏi cả về binh pháp nữa. Vì vậy, chuyện Tiêu-Thanh-Đồng giỏi Tôn-Ngô binh pháp có gì là lạ đâu!
Quần hùng Hồng-Hoa-Hội đang say sưa nói chuyện gẫu, bỗng Từ-Thiện-Hoằng quay qua nói với Lạc-Băng:
-Tứ tẩu! Tôi thấy gương mặt của Tiêu-Thanh-Đồng cô nương sao có vẻ như xanh xao, lạc thần. Thật là hết sức lạ lùng!
Lạc-Băng khẽ liếc nhìn Tiêu-Thanh-Đồng. Nàng phải công nhận rằng Từ-Thiện-Hoằng nói đúng. Nét mặt của Tiêu-Thanh-Đồng như bơ phờ, xanh xao, đôi mắt như ngẩn ngơ, lạc thần.
Lạc-Băng vội vã chạy đến gần định hỏi thăm thì bất thình lình, Tiêu-Thanh-Đồng ngã sấp vào người của thập-nhất đương-gia, miệng hộc ra một búng máu tươi đỏ hồng.
Lạc-Băng kinh hãi, đỡ Tiêu-Thanh-Đồng dậy hỏi:
-Em làm sao thế?
Tiêu-Thanh-Đồng không đáp, cố sức chặn giữ hơi lại không cho trào ra. Nhưng hình như nàng không chịu nổi, lại hộc ra tiếp một búng máu tươi nữa.
Mọi người trông thấy vậy thì đều hoảng hốt cùng nhau chạy tới xem sao. Hương Hương công chúa ứa lệ nói:
-Chị ơi! Đừng thổ huyết nữa nghe chị!
Lạc-Băng đích thân bế Tieu-Thanh-Đồng vào bên trong, đạt lên giường êm, lấy chăn đắp cho cẩn thận.
Mộc-Trác-Luân mười phần lo sợ. Ông biết con gái mình đã tận tâm tận lực đem hết sức mình ra chỉ huy mặt trận nên có phần kiệt sức. Một phần, ông ta đoán là có lẽ nàng nhìn thấy Trần-Gia-Cách và Hương Hương công chúa âu yếm bên nhau nên sinh ra đau khổ. Từ cái mệt thể xác cộng thêm cái đau khổ tinh thần cùng dày vò con gái ông một lược, do đó mà sinh ra bệnh tình như vậy. Mộc-Trác-Luân định an ủi nàng mấy câu nhưng thấy thấy không phải là lúc nên đành thở dài, lủi thủi đi ra ngoài.
Một đêm lặng lẽ trôi qua. Sáng sớm hôm sau, khi mặt trời còn chưa mọc, Mộc-Trác-Luân đã vào hỏi thăm bệnh tình Tiêu-Thanh-Đồng ra sao. Nhưng vừa vén màn lên thì thấy bên trong im lìm.
Một người vệ sĩ bước tới thưa:
-Bẩm Tộc-trưởng, hồi canh một Tiêu-Thanh-Đồng cô nương đã ra đi, có để lại một bức thư nhờ tôi giao lại cho Tộc-trưởng.
Mộc-Trác-Luân nghe nói thất kinh, cầm lấy thư, tay run run mở ra đọc.
Thưa cha,
Việc lớn đã yên. Chỉ cần bao vây cho kỹ và chặt chẽ là diệt được Thanh-binh.
Con, Tiêu-Thanh-Đồng kính thư
Mộc-Trác-Luân đứng lặng thinh chết điếng hồn. Hồi lâu ông mới lên tiếng hỏi người vệ sĩ.
-Con gái ta đi ngã nào?
Tên vệ sĩ lấy tay chỉ về hướng Đông-Bắc. Mộc-Trác-Luân chẳng nói chẳng rằng leo lên ngựa phóng đi như bay. Nhưng đi suốt mấy tiếng đồng hồ, ông ta chẳng thấy được gì ngoài một rừng cát mênh mông. Mộc-Trác-Luân nghi rằng Tiêu-Thanh-Đồng đã ngầm đổi phương hướng không cho ai biết nên đành quay ngựa trờ về.
Mọi người ai nấy đều lo lắng vô cùng. Bệnh tình của Tiêu-Thanh-Đồng chắc chắn không phải nhẹ. Nếu nàng cứ tiếp tục dầm sương dãi nắng như thế thì thật là nguy hiểm.
Mộc-Trác-Luân lập tức truyền lệnh cho 4 tiểu đội khinh binh kỵ-mã phải chia nhau 4 hướng đi tìm Tiêu-Thanh-Đồng về cho bằng được...
Chú thích:
(1-) Sử sách nhà Thanh có ghi lại rằng: "Năm Càn-Long thứ 23, vào trung tuần tháng 10, đại quân thanh triều do Triệu-Huệ thống lãnh bị người Duy phá vỡ dưới chân núi Kỳ-Bàn, bên sông Hắc-Thủy".
(2-) Tôn-Ngô binh pháp: do Tôn-Vũ (Tôn-Tử) của nước Ngô thời vua Hạp-Lư thời Chiến-Quốc (xim xem truyện Đông-Châu Liệt-Quốc) nghiên cứu ra. Có thể nói Tôn-Vũ là ông tổ của các chiến lược về binh pháp, gây ảnh hưởng rất nhiều cho những đời sau, đến cả hiện đại.
Chương trước | Chương sau