Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 106 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 2

↓↓

- Tâu, tại năm cửa thành, Văn-miếu, chùa Một-cột, đền thờ Trưng-vương, đền thờ Linh-Nhân hoàng thái hậu. Tại mỗi địa điểm này, họ bắc loa gọi dân chúng tới thực đông, rồi tuyên đọc bản án nạn nhân. Cuối cùng mới cho xẻo từng miếng thịt.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Thái-hậu nguyền rủa, khóc thút thít:


- Thái sư bị...bị... xẻo thịt sao? Hu...hu... Người có đau đớn lắm không? Chúng xẻo thịt Thái-sư ở địa điểm nào?


- Tâu, ở Văn-miếu.


- Trời ơi! Tiên sư cha bọn quan quân đâu, mà để cho bọn ác nhân hoành hành như vậy? Còn người ! Người là phủ thừa Thăng-long, người chui ở trong váy con đĩ nào, mà cái vụ giết Thái-sư ồn ào như thế, phải đợi cho đến khi gia nhân phủ Thái-sư báo, người mới biết?


Nghe thái-hậu văng tục, nhục mạ đại thần, hầu hết các quan đều rùng mình than thầm: Hỡi ơi, mấy chục năm qua, người đàn bà tham dâm, thất học này cùng tên Đỗ Anh-Vũ cầm quyền, mà mình cứ phải cúi đầu nghe lệnh thì nhục nhã quá. Các quan đều tưởng Tô Hiến-Thành bị xỉ nhục thế ắt sẽ tái mặt, rồi từ quan lui về điền dã.


Nhưng không ai ngờ, mặt Hiến-Thành vẫn tươi tỉnh:


- Tâu thái-hậu, chính Thái-sư ban lệnh rằng: Phàm điều quân từ một ngũ (Năm người) trở lên phải có lệnh của ngài. Vì vậy, ngay trong kinh thành, cũng không có quân tuần phòng ban đêm. Một chiếu chỉ khác của hoàng thượng ban ra rằng: Bất kể cấm quân, Phụng-quốc vệ đều phải cất vũ khí vào kho, khi có chiếu chỉ mới được lấy ra. Do vậy , các đô thống chỉ huy Cấm-quân, tuy có nghe báo vụ này mà không tập hơpï được quân. Ví dù có tập hợp được quân, thì cũng không có vũ khí để đánh đuổi sát nhân.


Thái-tử an ủi Tô Hiến-Thành:


- Thiếu-bảo không cần biện luận! Đây là những tôn sư võ lâm. Khi họ đã ra tay, thì dù ngay thời đức Nhân-tông, binh lực hùng mạnh, luật nước nghiêm cẩn, cũng khó phòng. Tôi biết rất rõ rằng, Thiếu-bảo là Binh-bộ thượng thư, tài trí có, nhưng chân tay bị bó thì làm gì được? Xưởng này đọc trong Thái-tổ thực lục, Thái-tông kỷ sự, Thánh-tông di sự... đều chép rằng thời đó, mỗi khi có trộm cướp thì chỉ cần hoàng nam, hoàng nữ cũng đủ sức đánh dẹp. Ngay như quân Tống, sức mạnh nghiêng trời lệch đất, mà muốn đánh vào một làng có trăm hoàng nam, cũng phải hơn ngàn người. Thế nhưng nay, gian nhân không biết là ai, nhiều ít thế nào, chúng chỉ đề mấy chữ rằng ai gỡ hình nộm sẽ bị chặt tay; cũng khiến hoàng nam sợ đã đành, mà đến quân địa phương cũng không dám đụng đến. Như vậy làø cái phong khí Đại-Việt suy đồi rồi. Suy đồi từ đâu? Do ai? Các vị dư biết!


Thái-hậu quát:


- Ranh con chưa ráo máu đầu, mày biết gì mà xen vào việc quốc gia đại sự? Mày nên nhớ, tuổi mày còn nhỏ, lại chưa mở phủ đệ riêng, chức tước chưa có, mà ngoác mồm ra giữa triều đường ư?


Bị bà mắng, Thái-tử đành đứng im.


Thiếu-sư Lưu Khánh-Đàm lên tiếng:


- Tâu thái hậu, thái-tử tuổi tuy nhỏ, nhưng nhờ hưởng cốt nhục của chư vị tiên đế, nên thông tuệ khác thường. thái-tử chưa có chức tước, chưa mở phủ đệ riêng, nhưng thái-tử là hoàng trưởng tử thì vẫn là trừ quân. Thần dám xin thái-hậu để thái-tử được dự bàn trong buổi triều hội này.


Thái-hậu định lên tiếng bác lời Lưu Khánh-Đàm, nhưng bà chợt nhớ ra ông là cố mệnh đại thần thời vua Nhân-tông, nên đành im lặng.


Thái-tử nhìn các quan, rồi tiếp:


- Vào thời đức Thánh-tông, Nhân-tông khi Ưng-sơn song hiệp, Mộc-tồn vọng thê hòa thượng, mỗi khi lên án, xử tội ai, thì đều để lại tín hiệu. Vậy hung thủ có để tên lại không?


- Tâu, trên bản án có vẽ hình hai con chim ưng đang bay trên hai ngọn núi. Như vậy người chủ trương cuộc thảm sát này là Côi-sơn song ưng.


Cả triều đình đều rúng động. Các quan thanh liêm chính trực thì hiện ra nét hân hoan không bút nào tả siết. Ngược lại bọn phe đảng của Anh-Vũ thì mặt nhìn mặt, vừa hốt hoảng, vừa kinh hoàng.


Thái-hậu hỏi bằng giọng run run:


- Côi-sơn song ưng là ai vậy?


Tô Hiến-Thành tỏ vẻ luống cuống, ông đưa mắt nhìn quan Thái-phó Hoàng Nghĩa-Hiền.


Theo Lý triều hội điển sự lệ, thì Hoàng Nghĩa-Hiền là thầy của nhà vua, khi vào chầu được ngồi, khi tâu không phải xưng tên. Nhưng ông bị Đỗ Anh-Vũ với hoàng-thái hậu chèn ép, nên không được hưởng ân huệ này. Oâng bước ra tâu:


- Thần Dao-thụ thái-phó, Khai-phủ nghị đồng tam tư, Thượng thư tả bộc xạ, Khu-mật viện sứ, Nam-quốc công Hoàng Nghĩa-Hiền kính tâu.


Nhà vua tuyên chỉ:


- Xin thầy bình thân.


- Tâu thái-hậu, từ hơn hai năm nay, trong võ lâm Đại-Việt xuất hiện một cặp vợ chồng tuổi khoảng ba mươi đến bốn mươi, võ công cực kỳ cao siêu. Hai người ẩn hiện như thiên thần, thiên tướng, chuyên cứu khốn phò nguy, mà không bao giờ xưng tên. Nhưng mỗi khi hành hiệp, hai người để lại một tấm thẻ, trên khắc hình hai con chim ưng xòe cánh bay ngang qua hai ngọn núi. Vì hai người xuất hiện lần đầu ở Trường-yên, nên người ta gọi là Côi-sơn song ưng (Ghi chú: Côi-sơn là tên một ngọn núi ơ Trường-yên nay thuộc Ninh-bình). Từ hồi ấy đến giờ, Côi-sơn song ưng qua lại, dọc ngang trên giang hồ, giết không biết bao nhiêu bọn gian thần tặc tử, bọn đạo tặc, bọn mãi quốc cầu vinh. Cho đến nay, mỗi khi bọn gian nghe đến tên Côi-sơn song ưng là kinh hồn động phách.


Nhà vua chau mày hỏi:


- Côi-sơn song ưng hành sự như vậy, mà sao các trấn không tâu về cho trẫm hay? Lạ thực.


- Tâu bệ hạ mỗi vụ xẩy ra, đều có biểu tâu về, nhưng... nhưng Thái-sư đọc xong thì truyền rằng sẽ diện tâu với bệ hạ. Nào ngờ Thái-sư lại dấu diếm.


Thái-tử tâu:


- Từ bấy lâu nay, Thái-sư bưng bít không tâu lên phụ hoàng biết bao nhiêu sự trọng đại đã đành, mà người còn cấm không cho ai nhắc những chuyện đó trong Hoàng-thành nữa. Thần nhi chỉ là đứa trẻ tóc còn đỏ, mà cũng nghe biết rất nhiều về Côi-sơn song-ưng nữa là...


Thái-hậu quát lên:


- Long-Xưởng, gần đây tao thấy mày có những hành vi, ngôn từ luôn luôn tỏ ra bất kính với Thái-sư. Dù sao Thái-sư cũng lớn hơn mày đến ba bậc, mà mày lại dám xung chàng với người ư?


Thái-phó Hoàng Nghĩa-Hiền can thiệp:


- Tâu thái-hậu, những điều thaiù-tử nghị luận đều đúng với đạo lý cả. Xin thái-hậu bớt nổi lôi đình.


Nhà vua tuyên chỉ:


- Xưởng nhi hãy kể ra một vài vụ án, mà Côi-sơn song-ưng xử để trẫm tường.


Thái-tử khoan thai thuật:


- Vụ án thứ nhất, thần nhi xin kể là vụ Song-ưng xử bọn bán trâu cái sang Quảng-Tây.


« ... Nguyên từ thời đức Thánh-tông, khi Linh-Nhân hoàng thái hậu tiến cung, người tâu rõ tệ trạng giết trâu, bán trâu sang Trung-nguyên. Đức Thánh-tông ban chỉ phạt rất nặng tội giết trâu, bán trâu; nên chỉ ít năm sau số trâu trong nước dư thừa để cầy cấy, chuyên chở. Lệnh này cho đến nay vẫn còn hiệu lực. Thế nhưng, tình trạng hương đảng lỏng lẻo, nên dân chúng vẫn giết trâu mỗi khi hiếu hỷ. Bọn trộm trâu vẫn hoành hành, chúng trộm trâu đem lên mạn ngược bán sang Tống. Khổ hơn nữa, chúng chuyên bán trâu cái. Trong những bọn buôn trâu này, quan trọng nhất là tên Đèo Hiệp, thủ lĩnh một động người Nùng. Chúng dựa vào thế Đỗ Thái-sư, nên quan nha địa phương không ai dám động đến chúng.


Một nông dân nghèo quê ở Hồng-châu, tên Chu Kim, vì không có trâu cầy, phải đi thuê của một phú gia. Ngay đêm đó, trâu bị trộm bắt. Chủ trâu bắt đền, Chu Kim không có tiền đền. Chủ trâu đi trình quan. Quan xử: Vợ chồng Chu Kim phải bán mình cho phú gia, thay trâu cầy ruộng. Vợ chồng Chu Kim biết rõ trâu bị trộm bán cho Đèo Hiệp. Hai vợ chồng tìm đến đàn trâu của y, thì thấy con trâu ấy. Nhưng Đèo Hiệp lấp liếm rằng, trâu đó của y. Chu Kim gọi phú gia đến để nhận trâu. Đèo Hiệp không cho, y bảo trâu đó của y mua từ lâu rồi. Việc đưa lên quan. Quan sợ thế lực của Đèo Hiệp, xử cho y thắng, truyền đánh Chu Kim ba mươi bổng về tội cáo gian. Quá uất ức, Chu Kim thắt cổ chết. Việc tới tai Song-ưng. Song-ưng cùng đệ tử xuất hiện giữa ban đêm, bắt huyện lệnh, lý dịch mang loa gọi dân chúng đến xem xử kiện. Song-ưng gọi chủ trâu với Đèo Hiệp, rồi chỉ vào con trâu tang vật bảo rằng:


- Trâu nào cũng có tên, phàm khi chủ gọi thì trâu sẽ rống lên rồi chạy đến. Bây giờ hai người đứng trước bầy trâu, lên tiếng gọi trâu. Nếu như ai gọi, mà nó lên tiếng rồi chạy lại, thì là trâu của người đó.


Quả nhiên, Đèo Hiệp gọi, trâu không ứng tiếng. Còn khi chủ trâu gọi, thì trâu rống lên rồi phóng tới trước mặt.


Song-ưng tuyên án:


- Đèo Hiệp buôn lậu trâu qua biên giới, theo Hình-thư thì bị phát vãng 10 năm, tái phạm thì bị chém ngang lưng. Nếu như buôn từ mười con trở lên thì bị giết cả nhà, tang vật bị tịch thu. Đây mi buôn lậu nhiều lần, buôn hàng đàn trâu, vậy thì phải giết cả nhà. Nhưng trong hình thư có khoản cho phép dùng tiền chuộc tội. Vậy, nay tao cho mày được chuộc tội. Nhà mày gồm một vợ với hai đứa con, tao cho mày chuộc mạng mày năm trăm lượng vàng, vợ mày ba trăm lượng, mỗi đứa con hai trăm lượng. Tổng cộng một nghìn hai trăm lượng. Mày ức hiếp Chu Kim, để đến nỗi nó phải tự tử chết, mày phải đền mạng nó ba trăm lượng nữa. Tất cả bầy trâu của mày đều bị tịch thu. Đấy tao xử như vậy đấy, nếu mày không chịu, thì tao chặt đầu cả nhà mày ngay tại đây.


Dĩ nhiên Đèo Hiệp chịu.


Song-ưng xử đến viên huyện lệnh:


- Mày là mệnh quan của triều đình, đáng lẽ thấy bọn bán trâu qua biên giới thì phải bắt giam, đem xử tội. Đây mày làm lơ, như vậy là có mắt như mù. Khi Chu Kim đến kiện, đáng lẽ phải truyền bắt giam đứa trộm trâu, truyền trả trâu cho chủ... thì mày xử ức, che dấu cho kẻ gian, như vậy, hai tay mày vi luật. Nay tao xử chặt hai tay, khoét hai mắt mày.


Tuyên án xong, Song-ưng cho thi hành ngay tại chỗ. Sau vụ án này, nạn trộm trâu, bán trâu sang Trung-nguyên ở vùng biên giới chấm dứt ».


Nhà vua than:


- Hỡi ơi! Vụ án lớn như vậy, mà trẫm không biết gì! Số vàng mà tên Đèo Hiệp nộp phạt là một nghìn hai trăm lượng, Song-ưng lấy ba trăm lượng bồi thường cho Chu Kim, vậy còn chín trăm lượng với bầy trâu đâu?


- Tâu, Song-ưng đem số vàng đổi thành bạc, đem chuộc những người con gái trong vùng, bất hạnh phải bán mình làm nô bộc cho nhà giầu, rồi gả cho những người con trai nghèo không có tiền cưới vợ. Còn bầy trâu, thì chia cho nông dân nghèo.


- Như vậy Song-ưng là quan Hình-bộ thượng thư tư rồi. Hoàng nhi hãy thuật thêm vụ nữa.


- Vụ thứ nhì mà thần nhi biết là vụ Song-ưng xử bọn cướp biển ở Hải-Nam xâm nhập vùng Tiên-yên.


« ...Thời đức Nhân-tông về trước, luật Tống-Việt định rõ rằng: Khi ngư nhân nước nọ muốn sang lãnh hải nước kia đánh cá thì phải có phép của phủ huyện địa phương. Ngư nhân Hải-Nam tự kết thành bang, mang tên Hải-Nam điếu ngư gọi tắt là bang Hải-ngư. Song là loại cá vừa ngon, lại vừa bổ huyết. Ngư nhân Tống đánh nhiều quá, nên gần đây lãnh hải Tống không còn loại cá này nữa. Họ tràn sang lãnh hải Việt mà đánh. Lúc đầu họ xin phép; mỗi ngày, không cần biết họ đánh được bao nhiêu, một thuyền phải nộp thuế năm chỉ bạc. Thông thường, quan huyện Tiên-yên cho phép hai trăm, đến ba trăm thuyền nhập nội. Từ hai chục năm nay, quan huyện Tiên-yên tham của đút, nên mỗi ngày cho phép từ năm trăm tới một nghìn thuyền Tống vào. Đấy là thuyền nhập cảnh chính thức, chứ thực ra có hàng mấy ngàn thuyền nhập lậu. Bọn Hải-ngư dựa thế quan huyện Tiên-yên, chúng đuổi hết ngư nhân Việt khỏi ngư trường. Vì thế nên ngư dân Việt không còn đất sống nữa, họ cùng nhau kiện lên quan. Nhưng quan không xử thì chớ, mà hễ người nào thưa thì khi ra khơi, đàn ông bị bọn Hải-ngư giết chết, đàn bà thì chúng hãm hiếp rồi quẳng xuống biển. Thuyền, lưới, chúng cướp luôn. Như vậy rõ ràng quan huyện Tiên-yên đã báo cho bang Điếu-ngư biết.


Ngư dân Việt khốn khổ khôn cùng, đành nằm trong làng chài mà khóc với nhau. Nhiều gia đình chết đói. Một ngày kia có hơn trăm người đến làng chài tập trung trai tráng lại dạy võ, cùng phương cách đánh nhau trên biển. Rồi trăm võ sĩ đó bảo họ cứ ra khơi đánh cá, sẽ được bảo vệ. Khi đoàn thuyền Việt vừa ra ngư trường, thì bị bọn Hải-ngư vây đánh. Lập tức trăm võ sĩ ra tay, họ tung mình sang thuyền bọn Hải-ngư, thoáng một cái họ đã điểm huyệt hầu hết ngư dân Tống. Trận chiến ngày đầu không ai chết, bị thương cả. Ngư dân Việt kéo hơn năm trăm thuyền Tống, hơn hai nghìn tù mang về làng chài. Sang ngày thứ hai, thứ ba cũng tương tư. Bọn thủ lãnh bang Hải-ngư thấy ngàn rưởi thuyền của mình ra đi không về, chúng kéo đại lực lượng đi tìm. Có ngư dân Tống biết truyện báo cho chúng biết. Chúng cho rằng quan huyện Việt làm truyện này, chúng kéo nhau vào cửa biển Tiên-yên, rồi nhập huyện đường lý luận với quan huyện. Giữa lúc ấy, có ba người đàn ông, một người đàn bà với hơn trăm võ sĩ xuất hiện. Họ nhanh chóng điểm huyệt huyện lệnh, thân binh cùng với bang Hải-Nam điếu ngư. Một người kéo lá cờ có thêu hình hai con chim ưng đang bay qua đỉnh núi. Họ cho triệu tập tất cả ngư dân Việt, Tống lại rồi xử tội: Huyện lệnh với bang chúa, phó bang chúa Hải-ngư bị chặt hai chân, hai tay, khoét hai mắt. Ngư dân Tống nào có giấy phép nhập cảnh thì được tha về, kẻ nào không có giấy phép thì phải nộp phạt số bạc bằng sáu mươi ngày thuế chính thức, và cấm tuyệt không cho vào lãnh hải Đại-Việt đánh cá nữa.


Cuối cùng Song-ưng tuyên án:


- Kể từ nay, bất cứ ngư dân Việt nào nhập lãnh hải Tống, hay ngược lại ngư dân Tống nào nhập lãnh hải Việt, mà không xin phép sẽ bị chặt một tay, tái phạm sẽ bị chặt hai tay, khoét hai mắt.


Số bạc ngư dân Tống nộp phạt thì Song-ưng trao cho những gia đình bị bọn Hải-ngư giết hại.


Từ đấy bọn quan lại vùng Tiên-yên cho tới ngư dân hai bên đều nhất nhất tuân theo phép nước Đại-Việt ».


Thái-hậu hét lên:


- Như vậy là loạn to rồi. Đời thủa nhà ai, bọn cướp lại lộng hành đến như thế được? Chúng công khai hành hình mệnh quan của triều đình, mà triều đình toàn một lũ ăn hại, không biết giữ quốc pháp. Xá gì hai tên cướp Côi-sơn song-ưng, chúng công khai làm phản, mà không ai trị nổi!


Thiếu-sư Lưu Khánh-Đàm biện luận:


- Tâu thái-hậu, những vụ Song-ưng xử như vậy có đến hàng trăm, hàng nghìn. Khi một vụ xẩy ra, các quan địa phương thượng biểu về triều, thần cho xét lại chi tiết, tâu lên hoàng thượng. Nhưng Thái-sư bảo để Thái-sư giải quyết, nên chi, chính hoàng thượng cũng không biết gì, thì chư vị đại thần làm sao mà can thiệp vào? Vả lại, mỗi vụ Song-ưng xử, đều căn cứ vào bộ Hình-thư , trừng trị bọn bất trung, bất hiếu, bọn đạo tặc, bọn tham quan... thì đâu có thể bảo rằng Song-ưng là đồ phản tặc?


Thái-tử tiếp lời Thiếu-sư:


- Thưa thầy, theo như Xưởng nghĩ, thì dường như Song-ưng là hai vị đại hiệp không muốn xuất đầu lộ diện, hết lòng phù trợ cho bản triều, chứ không hề có ý phản bội.


Sau khi nghe thái-tử thuật hai vụ án do Côi-sơn song-ưng xử, nhà vua tuyên chỉ cho Thiếu-sư Lưu Khánh-Đàm:


- Xin Thiếu-sư lục sao lại tất cả những tấu trình về các án do Song-ưng đã xử, rồi đem cho trẫm ngự lãm.


Tô Hiến-Thành hỏi Thái-phó Hoàng Nghĩa-Hiền:


- Thưa quan Thái-phó, không biết Song-ưng thuộc môn phái nào?


- Lão phu là văn quan nên không rõ vụ này. Xin để quan thống-lĩnh Phụng-quốc vệ trả lời.


Một võ quan bước ra quỳ tâu:


- Thần đô thống Đàm Dĩ-Mông, thống lĩnh Phụng-quốc vệ xin kính tâu: Vì võ công Song-ưng quá cao, nên khi ra tay diệt trừ trộm cướp thì chỉ đánh một chiêu đã khiến đối thủ chết rồi. Do thế không ai biết Song-ưng thuộc môn phái nào? Có người đoán già rằng Song-ưng là người thuộc phái Sài-sơn, bởi chưởng môn phái này là Lê Thúc-Cẩn với vợ là Ngô Lan-Chi có nhiều hành vi quái dị, đi đâu cũng mang theo đàn chim ưng năm con. Lại cũng có người cho rằng, Côi-sơn song ưng là Trần Tự-Hấp với vợ là Bùi Anh-Hoa thuộc phái Đông-a.


Nhà vua hỏi quan Thái-phó Hoàng Nghĩa-Hiền:


- Thưa thầy, thầy là người có qua lại với Trần Tự-Kinh, thầy thấy vụ này ra sao?


Hoàng Nghĩa-Hiền bước ra tâu:


- Thần không tin Côi-sơn song ưng là Trần Tự-Hấp. Bởi Tự-Hấp là con trưởng của đại hiệp Trần Tự-Kinh chưởng môn phái Đông-a. Mà Tự-Kinh là người ôn nhu, nhân từ bậc nhất Đại-Việt, đến giết con gà, con vịt ông còn không nỡ nữa là giết người hàng loạt như vậy. Tự-Hấp là người con chí hiếu, chắc y không thể làm trái với chủ trương của cha.


Tô Hiến-Thành nhăn mặt:


- Thưa Thái-phó, hay là một trong các đệ tử của Tự-Kinh?


- Không! Không thể là đệ tử của ông được. Oâng có năm đệ tử đươc võ lâm tặng cho mỹ danh Đại-Việt ngũ tuyệt. Một là Quách Tử-Minh, chưởng lực tuyệt cao. Hai là Vũ Tử-Mẫn, văn chương tuyệt thế. Ba là Phạm Tử-Tuệ, y học tuyệt minh. Bốn là Cao Tử-Đức, tử vi, nhâm độn, địa lý, bói dịch tuyệt trần. Năm là Trần Tử-Giác tiễn thủ tuyệt diệu. Ngoài ra, ông còn nhận thêm một đệ tử út là Tô Trung-Sách. Cả hai con trai, hai con dâu, sáu đệ tử... võ công, đạo đức nức tiếng thiên hạ. Chắc chắn họ không dám làm những gì trái ý sư phụ.


Hình-bộ thượng thư Trần Trung-Tá tâu :


- Thần Nam-sơn hầu Trần Trung-Tá, Tả gián-nghị đại phu, lĩnh Hình-bộ thượng thư kính tâu. Để có thể tìm ra Côi-sơn song ưng, ta không nên bỏ một ai mà không nghi ngờ cả. Xét chung, bản lĩnh Song-ưng cao như vậy, thì phải thuộc về ngũ đại môn phái. Như quan Thái-phó luận thì Song-ưng không thể là người phái Đông-a. Vậy còn lại bốn phái là Mê-linh, Sài-sơn, Tản-viên, Tiêu-sơn... đều phải nghi cả. Phái Tiêu-sơn là nơi xuất thân của Thái-sư, vả các đại cao thủ đều là chư tăng. Mà cao tăng phái Tiêu-sơn đều có lòng quảng đại, từ bi, hỷ xả. Vậy Song-ưng không thể là người phái này.


Thái-hậu hỏi:


- Hay là người của phái Tản-viên ?


- Tâu Thái-hậu, cũng không phải.


Hiến-Thành phân giải : Vụ án dinh Thái-sư không thể là người phái này. Bởi hôm qua là ngày đại hội của phái Tản-viên ở Tản-lĩnh, để làm lễ tuyên phong tân chưởng môn Cao Đức-Hòa. Các cao thủ với chư đệ tử đều ở trên Tản-lĩnh cả.


Thái-tử Long-Xưởng hỏi Trung-Tá :


- Vậy chỉ còn lại người của phái Mê-linh, Sài-sơn. Đại-phu cho rằng phái nào đáng nghi nhất ?

Chương trước | Chương sau

↑↑
Âm công - Cổ Long

Âm công - Cổ Long

Lời tựa: Bạch Bất Phục, người con hiếu thảo, lấy việc "đổi của chôn người"

12-07-2016 1 chương
Bàn Long Đao - Ưu Đàm Hoa

Bàn Long Đao - Ưu Đàm Hoa

Giới thiệu: Một căn nhà đơn độc trong nghĩa địa của Tô Châu hoa lệ, một mẹ góa

11-07-2016 24 chương
Em sẽ trở lại

Em sẽ trở lại

Và cô biết anh vẫn sẽ đợi cô. *** Những tia nắng đâu còn gay gắt như giữa mùa

27-06-2016
Nghề giáo

Nghề giáo

Ngày ấy... - Con gái của mẹ lớn lên thích làm nghề gì nào? Mẹ âu yếm tôi và

24-06-2016
Giá như...

Giá như...

(khotruyenhay.gq) Thoa đã đánh đổi tuổi xuân cho cái sự nghiệp vô nghĩa này mà, giá như

30-06-2016
Gấu Em Có Võ

Gấu Em Có Võ

Tên truyện: Gấu Em Có VõTác giả: thanhhpvn1Thể loại: Truyện VOZTình trạng: Hoàn

18-07-2016 36 chương
Sẽ không quên tình yêu

Sẽ không quên tình yêu

Anh cười cay đắng. Tình yêu của anh cũng như khinh khí cầu này, bay cao trên bầu trời

24-06-2016
Chiếc chăn máu

Chiếc chăn máu

Cô vốn là một người con gái xinh đẹp. "Vệ tinh" xung quanh cô nhiều không kể xiết,

30-06-2016

Duck hunt