XtGem Forum catalog
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 108 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 37

↓↓

- Thưa bác, vụ này dù nhà vua, dù Khu-mật viện cũng không ai biết đầy đủ bằng cháu. Bác không cần điều tra nữa. Sau ngày rằm tháng tám, thi võ xong, cháu hứa sẽ trình với bác vụ này thực đầy đủ.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Chiều hôm ấy, đoàn xe về tới Thăng-long. Lập tức Thủ-Độ tổ chức buổi họp các Khả-hãn bang Lĩnh-Nam. Nó mời bàTrần Lý ngồi chủ tọa, Tự-Thừa, Tự-Khánh cùng tham dự. Nó đem vàng phân chia cho các Khả-hãn. Sau khi dặn dò chi tiết những việc phải làm, rồi ngày hôm sau chia tay.


Bà Trần Lý kinh ngạc vô cùng khi thấy nó còn nhỏ tuổi, mà điều khiển buổi họp rất nhịp nhàng, nào ban lệnh, nào phân tích nhiệm vụ, nào dặn dò phương cách đối phó mỗi khi có biến cố như một thượng thư. Bà đâu biết, nó từng ngồi bên cạnh bố, bên cạnh Thành-cát Tư-hãn xem hai người điều động tướng sĩ đã quen. Điều làm bà kinh ngạc nhất là không biết nó dạy bọn Khả-hãn từ bao giờ, mà bọn này có một kiến thức rất rộng về việc tổ chức thiếu niên thành đội ngũ, huấn luyện xung phong, hãm trận. Nay nó sai bọn Khả-hãn đi các nơi làm công việc đó. Nếu cứ trình độ này, chỉ ba tháng sau, dưới tay nó đã có hàng chục vạn thiếu niên dân dã thiện chiến.


Sau khi giảng giải cho bọn Khả-hãn xong, Thủ-Độ hỏi bà Trần Lý với Tự-Thừa, Tự-Khánh :


- Con xin nghe lời dạy dỗ của bác và các anh.


Tự-Thừa đưa mắt nhìn các Khả-hãn một lượt rồi nói bằng giọng đầm ấm :


- Anh có ba điều khuyên em.


- Em xin nghe.


- Điều thứ nhất : Em lập ra bang Lĩnh-Nam. Lúc đầu chỉ có mấy người. Công việc không làm bao. Bây giờ bang trở thành quá lớn. Mai này lớn không thua gì một nước nhỏ. Em phải tổ chức hệ thống điều khiển lại, phân chia nhiệm vụ như một môn phái. Có như vậy em mới bớt bận rộn, tâm tư thảnh thơi, mà quyết những việc lớn.


Thủ-Độ như một người mù được mở mắt, nó hỏi ngược lại Trần Thừa:


- Theo như minh kiến của anh, thì phải tổ chức như thế nào?


- Trên cao nhất có Bang-trưởng. Phụ tá cho Bang- trưởng có Tả, Hữu hộ pháp. Tả hộ pháp coi về đối nội như thưởng phạt, bổ nhiệm, huấn luyện, kết nạp, lương thực, tài chánh. Còn Hữu hộ pháp coi về đối ngoại như giao thiệp với các môn phái, với hương đảng, với triều đình. Nhất là giúp đỡ dân như lời thề ở đền Hùng. Dưới nữa có Lục thiện nhân, mỗi người phụ trách một việc như Lục-bộ của triều đình, tạm gọi là vụ: Binh-vụ, Lại-vụ, Hộ-vụ, Hình-vụ, Công-vụ, Lễ-vụ. Về lãnh thổ thì mỗi trấn, châu, phủ, huyện có một người đảm trách như một An-phủ sứ, Tuyên-vũ sứ, hiện em đặt tên là Khả-hãn rồi thì cứ để nguyên..


Thủ-Độ suy nghĩ một lúc rồi quyết định:


- Em muốn mời anh Tự-Khánh làm Tả hộ pháp. Kim-Dung làm Hữu hộ pháp. Mỹ-Vân coi Hộ-vụ, Phan Thùy-Dương coi Công-vụ.


Nó nhìn Trần Thừa:


- Còn anh! Em muốn tôn anh làm Nguyên-sư của cả bang.


Bà Trần Lý nắm tay Thủ-Độ:


- Cứ tạm như vậy đi. Trong tương lai, con sẽ gặp nhiều thiếu niên có khí tiết, ta sẽ sắp xếp lại nhân sự sau.


Trần Thừa tiếp:


- Các Khả-hãn của em có cái ưu điểm bậc nhất vô nhị là xuất thân cùng khổ. Rồi được học văn, luyện võ, thấm nhuần lòng yêu nước. Nhưng chúng ta chỉ có mười tám người e không đủ cho toàn quốc ! Bây giờ em nên tìm trong bọn Tiểu-hãn, tuyển chọn lấy trăm người, đem về đây huấn luyện thêm, rồi thăng lên Khả-hãn.


Thủ-Độ chắp tay:


- Đa tạ Nguyên-sư.


Trần Thừa tiếp:


- Điều thứ nhì : Trước đây, tại các xã, thiếu niên tuổi từ mười ba trở lên được gọi là Hoàng-nam. Chúng được huấn luyện quân sự, xung phong hãm trận, dùng để giữ an ninh cho xã. Khi nước có sự, thì Hoàng-nam phụ trách giữ đất. Còn Thiên-tử binh thì lưu động đánh giặc. Khi Đạo-cô Thụy-Hương về ẩn trong Hoàng-cung, bà ta muốn phá nát hệ thống phòng thủ Đại-Việt, nên ép nhà vua ban chỉ giải tán Thiên-tử binh, Ngưu-binh, Kỵ-binh, Hoàng-Nam. Trong mỗi xã chỉ chọn hai người làm Tuần-đinh để sai khiến mà thôi. Bây giờ các Khả-hãn về địa phương ngoài việc chính là quy tụ thiếu niên nghèo khổ lại nuôi dậy, tổ chức thành đội ngũ. Ta cũng nên thu dụng các thiếu niên trong các xã rồi tổ chức đội ngũ huấn luyện họ luôn. Nghĩa là họ sẽ giúp hương đảng giữ an ninh. Nhưng họ là người của ta. Ta có thể điều động họ sang các xã khác.


Thủ-Độ lại chắp tay:


- Đa tạ Nguyên-sư.


- Điều thứ ba, ta tạm tổ chức các đoàn, đội như sau : Mười người là một thập, trăm người là một bách. Không nên, và không thể tổ chức thành nghìn người thành đơn vị. Như vậy lớn quá, bọn mặt dơi, tai chuột sẽ bàn ra, nói vào, không lợi... Trong thời gian ở đây, ta sẽ giúp em làm những việc này.


Bọn Khả-hãn lên đường được hơn tháng, thì chúng báo cáo về rằng mỗi đứa tổ chức được mười đoàn thiếu niên thôn dã, mười đoàn thiếu niên nghèo khổ. Hương đảng đều vui lòng, vì không còn nạn thiếu niên lêu lổng phá phách. Ngược lại, họ có đội thiếu niên có học, giỏi võ, giúp tuần đinh canh phòng làng xã.


Cứ như vậy, tới tháng bẩy, thì mỗi Khả-hãn đã có hơn trăm đội thiếu niên dưới tay. Bang Lĩnh-Nam trở thành một bang lớn. Thế mà triều đình không ai biết gì.


Trong thời gian ấy, thì bà Trần Lý với các con ở trên con thuyền tại bến sông. Hàng ngày bà hoặc Tự-Thừa, Tự-Khánh đến Tây-hồ thủy xá dạy võ cho Thủ-Độ, Mỹ-Vân cùng huấn luyện bọn Tiểu-hãn từ các nơi gửi về.


Thủ-Độ nhận thấy, ngay từ hôm đầu gặp nhau, Mỹ-Vân với Tự-Khánh luôn quấn quýt bên nhau. Mỗi lời nói của Tự-Khánh đối với Mỹ-Vân đều ngọt ngào. Nó biết những gì sắp xẩy ra giữa hai người. Nó luôn tìm dịp cho hai người đi chung với nhau bằng cách sai Mỹ-Vân đi kiểm tra, hướng dẫn, dạy võ các Khả-hãn tại các trấn, các huyện. Vì vậy, riết rồi các Khả-hãn coi Tự-Khánh như một Đại-hãn thứ nhì.


Một hôm Tự-Thừa bảo Thủ-Độ:


- Cứ như bác Phòng-Phong nói, em luyện được cả nội công âm nhu của Mê-linh lẫn nội công dương cương của phái Đông-a. Cho nên hiện công lực em cao vô cùng. Nhưng em không biết vận dụng, thành ra giống một người ngồi bên kho thóc mà không biết xay thành gạo, đành chết đói. Chính vì thế, nên hôm em đấu một chưởng với Đinh Hồng, mà chỉ ngang nhau. Giá như em biết vận khi phát lực thì chỉ một chiêu y đã táng mạng rồi. Vậy bây giờ anh giảng cho em về Thập-nhị kinh mạch, cùng Kỳ-kinh bát mạch. Sau đó lại dạy em dẫn khí theo vòng Tiểu-chu thiên, Đại-chu thiên, thì...công lực anh cũng thua em xa.


Tự-Thừa chỉ một cây soan to bằng bắp chân :


- Em vận khí rồi phát chưởng đánh vào cây soan kia xem nào ?


Thủ-Độ hít hơi, vận khí phát chiêu Phong-ba hợp bích hướng cây soan. Binh một tiếng cây soan rung động, nghiêng ngả.


- Đấy ! Em không biết phát lực, thành ra cây soan chỉ rung động mà thôi. Nếu như em biết phát lực, thì cây soan kia gẫy ngay. Bây giờ anh dậy em hệ thống kinh mạch trước.


Tự-Thừa lấy ra ba trục vải trên vẽ đồ hình kinh mạch, rồi giảng :


« Trong cơ thể con người gồm ngũ tạng là tâm, can, tỳ, phế, thận, ngoài ra còn tâm bào. Lục phủ là vị, đởm, đại trường, tiểu trường, tam tiêu, bàng quang. Cộng chung là mười hai cơ phận. Mỗi cơ phận có một đường kinh thông với cơ thể, thịt, xương, đem khí của tạng phụ nuôi thân thể. Vì vậy trong cơ thể có mười hai đường kinh, chia ra sáu kinh tay, sáu kinh chân. Sáu kinh tay cũng như sáu kinh chân, đều chia làm ba kinh âm, ba kinh dương. Ngoài ra còn Kỳ-kinh bát mạch là Đốc-mạch, Nhâm-mạch, Âm-kiêu, Âm-duy, Dương-kiêu, Dương-duy, Xung-mạch, Đới-mạch ».


Rồi chàng dạyThủ-Độ vận khí theo kinh mạch. Bắt đầu bằng Thủ Thái-âm phế kinh, sang Thủ Dương-minh đại trường kinh, Túc Dương-minh vị kinh....Cuối cùng là Túc Khuyết-âm can kinh. Vốn thông minh, Tự-Thừa chỉ giảng một lần, Thủ-Độ đã thuộc ngay.


Chỉ không đầy một ngày Thủ-Độ đã có thể vận khí khắp Thập nhị chính kinh và Kỳ-kinh bát mạch.


Bấy giờ Tự-Thừa mới dạy nó phát lực. Thủ-Độ thấy lực mình tuôn ra mãnh liệt vô cùng. Tự-Thừa chỉ cây soan :


- Em thử phát chiêu Phong-ba hợp bích xem nào.


Thủ-Độ xoạc cẳng vận khí rồi phát chiêu. Ầm một tiếng, cây soan bị gẫy làm hai từ từ đổ uống. Nó kinh ngạc, há miệng ra không nói lên lời. Tự-Thừa chỉ gốc soan :


- Em quan sát chỗ gẫy xem có gì lạ không ?


Nó chạy lại nhìn : Chỗ chưởng đánh vào cắt bằng phẳng như búa chém. Còn những thớ gỗ bên trong cong queo như vỏ bào. Nó ngơ ngác không hiểu.


Tự-Thừa giải thích :


- Cắt gốc soan như búa chặt là do nội lực dương cương. Còn làm cho các thớ gỗ cong queo là âm kình. Anh chỉ luyện thành nội công dương cương. Nếu anh phát lực, thì chỉ cắt đứt gốc soan thôi, chứ không làm cho các thớ gỗ nát ra như vậy. Em thử nghĩ xem, nếu chưởng vừa rồi đánh trúng một người, thì tạng phủ sẽ nát ra mà chết.


Từ hôm đó, bà Trần Lý, Tự-Thừa dồn hết tâm huyết luyện võ cho Thủ-Độ. Nhờ có nội lực cao, nên bất cứ quyền, chưởng gì, nó chỉ luyện qua là thành công ngay.


Cuối cùng bà nói :


- Con đã học trộm được bộ chưởng trấn môn của phái Hoa-sơn. Bộ này nguyên xuất từ bộ Vô-Trung kinh, đặt trên căn bản biến hóa Dịch-lý, cực kỳ ảo diệu mang tên Hoa-sơn thần chưởng. Có thể nói, trong võ công Đại-Việt, chỉ có Long-biên kiếm pháp, Phục-ngưu thần chưởng, Mục-ngưu thiền chưởng và Đông-a chưởng pháp là có thể so sánh. Hiện Công-chúa Tiên-tử Thụy-Hương muốn dùng võ công Hoa-sơn, cùng võ công mà thị học được của Đông-a, rồi khai sáng một môn phái mới. Cho nên thị truyền võ công trấn môn Hoa-sơn cho bọn Lĩnh-Nam ngũ hổ tướng, cho bọn Gia-thụy ngũ-anh. Đạo cô tham vọng quá lớn. Ý định của thị đã lộ rõ, là muốn làm suy yếu các môn phái Đại-Việt. Một mặt thị bắt nhà vua ban chỉ cấm các môn phái thu đệ tử. Một mặt thị ta cho Lĩnh-Nam ngũ hổ mở trường dạy võ. Như thế trong các kỳ thi này, chỉ có để tử của thị trúng tuyển, được bổ làm quan, thì dân chúng sẽ bỏ hết các môn phái mà theo học các trường của thị...Song thân của chồng ta biết thế. Người nghiên cứu ra một pho võ công, chỉ với mục đích khắc chế pho võ công trấn môn của Hoa-sơn. Bộ chưởng này có tên Lôi-giáng Hoa-nhạc. Hôm nay ta dạy con, để khi nào con gặp đối thủ xử dụng võ công ấy, đem ra đối phó, thì chỉ một hai chiêu là khiến đối thủ mất căn bản ngay.


Bà gọi Kim-Dung :


- Bây giờ con dùng Hoa-sơn thần chưởng, Kim-Dung dùng Lôi-giáng Hoa-nhạc đấu với nhau xem, con sẽ thấy rõ.


Hai người đứng đối diện.


Tự-Thừa hô :


- Xuất chiêu !


Kim-Dung chắp hai tay vào nhau, đẩy về trước. Đó là chiêu mở đầu của các đệ tử Đông-a, để tỏ lễ phép với đối thủ. Thủ-Độ đã biết chiêu này. Nó cũng nghiêng mình ra chiêu Ngũ-sơn nhật mộ của Hoa-sơn để đáp lễ. Hai chiêu vừa dứt, thì Thủ-Độ xuất chiêu Sơn-cao hạc minh, chân từ quẻ Càn phương Hỏa-địa-tấn bước sang quẻ Cấn phương Phong-sơn-tiệm, tay trái xỉa về trước, tay phải vòng từ sau lên. Kim-Dung bước xéo lùi lại, ra chiêu Lôi-hỏa thạch sa. Tay trái xỉa vào nách phải Thủ-Độ, tay trái dáng từ trên xuống. Kình lực của Thủ-Độ bị tuyệt, chân loạng choạng suýt ngã. Kinh hoảng, Thủ Độ lại xuất chiêu Nam-nhạc trấn thiên , chân từ quẻ Cấn phương Sơn-trạch-tồn bước sang cung Đoài, phương Thủy-sơn-kiển. Kim-Dung lại ra chiêu Ngũ-sơn đảo địa. Kình lực Thủ-Độ bị mất, người bật tung về sau. Cứ như vậy, hai người đấu với nhau đủ 36 chiêu, Thủ-Độï đều bị đánh bại.


- Ngừng tay !


Tự-Thừa giảng cho Thủ-Độ :


- Em thấy không ! Cứ mỗi chiêu em đánh ra, đều bị mất căn bản. Đây là giữa em với Kim-Dung luyện tập với nhau. Giả như đấu thực, thì chỉ một chiêu, em mất căn bản, Kim-Dung đánh liền hai chiêu, thì liệu tính mệnh em có còn không ?


Thế rồi bà Tự-Hấp giảng yếu quyết vận khí, biến hóa, phát chiêu, cùng phương vị di chuyển, sau đó mới dạy các chiêu thức. Trong hai ngày, thì Thủ-Độ đã thành thuộc. Bà Trần Lý ra lệnh cho Tự-Khánh xử dụng Hoa-sơn thần chưởng. Còn Thủ-Độ xử dụng Lôi-giáng Hoa-nhạc. Lạ lùng thay, từ công lực, cho đến võ công, Tự-Khánh bỏ xa Thủ-Độ, thế mà cứ mỗi chiêu nó đánh ra y như là Tự-Khánh luống cuống.


Học xong Lôi-giáng Hoa-nhạc, Thủ-Độ nghĩ thầm :


- Trước đây ông cố mình là Tự-Kinh đã chế ra bộ Thiên-la thập bát thức khắc chế hầu hết nguyên tắc căn bản của võ công Trung-nguyên. Bây giờ ông nội mình nhân thấy bộ Hoa-sơn thần chưởng kỳ diệu, mà sáng chế ra bộ Lôi-giang Hoa-nhạc để khắc chế. Giòng họ mình thực siêu việt. Đã vậy, trong kỳ thi võ này, đứng giữa đài mình phải nói rõ thân thế ra trước thiên hạ, để vinh danh tổ tiên.


Trước khi từ biệt về Thiên-trường, bà Trần Lý dặn Thủ-Độ :


- Bây giờ con đã lớn. Võ công cao, lại là Đại-hãn, là Bang-trưởng một bang lớn nhất Đại-Việt. Con đã giúp cho hàng chục vạn người nghèo có nhà ở, có cơm ăn. Các Khả-hãn của con đã tổ chức được hàng mấy trăm đoàn thiếu niên bảo vệ hương thôn, có khả năng chiến đấu hơn cả Thiên-tử binh. Dân chúngï nhớ ơn, nhân tâm quy phục. Dù con bảo họ nhảy vào lửa, vào nước họ cũng làm. Uy tín con rất lớn. Mỗi hành động con phải đẳn đo sao cho đúng với đạo lý người quân tử. Ta để Thừa, Khánh, Dung, Vân ở lại giúp con. Con đã cho Cửu-hào ghi danh ứng tuyển trong kỳ thi võ này rồi phải không ?


- Vâng con cho mỗi đừa ứng thí ở một trấn, một huyện khác nhau. Trong kỳ sơ tuyển địa phương, chúng đều trúng cách cả. Hôm trước, về thi phúc tuyển ở Binh-bộ, chúng cũng đậu hết. Ngày rằm này, chúng đều vào đình thí.


- Dường như con bị bắt buộc dự thi thì phải ?


- Vâng ! Vì con thuộc Ngoại-thích, nên không phải qua cuộc sơ tuyển. Ý con không muốn thi, nhưng vì con họ...Đàm, thuộc ngoại thích, cho nên Nam-thiên tiên tử bắt con phải dự. Con được biết, Hoàng-hậu tưởng bản lĩnh con thấp kém, vì Phạm Bỉnh-Di tâu rằng con chỉ tập có mấy tháng rồi bỏ. Bà muốn mượn kỳ thi võ này, để dùng bọn Gia-thụy ngũ anh giết con trên đài, mà không ai bàn tán gì đươc. Bây giờ nếu con dự thi, thì người bị giết không phải là con, mà là chúng nó.


- Con ạ ! Ta biết con thù hận triều Lý. Con muốn lật đổ triều Lý, lập một triều khác lên thay. Nhưng con ơi ! Con làm như vậy, e trong nước sẽ xẩy ra một thời kỳ rối ren, loạn lạc, dân chúng khổ lắm. Ta nghĩ sao bằng con dự thi, chiếm chức Trạng-nguyên, rồi làm quan võ trong triều. Ngoài trấn, thì bọn Cửu-hào cầm quân. Khắp các phủ huyện, bọn Khả-hãn, bọn Tiểu-hãn nắm lực lượng thanh thiếu niên. Bấy giờ con sẽ dùng các sức mạnh đó ép triều đình cải tổ, sao cho dân giầu, nước mạnh, có phải hơn không ?


Thủ-Độ tỉnh ngộ :


- Con xin nghe lời dậy của bác.


- Thể lệ dự thi ra sao?


- Đầu tiên sĩ tử ghi tên ở các cả các trấn, các huyện. Họ phải qua một cuộc thi văn, đấu võ, để lọc bớt đi những người vô tài. Những người này được đưa về Thăng-long. Binh-bộ lại thi tuyển một lần nữa, lấy 72 người. 72 ngươì này sẽ vào đình thí. Đấy là thành phần dân dã. Còn phàm con cháu các quan, văn từ chức Thị-lang, võ từ cấp Đô-thống, hoặc thuộc ngoại thích (họ phía các bà vợ vua), Hoàng tộc, thì ghi danh ở quan Tổng-trấn Thăng-long. Quan Tổng-trấn cho tuyển lấy 72 người, rồi được vào đình thí ngay.


- Các môn thi ra sao ?


- Trước hết là thi lực. Mỗi thí sinh phải dùng hai tay cử một khúc gỗ 200 cân (100kg), đi một vòng sân. Ai không làm được như vậy thì bị đánh trượt. Thứ nhì là ngồi trên mình ngựa vừa phi vừa bắn tên. Ai bắn trung từ đến 10 mũi thì trúng cách. Cuối cùng các sĩ tử đấu võ với nhau.


- Võ đài đình thí ở đâu?


- Đặt tại giữa sân viện Giảng-võ.


- Tổ chức cũng khá gọi là chu đáo đấy. Vậy đình thì sẽ diễn ra như thế nào?


- Chia 72 người thành 36 cặp, các thí sinh đấu với nhau, lọc lấy 18 người cho đỗ Tiến sĩ. Ba người đỗ đầu là Trạng-nguyên, Bảng-nhãn, Thám-hoa. Đấy là các sĩ tử dân dã. Còn các sĩ tử quyền qúy thì 18 Tiến-sĩ, lại chia làm ba toán, tuyển lấy ba người. Cuối cùng ba người này đấu với nhau để phân biệt Trạng-nguyên, Bảng-nhãn, Thám-hoa.


- Như thế có hai loại Tiến-sĩ. Trạng-nguyên, Bảng-nhãn, Thám-hoa cũng có hai loại. Một loại thuộc giới quyền quý, và một loại thuộc giới dân dã.


- Vâng.


Kim-Dung cười:


- Này Đại-hãn! Tại sao Đại-hãn cố đoạt lấy ngôi Trạng-nguyên cho thiên hạ nể vì?


- Huynh không thích! Nhưng người ta bắt huynh phải ứng thi, dường như với mục đích mượn võ đài giết huynh mà không ai dị nghị được. Nay nghe bác dạy, huynh quyết đoạt chức Trạng-nguyên, rồi sẽ cầm quân...


Bà Trần Lý ân cần dặn Thủ-Độ:


- Ta biết từ trước đến giờ, vì con cần dấu thân phận, nên dường như con không dám dùng tên họ thực, con lại cũng chuyên xử dụng võ công Hoa-sơn. Bây giờ thân phận con không nhỏ nữa, con cứ đường đường chính chính, nói với anh hùng thiên hạ tên họ của mình, rồi xử dụng võ công Đông-a. Đó là lối hành xử quang minh lỗi lạc...Sau ngày tuyển võ rằm tháng tám, dù con có trúng tuyển hay không, cũng không cần thiết. Con phải về Thiên-trường thuật cho chúng ta nghe tất cả những gì liên quan đến công chúa Đoan-Nghi và con của người.


- Vâng!


- Tự-Khánh, Mỹ-Vân hiện đang đi các trấn cố vấn, dạy võ, kiểm tra công việc làm của các Khả-hãn chưa về. Bây giờ ta dẫn Tự-Thừa đi Đông-triều mấy ngày. Vậy ở nhà con với Kim-Dung, Mỹ-Vân cứ thay nhau luyện võ cho bọn Khả-hãn, vì sắp tới ngày tuyển võ rồi.


Chiều hôm ấy, Khả-hãn Nhất-Anh, phụ trách vùng Thăng-long đến báo cho Thủ-Độ một tin quan trọng :


- Đại-hãn ! Chúng ta có thể xử tử tên Đàm Thì-Phụng được rồi !

Chương trước | Chương sau

↑↑
Quả táo của Jules

Quả táo của Jules

"Trong tình yêu, duyên số luôn có cách giúp ta tìm lại nhau. Đôi khi, chỉ cần đến một

30-06-2016
Bản Châng mùa gió lạ

Bản Châng mùa gió lạ

Cả bản Châng mấy ngày hôm nay cứ ồn ào như ong vỡ tổ, cái tin cô Hẩn con gái nhà

24-06-2016
Mảnh trăng gầy

Mảnh trăng gầy

Tôi gặp em vào 1 buổi trưa nắng gắt giữa lòng Cần Thơ ồn ã náo nhiệt. Cái cảm giác

24-06-2016
Khoảng cách hai ta

Khoảng cách hai ta

"Em hỏi khoảng cách giữa chúng ta là bao xa? Vậy tôi sẽ nói cho em biết, ngay từ lúc em

24-06-2016