Hôm qua Địch Vân kêu gào hồi lâu những uất khí trong người vơi đi khá nhiều, lúc này chàng hồi tỉnh lại cảm thấy thoải mái dể chịu, liền đứng dậy đi về phía sơn động, chàng thấy Thủy Sanh nắm phục trên tảng đá đang ngủ say.
bạn đang xem “Liên Thành quyết - Kim Dung” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Địch Vân nghĩ bụng:
– Y cũng nhịn đói mấy ngày rồi mà nướng con chim ưng lại dành cả cho ta, còn y đến một cái chân cũng không ăn. thật là hiếm có! Hừ! y tự coi mình là một đại hiệp một vị thiên kim tiểu thơ, coi ta không vào đâu, y đã coi thường ta, thì ta cũng coi thường y có gì là lạ?
Nhưng sau một lúc chàng lại nghĩ:
– Y nướng thịt chim cho ta như vậy chẳng phải y coi ta không vào đâu, y mà chết đói là không hay cho mình.
Chàng lại nằm xuống không nhúc nhích, nhắm mắt trá tử.
Chừng nửa giờ, chàng dùng chưởng lực đánh chết bốn con chim ưng. Chàng liệng hai con về phía Thủy Sanh.
Thủy Sanh lại lượm cả hai con kia, vặt lông rửa sạch rồi đem nướng chín, nàng vẫn lẳng lặng không nói gì cầm hai con chim nướng rồi đưa cho Địch Vân.
Trong hang tuyết này rất nhiều chim ưng và chúng rất ngu dại, đã thấy đồng bọn liên tiếp chết về chưởng lực của Địch Vân mà vẫn sà xuống tống tử.
Nội lực Địch Vân ngày một tăng tiến, chưởng lực cũng mạnh lên nhiều, về sau chàng không cần nằm ra giả chết hễ thấy chim đậu trên cành cây thấp hoặc đang bay qua bên mình là có thể đánh rớt được.
Trong hang tuyết còn một giống tuyết nhạn thường mổ sâu bọ trong băng tuyết mà ăn, giống chim nay rất béo Địch Vân và Thủy Sanh càng thích ăn.
Tính đôi tay đã gần hết tháng chạp, trong hang tuyết cứ tám ngày hay mười ngày lại có một kỳ xuống tuyết lớn, suốt ngày đêm gió lạnh căm căm như dao cắt thịt.
Thủy Sanh ngoài những lúc lượm cành khô, nướng thịt chim lại ngồi ru rú trong sơn động.
Địch Vân thủy chung không nói với nàng một câu mà cũng không bước vào sơn động.
Một đêm trời xuống tuyết suốt đêm, sáng sớm hôm sau Địch Vân tỉnh dậy thấy mình ấm áp, mở mắt ra nhìn thấy một vật đen sì đắp lên người, chàng giật mình kinh hãi cầm lấy giơ lên coi thì ra một bộ áo xiêm rất cổ quái.
Tấm áo này đã dùng những lông chim xâu lại để chế ra có chỗ đen chỗ trắng, chỗ đen là lông chim ưng còn chỗ trắng là lông tuyết nhạn, tấm áo dài đắp đến đầu gối, chẳng hiểu đã phải dùng đến mấy ngàn mấy vạn cái lông chim mới đủ.
Địch Vân cầm áo lông nhấc lên, bỗng mặt đỏ bừng, chàng biết tấm áo này do Thủy Sanh chế tạo muốn làm tấm áo mà phải xếp hàng ngàn hàng vạn cái lông mới làm nên thì thật hao phí rất nhiều sức lực. huống chi trong hang tuyết lại không có kim chỉ, lấy gì để xâu lại?
Chàng liền vạch ra coi thì mỗi một cái lông chim đều xuyên một lộ nhỏ, chàng đoán Thủy Sanh đã dùng mũi kim thoa cài đầu để dùi lỗ. sợi tơ vàng để xâu lông chim dĩ nhiên nàng đã rút ở tấm áo đoạn mũi vàng lợt.
Địch Vân ngẫm nghĩ hồi lâu rồi bật cười nói:
– Hà hà! các bà các cô thật là kỳ quái, ngồi tỷ mỷ làm những công chuyện này mà không ngại phiền phức!
Đột nhiên chàng nhớ tới mấy năm trước xảy ra sự việc tại nhà Vạn Chấn Sơn ở Kinh Châu, đêm hôm ấy, chàng bị tám tên đệ tử ở Vạn Môn bao vây đánh đến tím mặt sưng mũi, tấm áo mới của chàng bị rách nát mấy chỗ. Lòng chàng đau xót, sư muội Thích Phương lấy kim chỉ khâu vá lại cho chàng.
Trong đầu óc chàng hiện rõ hình ảnh Thích Phương ngồi tựa vào người chàng để khâu vá, mái tóc đụng vào cằm chàng làm cho ngứa ngáy, mũi chàng ngửi mùi da thịt thơm tho của người thiếu nữ bất giác chàng cảm thấy bâng khuâng trong dạ, miệng bất cất tiếng gọi:
– Sư muội!
Tai chàng văng vẳng nghe tiếng nàng đáp:
– Đừng nói nữa! Để người ta đổ oan cho sư ca làm điều ám muội Chàng nghĩ tới đây cảm thấy trong cổ họng dường như có vật gì đút nút, nước mắt trào ra chàng nhìn mọi vật đều lờ mờ, miệng lẩm bẩm:
– Quả nhiên người ta đổ oan cho mình làm việc mờ ám, chẳng lẽ vì lúc sư muội khâu áo ta đã lên tiếng?
Nhưng trong mấy năm chàng từng trải sóng gió dữ dội, không tin những huyền thoại vô căn cứ.
Chàng lại cười khanh khách, tự nói để mình nghe:
– Hà hà! Người ta cố ý làm hại mình mà mình giả câm giả điếc, người ta vẫn khinh mạn. Khi ấy sư muội đối với ta một dạ chân thành, nhưng bao nhiêu con gái trong thiên hạ lòng dạ đều như nước chảy hoa trôi. Nhà họ Vân đã giầu có thằng lõi Vạn Khuê lại tuấn tú hơn ta thì ta còn nói gì được nữa? Vố đau nhất là hôm ấy ta bị trọng thương nằm trong phòng củi nhà họ Vạn để nàng kêu trượng phu đến bắt ta đem đi lãnh công. Ha ha! ha ha!
Đột nhiên chàng nổi lên tràng cười rộ, tay cầm tấm áo lông đi tới trước thạch động, chàng liệng áo xuống đất còn lấy chân dẫm lên rồi lớn tiếng hô:
– Ta là dâm tăng, là ác hòa thượng thì sao đáng mặc thứ áo này của tiểu thư?
Chàng vung chân đá tấm áo vào trong động nổi lên tràng cười rộ rồi trở gót đi.
Thủy Sanh phí công hơn một tháng trời mới chế được tấm áo lông này vì nàng nghĩ:
– Tên tiểu ác tăng bảo vệ thi thể của gia gia ta mà không khua môi múa mỏ gì với mình, ít lâu nay ta lại nhờ gã đánh chim lấy thịt ăn mà sống, ta để gã ngày đêm ở ngoài động chịu đựng gió rét kể cũng tội nghiệp.
Nàng nghĩ vậy trong lòng bất nhẫn mới chế tấm áo ngự hàn cho Địch Vân.
Ngờ đâu hảo tâm của nàng không được đền đáp, chàng lại đá áo lông vào động để trả lại, hành động này vừa vô lễ vừa khinh mạn.
Thủy Sanh vừa thẹn vừa tức cầm tấm áo vò nát ra, nàng vẫn chưa nguôi giận nước mắt đầm đìa chảy xuống tấm áo lông.
Nàng có biết đâu lúc Địch Vân cười rộ bỏ đi, vạt áo trước ngực chàng cũng thấm đầy nước mắt, có điều chàng khóc đây là khóc cho số phận hẩm hiu của mình, khóc người sư muội vô tình bạc nghĩa...
Trưa hôm ấy Địch Vân đánh được bốn con công đem lại bỏ trước cửa động.
Thủy Sanh nướng chín rồi vẫn chia cho chàng một nửa, hai người không nói với nhau câu nào, nhãn quang cũng không dám nhìn nhau.
Địch Vân và Thủy Sanh ngồi xa nhau ăn thịt chim, bỗng nghe góc đông bắc có người đạp tuyết vọng lại.
Hai người cùng ngẩng đầu nhìn về phía phát ra thanh âm thì thấy Hoa Thiết Cán một tay cầm quỉ đầu đao, một tay cầm trường kiếm miệng cười hì hì đi tới.
Địch Vân và Thủy Sanh đứng phắt dậy, Thủy Sanh đi vào sơn động cầm thanh huyết đao, nàng ngần ngừ một chút rồi liệng ra cho Địch Vân miệng hô:
– Cầm lấy!
Địch Vân vươn tay tiếp đao, trong lòng sửng sốt tự hỏi:
– Sao y lại tin được ta? Y đem thanh bảo đao này giao cho ta thì có khác gì đưa cả mạng sống cho ta. À phải rồi! Y muốn ta liều chết cho y để chống đỡ với Hoa Thiết Cán. Chà chà! Địch Vân này không làm tôi mọi cho ai cả!
Giữa lúc ấy Hoa Thiết Cán đã bước lẹ gần tới nơi, lão cười khanh khách nói:
– Cung hỷ! Cung hỷ!
Địch Vân trợn mắt hỏi:
– Cung hỷ chuyện gì?
Hoa Thiết Cán đáp:
– Cung Hỷ Địch đại hiệp cùng Thủy cô nương sắp thành hảo sự, người ta đã trao cả thanh bảo đao phòng thân cho đại hiệp thì còn cái gì không trao cho đại hiệp nữa? ha ha!
Địch Vân tức giận nói:
– Các hạ tự xưng là đại hiệp ở Trung Nguyên mà sao tư cách lại giống kẻ tiểu nhân đê hèn bẩn thỉu như vậy?
Hoa Thiết Cán cười hô hố đáp:
– Kể về hèn hạ vô sỉ thì nhân vật ở Huyết Đao Môn chưa chắc đã thua kém tại hạ.
Lão vừa nói vừa từ từ tiến gần vào, lão đánh hơi mấy cái rồi hỏi:
– Chà! Thơm quá! Cho tại hạ một con chim ăn được chăng?
Giả tỷ lão ăn nói tử tế mà xin thì Địch Vân cho liền, nhưng lúc này lão lộ vẻ khinh bạc khiến chàng trong long phẫn nộ, liền đáp:
– Võ công lão còn cao thâm hơn ta nhiều, sao lão không tự mình đánh lấy mà ăn?
Hoa Thiết Cán cười đáp:
– Ta làm biếng không muốn đánh chim.
Giữa lúc hai người đối đáp, Thủy Sanh đã lại tới sau lưng Địch Vân, bỗng nàng lớn tiếng hô:
– Lưu bá bá! Lục bá bá!
Nguyên nàng ngó thấy Hoa Thiết Cán một tay cầm thanh trường kiếm của Lưu Thừa Phong, một tay cầm quỷ đầu đao của Lục Thiên Trữ, ngọn gió bắc thổi lật tấm áo ngoài của lão, để lộ tấm đạo bào của Lưu Thừa Phong và tấm trường bào màu tía của Lục Thiên Trữ mà lão đã mặc bên trong.
Hoa Thiết Cán nghe Thủy Sanh hô hoán danh tự hai người kia liền sa sầm nét mặt hỏi:
– Làm sao?
Thủy Sanh ấp úng hỏi lại:
– Lão... lão... ăn thịt hai vị bá bá rồi phải không?
Nàng đoán là Hoa Thiết Cán đã tìm thấy thi thể hai người cởi lấy áo mặc và lấy thịt ăn rồi nên hỏi vậy.
Hoa Thiết Cán đáp:
– Cái đó không can gì đến ngươi.
Thủy Sanh giật mình nói:
– Lúc bá bá và Lưu bá bá... là anh em kết nghĩa của lão...
Hoa Thiết Cán không lý gì đến nàng, nhìn Địch Vân nói:
– Tiểu hòa thượng! Lão gia không động đến di thể của quí nhạc phụ đại nhân là nể mặt tiểu hòa thượng lắm rồi, nhưng lão hòa thượng đã bị tiểu hòa thượng đánh chết thì lão gia động đến, chắc tiểu hòa thượng không cản trở.
Địch Vân tức giận hỏi:
– Trong hang núi này thiếu gì chim chóc, sao không bắt lấy ăn thịt mà lại hành động tàn nhẫn như vậy?
Nếu Hoa Thiết Cán mà đánh được chim chóc thì dĩ nhiên chẳng khi nào lại lôi xác chết nghĩa huynh nghĩa đệ ra ăn thịt, lão đã dùng thiên phương bách kế bắt chim ban đầu còn bắt được một vài con, sau mấy bữa chim chóc sinh khôn không mắc bẫy nữa.
Hoa Thiết Cán không luyện được nội kình về "Thần Chiếu Công" như Địch Vân, có thể dùng chưởng lực đánh chim, bây giờ lão nghe Địch Vân nói vậy trong lòng bực tức mà không nói ra được.
Hôm ấy lão ăn hết thịt xác chết của Lục Thiên Trữ và Lưu Thừa Phong tay cầm đao kiếm đến quyết chí hạ sát Địch Vân và Thủy Sanh. Ngoài ra lão còn định lôi xác của Thủy Đại và Huyết Đao Tăng chôn vùi dưới băng tuyết để làm lương thực ăn sống ngồi chờ tới mùa hạ tuyết rữa sẽ ra khỏi hang núi.
Hoa Thiết Cán ngửi thấy mùi thịt chim nướng thơm ngon, thèm nhỏ nước miếng đột nhiên lão giơ thanh quỉ đầu đao nhảy xổ lại nhằm Địch Vân chém tới hai bên hai nhát.
Chương trước | Chương sau