Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 91 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 9

↓↓

- Đông-nhạc đạo sư! Sao người ra nông nỗi này ?

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Nghi-Ninh sư thái hỏi Hoa-nhạc tam nương :


- Hỡi ơi ! Thì ra Vân-Đài, Công-Chúa, Mao-Nữ tiên tử ! Các vị đã làm gì, để bị bắt trói. Khổ không ?


Lê Thúc-Cẩn cũng than cho Hoa-nhạc tam phong :


- Ôi ! Liên-Hoa, Tiên-Nhân, Lạc-Nhạn đạo sư ? Khổ quá, các vị là những đạo sĩ đạo cao đức trọng, mà sao lại đi ăn cướp rồi bị bắt, bị cầm tù ?


Pháp-Dung đại sư đứng dậy, ông vuốt tay giải huyệt cho Ngũ-nhạc đại lĩnh :


- Chư vị đạo sư ! Chỗ thanh cao, sao các vị không ở, mà lại sang đây làm việc bất chính này ?


Liếc nhìn qua cử tọa, Ngô Giới thấy đủ mặt các chưởng môn nhân đại môn phái Đại-Việt, mà y đã quen biết năm trước. Duy chưởng môn phái Đông-A là y chưa biết mà thôi. Tuy nhiên, cứ tình hình này, y đoán ra rằng trong mấy trăm người ngồi đó, ắt có Trần Tự-Kinh. Y chỉ tay vào năm đại tôn sư :


- Thì ra các người là chưởng môn của năm đại môn phái Đại-Việt đấy. Các người dùng thủ đoạn hèn hạ bắt chúng ta, mà cũng dám tự hào là đại tôn sư chăng ? Bần đạo cảm thấy nhục nhã, vì trong quá khứ đã kết thân với các người.


Tôn Đức Hòa chỉ vào Vỵ-xuyên ngũ tiên :


- Thưa Ngô đạo sư, đây là tổng đường phái Đông-A. Anh em chúng tôi là khách. Còn người bắt các vị là năm tiểu cô nương này. Năm vị cô nương vốn là đệ tử đời thứ ba của phái Đông-A.


Ông chỉ vào Tự-Kinh :


- Vị này là chưởng môn nhân phái Đông-A. Đạo sư muốn khiếu nại, thì xin khiếu nại với người.


Hoàng-Anh hỏi Ngô Giới :


- Ngô đạo sư, chị em tôi bắt các vị bằng võ công Đông-A chính tông. Chúng tôi không hề dùng ám khí, cũng chẳng dùng độc dược, mà đạo sư bảo là ám muội ư ?


- Dùng lưới cá bắt người, lặn dưới nước dìm người, cũng là võ công ư ?


- Đúng vậy ! Đại-Việt chúng tôi có môn Quy-tức công tức phép nín thở như loài rùa do công chúa Gia-Hưng thời Lĩnh-Nam chế ra. Với bản lĩnh này, chúng tôi có thể lặn dưới nước hằng giờ. Xưa công chúa Gia-Hưng đã thắng danh tướng Hán là Phù-lạc hầu Lưu Long, giết Nam-an hầu đại đô đốc Đoàn Chí. Ngày nay, chúng tôi lại dùng để thắng Ngô đạo sư với sư đệ của người là Lưu Kỳ, thì cũng là sự thường thôi.


Nàng mỉm cười, tay chỉ vào những dụng cụ đánh cá treo trên tường cùng với các vũ khí khác :


- Tổ tiên chúng tôi làm nghề đánh cá mưu sinh, cho nên chúng tôi xử dụng thành thạo vó, lưới, chài, cụp, rọng, te, lờ, đó... riết rồi thành môn võ công. Võ công tung chài bắt các vị của chị em tôi có tên Đông-A Thiên-la thập bát thức. Pho võ công này do thái sư phụ của chúng tôi đã tốn không biết bao nhiêu tâm huyết, phối hợp nội công, quyền, chưởng, chỉ, và phép điểm huyệt chế ra.


Tự-Hấp chỉ Vỵ-xuyên tứ tiên :


- Các con hãy nói rõ, các con dùng chiêu thức gì mời các vị đây, để chư vị tôn sư xét xử xem có đúng không ?


Bạch-Hạc chỉ vào Tây-nhạc Hoa-sơn :


- Thưa bố, vị này dùng thức khinh thân Thần-điêu xung thiên nhảy xuống thuyền của con, tay ra chiêu Ưng-trảo định bắt con. Con dùng chài ra chiêu Cầm-ngư vô ảnh, thì bắt được.


Huyền-Mi chỉ vào Đông-nhạc Thái-sơn, Nam-nhạc Hằng-sơn, Bắc-nhạc Hành-sơn :


- Ba vị này dùng thức khinh thân Thần-điêu tróc kê, tung mình nhảy xuống thuyền của con với Thanh-Tước, Hồng-Yến. Bọn con cho thuyền vọt ra xa, ba vị rơi xuống sông. Chúng con tung chài ra chiêu Võng ngư thủy để, thì bắt được ba vị.


Nghe Huyền-Mi thuật, Nghi- Ninh sư thái hỏi Tự-Kinh :


- Trần đại hiệp, thì ra thế. Không biết đại hiệp có thể nhờ các tiểu cô nương đây diễn thử vài chiêu, cho bần ni đươc mở rộng nhãn giới chăng ?


Tự-Kinh bảo Vỵ-xuyên ngũ tiên :


- Các con hãy diễn lại các chiêu đó , để chư vị tôn sư đây chỉ cho những chỗ khiếm khuyết. Nhất là để các vị tôn sư Hoa-sơn khỏi ấm ức trong lòng .


Bạch-Hạc gọi một nam đệ tử :


- Thanh-An sư đệ, phiền sư đệ ra giúp ta một tay.


Nói rồi nàng lùi lại, tay cầm cái chài trên tay. Hai người hướng vào cử tọa hành lễ. Thình lình Thanh-An vọt người lên cao, tay rút kiếm đưa ngang, tay ra chiêu Ưng-trảo chụp Bạch-Hạc. Bạch-Hạc từ Tốn-vị bước sang vị trí Địa-sơn-khiêm của Đoài-vị, tay phải vung lên, tay trái bắt quyết, cái chài tỏa ra như hình trụ, rồi chụp xuống đầu Thanh-An ở Ly-vị. Thanh-An bị cuốn tròn trong cái lưới, không cử động được.


Bạch-Hạc hỏi Tây-nhạc Hoa-sơn :


- Thưa đạo sư. Có phải những viên chì trên cái chài cùng đánh vào các các huyệt ủy-trung, phong-thị, túc-tam-lý, hoàn-khiêu, kiên-ngung, thiên-tông của đạo sư không ?


Mặt Tây-nhạc Hoa-sơn tái đi. Y đáp bằng âm thanh nhỏ như tơ :


- Quả đúng như cô nương nói.


Bạch-Hạc giải huyệt cho Thanh-An. Nghi-Ninh sư thái than :


- Bây giờ bần ni mới hiểu, tại sao mấy vị tiểu cô nương này lại bắt được những cao thủ bậc nhất của Hoa-sơn, chỉ trong một chiêu. Thì ra các vị tiểu cô nương dùng một thứ võ công mới, quá tinh diệu, khiến đối thủ bị bất ngờ.


- Đúng như sư thái nói.


Nghe đối đáp giữa Tự-Kinh với Nghi-Ninh, bọn Ngô Giới mới hiểu tại sao, bốn sư đệ mình võ công cái thế, mà khi bị lưới chụp, không phản ứng được gì.


Từ đầu đến cuối Thủ-Huy ngồi yên, bây giờ nó mới lên tiếng hỏi Hoa-nhạc tam phong và Hoa-nhạc tam nương :


- Tam vị đạo sư, tam vị đạo cô. Về việc các vị bị bắt, các vị có phục không ? Nếu các vị không phục thì tiểu bối xin nói ra đây !


Nói rồi nó nhìn Vỵ-xuyên ngũ tiên, bất giác tất cả cùng cười khúc khích.


Vân-Đài tiên tử nổi giận phừng phừng, tay chỉ vào mặt Thủ-Huy :


- Thằng ôn con kia ! Cô nương mà thoát khỏi nơi đây, thì...thì... quyết lột da đầu mi mới hả giận.


Nghe Vân-Đài nói, Nghi-Ninh sư thái kinh ngạc vô cùng, vì năm trước đây bà đã từng nói chuyện với vị đạo cô này. Tiếng nói của vị đạo cô tuy trong trẻo, nhưng cũng bình thường thôi, thế mà mới hơn năm qua, bây giờ tiếng nói trở thành trong trẻo, êm dịu hiếm có. Bất giác sư thái mở to mắt ra nhìn kỹ Hoa-nhạc tam nương : Khuôn mặt thì mường tượng giống nhau, nhưng sao thân thể mảnh khảnh, thon đẹp thế kia ? Không lẽ, họ mới luyện một thức nội công gì mới chăng ?


Tự-Hấp hỏi Vân-Đài:


- Đạo cô đã đi tu sao còn giận dỗi ? Không biết tiểu hài nhi đã làm gì vô lễ với đạo cô ? Xin đạo cô cứ nói ra, chúng tôi quyết trị tội y.


Vân-Đài giận run lên bần bật :


- Nó...Nó...


Đạo cô Công-Chúa vội cản :


- Sư tỷ, chẳng nên nói ra, xấu...xấu hổ đến chết được.


Nghe đạo cô Vân-Đài nói, Long-Xưởng rúng động tâm an, bởi tiếng nói của đạo cô rất quen thuộc, rất thân ái, mà vương từng được nghe, được tiếp xúc nhiều lần. Nhưng trong nhất thời vương không nhớ ra.


Thủ-Huy dọa già :


- Nếu ba vị đạo cô còn giận hờn thì tiểu bối xin thuật rõ bằng cách nào tiểu bối lại mời được ba vị đến đây.


Lập tức Vân-Đài quát lên :


- Im ngay ! Cấm nói.


Đạo cô Mao Nữ năn nỉ bằng lời ôn tồn :


- Thiếu hiệp, xin thiếu hiệp đừng kể ra, xấu hổ chết đi được. Chúng ta nguyện quên hết cái việc ấy.


Nghe Mao-Nữ nói, Long-Xưởng lại kinh ngạc vô cùng, vì tiếng nói của đạo cô này cũng như của Vân-Đài, vừa êm dịu, vừa ngọt ngào vừa thân ái, vừa quen thuộc.


Bà Anh-Hoa nghe đối đáp giữa con trai với ba đạo cô, thì biết Thủ-Huy đã làm điều gì quái đản lắm, mới khiến cho Vân-Đài nổi nóng, và Công-Chúa, Mao-Nữ đều sợ hãi không muốn kể ra.


Nguyên sau khi bọn Ngô Giới, Lưu Kỳ đem các đệ tử lên bờ, giao thuyền cho Hoa-nhạc tam nương giữ thuyền. Vỵ-xuyên ngũ tiên bàn với Thủ-Huy tìm cách bắt ba người. Thủ-Huy hiến kế : Lột quần áo, mũ của ba đạo sư Hành-sơn, Thái-sơn, Hằng-sơn, rồi cho ba cao thủ mặc vào, giả nằm trên ba chiếc thuyền nhỏ, che mặt, thả trôi trên sông. Khi thuyền nhỏ qua chỗ đậu của thuyền đinh, Hoa-nhạc tam nương trông thấy ắt nhảy xuống cứu các sư huynh. Bấy giờ ba cao thủ chuyển mình một cái, thuyền nhỏ sẽ lập úp. Ta bắt Tam-nương dễ dàng. Quả nhiên Tam-nương trúng kế. Tuy võ công ba người cao thâm, nhưng cả ba không biết bơi, bị dìm uống nước đầy bụng, rồi bị bắt. Vỵ-xuyên ngũ tiên đem Tam-nương về nhà giam, cứu tỉnh. Song đầu tóc, y phục Tam-nương ướt như chuột, trông thực thê thảm. Ba người năn nỉ xin Ngũ-tiên sai người ra thuyền lấy y phục để thay. Ngũ-tiên sai Thủ-Huy đi. Trên đường từ thuyền về nhà giam, khi qua mấy bụi móc mèo, tính trẻ con nổi dậy, Thủ-Huy hái mấy chục quả, bóp nát, rồi bỏ vào trong ba bọc quần áo. Tam- nương nào biết gì về cái loại quả quái ác này. Ba người thay y phục được nửa khắc thì ngứa ngáy cực kỳ khó chịu. Càng gãi, càng ngứa. Ngứa quá, ba người gãi đến nỗi y phục rách bươm, thân thể lõa lồ. Thủ-Huy còn nhỏ, nó chưa có ý thức gì về vấn đề nam nữ. Nó đứng nhìn ba đạo cô trần truồng, vừa gãi vừa nhảy chồm chồm như khỉ đột. Nó thích chí cười khúc khích. Cũng may lúc đó Hoàng-Anh trở lại nhà tù thẩm vấn Tam-nương. Thấy tình trạng Tam-nương thảm thiết như vậy, thì biết ngay đây là kiệt tác của cậu em. Nàng quát mắng Thủ-Huy, rồi sai lấy thuốc giải cho Tam-nương, cùng sai giũ y phục, giặt thực sạch phấn độc. Cho nên khi Ngô Giới, Lưu Kỳ hỏi về nguyên do bị bắt, Tam-nương nghĩ đến hoàn cảnh lõa lồ, mà sượng sùng không dám nói.


Bây giờ nghe Thủ-Huy dọa kể tình cảnh ấy ra trước mặt bao nhiêu người thì xấu hổ đến chết được. Vân-Đài vội xuống nước :


- Tôi phục ! Tôi xin chịu thua ! Thiếu hiệp không cần nói ra...vô ích.


Một lần nữa Ngô Giới lại thắc mắc không biết ba sư muội bị bắt trong trường hợp nào. Bí ẩn, càng thêm bí ẩn.


Hoàng-Anh lại chỉ Ngô Giới, Lưu Kỳ :


- Còn hai vị, chúng tôi đường đường, chính chính dùng Qui-tức công xử dụng võ công bản môn đấu với các vị ở dưới nước, rồi dùng Thiên-la thập bát thức bắt các vị. Như thế mà bảo rằng thủ đoạn hèn hạ ư ?


Lê Thúc-Cẩn là người rất thân với Trần Tự-Hấp. Ông nắm lấy tay bạn :


- Không ngờ lão bá lại chế ra pho võ công tinh diệu như vậy. Xin đại ca cho diễn lại từ đầu đến cuối, để đệ được chiêm ngưỡng một pho võ công tuyệt kỹ của Đại-Việt.


Tự-Hấp bảo Hồng-Yến :


- Con diễn một lượt pho Thiên-la thập bát thức, để sư bá chỉ bảo thêm cho.


Hồng-Yến bái tổ, rồi cầm lấy cái chài, tay trái vung lên, cái chài xòe lớn ra ở Khôn-vị, rồi chuyển sang Địa-trạch-lâm úp chụp xuống ; trong khi chân nàng từ Càn-vị xích sang Thiên-phong-cấu. Miệng nàng hô :


- Càn-la trấn thiên ( Lưới từ phương Nam trấn trời).


Tay nàng hơi co lại, cái chài uốn một vòng, tỏa ngược trở lên ở Đoài-vị, rồi lại chụp xuống ở Địa-sơn-khiêm. Trong khi chân nàng bước vào Ly-vị, xê dịch sang Sơn-thủy-mông. Miệng hô :


- Khinh-la cầm ngạc (lưới nhỏ bắt cá sấu).


Cứ như thế, Hồng-Yến diễn hết 18 thức, rồi từ 18 biến ra 1152. Các tôn sư Đại-Việt mải mê quan sát đến xuất thần. Trong khi Ngô Giới rùng mình nghĩ thầm :


- Hỡi ơi ! Trước đây mình Đại-Việt có Long-biên kiếm pháp của phái Mê-linh, Phục-ngưu thần chưởng của phái Tản-viên, Phong-ba đại lãng của phái Đông-A danh trấn thiên hạ. Gần đây lại có Cổ-loa tâm pháp dùng Bức-mạch chưởng khiến anh hùng Hoa-Việt nghe đến tên là kinh hồn động phách. Bây giờ Tự-Kinh chế ra Thiên-la thập bát thức, tổng hợp phép điểm huyệt, Cổ-loa tâm pháp, Tiên-thiên bát quái ; biến hóa kỳ diệu, không một chút sơ hở. Hèn gì năm thiếu nữ này võ công bình thường, mà bắt các cao thủ của mình chỉ trong một chiêu.


Lưu Kỳ thì than thầm :


- Không biết Tự-Kinh có chủ ý gì, mà các chiêu thức đều khắc chế với võ công Trung-nguyên ? Nếu pho này truyền rộng ra, thì anh hùng võ lâm Tung-nguyên không thể dương danh ở Nam phương được nữa.


Một đệ tử từ ngoài vào cung tay hành lễ với Long-Xưởng :


- Khải điện hạ. Có quan huyện Thiên-trường xin cầu kiến.


- Cho vào.


Viên huyện lệnh dẫn theo mấy bộ khoái, đội Hình-binh, vào quỳ gối :


- Thần Trần Dung, lĩnh huyện lệnh Thiên-trường, xin đợi chỉ dụ của điện hạ.


Long-Xưởng chỉ đám Hoa-sơn :


- Có bọn này, không rõ căn cước, chúng là người Tầu, can tội trộm, cướp, bắt cóc. Lát nữa cô gia sẽ xử tội chúng. Vậy khanh hãy cùng Hình-binh ngồi chờ.


- Tuân chỉ điện hạ.


Tự-Kinh xá bốn chưởng môn nhân Tản-viên, Mê-linh, Sài-sơn, Tiêu-sơn :


- Thưa chư vị võ lâm đồng đạo. Trong quá khứ, giữa phái Hoa-sơn với phái Đông-A có qua lại, thân mật với nhau. Đáng lẽ Ngô đạo sư với các vị cao thủ sang đây, thì chúng tôi phải lấy lễ mà tiếp. Nhưng nay các vị ấy phạm pháp, thành ra tôi không thể để tình riêng lên phép nước, mà trao các vị cho thái-tử, để thái-tử xử theo luật Đại-Việt.


Long-Xưởng hướng Tự-Kinh :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Trích đoạn: Dưới Địa Song, là một sơn cốc hình như cái bồn, từ miệng động nhìn

11-07-2016 72 chương
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Giới thiệu: Lộc Đỉnh Ký là bộ truyện tranh hành động nói về một cậu bé sống

09-07-2016 248 chương
Liên Thành quyết - Kim Dung

Liên Thành quyết - Kim Dung

Giới thiệu: Liên thành quyết là câu chuyện kể về chàng trai Địch Vân thật thà,

08-07-2016 49 chương
Trên sông

Trên sông

Một cuộc điện khẩn gọi tôi về. Linh tính có chuyện chẳng lành, tôi tức tốc thu

29-06-2016
Cuộc đời gã phụ hồ

Cuộc đời gã phụ hồ

Ngày Thùy sinh, hắn còn mải mê bên chầu rượu với thằng bạn bàn về việc mở tiệm

29-06-2016
Nhà hoang

Nhà hoang

(khotruyenhay.gq) - Có lẽ phải đưa mẹ về quê! Ở thế này mệt mỏi lắm – Anh nói -

27-06-2016
Trong veo học trò

Trong veo học trò

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại") Người ta vẫn

27-06-2016

80s toys - Atari. I still have