Pair of Vintage Old School Fru
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 99 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 28

↓↓
Đoái thương muôn dặm tử phần,


Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa.


( Đoạn trường tân thanh)


Thuyền rời Thiên-trường một ngày thì ra tới biển, rồi đổi hướng lên phía Bắc. Hai ngày sau, khi thuyền sắp qua Đồn-sơn thì có mười chiến thuyền, một soái thuyền thuộc hạm đội Thần-phù dàn ngang. Một viên võ quan trên soái thuyền phất cờ yêu cầu con thuyền Thiên-ưng ngừng lại. Rồi soái thuyền kè vào mạn con thuyền Thiên-ưng. Thủ-Huy, Đoan-Nghi cùng lên trên sàn thuyền quan sát. Thoáng nhìn, Thủ-Huy nhận ngay ra viên võ quan phất cờ là đô đốc Trần Bằng. Cạnh Bằng còn có Binh-bộ thượng thư Phí Công-Tín. Hai người sang con thuyền Thiên-ưng. Trần Bằng là thủ hạ cũ của Thủ-Huy Đoan-Nghi. Y hành lễ quân cách rồi nói :

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Khải điện hạ ! Khải-phò mã ! Có Phí thượng thư truyền chỉ dụ của Hoàng-thượng đến công chúa điện hạ cùng phò mã.


Thủ-Huy mời cả hai vào trong khoang thuyền. Vừa an tọa, Phí Công-Tín đã lên tiếng trước :


- Triều đình có nhiều thay đổi. Đỗ thái hậu, Đỗ thái sư, Mạc thiếu sư cùng nghị rằng : Nay bốn phương phẳng lặng, không cần nuôi quân nhiều, khiến quốc sản phải hao phí. Vì vậy triều đình quyết định giải tán mười hai hiệu Thiên-tử binh, Kị-binh, Ngưu-binh. Về Thủy-quân, bốn hạm đội chỉ giữ lại một hạm đội Aâu-Cơ mà thôi. Để bảo vệ kinh thành, Đỗ thái sư lập thêm mười đội cấm quân, cho đóng quanh Thăng-long.


Thủ-Huy kinh hãi hỏi :


- Ai đưa ra ý kiến đó đầu tiên ?


- Thần không rõ. Nhưng nghe các võ tướng thì thầm rằng, Tống cử một mật sứ sang gặp riêng Đỗ Thái-sư, Đỗ Thái-hậu, rồi ít lâu sau có chuyện này.


- Như vậy thì nguy rồi ! Thế Tổng-lĩnh Thiên-tử binh Kiến-Khang vương, Vũ-kị thượng tướng quân Tăng Khoa, với Đại đô đốc Phùng Tá-Chu ra sao ?


- Kiến-Khang vương được chuyển lên tổng trấn Bắc-cương, Tăng tướng quân làm phó. Còn Phùng đại đô đốc thì trấn lãnh hải, đóng ở Tiên-yên.


Đoan-Nghi biết chồng đang bàng hoàng về những suy đồi của nhà mình. Công chúa hỏi :


- Phí binh bộ từng cầm quân. Người biết rằng, bấy lâu nay sở dĩ Tống sợ, Chiêm kính là nhờ binh lực chúng ta hùng mạnh. Khi triều đình nghị việc này, sao thượng thư không phản đối ?


- Thần có biết gì đâu ?


Phí biện luận : Thái-hậu, Thái-sư, Thiếu-sư nghị riêng với nhau, rồi làm chiếu đưa cho Hoàng-thượng ký. Triều thần không biết gì cả. Ba người này áp chế Hoàng- thượng còn hơn Cảm-Thánh thái hậu áp chế đức Anh-tông khi xưa nữa. Thái-phó Lý Kính-Tu phản đối nhưng không ai nghe cả.


- Thế việc Phí binh bộ đón gặp chúng tôi đây có mục đích gì ? Mục đích này là do ý chỉ của Hoàng-thượng hay triều đình ?


- Thưa phò mã dường như không không do cả hai, mà do ý riêng của Đỗ thái hậu, Đỗ thái sư và Mạc thiếu sư ! Chiếu chỉ mà lão phu mang theo đây, Hoàng-thượng bị bắt buộc ký vào mà thôi. Triều đình có lời dặn lão phu cáo trước với phò mã, công chúa rằng : Nhị vị không phải quỳ gối lĩnh chỉ.


Thủ-Huy lại kinh ngạc nữa ! Công tiếp tờ chỉ từ tay Phí Công-Tín. Chỉ rất ngắn :


« Thái-sư thượng trụ quốc,


Tĩnh-hải tiết độ sứ, quan sát sứ , xử trí sứ,


An-nam đô hộ phủ,


Ngự sử đại phu,


Thượng-trụ quốc,


An-nam quốc vương.


Nay Thiên-quốc đang gặp binh cách. Phía Bắc bọn rợ Nữ-chân, phía Tây bọn Nhung Tây-hạ luôn phạm cảnh. Thánh thiên tử sai sứ sang An-nam phủ dụ, truyền phải chịu binh dịch. Than ôi ! Cô gia được Thiên-triều thương như con, ban cho chức tước lớn, cha truyền con nối, không thể làm ngơ khi đấng quân phụ phải lao tâm khổ tứ. Vậy cô gia gửi Tả-kim ngô đại tướng quân, Côi-sơn quốc công cùng vợ là quận chúa Đoan-Nghi đem đội dũng sĩ Long-biên sang trợ chiến với binh triều. Quận chúa Đoan-Nghi hãy giao hoàn thanh Thượng-phương bảo kiếm về cho cô gia.


Niên hiệu Thuần-hy thứ mười lăm, mùa Xuân tháng giêng, cát nhật. ».


Thủ-Huy, Đoan-Nghi bàng hoàng cả người.


- Thực là nhục nhã.


Đoan-Nghi than : Từ cổ đến giờ, Trung-nguyên phong chức tước cho các vua ta, chỉ là hình thức ngoại giao. Còn ta vẫn giang sơn nhất khoảnh. Ta vẫn dùng quốc danh Đại-Việt. Vua vẫn dùng niên hiệu riêng. Ta vẫn có thân vương. Con vua vẫn là thái tử, công chúa. Chưa bao giờ ta phải chịu binh dịch. Thế mà bây giờ bọn họ Đỗ, họ Mạc nhục nhã đến độ bỏ quốc danh, quốc hiệu, chịu binh dịch. Thực không thể tưởng tượng được. Thế thì ta trở thành quận huyện của Tống rồi !


Phí Công-Tín than :


- Tin này lan ra ngoài, chư đại thần các trấn đều kinh hoảng. Võ lâm, hương đảng bàn tán xôn xao. Các gia, các phái định sẽ hội nhau nghị về việc này vào ngày giỗ vua Trưng. Đỗ thái sư lại làm chỉ, ép Hoàng-thượng ký, truyền bỏ lễ giỗ vua Trưng vào đầu tháng hai, bỏ lễ hội đền Hùng vào ngày 10 tháng ba.


Thủ-Huy than :


- Loạn ! Thế nào cũng có loạn.


- Quả thế, đại công tử của Thái-sư Đỗ An-Di bị một kẻ lạ đột nhập tư gia, điểm huyệt, khoét mắt, cắt lưỡi, chặt cụt cả tay lẫn chân, rồi đem bỏ ở chợ Tây-nhai. Lão mẫu của Mạc thiếu sư bị mổ bụng, dồn trấu vào trong. Tại tẩm cung của Thái-hậu, không biết kẻ nào đó đã cắt cái ấy...cái ấy của con ngựa, rồi bỏ lên dường của người. Khi lão phu lên đường, thì nghe đâu các đại môn phái dự tổ chức đại hội vào ngày 15 tháng 8, tại Lộc-hà, nhân giỗ Bắc-bình vương Đào Kỳ. Một viên thị lang bộ Lễ mới đưa ra ý kiến xin Thái-sư ban lệnh cấm tổ chức giỗ Bắc-bình vương. Lập tức ngay đêm đó, y cùng vợ con, gia thuộc bị giết hết, kể cả chó mèo, trâu bò, gà vịt. Sát nhân còn để giấy lại hăm rằng, bất cứ kẻ nào xướng xuất ra việc ngăn cản này sẽ bị giết cả nhà như viên thị lang.


- Trước kia, nước loạn do Cảm-Thánh, bây giờ lại nảy ra con dâm nữ Đỗ Thụy-Châu nữa !


- Thái-sư Đỗ An-Di làm biểu ép Hoàng-thượng ký : Kể từ nay, chỉ quan, quân mới được luyện võ. Cấm các gia, các phái thu nhận đệ tử. Triều đình gửi quân đến tổng đường các phái, bắt giải tán các đệ tử.


- Thế có xảy ra cuộc xô sát nào không ?


- Các đô thống dẫn quân đi giải tán võ phái, chỉ biết truyền chỉ rồi về Thăng-long, chứ không dám thi hành lệnh !


Thủ-Huy than :


- Không biết Côi-sơn song ưng có còn tại thế không ? Nếu người còn sống, thì liệu người có chịu can thiệp vào chuyện Hoàng-thành không ?


- Lão phu sợ là sợ đại hội võ lâm vào tháng tám này. Dường như các đại tôn sư định bàn kế đối phó với Đỗ thái hậu, Đỗ An-Di và Mạc Hiển-Tích. Trước sự việc đó, Đỗ, Mạc sẽ đem quân tiêu diệt võ lâm. Dù việc tiêu diệt thành hay bại, võ lâm cũng khởi binh. Bấy giờ nước sẽ loạn to.


- Có thể tránh được !


Thủ-Huy bàn :


- Nếu như giết Đỗ hậu , An-Di, Hiển-Tích, thì bấy giờ quyền phụ chính sẽ vào tay Lý Kính-Tu, binh quyền sẽ vào tay Long-Ích, Long-Tường. Vớiù Kính-Tu, Long-Ích, Long-Tường thì kỷ cương lại tái lập.


Đoan-Nghi cau mặt :


- Anh nên giữ lời một chút. Dù sao Chiêu-thiên Chí-lý cũng là mẫu nghi trăm họ, mà anh lại bàn nên giết đi, thì thực là loạn to rồi.


Thủ-Huy bị vợ trách, công ngồi im không nói, không rằng.


Phí Công-Tín tiếp :


- Hiện triều đình cho mười chiến thuyền chở đội võ sĩ Long-biên với đầy đủ vũ khí, lương thực, để theo phò mã sang trợ chiến với Tống. Mười chiến thuyền hiện đang dàn ra chờ lệnh phò mã.


Tiễn Phí Công-Tín về rồi, Đoan-Nghi hỏi Thủ-Huy :


- Bây giờ chúng ta phải làm gì ?


- Chúng ta bị đẩy vào đường cùng rồi ! Bao nhiêu công trình của chúng ta gây dựng mười mấy năm dài, nay hoàn toàn bị phá hủy trong tay người một con đàn bà ngu xuẩn, tham dâm. Ta chỉnh đốn binh lực, khiến cho thế của tộc Việt hùng mạnh, Chiêm mến, Tống sợ. Bây giờ y thị giải tán Thiên-tử binh, Ngưu-binh, Kị-binh, Thủy-quân. Đại-Việt phút chốc trở thành một tiểu quốc An-Nam. Đại-Việt hoàng đế lui về làm An-Nam quốc vương. Con mụ họ Đỗ lại bắt con mình từ bỏ cái thế Đại-Việt lùi về làm An-Nam quốc vương. Chúng ta đang là những người kết thân với Kim, ép Tống, chúng bắt chúng ta phải chịu lệnh Tống, đánh lại Kim. Hà ! Ta phải hành động sao đây ? Không lẽ ta phải mang cái thân lôm lốp đi đâm thuê chém mướn cho Tống ! Hơn nữa đánh những người bạn của ta ? ? ?


- Anh nên bỏ bớt cái ngôn từ khinh bạc đi có được không ? Cổ kim, chưa bao giờ có một phò mã gọi Thái-hậu bằng y thị, rồi mạ lỵ là ngu xuẩn, tham dâm cả.


Thủ-Huy hừ một tiếng không nói gì. Công thấy vợ tỏ vẻ mệt mỏi, thì hơi ngạc nhiên. Thình lình Đoan-Nghi ọe lên một tiếng rồi mửa ra nước nhờn. Kinh hãi, Thú-Thúy vội bắt mạch cho Đoan-Nghi. Bất giác nàng bật cười, tay vuốt ngực cho Đoan-Nghi rồi nói với Thủ-Huy :


- Mừng cho chủ nhân. Công chúa có mang.


Đỡ Đoan-Nghi ngồi dựa vào vách thuyền, Thúy-Thúy bàn với Thủ-Huy :


- Khi Gia-Thụy hoàng đế tự bỏ đế hiệu, niên hiệu thì chiếu chỉ trở thành một mệnh lệnh. Chủ nhân là phò mã, là công chúa, ngôi vị cao hơn quốc vương thì không phải tuân lệnh quốc vương. Vậy bây giờ chủ nhân cứ ngao du sơn thủy, chẳng cần sang Tống nữa. Hay chúng ta làm một Côi-sơn song ưng cũng đươc.


Đoan-Nghi sợ chồng nghe lời Thúy-Thúy, nàng xua tay :


- Tỷ-tỷ đừng nói vậy. Dù sao Gia-Thụy cũng bị mẹ, bị cậu ép buộc, chứ bản tâm đâu có muốn hành xử như vậy ? Hiện trong triều không còn thân vương nào cầm quyền. Họ Đỗ chỉ e sợ vợ chồng tôi mà thôi. Nếu nay chúng tôi vi chỉ, thì họ có cớ xóa tên tôi trong sổ Ngọc-điệp. Bấy giờ họ tha hồ thao túng, rồi đi đến cướp ngôi không chừng.


Thủ-Huy cho gọi đội trưởng võ sĩ Long-biên sang thuyền mình họp. Viên đội trưởng chính là con trai của một trong Đại-Việt ngũ tuyệt Trần Tử-Giác tên Trần Tử-Kim.


Nguyên khi cầm quyền thống lĩnh Thiên-tử binh, Thủ-Huy bàn với Long-Xưởng rằng :


« ... Thời vua Thánh-tông, ngài đã dùng Long-biên ngũ hùng lập đoàn Thần-tiễn Long-biên. Lại dùng Tây-hồ thất kiệt lập đoàn Giao-long Tây-hồ. Khai-quốc vương lấy thuật kị mã của Phù-đổng Thiên-vương, thuật bắn tên của Cao-cảnh hầu Cao Nỗ và võ công Đông-a để huấn luyện cho đội võ sĩ Long-biên. Lại lấy thuật thủy chiến cùng thuật quy tức của công chúa Gia-hưng Trần Quốc, võ công phái Sài-sơn luyện đội võ sĩ Giao-long. Hai đội này đã gây kinh hoàng cho quân Chiêm, quân Tống, và lập không biết bao nhiêu chiến công. Vậy bây giờ, cũng nên tái lập hai đội ngày ».


Long-Xưởng đồng ý. Nhưng đội Long-biên thì vẫn dùng tên cũ, còn đội Giao-long Tây-hồ thì đổi là đội Côi-sơn. Sau khi thành lập, Thủ-Huy gửi cả hai đội về Thiên-trường nhờ Đại-Việt ngũ tuyệt huấn luyện võ công.


Sau khi các võ sĩ đã có bản lĩnh của một cao thủ bậc trung, thì bắt đầu huấn luyện chuyên môn. Đội Côi-sơn trao cho Tá-Chu Kim-Ngân với Vỵ-xuyên ngũ tiên huấn luyện về thủy chiến, về thuật lặn dưới nước. Còn đội Long-biên, Thủ-Huy nhờ sư thúc Trần Tử-Tuệ, nức danh tiễn thủ bậc nhất Đại-Việt dạy tiễn thuật. Cuối cùng chính Thủ-Huy đem thuật kị mã, cùng phép kị chiến của Phù-đổng Thiên-vương dạy họ.


Trong ba lần chính biến : Giải cứu vua Anh-tông khi bị bọn tế tác Tống uy hiếp, đem quân về lập Long-Xưởng làm vua, cứu Long-Trác khi bị Long-Xưởng mưu hại... Thủ-Huy đều dùng lực lượng chính là hai đội võ sĩ này. Khi Thủ-Huy cáo quan về điền dã, thì hai đội cũng theo công về sống tại Thiên-trường. Lúc đưa Kiến-Bình vương Lý Long-Tường rời Thiên-trường về Thăng-long, Thủ-Huy lại cho hai đội này theo vương về. Bây giờ, không rõ mục đích gì triều đình lại gửi đoàn võ sĩ Long-biên theo công sang trợ chiến với Tống ?


Thủ-Huy hỏi Tử-Kim :


- Triều đình sai sư đệ dẫn đội võ sĩ Long-biên theo ta. Đội võ sĩ Long-biên chỉ lợi hại khi ngồi trên mình ngựa. Sao triều đình lại không cho mang ngựa theo mà chỉ cho mang cung tên, áo giáp ?


- Đệ cũng không rõ nữa. Quan Binh-bộ thượng thư Phí Công-Tín nói rằng, vì đi bằng đường thủy, thì không thể mang ngựa theo. Vả ngựa của ta là ngựa vùng nhiệt đới, nếu mang lên phía Bắc Trung-nguyên, e không chịu nổi khí hậu lạnh cắt da thịt. Khi sang Trung-nguyên, Tống sẽ cung cấp ngựa cho.


Tử-Kim còn trẻ, lại chưa vướng mắc vợ con. Sau khi hỏi qua tình hình, Thủ-Huy lệnh cho con thuyền Thiên-ưng dẫn dầu, phía sau là mười chiến thuyền chở đội võ sĩ Long-biên.


Cuộc hành trình trải qua bẩy ngày, thì đi vào lãnh hải của Quảng-Đông. Trong bẩy ngày, Đoan-Nghi thấy chồng trầm tư, ít nói, thì biết rằng Thủ-Huy cực kỳ bất mãn với triều đình. Nàng tự kiểm lại :


« Họ Lý nhà ta làm vua trải đã 178 năm. Trong gần hai trăm năm ấy, được khoảng 100 năm đầu là thịnh vượng. Kể từ khi vua Thần-tông băng đến giờ, chỉ vì cái nạn gà mái gáy, mà uy tín triều đình bại hoại. Ân đức bốn vị Thái-tổ, Thái-tông, Thánh-tông, Nhân-tông đối với quốc dân đã hết. Tăng ni, võ lâm, sĩ dân cùng có ý muốn thay đổi triều đình. Cứ cái đà này, chỉ cần một người có đức, phất cờ là triều Lý không còn nữa. Bấy giờ thì e giòng họ mình sẽ bị tru diệt hết. Làm sao bây giờ ? ».


Nhìn Thủ-Huy nằm dài trên tấm ván làm dường, mắt mở trừng trừng nhìn vào không gian, bất giác nàng cảm thấy chua chát :


« Đất nước vẫn đất nước ấy, dân chúng vẫn dân chúng ấy. Nhưng thời gian thính chính của Cảm-Thánh thái hậu, làm cho tan hoang, dân chúng đói khổ. Thế rồi, ông nội Thủ-Huy cũng như phái Đông-a ra công phò tá, trong mấy năm trời kỷ cương lại tái lập, dân chúng giầu có, quốc sản dư thừa, binh lực hùng mạnh, nước lớn sợ, nước nhỏ mến. Thế mà vợ chồng nàng mới rời quyền hành hơn năm, đã bị một người đàn bà tham dâm phá tan nát hết ».


Nàng tự nghĩ :


« Giá như người làm vua là ông nội hay phụ thân Thủ-Huy, thì có lẽ dân sẽ giầu hơn nữa, nước sẽ mạnh hơn nữa. Vậy có nên nghe lời Thủ-Huy mà giết Đỗ thái hậu không ? ».


Thình lình Trần Tử-Kim vào báo :


- Thưa sư huynh, thủy quân Tống dàn ra phía trước. Họ phất cờ ra hiệu cho chúng ta ngừng lại.


- Hạ buồm xuống, báo cho họ biết ta muốn gặp người chỉ huy cao cấp của họ.


Tuy ra lệnh, nhưng Thủ-Huy Doan-Nghi cũng lên chòi chỉ huy của thuyền để tiếp xúc với thủy quân Tống.


Hai chiến thuyền Tống từ từ ép vào mạn sườn con thuyền Thiên-ưng. Nhìn lên soái kỳ của Tống có hàng chữ Nam-hải, Lưu đô đốc . Thủ-Huy đã biết tông tích viên đô đốc này. Nguyên hai năm trước Thủ-Huy Đoan-Nghi trấn thủ Bắc-cương đã được tế tác cung cấp cho tất cả chi tiết về các quan của Tống ở Nam-thùy. Công nói với Tử-Kim :


- Chiến thuyền kia thuộc hạm đội Nam-hải của Tống. Viên đô đốc chỉ huy tên Lưu Phúc. Nguyên y xuất thân là tướng cướp, chuyên đánh cướp của người giầu, chia cho kẻ khó. Năm năm trước có chỉ chiêu dụ, y về hàng triều đình, được phong làm trưởng đoàn thủy quân. Năm vừa qua y được thăng lên chức đô đốc. Võ công y rất cao, hành xử quang minh lỗi lạc.


Viên thuyền trưởng Tống cầm loa hỏi :


- Các vị là thủy quân Việt, các vị sang đây có việc gì ? Xin cho gặp người chỉ huy cao cấp nhất.


Trần Tử-Kim vận nội lực nói lớn :


- Chúa tướng chúng tôi muốn gặp Lưu đô đốc.


Viên thuyền trưởng Tống nhìn sang con thuyền Thiên-ưng, thấy hai soái kỳ Đại-Việt. Một soái kỳ có hàng chữ Đại-Việt, Tả kim-ngô đại tướng quân . Một soái kỳ khác có chữ Côi-sơn quốc công, phò mã Trần . Y không hỏi gì nữa, vội chạy vào trong khoang. Lát sau y ra với Lưu Phúc. Lưu Phúc đã từng nghe danh Thủ-Huy, Đoan-Nghi. Y hành lễ với Thủ-Huy rồi cung tay tỏ ý mời:


- Không biết đại giá phò mã, công chúa sang đây có việc gì ? Xin mời nhị vị sang thiểm thuyền để tiểu tướng được hầu chuyện.


Suốt mấy năm qua, Thủ-Huy, Đoan-Nghi tổng trấn biên thùy Đại-Việt. Nhờ trị quân nghiêm, quân phong, quân khí cực sắc bén, các biên thần Tống nghe đối với công luôn có thái độ vừa kính vừa sợ. Mỗi khi hai bên có xung đột, công thường đích thân gặp các biên thần để giải quyết. Vì vậy Lưu Vĩnh cung cung, kính kính tiếp công.


Thủ-Huy, Đoan-Nghi tung mình sang chiến thuyền Tống. Lưu Phúc mời hai người vào trong. Phân ngôi chủ khách xong, Thủ-Huy nói :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Âm công - Cổ Long

Âm công - Cổ Long

Lời tựa: Bạch Bất Phục, người con hiếu thảo, lấy việc "đổi của chôn người"

12-07-2016 1 chương
Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Giới thiệu: Giọng ca của ca nữ, điệu múa của vũ giả, kiếm của kiếm khách, bút

11-07-2016 20 chương
Tru tiên - Tiêu Đỉnh

Tru tiên - Tiêu Đỉnh

Giới thiệu: "Tru Tiên " là tiểu thuyết huyễn tưởng thuộc thể loại tiên hiệp của

09-07-2016 258 chương
Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Giới thiệu: Lộc Đỉnh Ký là bộ truyện tranh hành động nói về một cậu bé sống

09-07-2016 248 chương
Tiếng khóc thiên thần

Tiếng khóc thiên thần

Ba mẹ thường hay giận nhau suốt cả tuần, không nói chuyện, không điện thoại, chỉ vì

23-06-2016
15 giờ

15 giờ

Chiều đó mưa. Và tôi biết Sora vẫn còn trinh. Nhưng, tôi vẫn không hôn cô

28-06-2016
Yêu ư, để sau!

Yêu ư, để sau!

"- Trời, đã sáu tháng kể từ lúc biết mày, tao chỉ thấy mày đưa hột cho người khác

28-06-2016
Chơi vơi Ba mươi

Chơi vơi Ba mươi

Phụ nữ, khi đã có chồng con, khi đã trải qua mọi cung bậc của yêu đương rồi, lòng

24-06-2016