-Ngươi cứ nói ra thử xem!
bạn đang xem “Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Trần-Gia-Cách cười nói:
-Nhà vua có thể phóng thích người anh em kết nghĩa của tôi là Văn-Thái-Lai được không? Chẳng hay y đã phạm tội gì mà phải chịu bao nhiêu cảnh gian truân như thế?
Vua Càn-Long thở dài nói:
-Người ấy thì ta không thể nào tha được. Vì nể mặt ngươi, ta chỉ có thể hứa là sẽ không làm hại đến tánh mạng của y mà thôi.
Trần-Gia-Cách nói giọng như quả quyết:
-Nhà vua cũng biết, trước sau gì Hồng Hoa Hội cũng phải tìm cách giải cứu người này cho bằng được. Chẳng qua là tôi chỉ muốn tránh việc đụng độ bằng đao kiếm để mất hòa khí đó thôi. Nhưng xem ra chuyện đổ máu thật khó mà ngăn được!
Vua Càn-Long biết lời nói của Trần-Gia-Cách là thật tình chứ không phải hăm dọa. Trước tình thế như vậy, vua Càn-Long cảm thấy như không còn đường nào lựa chọn đành nói:
-Việc gì phải đến, rồi sẽ đến. Ý ngươi đã quyết, lòng ta chẳng sờn. Sáng mai ta về Hàng-Châu. Ba ngày sau sẽ về Bắc-Kinh. Nếu các ngươi muốn cứu người đó thì có ba ngày trở lại để thực hiện. Nhưng sau ba ngày các ngươi không cứu được thì đó là ý trời, chỉ đến mà nhận xác mà thôi. Ta có thể nói rõ cho ngươi biết là vào ngày thứ ba, trước khi về lại Bắc-Kinh ta sẽ giết hắn cho xong chuyện.
Trần-Gia-Cách cười gằn nói:
-Tôi cũng báo trước là nếu Văn tứ ca chết thì nhà vua khó lòng mà ăn ngon ngủ kỹ được nữa, dù chỉ một ngày!
Vua Càn-Long vẫn lạnh lùng nói:
-Nếu không giết hắn thì ta cũng chỉ đến thế mà thôi!
Tạm gác lại chuyện Văn-Thái-Lai, vua Càn-Long hỏi Trần-Gia-Cách:
-Ngươi năm nay bao nhiêu tuổi?
Trần-Gia-Cách đáp:
-Vừa đúng 25 tuổi!
Vua Càn-Long than:
-Ta lớn hơn ngươi 20 tuổi. Năm ta lên ngôi thì ngươi chỉ mới chào đời. Ngươi còn thanh niên, nhưng ta đã quá nửa đời người rồi. Ôi! Công danh sự nghiệp dầu có lẫy lừng đến đâu thì rồi cũng chỉ một nắm cỏ khâu xanh rì!
Hai người đi qua lại vài bước, vua Càn-Long lại hỏi:
-Ngươi đã lập gia thất chưa?
Trần-Gia-Cách chưa kịp trả lời, vua Càn-Long đã lấy ra một viên bội ngọc nhét vào tay chàng nói:
-Viên ngọc này là một bảo vật quý giá có một không hai. Ta tặng cho phu nhân của ngươi đấy.
Trần-Gia-Cách lắc đầu từ chối:
-Tôi chưa lập gia thất.
Vua Càn-Long cười nói:
-Tại nhãn giới của ngươi lớn quá đó thôi! Ngươi cứ giữ lấy để sau này tặng cho ý trung nhân.
Trần-Gia-Cách liếc nhìn viên ngọc. Quả là một viên trân châu vô giá. Trên ngọc có trạm bốn câu bằng tơ vàng như sau:
Tình sâu không bến
Quá cương thành nhược
Khiêm như quân tử
Ôn như bảo ngọc
Vua Càn-Long cười nói:
-Ta biết ngươi có chí khí hơn người, tron lòng ôm hoài bão rất lớn nên không dám tặng ngọc này cho ngươi mà chỉ nhờ ngươi tặng lại cho ý trung nhân sau này thôi. Bốn câu trên đó tuy không được hay lắm nhưn sự thật hết sức chí lý.
Trần-Gia-Cách đọc nhẩm mấy câu ghi trên ngọc rồi lại tưởng tượng đến trời đất mênh mông cùng với những nỗi bất bình trong thiên hạ nên bất giác ngậm ngùi.
Càn-Long nói:
-Tuổi trẻ chung tình, yêu đương đậm đà, nhưng không mấy khi được thỏa ước nguyện ba sinh. Trái lại, bọn phàm phu tục tử thì vợ chồng lại luôn luôn được tóc bạc trăm năm. Cho nên tình không nên quá sâu đậm, mà cứng quá thì dễ gẫy. Lời thánh hiền thật không sai chút nào cả.
Trước khi đi, vua Càn-Long đưa cánh tay mặt lên vẫy như tiễn biệt, nói:
-Bảo trọng!
Bạch-Chấn cũng bước tới cúi đầu thi lễ:
-Ân sâu cứu mạng kia thật là mười phần cảm kích. Chỉ sợ không có được cơ hội để đền đáp lại!
Trần-Gia-Cách đáp lễ nói:
-Bạch lão tiền bối, xin đừng khách khí! Đồng đạo võ lâm khi gặp nguy khốn ra tay tương trợ nhau là chuyện thường, có gì mà phải bận tâm!
Bạch-Chấn lại thi lễ thêm một lượt rồi mới quay ngựa lên đường. Trần-Gia-Cách trong lòng buồn man mác. Chàng lên ngựa rong cương, ý định trở lại phủ Tướng-Quốc để giải quyết cho xong vài chuyện dở dang...
Về lại Tướng-phủ nhà mình, Trần-Gia-Cách vào phòng thân mẫu khi xưa tìm Thoại-Anh nói:
-Anh tôi chắc giờ này đang chầu Hoàng-Thượng tại An-Nhuận-Viên. Đợi chừng nào anh ấy trở về tôi sẽ có chút việc cần thương lượng. Dì có nguyện vọng gì xin cứ cho biết để tôi nói lại anh tôi, quyết làm vừa lòng dì.
Thoại-Anh đáp:
-Nguyện vọng của tôi là được thấy Nhị thiếu-gia luôn luôn mạnh giỏi và yên bề gia thất, chứ ngoài ra chẳng còn mong muốn điều gì nữa.
Trần-Gia-Cách cả cười nói:
-Chỉ sợ tôi không đáp ứng được nguyện vọng của dì! À, còn hai nàng Vũ-Thi và Tĩnh-Họa đâu sao không thấy? Dì thử gọi cả hai người đến đây cho tôi gặp được không?
Nghe Trần-Gia-Cách hỏi đến hai người liễu hoàn thường hầu hạ chàng thuở nhỏ, nét mặt Thoại-Anh chợt buồn rầu đáp:
-Vũ-Thi đã qua đời từ năm ngoái, chỉ còn Tĩnh-Họa mà thôi. Để tôi đo gọi nó đến hầu Nhị thiếu-gia.
Chẳng bao lâu sau, Thoại-Anh trở về, theo sau là một thiếu nữ xinh đẹp trông hết sức đoan trang. Trần-Gia-Cách nhận thấy dung nhan nàng ta có đổi khác nhưng vẫn còn lại những nét xưa thuở còn thơ ấu.
Trần-Gia-Cách buông tiếng gọi:
-Tĩnh-Họa!
Tĩnh-Họa, người thiếu nữ theo Thoại-Anh đến, nhìn thấy Trần-Gia-Cách thì nét mặt đỏ ửng lên gọi lớn:
-Nhị thiếu-gia!
Trần-Gia-Cách hỏi:
-Tại sao Vũ-Thi chết? Vì lẽ gì?
Tĩnh-Họa nghe hỏi như chua xót, ấp úng:
-Nàng... trầm mình...
Trần-Gia-Cách kinh hãi hỏi:
-Sao lại trầm mình quyên sinh?
Nhìn quanh tứ phía, Tĩnh-Họa run giọng khẽ nói:
-Đại thiếu-gia định ép nàng làm thứ thất, nàng không chịu...
Trần-Gia-Cách à một tiếng rồi ngơ ngẩn. Tĩnh-Họa bỗng khóc òa lên nói:
-Sự thật Vũ-Thi yêu thầm Trần-Tấn-Trung trong phủ đã lâu. Hai người từng thề non hẹn biển định đưa nhau đến xin thái thái tác hợp cho. Ngờ đâu Đại thiếu-gia đã để ý đến Vũ-Thi từ lâu mà không nói ra. Một hôm Đại thiếu-gia uống rượu say tông cửa vào phòng nàng... vào! Chỉ biết sáng ra Vũ-Thi đến gặp tôi khóc lóc cho biết không muốn thấy mặt Tấn-Trung nữa. Tôi khuyên giải hết lời mà nàng vẫn không chịu nghe, đi trầm mình xuống biển quyên sinh. Tấn-Trung bơi ra ôm thây Vũ-Thi vào kể lể khóc than một hồi rồi cũng tự vận chết theo nàng!
Trần-Gia-Cách hai mắt nổ lửa hét lên:
-Không ngờ anh ta lại là hạng người như thế! Ta vẫn mong chờ để gặp lại nhau cho thỏa tình thủ túc, nhưng bây giờ thì thôi, không cần nữa! Chẳng hay mộ của Vũ-Thi chôn ở đâu, mau đưa tôi đến đó thăm viếng.
Tĩnh-Họa nói:
-Ở cửa Tây. Đợi sáng mai tôi sẽ đưa Nhị thiếu-gia đến đó.
Trần-Gia-Cách nói:
-Không! Đi ngay bây giờ!
Tĩnh-Họa ngại ngùng nói:
-Cửa ngõ đóng chặt hết cả rồi, đi thế nào được!
Trần-Gia-Cách mỉm cười đưa tay nắm ngang lưng của Tĩnh-Họa. Nàng đang mắc cở đỏ bừng đôi má thì thấy thân mình nhẹ bổng như cỡi gió tung mây bay vọt ra cửa sổ, lướt nhẹ trên mái ngói bay nhanh không kịp thấy.
Đến cửa Tây, Trần-Gia-Cách mới nhẹ nhàng buông Tĩnh-Họa xuống. Tĩnh-Họa kinh ngạc nhìn Trần-Gia-Cách hỏi:
-Nhị thiếu-gia! Bộ người đã thành tiên rồi hay sao?
Trần-Gia-Cách cười hỏi:
-Nàng có sợ không?
Tĩnh-Họa mỉm cười không đáp, đưa Trần-Gia-Cách đến trước mộ của Vũ-Thi. Sực nhớ đến lúc nhỏ ba người cùng đùa chơi nô đùa với nhau, đến nay chỉ còn lại hai, Trần-Gia-Cách xúc động vô cùng, bước ra vái ba vái trước một Vũ-Thi. Tĩnh-Họa nhìn thấy hết sức cảm động, trong lòng nhiều nỗi thương tâm nói:
-Giá mà có Nhị thiếu-gia ở nhà thì chắc Đại thiếu-gia không đến nỗi tác tệ như vậy!
Trần-Gia-Cách nghe nói lặng lẽ gật đầu. Tĩnh-Họa lại nói tiếp:
-Khi Tấn-Trung tự vẫ chết theo Vũ-Thi, người mẹ đến năn nỉ lạy lục xin mai táng gần nhau thì Đại thiếu gia nổi trận lôi đình mắng bà ta một trận, rồi ra lệnh không cho hai người phải chôn xa nhau.
Trần-Gia-Cách nói:
-Sáng mai tôi cho người xây hai ngôi mộ ấy sát bên nhau.
Tĩnh-Họa nói:
-Chỉ sợ Đại thiếu-gia không cho!
Trần-Gia-Cách nói:
-Có cho hay không cũng mặc! Ta vẫn phái người đến xây hai mộ gần nhau, đưa hài cốt Tấn-Trung về cửa Tây cho hồn của hai người được luôn gần gủi với nhau. Còn nàng, ngày mai ta sẽ đưa trả về gia đình.
Chương trước | Chương sau