80s toys - Atari. I still have
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 91 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 37

↓↓

Mỹ-Vân hỏi tiếp :

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Cống cho Tống là do triều đình. Thế sao vợ Đàm Thì-Phụng, Đàm Dĩ-Mông, Đàm hậu cũng phải đem tư trang trao cho sứ Đoàn ?


Thấy Trịnh Hồng trầm ngâm, Mỹ-Vân nói bâng quơ :


- Khai chậm thế này thì sẽ chết. Không biết mình nên đốt hay chôn cái xác này để phi tang đây !


Đinh Hồng bở vía :


- Đàm hoàng hậu muốn ngài chánh sứ về tâu với triều đình rằng nhà vua bị chứng điên khùng. Giòng họ Lý không còn ai. Trong khi đó công chúa Thụy-Hương muốn tôn người tình cũ là Trần Thủ-Huy lên ngôi vua. Thủ-Huy là người có tài nghiêng trời lệch đất. Nếu như y lên ngôi vua, tất cất quân tái chiếm vùng Lưỡng Quảng. Vậy Tống triều nên phong cho Đàm Thì-Phụng lên làm vua, thì Nam phương không những yên tĩnh, mà An-Nam còn chịu binh dịch, cung ứng lương thảo cho Thiên-triều.


Thủ-Độ muốn điều tra về cái chết của mẹ mình, mà không muốn cho Mỹ-Vân, Kim-Dung biết. Nó nói:


- Nhị đệ với Kim-Dung tạm lui, huynh sắp lột quần áo tên này ra để khám xét trên người chúng.


Mỹ-Vân, Kim-Dung bật cười, rồi vào nhà trong.


Thủ-Độ hỏi Đinh Hồng:


- Đinh tứ tiên sinh! Xin tiên sinh cho biết tại sao Tống triều lại ám hại công chúa Đoan-Nghi ?


- Tống triều không chủ tâm giết Đoan-Nghi, mà chỉ muốn giết Thủ-Huy.


- Tại sao ?


- Thủ-Huy với Đoan-Nghi phá vỡ đại kế biến vùng Thảo-nguyên thành phiên bang. Tiếc rằng Thủ-Huy không về, thành ra chỉ có mình Đoan-Nghi chết.


- Thế ai là người thi hành vụ bày ?


- Tống Thiên-tử ban mật chỉ cho Đàm Thì-Phụng, Đàm Dĩ-Mông làm.


- Thế người đàn bà bị công chúa cắt tai, rạch mặt. Gã đàn ông bị chặt cụt tay là ai ?


- Điều này Đàm Thì-Phụng không tâu lên Tống triều, nên Khu-mật viện không biết.


Biết không khai thác gì hơn nữa, Thủ-Độ phóng tay điểm huyệt Thính-cung, Á-môn, Tứ-bạch của Đinh Hồng, rồi gọi Kim-Dung, Mỹ-Vân :


- Tha hay giết tên này ?


- Không nên giết.


Kim-Dung đề nghị :


- Bây giờ ta tìm cách đem tên này bỏ vào nhàn giam trong phủ Thái-úy Đàm Thì-Phụng, rồi tìm cách báo cho sứ đoàn biết. Sứ đoàn ắt sai người mật dò thám, rồi giải cứu y ra. Thế là ta chia rẽ được giữa họ Đàm với Tống.


Mỹ-Vân tiếp :


- Trong khi dùng xe chở y đi. Ta cố ý đụng vào huyệt Ngoại-quan, giải huyệt Thính-cung của Đinh Hồng để y nghe được. Rồi ta bàn bạc với nhau rằng Thì-Phụng sai chúng ta làm việc này.


Đoàn xe năm chiếc chở toàn thể đám thiếu niên đầu não của bang Lĩnh-Nam...lăn bánh. Vó ngựa khua lóc cóc, lẫn với tiếng cười nói ồn ào, tiếng bánh xe lăn, cuốn bụi bốc cao vượt qua con đường đầy cỏ xanh tươi. Trên chiếc xe dẫn đầu, Thủ-Độ, Mỹ-Vân, Kim-Dung phóng mắt nhìn về trước. Mỹ-Vân chỉ vào ngọn núi xa xa, chân núi, sườn núi, đỉnh núi ẩn hiện trong đám mây trắng những căn nhà ngói đỏ, tường trắng, nổi bật lên giữa rừng xanh ngắt:


- Kia núi Hy-cương kia!


Mỹ-Vân giảng giải:


- Đền thờ, lăng Quốc-tổ ở trên đó. Chúng ta phải vượt qua một quãng đường mười dặm nữa, sẽ có ngã rẽ. Từ ngã rẽ, vào tới đền khoảng năm dặm.


Kim-Dung hỏi:


- Này Mỹ-Vân này! Tôi nghe nói đền thờ vua Hùng ở trên núi Nghĩa-lĩnh , sao chị lại bảo là ở núi Hy-cương?


- À, núi này có nhiều tên khác nhau. Tên cổ là Hy-cương. Đến thời vua Trưng đổi là Nghĩa-lĩnh hay Nghĩa-cương. Lại có tên là Bảo Thiếu-lĩnh. Còn dân chúng thì gọi là núi Cả. Núi nằm trên thôn Cổ-tích, xã Hy-cương, thuộc Phong-châu. Khi xưa, vua Hùng tuần du khắp đất nước, cuối cùng ngài chọn khu đất linh này làm kinh đô. Chính nhờ thế đất quy tụ khí thiêng của tạo hóa, bao phủ ngôi đền, mà đất nước ta mấy nghìn năm, vẫn ngạo nghễ với Trung-quốc.


- Sư muội nói rằng thế đất linh , nghĩa là???


Mỹ-Vân chỉ tay về núi Hy-cương:


- Nước ta, cổ còn có tên là Viêm-bang. Trong văn chương, Viêm là Hỏa, thuộc phương Nam. Thì, kìa đỉnh núi, nơi có đền thờ hình như đầu rồng hướng về Nam. Lưng rồng uốn vặn làm ba khúc là Đột-ngột cao-sơn, Áp-sơn, Viễn-sơn. Phía trước có hàng chục quả đồi thấp, giống như đàn rùa bò từ ao nước lên chầu vào. Trên núi Hy-cương, có bốn đền thờ mang tên đền Thượng, Trung, Hạ và đền Giếng. Kể từ cổng lên đền Thượng có 300 bậc đá, chia làm ba khúc, mỗi khúc 100 bậc. Khúc cổng lên đền Hạ100, khúc đền Hạ lên đền Trung 100 bậc, khúc đền Trung lên đền Thượng cũng 100 bậc. Từ đền Trung lên đền Thượng cũng có 100 bậc. Cái con số 100 này căn cứ vào Quốc-tổ , Quốc-mẫu sinh ra một trăm con.


Ghi chú của thuật giả


Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, cho đến đầu thế kỷ thứ 20, các bậc đá bị mất gần hết. Trong cuộc trùng tu 6 năm liền từ 1917 đến 1922, thay vì xây 300 bậc, ban kiến thiết lại xây 539 bậc. Trong đó từ cổng lên đền Thượng 496 bậc. Từ đền Hạ xuống đền Giếng 44 bậc.


Kim-Dung đứng lên trên thành xe quan sát, rồi hỏi:


- Phía sau núi Hy-cương là một khu đất bằng, có nhiều nhà dân chúng ở. Vùng đó tên là gì vậy?


- Đó là làng Hy-sơn.


Kim-Dung kêu lên:


- Khu này trông giống như hình một con phượng hai chân cắp quyển sách. Chắc vì thế, mà nước ta mới là một nước văn hiến. Phải không?


- Đúng vậy.


Xe đã tới ngã ba. Phu xe giật cương cho ngựa quẹo phải. Mỹ-Linh chỉ một bãi đất ra lệnh:


- Chúng ta ngừng lại đây, nghỉ một lát, chỉnh đốn y phục rồi hãy vào triều kiến Quốc-tổ, Quốc-mẫu.


Nàng chỉ vào ngọn đồi bên phải núi Hy-cương:


- Quả đồi kia tên Chu-hóa, có hình dạng giống con hổ phục, chầu vào. Phía bên trái là đồi Phượng-lâu, hình giống như một vị tướng quân bắn cung. Kìa, làng Cổ-tích trước mặt chúng ta, hình giống như con ngựa ghì cương. Xa xa kia là dãy đồi từ Phú-lộc đến Thậm-thình có 99 ngọn, giống như 99 con voi chầu về đền.


Nàng chỉ về hướng Đông và Tây: Khu vực chúng ta đứng đây là cố đô Phong-châu xưa, với những đồi đầy linh khí, nằm giữa hai con sông Lô và sông Thao. Hỏi còn thế đất nào tụ linh khí nhiều hơn thế đất này?


Thủ-Độ hô:


- Ta lên đường thôi!


Đoàn xe tiếp tục lên đường. Con lộ này, nếu vào ngày hội 10 tháng 3, thì đường đất được tu bổ, cỏ được làm sạch, cành cây bên đường được cắt xén. Nhưng bấy giờ là tháng tư, mưa đổ xuống núi rừng, làm nước tràn ra soi mòn con lộ đi. Năm chiếc xe phải khó khăn lắm mới vượt qua được quãng đường ngắn.


Đoàn Xe tới một bãi đất trước cổng đền.


Mỹ-Vân chỉ huy bọn Khả-hãn mang lễ vật, xếp hàng hướng cổng đi lên. Trên cổng có chữ:


Cao sơn cảnh hành.


Ngũ-Hào hỏi Mỹ-Vân:


- Bốn chữ này nghĩa là gì vậy nhị ca?


- Núi cao, đường lớn.


Nhị-Anh cất cao giọng đọc đôi câu đối trên hai cột cổng :


Thác thủy khai cơ tứ cố sơn hà quy bản tịch.


Đăng cao vọng viễn quần phong la liệt tự nhi tôn.


Dịch:


Mở lối đắp nền bốn mặt non sông quy một mối,


Lên cao nhìn rộng nghìn trùng đồi núi tựa đàn con.


(Vũ Kim-Biên)


Ban thủ từ đã thấy đoàn ngươì của Thủ-Độ. Ông Thủ-từ hơi kinh ngạc, khi thấy đoàn hành hương toàn là các thiếu niên. Lúc năm chiếc xe tới bãi đất trước cổng, ông cho rằng đây là một đoàn người hành hương của một trấn, một huyện nào đó. Trong đoàn ắt có những vị cao niên hay các quan dẫn đầu. Bây giờ trước mắt ông, chỉ có hai thiếu niên, một thiếu nữ đi trước. Phía sau mười thiếu niên, mười thiếu nữ.


Ông cung tay:


- Các vị đây xưng hô thế nào?


Kim-Dung đáp:


- Chúng tôi là các thiếu niên ở Thăng-long.


Nàng chỉ Thủ-Độ:


- Người cầm đầu chúng tôi là vị đại ca này, có tên Đại-hãn. Chúng tôi tới đây dâng lễ, để tỏ lòng tưởng nhớ công ơn Quốc-tổ, Quốc-mẫu.


Ông thủ từ chỉ huy ban nghi lễ đỡ các mâm lễ vật, rồi đi trước dẫn đường. Tới đền Hạ, ông giảng:


- Thưa quý khách, đền Hạ là nơi mà Quốc-mẫu Âu-Cơ trở dạ sinh một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Nên sau này con cháu xây đền để tưởng nhớ công sinh thành. Xin mời các vị vào đền lễ Quốc-mẫu.


Đường lên đền Trung phải vượt qua những bậc bằng đá dốc thẳng. Ngôi đền này xây bằng đá, lợp ngói xanh. Tấm biển trước đền có chữ:


Triệu tổ Nam bang


(Tổ muôn đời của nước Nam).


Ông Thủ-từ lại giảng:


- Thưa quý khách, nơi đây, khi xưa vua Hùng thường lên hóng mát. Có khi ngài cùng quần thần luận bàn việc nước. Cũng tại chỗ này, vua Hùng thứ sáu tuyên triệu 18 hoàng tử về, thi làm cỗ, để tìm người con nào hiếu thảo với cha mẹ, mà lại có lòng thương yêu dân, sẽ được truyền ngôi. Hoàng-tử út Lang-Tiêu vì thân dân, hiểu dân, đã làm bánh chưng, bánh dầy tượng trưng cho trời đất. Hoàng tử được nhường ngôi vua, trở thành vua Hùng thứ 7.


Bọn Thủ-Độ lễ xong, ông Thủ-từ tiếp tục dẫn lên đền Thượng. Đền xây bằng đá, mái lợp ngói đỏ. Trên nóc chái có bức hoàng phi:


Nam-Việt triệu tổ.


(Tổ muôn đời của nước Nam).


Hai cột cửa chính giữa có đôi câu đối:


Thần thánh khải Viêm-bang chí kim, địa bất cải, tịch dân bất cải tụ.


Huân lao phụng thánh miếu thị vị, mộc chi hữu bản thủy chi hữu nguyên.


Dịch:


Thần thánh mở cơ đồ, đến nay đất vẫn thế dân vẫn thế.


Công huân thờ đền miếu, đó là cây có gốc nước có nguồn.


(Vũ Kim-Biên)


Hai cột kế tiếp, một đôi nữa:


Hồng-lạc cố cơ tồn điệp chướng tầng loan quần thủy hợp.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Liên Thành quyết - Kim Dung

Liên Thành quyết - Kim Dung

Giới thiệu: Liên thành quyết là câu chuyện kể về chàng trai Địch Vân thật thà,

08-07-2016 49 chương
Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Trích đoạn: Dưới Địa Song, là một sơn cốc hình như cái bồn, từ miệng động nhìn

11-07-2016 72 chương
Giao mùa!

Giao mùa!

(khotruyenhay.gq) Đã cuối tháng bảy rồi, sắp bước sang tháng tám, vậy là như đã hẹn,

28-06-2016
Cái chén gáo dừa

Cái chén gáo dừa

Ngày xưa, ở một vùng nọ, có vợ chồng kia hiền lành và chăm chỉ, hai người lấy

24-06-2016
Giày đỏ

Giày đỏ

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Hay là mình cứ bất chấp hết yêu nhau

26-06-2016
Hạnh phúc vô hình

Hạnh phúc vô hình

Bạn liệu có phát hiện ra rằng, khi mất đi hoặc thiếu thứ gì đó bạn sẽ luôn nhớ

30-06-2016
Chị/Cô! Anh yêu em!

Chị/Cô! Anh yêu em!

Tôi tát cậu ta, lần đầu tiên trong đời tôi tát một người và đó lại là cậu Sinh

23-06-2016
Chiếc giày đỏ

Chiếc giày đỏ

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Rồi sẽ qua hết, phải không?") "Tôi

25-06-2016