Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 40 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 39

↓↓

Phòng họp yên lặng, không một tiếng động. Thủ-Huy dùng Lăng-không truyền ngữ nói với Thủ-Độ :

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Con có ý kiến thì cứ phát biểu. Vụ này bố không mấy thích thú, bố ngậm miệng, mũ ni che tai.


- Thưa bố, con có nên nói hết những suy tư của con ra không ?


- Nếu con không nói thì thôi. Còn như con muốn nói, thì nói ra hết. Nói ra cho họ sợ thiếu niên Việt.


Sau một khắc im lặng, Thành-cát Tư-hãn ra lệnh :


- Bây giờ trước hết Bác Nhĩ Hốt hãy trình bầy tình hình quân Kim đồn trú từ Yên-kinh tơí Trường-thành.


Thủ-Huy là người trực tiếp coi Khu-mật viện. Bác Nhĩ Hốt là Khu-mật viện phó sứ, là tướng phụ trách về Tế-tác (Ghi chú : Ngày nay miền Bắc là Cục quân báo, miền Nam là Phòng-nhì). Ông đứng lên trình bầy :


- Trước hết nói về Trường-thành. Trường-thành được khởi xây vào thời vua Thủy-Hoàng nhà Tần. Mục đích để chống lại các cuộc tấn công của những bộ tộc vùng Thảo-nguyên chúng ta, mà chúng gọi là Hung-nô. Người chỉ huy xây là Vạn-tín hầu Lý Thân, một đại tôn sư võ học Đại-Việt.


Từ Thành-cát Tư-hãn cho tơí bọn Thảo-nguyên ngũ điêu đều đưa mắt nhìn cha con Thủ-Huy. Hốt Tất Liệt Hỏi:


- Sư phụ! Chắc hồi đó Tần Thủy-Hoàng cũng mời Vạn-tín hầu lên Thảo-nguyên săn bắn như ông nội mời sư phụ, rồi nhờ ngài xây thành chăng?


Cử tọa cùng bật cười vì câu hỏi ngộ nghĩnh. Thủ-Huy chỉ Thủ-Độ:


- Con hãy nói về uẩn khúc lịch sử này cho sư huynh nghe đi.


Thủ-Độ đưa mắt nhìn cử tọa một lượt rồi khoan thai kể:


- Trường-thành còn có tên là Vạn-lý Trường-thành. Nguyên vào thời Chiến-quốc, ba nước Tần, Triệu, Yên đều có biên giới phía Bắc tiếp giáp với vùng Thảo-nguyên của chúng ta. Bị các bộ tộc Thảo-nguyên luôn đem quân vào cướp phá, mà ba nước không có cách gì chống trả. Họ mới xây những bức thành dọc theo biên giới cho quân thủ ở trong mà phòng ngự. Đến thời Tần Thủy-Hoàng, các bộ tộc Thảo-nguyên càng trở nên hùng mạnh. Hàng ngày kéo vào đánh phá Trung-nguyên khủng khiếp lắm. Triều Tần mới nghị xây những đoạn thành mới, nối ba đoạn của Yên, Triệu, Tần lại, làm kế phòng thủ. Phía Tây bắt đầu từ Lâm-thao. Phía Đông tới Liêu-Đông. Người đứng ra đốc thúc xây cất là Thái-tử Phò-Tô với tướng Mông-Điềm. Nhưng người thiết kế xây cất lại là Vạn-tín hầu Lý Thân, tổ sư của phái Long-biên, sau là phái Mê-linh của Đại-Việt.


Triều đình Mông-cổ hầu hết là những tướng lãnh, xuất thân từ thảo dã, rất ít người biết chữ, thì sao có thể đọc sách? Sao có thể biết về một giai đoạn lịch sử rất xa xưa, rất bí ẩn như vậy? Trước đây họ chỉ biết rằng phò-mã Trần Thủ-Huy, công chúa Đoan-Nghi là người Đại-Việt, võ công cao siêu, kiến thức uyên bác, là khách của Mông-cổ. Nhân hai người có ơn với Mông-cổ, rồi Thành-cát Tư-hãn mời lên săn bắn. Hai vị giúp Mông-cổ đánh Khắc-liệt, lập quốc. Họ không bao giờ ngờ hơn nghìn năm trước đã có một người Việt giúp Tần Thủy-Hoàng xây Vạn-lý Trường-thành. Họ lắng tai nghe Thủ-Độ thuật.


Trong những người ngồi nghe, thì Thảo-nguyên ngũ điêu là những thiếu niên được Thúy-Thúy dạy chữ Hán, đọc sách Hán, hiểu về văn học, lịch sử, triết học Trung-hoa rất sâu sa. Hốt Tất Liệt hỏi:


- Nhị đệ! Trước đây, các bộ tộc vùng Thảo-nguyên thường lưu truyền một huyền thoại rằng, ngài Lý Thân mình bằng sắt, thân cao hơn trăm trượng, tay cầm thanh kiếm nặng vạn cân. Người giúp Tần Thủy-Hoàng chống lại các bộ tộc vùng Thảo-nguyên. Sự thật thế nào? Huynh nghe nói Vạn-tín hầu là người thiết trí, cũng như xây cất Loa-thành ở Đại-Việt. Nhị đệ hãy thuật chi tiết về việc ngài sang sứ Tần cho mọi người biết rõ hơn.


- Chuyện như thế này!


Thủ-Độ nhắc lại việc Vạn-tín hầu cùng đệ tử sang sứ Tần một lượt. Rồi kết luận: Sau khi Vạn-tín hầu qua đời, các bộ tộc Thảo-nguyên lại vào cướp phá. Tần Thủy-Hoàng sai làm một tượng bằng sắt khổng lồ, trong bụng có cơ quan, để trên thành. Mỗi khi các kỵ mã Thảo-nguyên đến cướp phá, thì cho quân chui vào bụng tượng, vận chuyển cơ quan. Tượng múa tay, vung chân như người thực. Các kỵ mã Thảo-nguyên tưởng ngài còn sống, họ bỏ chạy... Về việc xây thành, thì chính ngài là người thiết kế, rồi chỉ huy xây Loa-thành ở Đại-Việt. Cũng chính ngài thiết trí xây Vạn-lý Trường-thành.


- Thôi ! Thủ-Độ trình bầy tiếp về Vạn-lý Trường-thành đi.


- Tuân chỉ Tư-hãn.


Thủ-Độ ứng lời:


- Thành xây bằng đá. Trung bình cao từ 4 trượng tơí 6 trượng (6-12 mét). Rộng trung bình 2 tơí 5 trượng (4-10 mét). Trên mặt thành có bức tường đá cho quân sĩ nấp ở trong chống lại cuộc công thành. Cứ trung bình một quãng lại có một cái tháp, hay một Phong-hỏa đài, để quân trú phòng quan sát tình hình bên ngoài. Khi có quân tới tấn công thì đánh trống báo động hoặc đốt Phong-hỏa đài lên, gọi viện quân tới. Thành có nhiều cửa thông ra vùng Thảo-nguyên. Cửa rất rộng, thường mở ra cho dân chúng hai vùng thông thương.


Thành-cát Tư-hãn nhắc:


- Lịch sử cái thành này từ hồi Thủy-Hoàng cho đến nay ra sao?


- Về sau, hai triều Tây, Đông Hán, Tấn luôn tu bổ, nhưng quy mô vẫn giữ nguyên. Đến đời Bắc Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu cho tới Tùy, Đường lại một lần nữa tu bổ, nhưng không giữ nguyên quy mô cũ. Chiều dài của thành trên dưới 5 nghìn dặm ( Ngày nay, kể từ Gia-cốc quan tới Sơn-hải quan dài 2379 cây số).


Ghi chú của thuật giả:


Về tiểu sử Vạn-tín hầu Lý Thân, người xây thành Cổ-loa, Vạn-lý Trường-thang, xin độc giả xem hồi thứ 5, AHĐA, Dựng cờ bình Mông.


Thành-cát Tư-hãn nhắc Bác Nhĩ Hốt:


- Hiền đệ tiếp tục nói về tình hình Kim.


- Tuân chỉ.


Bác Nhĩ Hốt tiếp:


- Biên giới phía Tây, giữa hai lớp thành, Kim chỉ có hai đạo quân phòng thủ. Vì sau lớp thứ hai của Trường-thành là những vùng núi non của Sơn-Tây. Từ xưa đến giờ, quân của các bộ tộc Thảo-nguyên, chỉ vượt qua lớp thứ nhất cướp phá rồi về, chứ chưa một lần nào vượt qua lớp thứ nhì. Vì, sau lớp thứ nhì là vùng núi non trùng điệp, dân cư thưa thớt, nghèo khổ. Còn biên giới về phía Đông, Vạn-lý Trường-thành chỉ có một lớp. Sau lớp Vạn-lý Trường-thành 400 dặm bình nguyên là tới Yên-kinh. Nên Kim đặt một lực lượng trú phòng khá đông.


Mộc Hoa Lê hỏi :


- Lực lượng từ Yên-kinh tới vùng phía Đông Vạn-lý Trường-thành có bao nhiêu người ?


- Dọc Vạn-lý Trường-thành, Kim có mười đạo binh, khoảng 10 vạn người, trực tiếp trấn thủ. Phía Đông Yên-kinh có 10 đạo, phía Nam có 10 đạo. Tổng cộng 30 vạn. Đây là những đạo binh thiện chiến, trang bị đầy đủ nhất. Đa số là bộ binh, rất ít kị binh. Về khả năng lưu động thì khi có sự, sau một ngày các đạo binh có thể di động ứng chiến. Nếu ta tấn công Vạn-lý Trường-thành thì sau ba ngày, các đạo phía Bắc có thể tới cứu. Còn các đạo phía Đông, Nam của Yên-kinh dù huy động nhanh nhất, thì cũng phải mười ngày mới tới nơi.


Triết Biệt đứng lên phát biểu :


- Ta phải âm thầm ra binh, mới có ưu điểm bất ngờ. Đúng như Thủ-Độ luận, nếu ta tiến đánh biên giới phía Đông-Bắc thì khi ta khởi chiến, chỉ ba giờ sau, ta đã làm chủ Vạn-lý Trường-thành, rồi tiến về phía Nam. Với sức ngựa của ta, sáu giờ sau ta đã tới Yên-kinh. Bấy giờ, có khi quân Tống chưa kịp đánh thức chúa tướng. Ta để một số quân vây đánh Yên-kinh. Còn lại, tỏa ra khắp nơi... Theo như tin tức Bác Nhĩ Hốt trình bầy thì có ba cửa Trương-gia khẩu, Xích-thành khẩu , Hậu-thành khẩu là dễ đánh. Phía sau các cửa này là những con lộ lớn tiến về Yên-kinh. Vậy ta nghiên cứu đánh ba cửa khẩu này là hơn hết.


Hoàng-tử Truật-Xích hỏi :


- Tôi muốn biết biên giới phía Tây của Kim, như Bác Nhĩ Hốt nói sau lớp thành thứ nhì là vùng núi non. Thế vùng núi non đó dài bao nhiêu dặm ? Trên núi non đó có đường cho ngựa đi không ?


- Vùng núi non đó chỉ có 140 đến 260 dặm. Tuy là núi non, nhưng cũng có hàng trăm con đường mà ngựa có thể đi được. Sau vùng núi non là bình nguyên thông với Yên-kinh.


Tốc Bất Đài đề nghị :


- Vậy ta tiến quân làm hai đường. Một đường đánh vào phía Tây, và một đường đánh ào phía Đông. Cần nhất là cả hai cánh đều khởi tấn công một lúc thì hơn.


Thành-cát Tư-hãn phân vân :


- Đề nghị của Triết Biệt, Tốc Bất Đài đều không vẹn toàn. Kim có tơí 30 vạn quân. Khi cần, họ có thể đem thêm năm mươi vạn từ miền Nam lên. Vì vậy ý ta muốn là làm thế nào để cho vua tôi Kim kinh hoàng. Binh tướng không đánh mà cũng hoảng sợ tan rã. Như vậy ta bớt bị tổn hại, mà chỉ đánh một trận, khiến 30 vạn quân Kim phải tan. Bấy giờ Kim có đem quân miền Nam lên cũng không cứu kịp Yên-kinh.


Các tướng cùng im lặng suy nghĩ.


Thủ-Huy dùng Lăng-không truyền ngữ hỏi Thủ-Độ :


- Con có kế gì không


- Có ! Không khó.


- Vậy con trình bầy đi.


Thủ-Độ lại đứng dậy :


- Thưa Tư-hãn...


- Cháu cứ nói.


- Ta dùng vài vạn binh tiến đánh ba cửa khẩu Trương-gia, Xích-thành, Hậu-thành, rồi tỏa về phía Đông. Kim ắt đem toàn bộ 10 đạo binh phía Đông và 10 đạo phía Nam Yên-kinh lên cứu viện. Bấy giờ ta mới dùng đại lực lượng vượt qua hai lớp thành phía Tây, tiến xuống đồng bằng. Vua tôi Kim kinh sợ, tất đem binh về phía Tây chặn quân ta. Nhưng bộ binh nặng nề, phải vượt qua núi non, tiến rất chậm. Trong khi ta từ phía Tây tiến về Đông uy hiếp Yên-kinh. Bấy giờ đạo binh phía Đông của ta mới từ phía Bắc tốc thẳng xuống đồng bằng, bắt tay vơí đạo phía Tây đánh Yên-kinh.


Thành-cát Tư-hãn đứng dậy nắm lấy tay Thủ-Độ :


- Giỏi ! Cháu giỏi thực. Từ khi tướng chỉ huy binh đoàn Phương Đông tử trận, ta không biết cử ai thay thế. Hôm nay, ta quyết định phong cho cháu làm tướng chỉ huy binh đoàn này. Vì cháu còn trẻ, ta cử Hốt Tất Liệt làm giám quân cho cháu.


Ghi chú của thuật giả:


Binh chế của Mông-cổ do Thành-cát Tư-hãn đặt ra là: Khi một tướng không phải là Hoàng-thân quốc thích, được cử chỉ huy từ một Vạn-phu trở lên, thì sẽ có một người là đại diện Hoàng-tộc để cố vấn, giám sát đường lối cai trị cho đúng với luật lệ, phong tục Mông-cổ.


Thủ-Độ đã nghe cha nói về binh đoàn Phương Đông. Binh đoàn này gồm một Vạn-phu Lôi-kỵ, một Vạn-phu Lôi-tiễn, một Vạn-phu Tế-tác ( Ghi chú: Vạn-phu Tế-tác, tương đương với ngày nay là lực lượng Trinh-sát. Như hồi VNCH là Liên-đoàn 77, Lực-lượng 101). Vạn-phu Lôi-kỵ, kỵ binh đa số là những thiếu niên ưu tú, con của các Hãn, các Đại-hãn, các thân vương. Vạn-phu này do Ngột-lương Hợp-thai làm chánh tướng, Bạt Đô làm phó tướng. Vạn-phu Tế-tác do A-lý Hải-nha làm chánh tướng Ngột Lạt Su làm phó tướng. Vạn-phu Lôi-tiễn do Cút Đa Sen, con của Bác Nhĩ Hốt chỉ huy.


Mọi người đều mừng cho Thủ-Độ. Vì chính ngay vương tôn như Hốt Tất Liệt, A-lý Hải-nha, Bạt Đô, Ngột-lương Hợp-thai, sau mấy năm chinh chiến, mà mới chỉ được phong chức Vạn-phu trưởng, hoặc phó. Bây giờ một bước, Hầu được chỉ huy một binh đoàn, tức ngang hàng vơí Cửu đại sơn điêu như bọn Tốc Bất Đài, Triết Biệt, Gia Luật Mễ, Mộc Hoa Lê. Thế nhưng, nghe Thành-cát Tư-hãn phong chức trọng quyền cao, mà lòng Thủ-Độ rửng rưng như không, vì Hầu đang nghĩ đến việc Long-Sảm lúc này có thể đang về Thiên-trường đem Kim-Dung đi.


Hầu than thầm:


- Mình tuyệt không muốn làm quan ở Mông-cổ. Chẳng qua vì tuân lệnh cha mà ở lại đây, rồi hoàn cảnh đưa đẩy mà phải làm tướng cho Thành-cát Tư-hãn. Hỡi ơi! Triều Lý suy đồi quá rồi. Đất nước mình ly loạn, dân chúng đói khổ. Mình lập chí cùng đám trẻ cùng khổ muốn lật đổ triều Lý, lập một triều đình mới, tạo hạnh phúc cho dân. Mình đã nguyền ở hồ Tây với Kim-Dung, ở đền Hùng với Thập-bát Anh-hào! Mình đã cùng anh Trần Thừa, Trần Tự-Khánh, thầy Phạm Kính-Ân...lập ra bang Lĩnh-Nam để cùng nhau thực hiện cái chí của mình. Thế mà mình lại làm đại tướng cho Mông-cổ đem quân đánh Kim...thì thực là bán bò tậu ễnh ương mất rồi.


Thành-cát Tư-hãn không biết tâm tư Thủ-Độ, ông ban lệnh :


- Đại cương kế sách là như vậy. Bây giờ chúng ta lui về chuẩn bị, để bất cứ lúc nào, khi lệnh ban ra, thì trong vòng một tháng là có thể lên đường.


Buổi họp chấm dứt.


Chương trước | Chương sau

↑↑
Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Giới thiệu: Lộc Đỉnh Ký là bộ truyện tranh hành động nói về một cậu bé sống

09-07-2016 248 chương
Bách Bộ Ma Ảnh - Vô Danh

Bách Bộ Ma Ảnh - Vô Danh

Nếu mọi nhà ở thành Lạc Dương nao nức chờ đến một ngày mới trong cái Tết ròng

11-07-2016 51 chương
Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Văn án: Mưa càng lúc càng nặng hạt. Đêm đã khuya, trên đường cũng đã vắng khách

10-07-2016 20 chương
Thỏ xám thoát hiểm

Thỏ xám thoát hiểm

Thỏ xám thoát hiểm Thỏ xám đang đi chơi trên sườn núi thì thấy Gấu, Sói và Cáo

24-06-2016
Hoa vàng mấy độ

Hoa vàng mấy độ

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Ai cũng có một chuyện tình để

28-06-2016
Lựa chọn

Lựa chọn

Tôi nói riêng với cô giáo, con trai tôi không cần giỏi, chỉ cần nó nhìn thấy chữ

24-06-2016
Ván cờ cuộc đời

Ván cờ cuộc đời

Đúng như người ta vẫn bảo, ván cờ như cuộc đời, chỉ khi bị dồn vào đường cùng

23-06-2016
Kế hoạch làm thêm

Kế hoạch làm thêm

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại" Huynh đành

27-06-2016
Nắng mưa con gái

Nắng mưa con gái

 11h 45', nó liếc cái điện thoại và nhấp nhổm. Năm phút nữa. Nào, tập trung vào,

27-06-2016
Những ngày thứ Bảy

Những ngày thứ Bảy

Không hiểu tại sao một cô gái xa lạ lại có thể khiến tôi có những thay đổi lạ

28-06-2016