XtGem Forum catalog
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 92 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 31

↓↓
Thiết Mộc Chân đưa mắt cho Bác Nhĩ Truật. Bác Nhĩ Truật nắm lấy tay Thủ-Huy :


- Không nói giấu gì phò mã. Khi chúng tôi đón được Tuyên-uy đại tướng quân Lý Long-Phi sang Mông-cổ, tuy chúng tôi khâm phục người, mà chỉ khâm phục về võ công, nên chúng tôi xin người dạy võ cho tướng sĩ, mà không nhờ người luyện quân. Phải đợi cho đến khi đi sứ Đại-Việt, tôi được phò mã cho xem hai hiệu Thiên-tử binh Ngự-long, Quảng-vũ thao diễn, lại được xem hiệu Kỵ-binh Phù-đổng tập trận. Tôi như người mù được mở mắt. Trở về Mông-cổ, tôi thuật cho Đại-hãn nghe. Bấy giờ Đại-hãn mới nhờ Long-Phi luyện quân cho. Mông-cổ hùng mạnh từ ngày ấy.


Thiết Mộc Chân trịnh trọng cắt một miếng thịt nướng, bưng một bát rượu trao cho Thủ-Huy để bầy tỏ một cử chỉ kính trọng. Chờ Thủ-Huy ăn thịt, uống rượu xong, ông mới nói :


- Tôi được biết mười hai hiệu Thiên-tử binh, hiệu Kỵ- binh Phù-đổng, hiệu Ngưu-binh Hoa-lư, đội võ sĩ Long-biên, Côi-sơn, đều do một tay phò mã đào tạo ra. Khi nghe Bác Nhĩ Truật ca tụng hiệu binh Phù-đổng, tôi tuy khâm phục, nhưng vẫn có ý coi thường. Cho đến mấy hôm nay, được thấy đội võ sĩ Long-biên xuất chiến, tôi mới tự thẹn rằng Kị- binh của mình chỉ là một bầy cừu trước bầy sư tử. Bây giờ...

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Ông nói chậm lại :


- Nếu như phò mã giúp chúng tôi, huấn luyện được khoảng vài chục đội kị mã như đội Long-biên, thì những cái gọi là Đại-kim quốc hùng mạnh, Nãi-man sấm sét, Tây-hạ vô địch, Đại-vương quốc Khắc-liệt... kia tôi có coi ra gì.


Thấy Thiết Mộc Chân hết sức cầu khẩn, Thủ-Huy đáp bằng lời lẽ thành thực :


- Hiện tôi không thể trở về Đại-Việt, trượng phu bốn bể là nhà, Đại-hãn đã đem lòng của kẻ sĩ ủy thác, thì tôi nhận lời. Tuy nhiên tôi xin thưa trước, muốn huấn luyện xong hai mươi đội, phải cần thời gian là bốn tháng.


- Chỉ bốn tháng thôi sao ? Trước tôi nghe nói, phò mã phải huấn luyện trong 18 tháng mới xong kia mà ?


- Trước kia tôi cần 18 tháng, vì những người được tuyển chưa từng biết cỡi ngựa, chưa từng biết bắn cung, cũng chưa từng xử dụng vũ khí. Lại nữa, về ngươì huấn luyện, bấy giờ ngoài tôi ra, chỉ có năm vị sư thúc của tôi là Đại-Việt ngũ tuyệt mà thôi. Còn bây giờ binh sĩ của Đại-hãn đã thành đội ngũ, phối hợp tác chiến thành thạo. Họ là những kị mã, tiễn thủ đại tài rồi. Trong khi đó, tôi có tới ba chục trưởng toán võ sĩ Long-biên, ba đội trưởng cùng huấn luyện thì mau lắm.


Thiết Mộc Chân suy nghĩ một lúc rồi hỏi các tướng :


- Từ trước đến giờ, tổ chức các đội quân của vùng thảo nguyên này thường không giống nhau. Nguyên do chỉ vì mỗi tộc có quân số không đồng đều, mỗi tộc trưởng có một sáng kiến riêng. Từ sau khi Lý Long-Phi cùng phu nhân giúp chúng ta, thì người tổ chức các đội quân theo Đại-Việt. Năm người thành một ngũ, năm ngũ thành một lượng, năm lượng thành một đội. Mỗi đội là một đơn vị độc lập. Bây giờ tôi thấy các võ sĩ Long-biên lại tổ chức hơi khác. Mười người là một thập (10), mười thập là một bách (100). Năm bách thành một đoàn (500). Vậy chúng ta nên giữ nguyên tổ chức cũ hay theo đoàn Long-biên ?


Bác Nhĩ Truật từng sang Đại-Việt, từng xem Thủ-Huy thao diễn cho xem. Ông trình bầy :


- Binh đội Đại-Việt chia ra làm Thiên-tử binh, Thủy-binh, Kỵ-binh, Ngưu-binh với hai đội võ sĩ Long-biên, Côi-sơn. Sáu loại binh đoàn, đều có tổ chức khác nhau. Lối tổ chức mà tiên-sinh Long-Phi luyện cho ta là theo Thiên-tử binh. Còn tổ chức đội võ sĩ Long-biên, Côi-sơn thì là một sáng kiến của huynh trưởng Trần phò mã là Thần-nông sứ Trần Lý. Mục đích của hai đội võ sĩ này không phải để tác chiến, mà để chọc thủng phòng tuyến địch bắt chúa tướng địch và bảo vệ chúa tướng mình khi đối diện với địch quân.


Tốc Bất Đài khen :


- Tôi thấy lối tổ chức của đội Long-biên hợp với chiến trường vùng Thảo-nguyên. Vậy ta nên cải tổ toàn bộ các binh đội của ta theo đội Long-biên thì hơn. Nhưng nay, vì chiến trường cần tới đội quân độc lập lớn hơn, ta chia ra thập, bách và thiên. Với một đơn vị biệt lập nghìn người mới có thể thi hành những nhiệm vụ lớn.


Thiết Mộc Chân đưa mắt nhìn Thủ-Huy với tất cả khẩn cầu :


- Phò mã ! Trời đã đem tiên sinh Long-Phi cho Mông-cổ. Bây giờ trời lại đem phò mã cho Mông-cổ nữa. Trước kia chúng tôi chỉ có những đội quân ô hợp. Sau khi tiên sinh Long-Phi giúp chúng tôi huấn luyện binh đội, thì chúng tôi có hai loại binh. Loại ô hợp cũ gọi là binh đội bộ tộc. Loại có tổ chức huấn luyện, gọi là chính binh. Bây giờ phò mã giúp chúng tôi luyện quân theo đội Long-biên, thành ra chúng tôi có ba loại binh là binh bộ tộc, chính binh, và loại mới. Cái loại binh mới nên đặt tên là Lôi-kị. Không biết phò mã nghĩ sao ?


- Lời Đại-hãn luận thực phải. Có điều đây chỉ là tạm thời. Tương lai, Đại-hãn phải huấn luyện lại tất cả các binh chủ lực thành Lôi-kị hết. Lại cũng phải luyện binh bộ tộc theo lối luyện Hoàng-nam của Đại-Việt.


Thế rồi Thiết Mộc Chân rút quân về vùng núi non miền Đông, giáp giới với Kim. Ông truyền binh tướng Mông-cổ gọi Thủ-Huy, Đoan-Nghi, Tử-Kim là Thiên-sứ, tức khách trời ban cho Mông-cổ. Đích thân ông cùng các tướng điều động việc huấn luyện, trang bị cho kị binh. Thủ-Huy trao việc huấn luyện bắn cung, phi ngựa, tác chiến cho các trưởng toán, đội trưởng. Còn chính mình, Đoan-Nghi, Thúy-Thúy, Tử-Kim luyện võ cho họ. Sau hơn ba tháng thì việc huấn luyện cá nhân hoàn tất. Công bắt đầu cho huấn luyện tác chiến, phối hợp tác chiến cấp thập-phu (10 người), bách-phu (trăm), thiên-phu (nghìn). Một tháng sau qua đi, công việc hoàn tất. Mông-cổ đã có một lực lượng chín Thiên-phu phối hợp tác chiến nhịp nhàng, không thua đội võ sĩ Long-biên làm bao. Bên cạnh đó, có chín Thiên-phu nữa đang trong vòng thụ huấn phối hợp tác chiến.


Cuối cùng là việc cử tướng chỉ huy các Thiên-phu, khiến cho Thiết Mộc Chân phân vân ! Ai sẽ là Thiên-phu trưởng ? Bởi cử người này, thì người khác không hài lòng. Cuối cùng ông nhờ Thủ-Huy. Thủ-Huy căn cứ vào phép tuyển tướng thời vua Trưng, thời vua Lý Thánh-tông, Nhân-tông, trình bầy cho ông. Sau khi ông bàn với Thủ-Huy ba ngày liền, rồi quyết định . Chính Thiết Mộc Chân với Thủ-Huy tổng chỉ huy chín đại tướng. Mỗi đại tướng chỉ huy một Thiên-phu :


Bác Nhĩ Truật chỉ huy đệ nhất Thiên.


Tốc Bất Đài chỉ huy đệ nhị Thiên.


Mộc Hoa Lê chỉ huy đệ tam Thiên.


Xích Lão Ôn chỉ huy đệ tứ Thiên.


Gia Luật Mễ chỉ huy đệ ngũ Thiên.


Triết Biệt chỉ huy đệ lục Thiên.


Bác Nhĩ Hốt chỉ huy đệ thất Thiên.


Dược Sơ Đài chỉ huy đệ bát Thiên.


Bác Khô La chỉ huy đệ cửu Thiên.


Thiết Mộc Chân gọi chín đại tướng là Cửu đại sơn điêu. Ông truyền lấy quốc kỳ mầu anh. Trên quốc kỳ, ông truyền vẽ hình con chim ưng bay ngang mặt trời, tượng trưng cho cái tên Thiên hỏa điêu đế của ông. Phía dưới quốc kỳ móc chín cái đuôi trâu, tượng trưng cho Cửu đại sơn điêu.


Còn chín Thiên-phu đang thụ huấn, khi tác chiến sẽ là lưc lượng trừ bị với mục đích khi Thiên-phu chính bị tổn thất, thì sẽ dùng người của chín Thiên-phu trừ bị bổ xung. Chín Thiên-phu này trao cho Trần Tử-Kim chỉ huy gọi là Thân-binh. Chín người được cử chỉ huy gồm Lý Long-Tùng ; ba em của Thiết Mộc Chân là Biên Gô Đài, Cát Xa, Tê Mô Gu ; bốn người con là Truật Xích, Oa Khoát Đài, Sát Hợp Đài, Đà Lôi ; con rể là Đô Gu Sa.


Ghi chú của thuật giả:


Các sử gia Trung-quốc, Liên-sô, Đức, Iran, Irac, Ba-lan, Hung-gia-lợi, Afghanistan đương thời cũng như sau này chỉ biết rằng Mông-cổ có chín đại tướng, được Thành-cát Tư-hãn coi như chân tay, trao cho chỉ chỉ huy chín binh đoàn. Sau được phong thân vương. Lại được ông ban cho vinh dự biểu hiệu trên quốc kỳ. Nhưng không sử gia nào biết rằng đầu tiên họ chỉ là Thiên-phu trưởng. Rồi dần dần theo nhu cầu chiến trường, các Thiên-phu thành Vạn-phu, rồi Vạn- phu thành Binh-đoàn (Binh-đoàn tương đương với ngày nay là quân-đoàn). Họ lại càng không biết ai đã huấn luyện, đã tuyển chọn các tướng này cho Mông-cổ. Chỉ độc giả Anh-hùng Đông-A mới biết rõ mà thôi.


Trong thời gian ấy, Thiết Mộc Chân sai mật sứ đi liên lạc với các tộc trưởng trung thành, thuyết phục các tộc trưởng bị Khắc-liệt đàn áp.


Tin tức tế tác báo :


- Tang Côn cho rằng việc bình định Mông-cổ đã xong, y trở mặt với Tống. Y sai sứ sang Kim, xin Kim cùng ra quân tiến váo các bộ tộc miền Đông để tận diệt Mông-cổ. Lập tức Thiết Mộc Chân sai sứ sang Kim cáo việc Tống giúp Khắc-liệt đánh Mông-cổ. Khi Mông-cổ không còn nữa, thì Khắc-liệt sẽ liên binh với Tống đánh Kim. Trước Kim đã được tin này, nhưng cho rằng chưa chính xác. Bây giờ trước những tin tức xác thực, Kim chúa nổi giận. Một mặt ừ hự hứa cùng ra quân với Khắc-liệt, một mặt ngầm giúp Mông-cổ.


Tang Côn tưởng Kim sẽ ra quân, y cho các tộc trưởng đem quân về. Y chỉ giữ lại năm vạn quân cơ hữu đóng rải rác làm năm doanh, chờ Kim cùng xuất quân. Quân Khắc-liệt phải đóng ở vùng xa đất của mình gần hai nghìn dặm (1000 Km), tiếp tế khó khăn, chúng tràn vào các bộ tộc gần nơi đóng quân cướp bóc. Các tộc trưởng phẫn uất, nhưng phải cắn răng nín nhịn. Họ âm thầm cử sứ giả đến xin Thiết Mộc Chân xuất binh.


Thiết Mộc Chân bèn tổ chức đại hội các Hãn, Khả-hãn, tộc trưởng, tướng lĩnh để nghị việc xuất quân. Ông lên tiếng trước :


- Bây giờ sắp vào Thu rồi. Nếu ta không phục hồi lại lãnh thổ, mùa Đông đến, dân chúng, binh tướng phải sống lang thang, thì e rằng không chịu nổi cái lạnh kinh khủng. Vậy anh em nghĩ sao ?


Tổng Đạo-sư Cốc Chu cau mặt lại tỏ vẻ bất mãn. Vì thông thường những buổi họp như thế này, bao giờ y cũng là người lên tiếng trước. Thế mà bây giờ Thiết Mộc Chân lại dành mất cái danh dự đó.


Lão Muôn Lịch (ghi chú, ông này là bạn của thân phụ Thiết Mộc Chân, cũng là bố ghẻ của Thiết Mộc Chân), bàn :


- Hiện ta mới tổ chức được 18 Thiên-phu Lôi-kỵ. Quân số một vạn tám nghìn của ta tuy hùng mạnh, liệu ta có thể địch lại mười vạn quân của Tang Côn, với mười vạn của các bộ tộc quy phục y không ?


Gia Luật Mễ bác ý kiến Muôn Lịch :


- Bàn về quân số thì lúc khởi đánh ta, Khắc-liệt có mười vạn quân. Khi ta rút chạy, y thu thập quân của các bộ tộc theo ta đầu hàng thêm mười vạn nữa. Nhưng sau khi ta rút chạy thì y đã đem năm vạn chính binh về trấn ở đất của ta, vì sợ dân nổi dậy. Còn mười vạn quân của các bộ tộc, thì y mang năm vạn trở về, rải ra một vùng dài trên ba nghìn dặm, rộng trên hai nghìn dặm. Rút lại, ngay trước mặt ta, y chỉ có năm vạn chính binh do Tang Côn chỉ huy, năm vạn quân bộ tộc ô hợp do Trác Mộc Hợp chỉ huy, cách ta tám trăm dặm. Nếu ta tung quân đánh Tang Côn, thì chỉ phải đối phó với năm vạn chính binh mà thôi này mà thôi.


Tổng Đạo-sư Mông-cổ là Cốc-Chu, con của Muôn-Lịch lên tiếng :


- Như Gia Luật Mễ nói, ngay trước mặt ta có năm vạn quân tinh nhuệ của Tang Côn. Trong khi ta chỉ có lực lượng một vạn tám nghìn. Nếu ta xuất quân, thì vừa dàn trận đã bị bị năm vạn của Tang Côn tiêu diệt rồi. Ta không thể xuất quân trong lúc này. Bần đạo đã hỏi nhà trời, Thượng-đế mặt trời truyền rằng Hãy im lặng chờ đợi.


Khi chưa tới Mông-cổ, Thủ-Huy Đoan-Nghi đã được Long-Tùng, Đoan-Thanh cho biết :


Ở Đại-Việt, Phật-giáo là quốc giáo. Quốc-sư nhận sắc phong của Hoàng-đế, được tôn kính cực kỳ. Quốc-sư là những vị thông kim bác cổ, võ công tuyệt thế. Nhưng Quốc-sư ít khi can thiệp vào việc triều chính. Tăng chúng trong nước cũng không phải phục tùng Quốc-sư. Quốc-sư luôn là người đạo cao đức trọng, chỉ chú ý đến việc giáo hóa dân chúng. Hầu hết các Quốc-sư đều ngày đêm lo bảo vệ đất nước, trấn Bắc, bình Nam.


Ngược lại, tại vùng Thảo-nguyên, vốn không có văn tự. Kiến thức về thần linh của họ rất nông cạn. Một số người học văn tự Thổ-phồn, Trung-quốc, đọc mấy sách ma trâu, đầu rắn của các nước này, rồi trở thành Đạo-sư. Hiện nay, mỗi bộ tộc có một Đạo-sư. Mỗi nước có một Tổng Đạo-sư. Đạo-sư là người đầy uy quyền, chỉ thua có Khả-hãn, Hãn, tộc trưởng trong một số lãnh vực mà thôi. Đạo-sư chủ tọa tất cả các cuộc hội họp quý tộc, quân sự, kể cả các cuộc xử án. Trong các buổi họp đó, bao giờ đạo sư cũng lên tiếng trước, rồi các nhà quý tộc, tướng lĩnh mới dám bàn luận. Đạo-sư không phải tuân thủ bất cứ luật lệ nào, không uy quyền nào có thể bắt Đạo-sư phải khuất phục. Ngược lại đạo sư có quyền thay đổi, đặt ra luật lệ.


Tổng Đạo-sư Mông-cổ Cốc Chu là người có uy quyền ngang với Khả-hãn Thiết Mộc Chân. Y còn rất trẻ, là con trai của Muôn-Lịch. Y có tám anh em, đều có võ công thâm hậu. Trong tám người thì hết bốn người làm Tổng Đạo-sư. Trên hết y làm Tổng Đạo-sư của toàn lãnh thổ Mông-cổ, coi như là giáo chủ. Dưới quyền y, em kế tên Thát Minh làm Tổng Đạo-sư của Thát-đát ; Miệt Hác làm Tổng Đạo-sư của Miệt-nhi ; Ngột Thai làm Tổng Đạo-sư của Diệt-xích-ngột. Trong lãnh thổ thuộc quyền, các em y thống lĩnh các Đạo-sư của những bộ tộc trong vùng. Các Đạo-sư đều có một đoàn tùy tùng trang bị như chính binh. Bọn này coi như một thứ quân nhà trời. Khi Đạo-sư kết tội ai, thì sai chúng đi bắt về xử. Nếu tội nhân bị xử tử hình, thì cũng chính bọn này làm đao phủ. Ba vùng Thát-đát, Miệt-nhi, Diệt-xích-ngột là ba nước lớn nhất bị Mông-cổ thu tóm.. Vì vậy, thế lực của gia đình Cốc Chu ngày càng thịnh. Thịnh đến độ, anh em y lấn át cả các em, các con Thiết Mộc Chân. Cả tám anh em y đều là những cao thủ bậc nhất Mông-cổ. Không biết anh em y học võ với ai, thuộc môn phái nào. Có người thắc mắc về nguồn gốc võ công của anh em y, thì y nói rằng : Chúng ta học võ ở trên trời. Vì làm Tổng Đạo-sư, địa vị cực tôn quý, nên không ai dám đấu với anh em y. Họ chỉ thấy y hiển lộ võ công trong trận đánh với Diệt-xích-ngột. Trong trận này, một mình một ngựa, y xông vào trận địch trên vạn quân, chém tướng rồi ra khỏi vòng vây dễ dàng. Y có thể ngồi trên tuyết luyện công hằng tháng mà không thấy lạnh. Mỗi người trong anh em y thu dụng một trăm đệ tử, đó là những tiểu đạo sư. Các tiểu đạo sư đều có võ công khá cao.


Là cha của bốn Tổng Đạo-sư, Muôn Lịch cùng các con mình lấn dần sang quyền hành của các Đại-hãn. Chúng muốn nắm quyền cai trị luôn các nước mà chúng làm Tổng Đạo-sư. Vì vậy trong khi Thiết Mộc Chân chinh phạt các nước Miệt-nhi, Ong-gút, Thát-đát, Diệt-xích-ngột sát nhập vào Mông-cổ thành một nước lớn ; thì Muôn Lịch lại muốn Mông-cổ chỉ là một nước hùng mạnh, giữ nguyên các nước nhỏ, các nước nhỏ phải quy phục mà thôi. Y muốn Thiết Mộc Chân cho các con y làm Khả-hãn các tiểu quốc, rồi dần dần sẽ đi đến chỉ các đạo sư mới được làm tộc trưởng, Hãn, Khả-hãn, Đại-hãn. Mưu đồ của y, Thiết Mộc Chân biết hết, ngặt vì thế lực cha con Muôn Lịch quá mạnh, khiến ông cứ phải im lặng.


Nhưng các em, các con Thiết Mộc Chân thì ra mặt chống đối. Họ thường nêu tội trạng của gia đình cha con Muôn-Lịch ra để làm giảm uy thế của chúng. Tội nặng nhất họ thường nêu ra : Muôn Lịch là bạn thân của cha Thiết Mộc Chân. Khi Dã Tốc Cai hấp hối, ủy thác con côi cho y. Thế nhưng khi ông qua đời rồi thì y đem cả bộ tộc bỏ theo Thát-đát là kẻ thù của Mông-cổ. Trong thời gian ở với Thát-đát, bốn con y được truyền chứcĐạo-sư, được học võ, thì cái danh Đạo-sư, cũng như võ công đó là của Thát-đát ban cho. Khi Thát-đát bị Thiết Mộc Chân diệt, ông không truy cứu tội trạng của y, mà lại thu nhận bộ tộc của y, cho y ngồi vào hàng quý tộc như vậy là không xứng đáng. Tuy vậy, các em, các con của Đại-hãn vẫn chưa dám lật đổ gia đình Muôn Lịch, vì bà U-Luân là vợ của y, hơn nữa trong các em, các con Đại-hãn không ai đủ võ công đánh lại các con của y.


Cũng vì thế lực của Muôn Lịch mạnh, mà Thiết Mộc Chân gả mẹ mình là bà U-Luân cho y, khiến y trở thành người thân nhất với ông. Bây giờ giữa lúc chư tướng bàn xuất quân, thì Cốc-Chu lại nhân danh người nhà trời cản trở. Cái mục đích cản trở, Thủ-Huy đã nhìn rõ : Y biết rằng ra quân kỳ này, tất Mông-cổ thắng. Mà Mông-cổ thắng thì sẽ gồm thâu cả Khắc-liệt, bấy giờ Thiết Mộc Chân quyết không chịu để tình trạng lãnh thổ dưới quyền mình chia thành nhiều nước, dễ sinh nội loạn.


Từ ngày Thủ-Huy, Đoan-Nghi tới Mông-cổ, thì cha con Muôn-Lịch giữ thái độ dè dặt, nhũn nhặn, tránh né tiếp xúc cũng như đụng chạm.


Thủ-Huy nghĩ thầm :


- Mình chỉ là khách du lịch Mông-cổ, nhân cảm tấm lòng Thiết Mộc Chân mà giúp ông, thì việc gì phải tranh dành với người ?


Vì vậy công mỉm cười, mặc Cốc Chu với các tướng tranh luận.


Tốc Bất Đài hùa theo Gia Luật Mễ :


- Thưa Đạo-sư, tôi thì tôi nghĩ khác. Ta có một vạn tám ngàn người đây là những võ sĩ, là Lôi-kỵ chứ không phải binh sĩ bình thường. Ngoài ra, tổng số chính binh của ta còn hơn năm vạn. Chính binh của ta đã được Lý tiên sinh cùng phu nhân từ Đại-Việt sang huấn luyện, chỉ cần một thiên có thể thắng một vạn quân Khắc-liệt. Cạnh chính binh, ta còn năm vạn quân của các bộ tộc kia mà ? Vì vậy, tôi thấy rõ ta nên xuất quân ngay bây giờ. Bởi Tang Côn tưởng ta không ngóc đầu dậy được nữa nên y đã cho di chuyển vợ con tướng sĩ về sống chung. Nếu ta ra quân thình lình, thì binh tướng của y mải lo bảo vệ gia đình, ta có thể thắng dễ dàng.


Thiết Mộc Chân hỏi Thủ-Huy :


- Xin phò mã cho biết ý kiến.


Thủ-Huy nghĩ thầm : Cái thế ta đứng ngoài không được nữa rồi. Đại-hãn đã hỏi, tức là đem mạng sống của cả nước Mông-cổ trao vào tay ta. Ta phải trả lời thực sự. Mà thức sự thì rõ ràng ta phải gạt cái tên Cốc Chu nàøy ra ngoài. Công đứng dậy nói :


- Ta có ba thế tất thắng. Tang Côn có ba thế tất bại. Ta nên ra quân. Nếu ta ra quân lúc này, tất thắng.


Các tướng vỗ tay hoan hô.


Cốc Chu bực mình :


- Ý kiến phò mã lại sáng suốt hơn Thượng-đế mặt trời ư ?


Thủ-Huy chưa kịp trả lời Cốc Chu, thì nghe tiếng Thiết Mộc Chân dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai :


- Phò-mã ! Tôi khẩn thiết xin phò mã làm cách nào giảm uy tín của anh em Cốc Chu. Chỉ cần sao uy tín anh em y xuống thấp, chứ đừng làm mất cái danh Tổng Đạo-sư của chúng. Tôi còn phải nhờ chúng nhân danh sứ giả nhà trời, thu phục nhân tâm.


Nghe Thiết Mộc Chân nói, Thủ-Huy nhũn nhặn trả lời Cốc Chu :


- Thưa Tổng Đạo-sư ! Điều tôi sắp bàn đây, mới là ý của Thượng-đế !


Cốc Chu quát lên :


- Hôm qua tôi bay lên trời, nghe Thượng-đế phán : Hãy bảo Đại-hãn Thiết Mộc Chân án binh chờ đợi !


Nghe Cốc Chu nói, một số các Khả-hãn, Hãn, tộc trưởng cúi đầu xuống tỏ vẻ tôn phục.


Thủ-Huy nghĩ thầm :


- Cái tên ngu dốt này bịp bợm ai, ta cũng mặc kệ y. Nhưng y đem cái bịp bợm đó mà dọa ta, lấn át ta thì y chết.


Nghĩ vậy công hỏi :


- Thưa Tổng Đạo-sư, từ trước đến nay Tổng Đạo-sư vẫn khẳng định rằng Đại-hãn Thiết Mộc Chân là con của Thượng-đế Mặt-trời có đúng không ?


- Dĩ nhiên là đúng.


Thủ-Huy cười lớn :


- Như vậy cái vụ mà Tổng Đạo-sư nói rằng, hôm qua Tổng Đạo-sư bay lên trời hỏi Thượng-đế là không đúng. Chắc Tổng Đạo-sư nằm mơ rồi tưởng là thực !


Cốc Chu vận nội lực quát :


- Mi không được vô phép. Câm cái mồm lại.


Thủ-Huy cười nhạt :


- Này Tổng Đạo-sư ! Tôi là khách phương xa. Tôi tới đây do lời mời của Đại-hãn. Tôi không cần biết Tổng Đạo-sư. Tổng Đạo-sư không có quyền gì với tôi.


Cốc Chu ra lệnh cho đệ tử :


- Bắt trói nó cho ta !


Mười đệ tử của y rời chỗ ngồi, rút đao bao vây Thủ-Huy. Thoáng nhìn, Thủ-Huy giật mình đến thót một cái, vì từ chiêu thức cho tới thân pháp của chúng, đều là võ công Đông-A. Thấy sư phụ bị kiềm chế, các Thiên-phu, Bách-phu do Thủ-Huy huấn luyện cùng rút vũ khí, định nhập cuộc bênh sư phụ, thì bóng hồng thấp thoáng, rồi những tiếng loảng xoảng phát ra, cùng ánh thép lấp lánh. Mười thanh đao bay đến trước mặt Cốc Chu, cắm thành một hàng ngay thẳng. Còn mười tiểu đạo sư, thì nằm dài dưới đất thành vòng tròn quanh Thủ-Huy, không biết còn sống hay chết. Mọi người nhìn lại, thì ra Thúy-Thúy đã ra tay.


Miệt Hác tung người lên, y dùng một thức hổ trảo chụp Thúy-Thúy. Thúy-Thúy trầm người tránh khỏi, rồi trả lại bằng chiêu Hoa-sơn chưởng. Muôn ngàn lần Cốc Chu không thể tin rằng Thúy-Thúy dám chống lại một Tổng Đạo-sư như em mình. Miệt Hác phát chiêu đỡ chưởng của Thúy-Thúy. Bùng một tiếng cả hai lảo đảo bật lui, làm mọi người kinh ngạc không ít. Các tướng Mông-cổ kinh ngạc vì xưa nay họ tin rằng Miệt Hác là người nhà trời, phép tắc vô cùng, mà vừa rồi, đối chưởng với giai nhân tuyệt thế này, dường như chỉ ngang tay. Còn Thủ-Huy cũng ngạc nhiên vì Miệt Hác đã xử dụng võ công Đông-A chính tông từ chiêu thức cho tới nội công. Chiêu vừa rồi chính là chiêu Phong-ba hợp bích.


Thấy Thiết Mộc Chân không lên tiếng can gián, Thủ-Huy biết rằng ông muốn mình làm tới nữa để giảm uy tín của bọn Đạo-sư. Công cũng mặc cho Thúy-Thúy đấu với Miệt-Hác để dò xem y đã học võ công với ai ? Bản lĩnh võ công của y tới đâu ? Hai người đấu với nhau trên dưới trăm hiệp, thì Cốc-Chu , chỉ tay vào mặt Thúy-Thúy nói với các tướng :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Giới thiệu: Giọng ca của ca nữ, điệu múa của vũ giả, kiếm của kiếm khách, bút

11-07-2016 20 chương
Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Trích đoạn: Dưới Địa Song, là một sơn cốc hình như cái bồn, từ miệng động nhìn

11-07-2016 72 chương
Tôi Ghét Thần Tượng

Tôi Ghét Thần Tượng

Tên truyện: Tôi Ghét Thần TượngTác giả: mysweetlovelydayThể loại: Truyện TeenTình

28-07-2016 22 chương
Tên trộm và bà mẹ

Tên trộm và bà mẹ

Có một đứa trẻ từ nhỏ đã thích ăn trộm. Một hôm, nó đi học về, trong cặp có

24-06-2016
Yêu Người Cùng Tên

Yêu Người Cùng Tên

Tên truyện: Yêu Người Cùng TênTác giả: Mr..BradThể loại: Truyện VOZTình trạng: Hoàn

18-07-2016 67 chương
Unchained Melody

Unchained Melody

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Rồi sẽ qua hết, phải không?") Phải,

25-06-2016