Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 42 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 4

↓↓

Khánh-Đàm tránh né không muốn phê phán Thiệu-Hưng đế vì ông nghĩ đến việc Anh-Vũ lấn quyền Đại-Định hoàng đế, nhưng chính nhà vua ban chỉ sát hại công thần, tôn thất. Nếu bây giờ ông kết tội Thiệu-Hưng đế thì có khác gì kết tội Đại-Định hoàng đế. Ông nói lảng :

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Đó chẳng qua là Thái-tử lý luận.


Long-Xưởng lắc đầu:


- Được rồi, bây giờ con xin kiến giải, để thầy cho biết cao kiến.


- Thứ nhất Thiệu-hưng hoàng đế là ông vua thông minh, có tính quyết đoán. Ông ta lại là người cần lao chính sự, không việc gì mà ông ta không ghé mắt vào; trong khi Tần Cối là một tể tướng không có nhiều quyền. Thử hỏi như vậy làm sao y có thể giả mạo chiếu chỉ, bắt một tướng đang thắêng trận thế như chẻ tre lui quân? Rồi Nhạc Phi lui quân, một việc rầm rộ như thế màø nhà vua không biết ư? Lại nữa, Nhạc Phi đang cầm quân nghiêng nước, bỗng bị cách chức đem ve,à làm việc ở trong triều đến bẩy năm sau mới đem ra xử tội, rồi đem giết ở trong ngục. Gã Triệu Cấu có mù, có điếc đâu mà không biết? Sau đó con Phi là Vân cùng với tùy tướng của Phi, bị mang ra chợ giết; tài sản bị tịch thu. Triệu Cấu có bị bưng bít đến đâu, y cũng phải biết chứ? Việc này rõ ràng rằng, cái gã vua Tống chủ trương. Bởi cho đến lúc này, Cối cũng vẫn là tể tướng, được trọng dụng, tước tới Quận-vương. Nếu Cối giả chiếu chỉ thì nhà vua không giết y, ắt cũng cách chức y, chứ có đâu vẫn trọng dụng y ?(3)


Ghi chú của thuật giả:


(3)Theo Tống-sử quyển 473 trang 13.743 tới trang 13.767, Liệt-truyện 232, Gian-thần 3, thì Tần Cối được Cao-tông cực kỳ tin dùng cho đến khi băng. Mãi tới đời con Cao-tông là là Hiếu-tông, niên hiệu Thuần-Hy thứ nhì (Aát Mùi, 1175) y mới chết. Thọ 66 tuổi. Trước khi chết, tước của y là Kiến-Khang quận vương. Khi y chết, nhà vua ban cho thụy hiệu là Hiếu-Trung. Đến mãi niên hiệu Khai-Hỷ thứ nhì, vẫn là vua Hiếu-tông ( Bính Dần, 1206) tháng tư, mới ban chỉ đoạt vương tước. Nhưng hai năm sau, niên hiệu Gia-Định nguyên niên, cũng vẫn vua Hiếu-tông (Mậu Thìn, 1208) lại phục hồi danh dự, phong tước Thân-vương.


Khánh-Đàm ngừng lại, thở dài, chép miệng:


- Chả phải Trường-giang ngũ kiệt thiếu mẫn tiệp đâu, mà chỉ vì cả nghìn năm nay các tướng bên Trung-nguyên tuy tài ba, dũng cảm, nhưng họ không thoát ra ngoài Tả-thị Xuân-Thu, Lục-thao, Tam-lược, Tôn-Ngô binh pháp mà thôi. Kìa Hàn Tín dụng binh như thần, một tay dựng nghiệp cho triều Hán, rồi kết qủa cả ba họ bị giết. Thời Đông-Hán, Nghiêm Tử-Lăng một tay dựng nghiệp cho vua Quang Vũ, kết quả bị Quang Vũ ném vào tù định giết. Rất may được anh hùng Lĩnh-Nam cứu ra.


- Thưa thầy, theo các thư tịch trên của Trung-nguyên, thì một đấng minh quân cần những đức tính gì? Một tể tướng cần những đức tính gì? Một vị tướng cần những đức tính gì?


- Thái tử hỏi vậy thực phải. Ta luôn phải đối đầu với Trung-nguyên, thì cần phải biết các ông vua, ông tể tướng, các ông tướng của họ được đào tạo như thế nào. Biết được cái sở học của họ, ta mới ước tính cái sở hành của họ mà đối phó. Có phải thế không?


- Thưa thầy vâng.


- Thần xin vì Thái-tử mà nói về những ông vua, những ông đại thần, những ông tướng của Trung-nguyên đã. Trước hết là những ông vua. Phàm làm vua phải hội đủ tám đức là : Nhân, hiếu, thông, minh, kính, tắc, kiếm, học. Các bà hoàng hậu, các bà phi, khi sinh ra một hoàng nam, là phải dạy cho con mình hội đủ bằng ấy đức tính. Khi bắt đầu học chữ, đến lượt quan Thái-phó phải dạy Tứ-thư, Ngũ-kinh, và luyện cho hoàng tử sao có đủ các đức tính trên. Trong tám đức thì đức nhân, đức hiếu là quan trọng nhất.


Long-Xưởng à lên một tiếng :


- Con hiểu rồi ! Con hiểu rồi ! Trước đây mỗi khi đọc Bắc-sử, thấy một ông vua băng, dù ông vua đó bất nhân, bất hiếu, ngu đần đến mấy đi nữa, thì ông vua con đặt tôn hiệu cho vua cha, nhất định ít nhất phải có hai hay ba chữ trong tám chữ trên. Như Tống Thái-tổ có chữ « chí minh, đại hiếu hoàng đế ». Vua Chân-tông có chữ « văn minh, võ định, chương thánh, nguyên hiếu hoàng đế ».Vua Nhân-tông có chữ « thần văn, thánh võ, duệ triết, minh hiếu hoàng đế ». Vua Thần-tông có chữ « anh văn, liệt võ, khâm nhân, thánh hiếu hoàng đế ». Chỉ duy vua Thái-tông là không có chữ hiếu trong thụy hiệu mà thôi. Thưa thầy tại sao vậy?


- Thái-tử minh mẫn thực, đã nhận ra cái khác thường ấy. Khi vua Thái-tông tại vị, cũng như sau khi băng, Tống triều tranh né nói đến chữ hiếu. Nên toàn triều Tống, duy vua Thái-tông là không có chữ hiếu trong thụy hiệu. Bởi ông đã làm một việc đại bất hiếu, bỏ di chúc của mẹ để lại, không nhường ngôi cho em là Tần-vương Đình-Mỹ mà nhường ngôi cho con là vua Chân-tông. Trái lại ông vu hãm cho em những tội tưởng tượng, đầy đi xa, rồi giết chết.


- Thưa thầy, còn các quan văn, quan võ của Trung-nguyên, thì họ phải có đức tính gì ?


- Cũng cần tám đức. Tám đức của quan văn là : Trung, chính, minh, biện, thứ, dung, khoan, hậu. Còn tám đức của quan võ gồm : Liêm, quả, trí, tín, nhân, dũng, nghiêm, minh.


- Thưa thầy, vì được huấn luyện như vậy, nên quan văn, quan võ của họ thiếu cái mẫn tiệp. Con thì con cho rằng quan văn hay quan võ cũng cần có nhiều đức, nhưng căn bản là tinh, minh, mẫn, cán.


Đến đó viên thái giám hầu cận vào cung tay :


- Khải Thái-tử, phủ thừa Thăng-long có tấu trình khẩn.


Nói rồi y trình cho Long-Xưởng một trục giấy. Long-Xưởng trao cho Lưu Khánh-Đàm. Lưu cầm lấy đọc. Long-Xưởng thấy ông mở to mắt, ngồi bất động, thì biết có việc chẳng lành. Vương hỏi :


- Thưa thầy, việc gì đã xẩy ra ?


- Thái-tử thiềm sự, Hộ-bộ tham tri, trên đường dư Đông-cung triều trở về bị ám toán. Ông ta bị giết cùng với mã phu. Con ngựa cũng bị giết. Ngõ-tác giảo nghiệm cho biết, ông ta cùng với mã phu, ngựa bị giết vì Huyền-âm chưởng.


Hai thầy trò cùng kinh hãi nhìn nhau : Đức-Ý bị giết nhất định do việc ông ta trình bầy những lạm chi của cung Cảm-Thánh. Như vậy rõ ràng một trong các quan dự Đông-cung triều đã mật tấu với Thái-hậu, và Thái-hậu đã ra lệnh cho người đi giết ông ta để dằn mặt các quan.


Đến đây thấy Khánh-Đàm hơi mệt, Long-Xưởng vái một vái:


- Xin thầy tạm nghỉ, ngày khác con lại thỉnh thầy tứ giáo.


Long-Xưởng truyền cho cung nữ chầu hầu :


- Người mời Nhu-mẫn đoan duệ phu nhân.


Lát sau, vú Loan bước vào hành lễ với Khánh Đàm :


- Tiểu tỳ xin tham kiến Thái-sư.


- Phu nhân không nên đa lễ.


Vú Loan trao cho Long-Xưởng năm bao thư, với năm cánh thiếp:


- Khải điện hạ, cỗ dâng Thái-sư, Thái-phó, chư vị Kinh-diên quan, tiểu tỳ đã kiểm soát kỹ rồi. Chỉ còn chờ điện hạ ký vào thiếp này là tiểu tỳ thân đem đến dinh các ngài ngay.


Long-Xưởng ký rồi nói với Khánh-Đàm :


- Thưa thầy ! Hôm nay là ngày con thiết Đông-cung triều lần đầu tiên. Nhớ công ơn dạy dỗ của các thầy, con sai làm cỗ dâng các thầy, gọi là tỏ lòng hiếu kính. Vú của con thân dẫn cung nga, thái giám mang tới dinh các thầy.


Khánh-Đàm nói mấy câu cảm tạ, rồi lên xe ra về.


Một cỗ xe tứ mã chạy vào cổng phủ. Thân binh báo:


- Có công chúa Đoan-Nghi xin cầu kiến.


- Để ta ra đón công chúa.


Long-Xưởng với Tăng Khoa ra cổng cung. Đoan-Nghi thấy anh thì reo lên:


- Anh! Nghe nói hôm nay anh thiết Đông-cung triều. Em học xong vội đến thăm anh. Sao, có mệt lắm không?


Long-Xưởng nắm tay em:


- Mệt gì thì mệt, nhưng cứ gặp em là anh hết mệt ngay.


Thấy trên xe còn có một thiếu nữ, dáng điệu thanh nhã, mắt bồ câu, da trắng mịn, môi hồng tươi. Nhất là cái lưng tròn. Thực là một tuyệt thế giai nhân. Thiếu nữ ngồi cạnh Đoan-Nghi, hành lễ với Long-Xưởng. Long-Xưởng hỏi :


- Ai đây ?


- Là chị Bùi Trang-Hòa, con của cậu em.


Dù là Thái-tử, tước phong tới vương, dù là ông vua con, dù thông minh tuyệt đỉnh, từng sống trong Hoàng-cung, đã thấy không biết bao nhiêu cung tần, mỹ nữ, nhưng lần đầu tiên Long-Xưởng thấy một người đẹp như Trang-Hòa. Tự nhiên vương cảm thấy luống cuống :


- Thì ra Bùi tiểu thư, ái nữ của quan Thái-tử thái bảo, Lại-bộ tham tri Bùi Kinh-An, lĩnh đấy Cần-chính điện thuyết thư đấy. Bùi thiếu sư là thầy của anh, thì Trang-Hòa là người nhà cả. Em mời Bùi tiểu thư vào chơi. Em với Bùiã tiểu thư ăn cơm trưa với anh nghe? Hôm nay có món ngon đặc biệt lắm.


- Mẹ giỏi thực. Em xin với mẹ rằng sau buổi học sẽ đi thăm anh. Mẹ bảo: "Thế nào anh cũng giữ em lại ăn cơm trưa. "


Đoan-Nghi để ngón chỏ lên môi, rồi hôn đến choét một cái, miệng mỉm cười, ánh mắt chiếu ra tia sáng lung linh:


- Anh! món ngon đặc biệt là món gì vậy?


- Cái gì mà mình chưa bao giờ được ăn, thì cũng là đặc biệt. Cái đặc biệt hôm nay là món ốc nấu giả ba ba. Em có nghe nói bao giờ không?


- Không! Món này gồm những gì?


- Lát nữa em hỏi vú Loan thì biết.


Vú Loan cũng ra đón Đoan-Nghi:


- Công chúa giá lâm vừa đúng lúc. Các món ăn đã nấu xong.


Nhìn món ăn bốc khói nghi ngút, Đoan-Nghi dùng đũa đảo bát giả ba ba, rồi hít hà:


- Chà, thơm ngon quá. Chị Trang-Hòa nấu ăn giỏi lắm. Chắc chị biết cái món này ?


Trang-Hòa cũng cầm đũa đảo bát giả ba ba, rồi nói :


- Thơm quá, có mùi mẻ này, có mùi mắm tôm này. À, có chuối xanh này, có ốc này, có thịt lợn này, có bánh đa này. Món ngon thế này mà sao ngự trù chưa từng dâng cho Thái-tử nhỉ?


Vú Loan nhìn Long-Xưởng, nhìn Đoan-Nhu, nhìn Trang-Hòa như nhìn chính người con mình. Trong lòng người mẹ nuôi này tràn ngập yêu thương:


- Để nô tỳ nói cho công chúa, tiểu thư nghe. Nguyên sau khi đức Thái-tổ băng hà vì trúng độc, đức Thái-tông ban chỉ cấm dâng những món ăn bình dân trong nội cung, mà Ngự-y khó kiểm soát được. Oác, nghêu, sò, rùa v.v bị cấm ngặt. Nay Thái-tử được ra ở Đông-cung, thì không bị chi phối luật trên nữa, nên nô tỳ mới dám dâng lên Thái-tử.


Bà chỉ vào con Nhài :


- Món ăn gì thì tiểu tỳ cũng dám tự hào cả. Còn món này, cũng như các món cá nướng, ca rán, chả cá thì con Nhài này nó làm giỏi bặc nhất. Nó còn có tài nấu tất cả các món ăn Trung-quốc mà không một đầu bếp Hoàng-cung nào sánh kịp.


Đoan-Nghi nhìn con Nhài :


- Ái chà, sao lại có người từ dáng dấp cho chí cơ thể đều đẹp thế này ? Chỉ tiếc cái mặt rỗ mà thôi.


Long-Xưởng thêm :


- Nhài lớn hơn anh mấy tuổi, cuộc đời nó thực bất hạnh. Nó cũng có học. Khi quan Thái-phó giảng sách cho anh anh cho nó đứng hầu bên cạnh, vốn có căn bản nên nó cũng hiểu được bẩy phần.


Đoan-Nghi nắm lấy tay vú Loan, nói với Long-Xưởng:


- Anh ơi! Có cách nào đổi ngôn từ xưng hô được không? Vú nuôi anh, thì anh cũng như con vú. Giữa mẹ con, mà cứ Thái-tử, công chúa, nô tỳ thì mất cái thâm tình đi. Còn Trang-Hòa nữa ! Chị ấy là con của thầy dạy anh, thì cũng như em của anh. Thế mà Hòa cứ phải gọi anh là Thái-tử, còn anh thì cứ gọi chị ấy là tiểu thư, nghe nó khách sáo làm sao ấy.


Long-Xưởng tát yêu cô em gái:


- Luật lệ từ đời đức Thái-tổ như vậy thì anh làm sao mà đổi đươc? Tuy lối xưng hô có cách biệt, nhưng tình giữa vú với anh, cũng thâm sâu như mẫu hậu. Anh nghĩ có khi vú yêu thương anh còn hơn Tăng Khoa nữa. Chỉ duy trường hợp Trang-Hòa thì không có trong luật lệ, chúng mình tha hồ định đoạt.


- Hay quá.


Đoan-Nghi reo :


- Từ nay Trang-Hòa cứ gọi anh là anh giống em. Còn anh cũng gọi Trang-Hòa là em. Được không ?


- Anh đã bảo, em muốn là trời muốn mà.


Long-Xưởng hỏi Trang-Hòa :


- Em cũng học cùng với Đoan-Nghi đấy à ?


- Vâng, chúng em học cùng thầy mấy năm rồi !


- Thế thầy là ? ? ?


- Là bố em.


Chợt nhớ ra một truyện, Long-Xưởng bảo Đoan-Nghi, Trang-Hòa :


- Tổ mẫu chỉ cấm phi tần, cung nga, thái giám luyện võ trong Hoàng-thành, chứ không cấm luyện võ ở trong Kinh-thành. Phủ Đông-cung nằm ngoài Hoàng-thành, có nhiều phòng luyện võ từ đời đức Thái-tổ để lại. Vậy từ nay hai em đến đây để luyện võ với anh.


- Có ai nữa không ?


- Có Tăng Khoa, con của vú Loan .


- Gia sư là ai vậy ?


- Là tướng quân Tăng Quốc, chồng của vú Loan.


Đoan-Nghi nhìn vú Loan, than:


- Vú của anh, thì anh đem về Đông-cung báo hiếu được. Còn vú của em bây giờ đang sống ở Đăng-châu, nghe nói chồng đã chết, không biết tin tức ra sao? Lắm lúc nhớ vú, em khóc một mình hoài.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Giới thiệu: Trung Nguyên Tứ Tuyệt là bốn người có võ công siêu tuyệt trong võ

11-07-2016 40 chương
Tru tiên - Tiêu Đỉnh

Tru tiên - Tiêu Đỉnh

Giới thiệu: "Tru Tiên " là tiểu thuyết huyễn tưởng thuộc thể loại tiên hiệp của

09-07-2016 258 chương
Bức hoạ không nét vẽ

Bức hoạ không nét vẽ

Lòng người có những khoảng lặng, vui chẳng được mấy chốc mà sao buồn thì cứ dài

24-06-2016
Cỏ may mắn

Cỏ may mắn

Tôi chậm chạp rời khỏi nhà và lê dài từng bước tiến về nơi hẹn. Đôi chân nặng

24-06-2016
Trở về bên mẹ

Trở về bên mẹ

Mùa đông năm đó, Mẹ được tin con trai đã anh dũng hy sinh tại chiến trường để bảo

25-06-2016
Xin đời cho ta có đôi

Xin đời cho ta có đôi

Chẳng biết họ có gì với nhau mà sau khi gác máy mặt anh sầm xuống. Nằm vật ra

29-06-2016
Những ngày như thế

Những ngày như thế

Tự dưng, tất cả mọi chuyện khác trôi qua, nhẹ nhàng như gió, quan trọng là giờ tất

27-06-2016