Old school Easter eggs.
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 60 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 38

↓↓

- Có nhiều sự kiện ta phải chú ý: Người giả danh anh Thủ-Độ đã biết chi tiết việc công chúa Đoan-Nghi bị ám hại. Lại cũng biết Quỷ ba đầu là anh Thủ-Độ. Căn cứ vào đó ta có thể tìm ra y.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Tự-Khánh quả quyết :


- Cháu hứa với ông là nội trong một tháng chúng cháu sẽ tìm ra thủ phạm vụ này.


Phùng Tá-Chu trình bầy về tình hình triều đình :


- Sau khi Đàm Thì-Phụng bị giết, thì thế lực họ Đàm bị mất hẳn. Đàm Dĩ-Mông tuy lĩnh chức Thái-sư, mà vô quyền. Còn Phụ-quốc Thái-úy Đỗ Kính-Tu thì luôn khiêm tốn rằng mình không đủ tài. Ông ta xin triều đình ban chỉ ân xá, rồi triệu Thủ-Huy về thì mới hy vọng dẹp được bọn giặc đang nổi lên khắp nơi.


Đệ tử thứ nhì của Trần Lý là Lê Mịch bàn:


- Từ ba đời vua rồi, triều Lý không còn được lòng dân nữa. Ý dân là ý trời. Triều Lý đã mất lòng dân, thì ta nên thay bằng triều khác là hơn.


Đệ tử thứ ba là Lý Bất Nhiễm cũng đồng ý:


- Phàm cai trị dân phải có đức. Họ Lý nhân có đức mà được ngôi vua, thì nay nhà ta đức còn hơn Lý Công-Uẩn, tại sao ta không phất cờ cứu dân, lập triều đình Đông- A?


Bà Tự-Hấp xua tay:


- Chúng ta không ai muốn làm vua, cũng chẳng muốn diệt triều Lý. Thôi, cứ để triều đình tìm Thủ-Huy về, bình định lại đất nước là hơn cả.


Tô Phương-Lan (Bà Trần Lý) lắc đầu :


- Với tình hình rối loạn của đất nước hiện nay, thì dù tể tướng Phương-Dung thời vua Trưng có sống dậy cũng bó tay. Trên cao, thì vua suốt ngày chỉ rượu chè, vui trong câu ca tiếng hát của cung nga. Đã vậy còn xây dựng cung điện nguy nga, làm tốn sức dân, làm hao công nho. Ngoài trấn, phủ, huyện thì các quan chỉ lo vơ vét. Nếu chú Thủ-Huy về, không lẽ chú ấy phải giết chết vua, giết hết cung nga ? Tru diệt tất cả các quan ?


Cử tọa bàn luận phân vân, không biết có nên để Thủ-Huy trở về hay không ?


Trần Thừa lên tiếng :


- Theo cháu nghĩ, bất cứ ai lên làm vua, thì cũng phải lấy việc tạo phúc cho dân làm căn bản. Khi cái căn bản đó không còn, thì vua hóa ra một thứ đạo tặc. Vua Hùng thứ 88 làm cho dân khổ thì vua An-Dương đem quân đánh, lập lên triều Âu-lạc. Vua Ngọa-triều tàn hại dân, cai trị bằng bạo ngược thì vua Lý Thái-tổ lên thay. Bây giờ triều Tiêu-sơn quá thối nát, quá dơ bẩn, tại sao chúng ta là những kẽ sĩ , là những võ sĩ, lại không tuốt cao ba thước gươm lập lên một triều đình mới ?


Hầu như cử tọa đều có ý tưởng giống Trần-Thừa, nhưng không ai muốn nói ra. Bây giờ nghe Trần-Thừa nói, người người đều nhìn nhau như cùng đồng ý.


Trần Lý phát biểu :


- Theo con nghĩ, nếu như triều đình triệu hồi chú Thủ-Huy, chưa chắc chú ấy chịu về. Bố mẹ cũng nên viết thư riêng khuyên chú ấy. Bây giờ khắp vùng Thiên-trường, Trường-yên, Kinh-Bắc, Thanh-hóa đều thuộc hệ thống trang ấp của ta. Nay thêm bang Lĩnh-Nam của Thủ-Độ, với 9 Tiến-sĩ của nó sắp được trao binh quyền...Chú Thủ-Huy trở về đã có một lực lượng căn bản. Khi quyền vào tay, chú ấy cứ ý mình mà làm, không cần biết đến nội cung, triều đình. Bằng nhà vua làm quá, thì ta kiếm một thiếu niên Hoàng-tộc thông minh, hiền đức đưa lên ngôi vua. Chỉ có cách ấy mới dẹp được giặc dã, mới ổn định lại đất nước.


Sau phiên họp, suốt ngày đêm, ông bà Tự-Hấp thay nhau luyện võ cho Thủ-Độ. Vốn luyện được nội công cả âm nhu lẫn dương cương. Hôm ở trên đài tại sân Giảng-võ, Thủ-Độ hút được toàn bộ nội lực của Đinh Hoàng, Đinh Huyền, nên công lực của nó hiện cao vào bậc thượng thừa. Vì vậy, bất cứ chưởng, quyền, kiếm, hay võ công khó đến đâu, nó chỉ luyện một lần là thành công ngay. Càng học, nó càng thấy rùng mình : Hồi ở Thăng-long, nó chỉ biết có một vài pho võ công, mà dám tung hoành. Cũng may chưa gặp những cao thủ bậc nhất, bằng không thì nó đã mất mạng.


Trong thời gian đó, Thủ-Độ được luyện võ, chơi đùa với ba đệ tử của Trần Lý là Vương Lê, Lê Mịch, Lý Bất Nhiễm. Nó thấy ba người sư huynh này văn võ toàn tài, chí khí khác thường. Nó ngỏ ý nhờ Trần Thừa mời ba người nhập vào bang Lĩnh-Nam. Ba người vui vẻ nhận lời.


Tuy phải luyện võ, học văn, nhưng Thủ-Độ vẫn cùng Trần-Thừa, Tự-Khánh, Mỹ-Vân, Kim-Dung dùng thư tín điều khiển bọn Khả-hãn trong công việc quy dân nghèo lập ấp, huấn luyện các đội dân binh.


Vào các buổi chiều. Những khi mặt trời nghiêng bóng, Thủ-Độ lại cùng Kim-Dung xuống con thuyền nhỏ, thả theo giòng sông, ngắm cảnh. Ông bà Tự-Hấp, Trần Lý tưởng giữa tình chị em con chú, con bác, mà hai trẻ gần nhau là sự thường ; không ai ngờ mối tình của đôi trẻ đã mặn nồng.


Hôm nay, ông bà Tự-Hấp bận tiếp khách. Thủ-Độ, Kim-Dung rủ nhau ra tháp Phổ-minh chơi. Hai trẻ ngồi bên bờ hồ xây bằng đá, ngâm chân xuống nước. Kim-Dung nhìn mây trôi, thở dài não nuột. Thủ-Độ hỏi :


- Kim-Dung ! Tại sao lại thở dài ?


- Không những thở dài, mà còn héo cả ruột gan ra được.


- ! ? ! ? ! ?


- Hư ! Người đang là Đại-hãn, là đại ca. Ta đang là phó Đại-hãn, tiểu muội của người. Bỗng nhiên ta thành chị người. Người thành em ta.


- Nhưng chúng mình vẫn yêu nhau. Vẫn gần nhau.


- Người không biết gì cả. Người sinh ra, lớn lên ở Mông-cổ. Mà ở Mông-cổ thì anh chị em con cô con cậu, con chú con bác được lấy nhau. Còn đạo lý Đại-Việt thì không thể...


- Thế cái đạo lý đó do ai đặt ra ?


- Do các Nho-gia.


- Nho gia là người. Nho gia đặt ra luật lệ được. Chúng ta cũng là người, tại sao chúng ta không đặt ra luật nhỉ ? Ta hãy bỏ cái luân lý Nho-gia đi, làm ra luân lý Đại-Việt mới.


- Nói thì dễ. Nhưng liệu ông bà, bố mẹ có cho không ?


- Các người không cho thì chúng ta trốn lên Mông-cổ. Khó gì.


Qua câu chuyện, Kim-Dung mới nhận thấy ở người tình mình có đức tự tin, tinh thần nổi loạn. Cứ như lời thề Chân-giáo, lời thề trên hồ Tây, lời thề tại đền Hùng... thì Thủ-Độ sẽ khởi binh lật đổ triều Lý ! Điều này thực ngoài sức tưởng tượng của nàng.


Thủ-Độ nói :


- Triều đình ban chỉ cử anh làm sứ giả đi Mông-cổ đón bố anh về. Vậy Kim-Dung xin hai bác cùng đi với anh. Tới Mông-cổ, ta làm lễ cưới, khi về Đại-Việt thì sự đã rồi.


- Vụ này xin bố thì có thể, chứ mẹ thì không hy vọng. Mẹ tinh lắm. Trước đây thấy em với anh thân thiết mẹ đã nghi rồi. Qua mặt mẹ không được đâu ! Anh ơi, dù thế nào chăng nữa, bố mẹ có gả chồng cho em, em phải tuân theo. Nhưng...nhưng em vẫn dành cho anh tất cả.


Kim-Dung khẳng định :


- Anh có ba lời nguyền. Lời nguyền Chân-giáo, lời nguyền trên hồ Tây với em, lời nguyền tại đền Hùng với các Khả-hãn. Hôm nay, thề có đất trời, bất cứ ở hoàn cảnh nào, bất cứ ở nơi nào, em cũng nhất tâm nhất trí cùng anh thực hiện ba lời nguyền đó.


Hôm sau, quan phủ Thiên-trường tới báo với ông bà Tự-Hấp rằng : Bốn ngày nữa, sẽ có sứ giả tới phong chức tước cho Thủ-Độ.


Bốn hôm sau.


Vào khoảng giờ Mùi, thì tráng đinh báo với ông bà Tự-Hấp:


- Thưa thái sư phụ, sứ đoàn đã tới.


- Họ gồm bao nhiêu người?


- Thưa đông lắm! Chánh sứ là Thái-tử Long-Sảm. Phó sứ là Lễ-bộ tham tri Phạm Kính-Ân.


Nghe tin ân sư sắp đến, lòng Thủ-Độ cảm thấy ấm áp bao nhiêu, thì nghe đến tên Long-Sảm, trong lòng nólại ngút lên ngọn lửa hận thù. Tất cả những đau đớn, tủi nhục hồi thơ ấu do Long-Sảm với bọn Gia-thụy ngũ anh gây ra cho nó, lại ngùn ngụt bốc lên. Nó nghiến răng, chân tay phát run. Không ai để ý đến tình trạng đó của nó cả. Duy Trần Thừa, là người đã được Kim-Dung kể cho nghe chi tiết về lời nguyền Chân-giáo. Bây giờ, liếc qua, Thừa nhìn thấu tâm can người em. Chàng dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai nó:


- Em phải bình tĩnh. Em ơi, ví như em muốn đánh một con chó, thì phải vuốt ve nó, mới tới gần nó được. Đối với Long-Sảm cũng vậy. Nó là một thằng vừa ác, vừa ngu. Em cần tỏ ra phục tùng y, hầu giữ ngôi vua cho y. Bằng như em chống phá y, sao em có thể gần y được? Sao y có thể lên ngôi vua? Em muốn diệt triều Lý, thì cần nhất là trên ngai có ông vua vừa ngu, vừa ác như Long-Sảm.


Nghe anh giảng, Thủ-Độ bừng tỉnh. Nó đứng dậy, vào nhà thay y phục, rồi theo ông bà đi đón sứ đoàn.


Chánh sứ Long-Sảm cỡi ngựa đi trước, phía sau là phó sứ Phạm Kính-Ân với bồi sứ Nguyễn Nộn, Đoàn Văn, Phạm Bỉnh-Du, có đoàn Thiết-kỵ hộ tống.


Lễ nghi tất.


Viên thái giám phòng Kính-sự hô :


- Trần Thủ-Độ quỳ xuống nghe chiếu chỉ.


Thủ-Độ đến trước hương án quỳ gối. Phạm Kính-Ân cầm trục giấy đọc. Trong chiếu phong Thủ-Độ làm võ trạng nguyên, lại ban cho chức Tổng-lĩnh thị vệ. Nội trong ngày phải về Thăng-long nhậm chức. Thủ-Độ bái lậy.


Long-Sảm nhìn Thủ-Độ, rồi cười :


- Thằng khờ ! Không phải nhờ tiếng tăm của cha, của mẹ mà mày được vinh hiển thế này đâu nhá ! Chả biết bằng cách nào, mà mày được Thái-hậu đặc biệt chiếu cố. Người nói với phụ hoàng, nên phụ hoàng phải tuân chỉ, mà trọng dụng mày đó.


Thủ-Độ giận tím mặt, nó định phản đối, thì Trần Thừa bảo nó:


- Em phải ghi nhớ lời Thái-tử vào tâm can. Ghi nhớ đời đời. Khi về Thăng-long em phải hết sức tận tụy, để báo đáp ơn trời biển của Thái-hậu.


Câu nói của Tự-Thừa có hai nghĩa. Đối với Thủ-Độ thì : Tên Long-Sảm này là một đứa nói năng càn rỡ. Em hãy ghi vào lòng, để mai hậu trả thù. Còn đối với Long-Sảm thì lại có nghĩa : Phải ghi nhớ ơn Thái-hậu.


Thủ-Độ đóng kịch :


- Đa tạ Thái-tử ban chỉ dụ.


Long-Sảm thấy Kim-Dung đứng sau Thủ-Độ thì cười :


- Cô nương ! Thực là có trời, mà cũng tại ta. Hồi trước nhác thấy dung nhan của cô nương, cô gia cứ tưởng là Hằng-nga giáng thế. Cô gia tự hỏi : Hằng-Nga sao lại đi chung xe với thằng khùng Thủ-Độ ? Hôm ấy cô gia từng nói với cô nương rằng : Nếu cô nương cho biết song thân cô nương là ai. Cô gia sẽ nói với người, để người cho phép cô nương đi chơi vơí cô gia. Có đúng thế không ? Bây giờ cô nương biết cô gia là ai rồi chứ ? Sau khi cách biệt cô nương, ngày nhớ đêm mong. Cô gia phải sai Thị-vệ đi tìm tông tích cô nương. Mà than ôi, tìm cô nương không khác tìm chim. Nào ngờ cô nương là ái nữ của Thần-nông sứ. Vì vậy, cô gia phải xin phụ hoàng cho lĩnh mệnh sứ thần, để được thấy lại cô nương.


Thấy Long-Sảm thân là Thái-tử, mà buông lời khinh bạc vơí Thủ-Độ rồi lại cợt nhả với Kim-Dung. Ông bà Tự-Hấp tự cảm thấy chán nản :


- Tư cách một đấng trừ quân, mai này lên ngôi vua, cai trị thiện hạ mà như thế này thì dù Khai-Quốc vương có sống lại cũng không cứu được sự nghiệp Tiêu-sơn ! Hèn gì Tự-Thừa, Tự-Khánh, Thủ-Độ cứ luận với nhau làm sao khích anh hùng nội dậy, diệt triều Lý cũng không oan.


Ông bà Tự-Hấp mời Long-Sảm cùng bọn Gia-thụy ngũ-anh xuống con thuyền lớn là nơi tiếp khách của phái Đông- A dự tiệc. Long-Sảm chỉ Kim-Dung hỏi Trần Lý:


- Không biết Thần-nông sứ có thể cho Hằng-nga tiên tử đi vơí cô gia chăng ?


Trần Lý tuy bực mình, nhưng cũng phải trả lời :


- Dĩ nhiên tiểu nữ sẽ phải xuống thuyền hầu Thái-tử.


Chủ khách cùng xuống thuyền. Ông bà Trần Lý ngồi ở chủ vị tiếp Long-Sảm với bọn Gia-thụy ngũ-anh.


Long-Sảm rút thanh kiếm trao cho Thủ-Độ :


- Xưa kia, Hậu-chúa Lưu Bị, mỗi khi dự tiệc đâu, thì danh tướng Triệu Tử-Long đeo kiếm đứng sau hầu. Nay ta là Thái-tử, người là Tổng-lĩnh thị-vệ. Phận chúa tôi đã phân. Vậy người hãy đeo kiếm này đứng sau lưng hầu ta.


Thủ-Độ tím mặt nhưng cũng phải cúi đầu, lĩnh kiếm đeo vào hông, khoanh tay đứng sau Long-Sảm. Trong suốt bữa tiệc, Long-Xưởng luôn cười nói, cớt nhả vơí Kim-Dung. Mỗi lời của Long-Sảm nói, như một nhát kiếm đâm vào ngực Thủ-Độ. Nó cảm thấy miệng đắng, hơi nóng rừng rực bốc lên hai vai, rồi thái dương. Nó nghiến răng thề ngầm trong tâm :


- Mối hận này chồng chất lên mối hận cũ. Ta, Thủ-Độ nguyện sẽ làm cho mi đau đớn cùng cực, rồi chết mới hả lòng.


Đêm hôm đó Thủ-Độ tới phòng ngủ của Phạm Kính-Ân để tạ ơn ông. Kính-Ân nắm tay Thủ-Độ:


- Thầy mừng cho con huyết nhục trùng phùng. Võ công con cao đến không ai tưởng tượng nổi. Tư cách của con lại khác phàm. Nhất là việc con cứu Thùy-Dương thoát khỏi cảnh ô nhục tại dinh Đàm Dĩ-Mông. Sau con lại nhường Kính-Nghĩa trong cuộc thi võ... Hà, con hơn cả cha con rồi đó. Con ơi! Thầy thấy con lập bang Lĩnh-Nam mà mừng vô hạn?


- Thưa thầy, con muốn mời chị Thùy-Dương, anh Kính-Nghĩa nhập bang Lĩnh-Nam, không biết thầy có cho phép không?


- Cho chứ! Đó là điều mà thầy cầu còn không được. Thầy cũng muốn nhập bang của con. Vậy con định để thầy làm gì nào?


Thủ-Độ còn đang suy nghĩ, thì Kính-Ân nói:


- Bây giờ thầy trò ta sắp xếp lại nhân sự, sao cho hợp lý. Con nghĩ sao?


- Xin thầy dạy cho.


- Con vẫn làm Bang-trưởng. Nguyên-sư đã có Trần Thừa. Tả hộ pháp có Tự-Khánh. Thầy, thì thầy sẽ đảm trách Hữu hộ pháp cho con.


Thủ-Độ chắp tay:


- Đa tạ thầy. Con đề nghị, sáu Vụ như sau: Lê Mịch coi Vụ-binh, Lý Bất Nhiễm coi Vụ-hình, Vương Lệ coi Vụ-lại, Kim-Dung coi Vụ-lễ, Mỹ-Vân coi Vụ-hộ, Thùy-Dương coi Vụ-công. Còn anh Kính-Nghĩa lĩnh chức Tổng-lĩnh chư Khả-hãn.


- Hay lắm!


Chương trước | Chương sau

↑↑
Ảo ảnh

Ảo ảnh

Anh bảo anh xin lỗi, anh vẫn còn yêu tôi, anh đã lỡ vụt mất tôi. Sao anh ác độc với

27-06-2016
Con bù nhìn

Con bù nhìn

Thường vào những đêm hè. Trời quá nóng nực, khiến tôi chẳng tài nào ngủ được

24-06-2016
 Bao la giữa phố

Bao la giữa phố

Tôi và anh, hai kẻ cô đơn đang dần ngập chìm trong những cơn nghiện ngập, sống ẩn

24-06-2016
Ánh sáng trong đêm

Ánh sáng trong đêm

Tôi muốn kể một câu chuyện "có thật" mà chính tôi đã chứng kiến sau một đêm lang

29-06-2016
Anh và cô

Anh và cô

Cô trễ kinh 3 ngày. Mừng quýnh, cô vội mua que thử. 1 vạch. Cô tự nhủ chắc còn sớm

23-06-2016
Anh Đừng Đi

Anh Đừng Đi

Cô luôn luôn vui vẻ,nụ cười lúc nào cũng được nở trên đôi môi của cô,hồn nhiên

24-07-2016 1 chương