Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 124 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 24

↓↓

Thủ-Huy chưa kịp từ chối, thì Thúy-Thúy đã dùng hai tay nhẹ nhàng chà sát trên trán, thái dương, cằm, rồi cổ cho công. Công điếng người đi, nằm như khúc gỗ không dẫy được nữa. Hơi thở của nàng, vừa ấm áp, vừa thơm tho lướt trên má công.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Thúy-Thúy lại chuyển tay xuống nắn hai bắp tay, rồi chà vào hai bên sườn. Thủ-Huy định lên tiếng năn nỉ : Thôi ! Thôi ! Tôi chịu hết nổi rồi. Nhưng công mở miệng ra không được.


Thúy-Thúy lại chà xuống bụng, rồi... Đến đây thì Thủ-Huy gần như mê man. Thúy-Thúy ngừng tay, nàng gục đầu vào ngực Thủ-Huy. Thủ-Huy rùng mình, khẽ nâng đầu nàng dậy :


- Thúy-Thúy ! Nàng là tiên nữ ! Còn tôi...


Giọng Thúy-Thúy nhẹ như tơ. Nàng nói như gió thoảng :


- Chủ nhân ! Tiểu tỳ đã nguyện hầu hạ chủ nhân cả đời ! Lúc nào tiểu tỳ cũng sẵn sàng dâng hiến cho chủ nhân.


Ghi chú của thuật giả:


Thuật đến đây, tôi xin ngừng lại, vì không biết những gì sẽ xẩy ra giữa anh hùng Trần Thủ-Huy và giai nhân Vương Thúy-Thúy. Tôi đã tra trong chính sử, huyền sử Tống-Việt ; kể cả bia đá, gia phả cũng không thấy chép rằng sau đó Thủ-Huy sẽ tỉnh táo, giữ tấm lòng chung thủy vơí Đoan-Nghi, hay tiếp nhận tất cả những gì Thúy-Thúy dâng hiến ? Độc giả Anh-hùng Đông-a vốn thông minh, xin đoán dùm.


Sáng hôm sau, giờ Dần, Thủ-Huy thức giấc thì nhận được chỉ dụ của Long-Xưởng :


«Khi ta về Thăng-long thì chỉ đem có vài tùy tùng theo. Sợ bọn Đỗ An-Di tập kích, ta phải nhờ bà Như-Yên đem đội thị vệ Đông-cung theo hộ vệ. Vậy đệ phải cho hai đội võ sĩ Long-biên, Côi-sơn phi ngựa về bảo vệ Đông-cung. Ta chờ nhị đệ, rồi đánh vào Thăng-long giết hết bọn nghịch thần, tặc tử, bọn mãi quốc ».


Giờ Thìn, Thủ-Huy về tới Bắc-ngạn, thủy quân đưa công cùng bộ tham mưu qua sông. Đò vừa cập bến, thì gặp Long-Xưởng, cùng chư vương, văn võ bách quan từ các trấn, phủ, huyện về chịu tang bị ùn lại, không được vào thành. Thủ-Huy tạm đóng tổng hành doanh ở ngoài thành, rồi thỉnh Long-Xưởng, cùng các quan vào nghỉ.


Thủ-Huy mời chư vương, Đoan-Nghi, Tăng Khoa họp riêng. Công trình bầy tất cả những tin tức do Thủ-Liễu thu thập được, cùng những uẩn khúc về việc Long-Xưởng bị truất, lập Long-Trát, mà hai chỉ dụ cho đến nay cũng vẫn còn giá trị. Nghe Thủ-Huy nói, Long-Xưởng than :


- Sau khi diệt bọn gian tế Tống, an định được Thăng-long, ta quên khuấy đi mất cái chuyện xin phụ hoàng ban chỉ phục hồi ngôi vị cho ta, lại cũng không xin chỉ phong tước cho Long-Trát. Bây giờ các em nghĩ sao ?


Kiến-Ninh vương đề nghị :


- Bọn Đỗ An-Di tưởng rằng đặt thằng nhỏ lên làm vua, là cố tình tạo thành sự đã rồi. Em nghĩ anh nên lên ngôi cho chính vị, ban hịch đi khắp nước, cử sứ giả vào bắt bọn Đỗ An-Di đầu hàng, bằng không chúng ta đánh thành, rồi làm cỏ bọn chúng.


- Thưa vương gia làm như vậy không đúng lễ.


Vũ Tán-Đường giảng giải :


- Từ xưa đến giờ, khi Hoàng-đế băng hà thì bao giờ tự quân cũng phải lên ngôi trước tử-cung. Vả lại bọn Vương Cương-Trung, Thụy-Hương ép Hoàng-thượng ban chiếu, dùng những lời lẽ hạ nhục Thái-tử quá đáng. Mà chiếu ấy gửi khắp các trấn, các phủ, huyện. Từ ngày đó đến giờ, dư đảng bọn Tống, bọn chân tay của tụi hủ nho, bọn vong mạng, bọn đầu trộm đuôi cướp không ngớt nhắc lại những lời vô quân, phạm tượng đó. Trong dân gian thì thầm đã nhiều. Nếu nay Thái-tử lên ngôi ở ngoài thành thế này, thì bọn Tô Hiến-Thành, Đỗ An-Di lại có cớ để nói với mọi người.


Tăng Khoa đứng dậy cung tay :


- Khải Thái-tử, thần nghĩ không cần phải gửi sứ. Thị vệ, cấm quân quá ít không đủ giữ Thăng-long. Vậy Thái-úy chỉ cần truyền một lệnh rằng người bảo giá Thái-tử cùng chư vương, đại thần về chịu tang. Cấm quân, thị vệ phải mở cổng thành. Bằng không thì cho đánh thành. Thần nghĩ, năm trước thị vệ, cấm quân đã theo Thái-tử đánh hiệu binh Sơn-Nam. Họ thấy bọn này chống lại Thái-tử, rồi bị bọn Tống giết, bị xử tội sau biến cố. Nay vô tình họ bị đẩy vào cái thế đó, họ đã lo sợ lắm rồi. Họ chỉ chờ dịp là buông vũ khí. Cái bọn An-Di, Hiến-Thành gan có bằng trời cũng không dám chống lại ta. Vả thị vệ, cấm quân đều do Thái-úy với thần huấn luyện. Họ biết tính cương quyết của Thái-úy, nên không ai đủ can đảm cầm vũ khí chống lệnh Thái-úy mà mang họa.


Long-Xưởng hài lòng nói với Đoan-Nghi :


- Lời nghị của Tăng đệ thực đúng luật pháp. Ở đây em là người cử bút thành văn, vậy em hãy soạn một lệnh gửi cho chư quân tướng, mà không nhắc gì tới bọn Tô, Đỗ cả.


Công-chúa Đoan-Nghi cầm bút viết :« Kiểm-hiệu Thái-sư, Thượng-trụ quốc, Khai-phủ nghị đồng tam tư, Trung-vũ quân tiết độ sứ, lĩnh đại Đô-đốc, Kiến-Ninh vương.


Dao-thụ Thái-bảo, quản Khu-mật viện, Thượng-thư tả bộc xạ, Phụ-quốc thượng tướng quân, trấn Nam tiết độ sứ, Kiến-An vương.


Đặc tiến Thiếu-sư, Khu-mật viện sứ, Thượng-thư tả thừa, Thượng-thư lệnh, Tả kim ngô thượng tướng quân, tổng-lĩnh Thiên-tử binh Kiến-Tĩnh vương.


Hiếu-khang, Thạc-hòa, Ôn-huệ, Nhu-mẫn, Anh-văn, Đoan-Nghi công chúa, tổng-lĩnh nữ binh.


Phò-mã Phụ-quốc Thái-úy, Tả-kim-ngô đại tướng quân, Thượng-trụ quốc, Càn-nguyên điện đại học sĩ, Côi-sơn quốc công.


Lệnh cho các tướng sĩ cùng thị vệ, cấm quân trong thành Thăng-long :


Được hung tin hoàng-thượng băng hà. Thái-tử cùng chư vương Kiến-Ninh, Kiến-An, Kiến-Tĩnh, công chúa Đoan-Nghi, phò mã Thái-úy cùng các quan văn võ tại các trấn, phủ huyện về chịu tang. Mà các người lại đóng cửa thành là ý gì ? Vì vậy, chúng ta phải mang binh về bảo giá. Chúng ta hẹn cho các người đến giờ Mùi hôm nay phải mở cửa thành. Bằng không, chúng ta sẽ xua binh đánh vào, thì bản thân các người bị giết đã đành, mà gia đình cũng bị phanh thây.


Niên hiệu Thiên-cảm Chí-bảo, tháng bẩy, ngày vọng »


Long-Xưởng đọc xong khen ngợi :


- Hay, lệnh này coi như không biết gì tới cái vụ Long-Trát đã lên ngôi, không kể tội bọn Tô Hiến-Thành, Đỗ An-Di, để mở cho chúng một con đường. Lại giải thích rõ về vụ mang quân về. Bọn phản thần không còn gì để có thể bắt quân đóng cổng thành.


Thủ-Huy sai quân mang thư đi.


Tăng Khoa ra lệnh cho tướng sĩ :


- Hiệu Quảng-thánh, Quảng-vũ chia ra bao vây các cửa thành. Hiệu Phù-Đổng, Ngự-long cũng chia ra chờ đợi ở các cửa. Đến giờ Mùi, nếu cửa thành mở, thì nhất loạt tiến vào, nhanh chóng chiếm đóng tất cả các phủ, dinh, kể cả Phủ-thừa Thọ-xương. Còn Hoàng-thành thì chỉ bao vây thôi. Nhược bằng sang giờ Mùi, mà cửa thành không mở, thì đồng loạt tấn công. Cần đánh chớp nhoáng. Khi lọt vào thành thì cho mở cửa. Rồi hiệu Ngự-long, Phù-Đổng tiến vào thi hành như trên.


Long-Xưởng thấy vợ chồng Đào Duy cũng có mặt, thì cảm động :


- Đào đại phu ! Đào phu nhân ! Từ ngày gặp gỡ nhau trên bến Bắc-ngạn đến giờ, nhị vị đã cùng Xưởng này chịu không biết bao nhiêu cay đắng, thăng trầm. Nhị vị lại là sư phụ khai tâm về võ cho Xưởng. Thế mà bây giờ người vẫn giữ một chức vụ khiêm tốn là Đại-phu nhạc quan. Phu nhân vẫn chỉ là chức quản lý Đông-cung. Hôm nay, Xưởng lên ngôi vua, sẽ phong cho phu nhân tước công chúa, quản lĩnh cung nga. Còn Đào đại phu phải được phong hầu, thăng lên Thị-lang bộ Lễ.


Hai người nói lời cảm tạ.


Vương nói với các em :


- Chúng ta chia nhau ra, mỗi người tiến vào một cửa. Kiến-Ninh vương tiến vào cửa Tường-phù. Kiến-An vương tiến vào cửa Diệu-đức. Kiến-Tĩnh vương tiến vào cửa Đại-hưng. Còn cửa Quảng-phúc thì ta với Thủ-Huy, Đoan-Nghi tiến vào. Nhớ , dù phải công thành, hay không, cũng cần dàn nghi trượng sẵn, khi vào thành giữ cho uy nghi. Ta không có thị vệ hộ tống, tạm dùng đội thị vệ Đông-cung của Đào phu nhân vậy.


Chư tướng đứng dậy, rời hành doanh, đi điều quân.


Kiến-Ninh vương bàn với Long-Xưởng :


- Từ hơn mười năm nay, bọn lão thần lười biếng, nếu không chống lại chúng ta, thì cũng ù lỳ. Chúng biết ta cầm binh quyền, tương lai anh cả lên ngôi, mà chúng dám chống lại. Tại sao ? Vì chúng hiểu rằng phụ hoàng không có chủ trương gì, chúng có thể dựa vào người mà khuynh đảo Xã-tắc. Hồi ấy, bọn gian tế Tống gây ra việc biến loạn, em đề nghị trong lúc hỗn quân, hỗn quan, ta giết sạch bọn chúng đi, để triều đình không có nạn chia hai, chia ba. Anh cả cho rằng sau vụ ấy, thì chúng sẽ kinh hồn động phách mà quay đầu lại. Nếu ta tha cho chúng, chúng sẽ cảm phục, mà giúp ta. Như vậy ta tránh được sự phân hóa nhân tâm. Đại ca thấy không ? Chúng thoát được lần đó, bây giờ chúng gây ra vụ tầy trời này. Hôm nay, khi quân tràn vào, ta sai võ sĩ Côi-sơn, Long-biên giết sạch bọn chúng. Như vậy, từ nay không còn bọn hai lòng nữa.


Long-Xưởng nghĩ thầm :


« ... Lên ngôi vua, ta không sợ bọn chúng, ngược lại cần bọn chúng. Trong khi đó ta không cần bọn bay, mà phải đề phong bọn bay ».


Tuy vậy vương giả bộ thở dài :


- Nếu em ở vào hoàn cảnh của anh, thì em mới hiểu được cho anh. Em nên biết, bọn đại thần theo Tô, Đỗ, chỉ vì hai di chiếu của phụ hoàng. Hơn nữa chúng là cố mệnh đại thần của phụ hoàng. Anh là tự quân, mà lại giết cố mệnh đại thần, chỉ vì họ thi hành di chiếu của tiên đế, thì sau này ai sẽ tuân chỉ của anh ?


Kiến-Ninh vương đành lắc đầu chịu thua. Chờ lúc Long-Xưởng đang luận bàn với chư đại thần ở các trấn, vương gọi Thủ-Huy ra ngoài nói nhỏ :


- Nhị ca ! Cạnh nhị ca có đoàn võ sĩ Long-biên, Côi-sơn. Xin nhị ca ra mật lệnh cho chúng, khi ta đánh vào thành, lợi dụng lúc hỗn chiến, giết sạch bọn nịnh quan phản phúc, để trừ hậu hoạn. Nhị ca nghĩ sao ?


- Gần đây, đại ca không còn suy nghĩ, hành xử như chúng ta nữa. Những lời đề nghị của chúng ta, đại ca không còn coi trọng. Bây giờ đại ca đã không chịu cho chúng ta giết bọn ăn hại, mà chúng ta ra lệnh giết, thì sau này tình anh em sẽ sứt mẻ. Đệ chịu, không thể nghe lời huynh được.


- Hay thế này ! Nhị ca có thể nhờ anh Thủ-Lý, Trung-Từ, Tá-Chu đem theo một ít cao thủ , lợi dụng lúc hỗn loạn giết sạch bọn gian thần không ?


- Khó quá !


Thủ-Huy nhăn mặt :


- Từ sau vụ hội nhau trên hồ Tây, anh Thủ-Lý bẻ cung thề không lý gì đến việc triều đình nữa. Cái hôm chị Phương-Lan, Kim-Ngân đi Đồn-sơn cứu đệ là vì có lệnh của ông nội. Hôm rồi anh ấy cùng Trung-Từ, Tá-Chu lên Bắc-cương gặp đệ chỉ với mục đích cứu đệ mà thôi.


- Vậy đệ đành dùng bọn võ sĩ thân tín của đệ làm việc này.


- Không được đâu.


Công-chúa Đoan-Nghi phản đối :


- Anh là người thứ nhì sau anh cả để quy tụ nhân tâm, mà võ sĩ của anh làm chuyện đó, thì dân chúng sẽ bất phục. Em thấy trong các sư huynh, sư đệ của anh Thủ-Huy, thì Phùng Tá-Chu là người khoáng đạt, lại tinh, minh, mẫn cán. Hơn nữa Tá-Chu tuy không chính thức làm quan, nhưng trước đây phụ hoàng đã ban chỉ phong chú ấy là phó Đại đô đốc, để chú ấy dự vào việc đóng chiến thuyền, luyện tập thủy đội. Tất cả binh tướng thủy quân đều tưởng chú ấy là phó đại đô đốc. Chú ấy có thể dẫn một đội võ sĩ, trang phục thủy quân, làm chuyện đó.


Thủ-Huy hỏi lại vợ :


- Em nghĩ rằng Tá-Chu sẽ nghe lời em ư ?


- Khổ quá !


Đoan-Nghi than :


- Anh là anh, mà anh không hiểu anh Thủ-Lý, cô Kim-Ngân tí nào cả. Anh Thủ-Lý là người tình cảm, nhưng tính tình đứt khoát ; nói một là một, nói hai là hai. Đối với anh ấy, làm sao cho dân chúng sống an ninh, ấm no là anh ấy vui lòng. Chú Tá-Chu nói năng ồn ào, nhưng lời lời đều hợp đạo lý. Bề ngoài, chú ấy hay vui, hay bông đùa nhưng chú ấy lại là người sủng ái vợ cùng cực. Không một ý nghĩ nào của cô Kim-Ngân, mà chú ấy không chiều theo. Còn cô Kim-Ngân thì tuy cứng rắn, nhưng lại yêu thương anh em vô bờ bến. Anh chỉ cần ngỏ lời với Kim-Ngân, thì cô ấy giúp anh ngay. Cô ấy giúp anh, thì dĩ nhiên chú Tá-Chu phải nhảy vào.


- Được rồi. Hiện Kim-Ngân, Tá-Chu đang có mặt tại Thăng-long. Anh sẽ nhờ cô ấy. Nhưng chỉ lát nữa mình sẽ tấn công rồi, e cô Kim-Ngân ra tay không kịp. Vậy chỉ có thể nhờ cô ấy nhân danh Côi-sơn song ưng giết bọn chúng mà thôi.


Thủ-Huy viết mấy chữ, rồi gọi một tá lĩnh, nguyên là đệ tử của sư thúc Trần Tử-Mẫn :


- Sư đệ mang thư này ra bến Bắc-ngạn, nơi con thuyền của bản phái, trao cho thuyền phu, bảo chuyển cho sư tỷ Kim-Ngân khẩn cấp.


Viên tá lãnh tần ngần, như không muốn đi. Thủ-Huy hỏi :


- Có chuyện gì không ?


- Hiện hạm đội Âu-Cơ phong tỏa tất cả thuyền bè, thì sao con thuyền nhà ta di chuyển được ?


Thủ-Huy tỉnh ngộ đưa mắt cho Kiến-Ninh vương. Vương phát lệnh bài, rồi cầm bút viết lệnh :


« Phó Đại đô-đốc Phùng Tá-Chu, được lệnh thi hành chỉ dụ cực mật. Võ quan bộ binh từ cấp đô thống, thủy quân từ cấp đô đốc phải tuân theo sự điều động của người ».


Thủ-Huy cau mày tỏ ý phản đối :


- Lệnh như vậy có đúng luật không ?.


- Để đệ kể cho nhị ca nghe. Hai năm trước trong lần đệ cho bốn hạm đội tập trận ở Thiên-trường. Nghe nói Tá-Chu thống lĩnh đội hải thuyền đánh cá của các trại Thần-nông. Đội thuyền này nổi danh về ba phương diện : Thuyền chắc chắn, khi ra khơi không bị sóng đánh vỡ. Thủy-thủ giỏi. Tổ chức chặt chẽ. Đệ mời Tá-Chu xem thao diễn. Tá-Chu góp không biết bao nhiêu ý kiến về tổ chức, huấn luyện, tác chiến, cách đóng chiến thuyền. Đệ mời anh ấy làm phó đại đô đốc thống lĩnh thủy quân. Anh ấy không nhận, chỉ nhận cái hàm, để có thể ban lệnh, chỉ huy, luyện tập mà thôi. Phụ hoàng cũng đã ban chỉ phong cho anh ấy rồi. Hóa cho nên binh sĩ bốn hạm đội đều tưởng anh ấy là phó đại đô đốc thống lĩnh hải quân... Chứ đệ đâu có phong bừa ?


Viên tá lĩnh cầm lệnh bài đi liền.


Khoảng cuối giờ Ngọ, Long-Xưởng, Thủ-Huy vừa ăn cơm xong, thì thân binh vào báo :


- Các cửa thành đều mở rộng. Thị vệ, cấm quân không cầm vũ khí, đứng dàn hai bên các cổng. Vũ-kị thượng tướng quân Tăng Khoa cho quân tiến vào trong. Xin báo để Thái-úy định liệu.


Thủ-Huy phất tay một cái, đội nghi trượng nhanh chóng vào hàng ngũ, rồi khởi hành. Dẫn đầu là đoàn giáp sĩ Đông-cung do Như-Yên chỉ huy, gươm đao sáng ngời. Tiếp theo, đội thiết kị uy nghi, hùng tráng. Đi đầu là hai võ sĩ . Võ sĩ bên trái cầm cây cờ có hàng chữ Tả-kim-ngô đại tướng quân , Côi-sơn quốc công. Bên phải, một võ sĩ cầm cây cờ có hàng chữ Phụ-quốc Thái-úy Trần. Thủ-Huy, Đoan-Nghi đi dưới hai cây cờ đó. Thúy-Thúy với đội nữ binh, cận vệ đi sau. Tiếp theo, một đội nhạc hơn trăm người, rồi tới đội giáp sĩ, với những tấm bảng Tĩnh-túc, Hồi-tỵ. Long-Xưởng cỡi ngựa đi giữa. Chư đại thần các trấn theo sau.


Đoàn nghi trượng vừa vào trong thành, thì thân binh báo :


- Tăng tướng quân xin cáo với Thái-úy, đã chiếm hết các điện, phủ, dinh thự. Quân bao vây kín Hoàng-thành. Các quan cùng hai Thái-hậu đều ở điện Càn-nguyên, chờ Thái-tử giá lâm.


Thủ-Huy truyền lệnh:


- Người lui lại sau cáo với Thái-tử.


Thân binh vâng dạ, báo với Long-Xưởng. Long-Xưởng run lên, nghĩ thầm :


- Mình sắp thành con trời rồi đây.


Tay run run Long-Xưởng ban chỉ :


- Cấm quân, thị vệ đã không có ý chống lại, thì nhị đệ truyền cho chư quân ra đóng ở ngoài thành. Chỉ giữ lại hai đội võ sĩ Long-biên, Côi-sơn thôi.


Thủ-Huy nói nhỏ :


- Trong lúc hỗn độn này, ta cho quân giết sạch bọn gian thần đi, để trừ hậu hoạn.


Long-Xưởng chửi thầm :


- Cái tên Thủ-Huy này ngu như lợn. Ta đang cần bọn văn quan để hạ y, mà y cứ xúi ta giết chúng, thì đời nào ta làm nhỉ ?

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Trích đoạn: Dưới Địa Song, là một sơn cốc hình như cái bồn, từ miệng động nhìn

11-07-2016 72 chương
Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Giới thiệu: Giọng ca của ca nữ, điệu múa của vũ giả, kiếm của kiếm khách, bút

11-07-2016 20 chương
Liên Thành quyết - Kim Dung

Liên Thành quyết - Kim Dung

Giới thiệu: Liên thành quyết là câu chuyện kể về chàng trai Địch Vân thật thà,

08-07-2016 49 chương
Viết về nỗi sợ

Viết về nỗi sợ

Để tặng các em... Trong số các bạn trẻ tôi gặp hai tuần qua có năm người rất khác

24-06-2016
Vết thương

Vết thương

Anh nói, bởi vì em là một cô gái mãi mãi luôn xuất hiện cùng vết thương. *** Lần

24-06-2016
Hòe Viên

Hòe Viên

Tên truyện: Hòe ViênTác giả: Tổng Công Đại NhânThể loại:Truyện trinh thámTình trạng:

20-07-2016 53 chương
Thời gian để sống

Thời gian để sống

"- Đó là một ca khó. - ... - Anh ta muốn tự tử." *** Một buổi chiều mưa bão nọ, có

27-06-2016
Tuyệt mệnh

Tuyệt mệnh

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện kinh dị số 1) Cũng không thể hoàn toàn

27-06-2016
Lừa và hổ

Lừa và hổ

Thời xưa, ở vùng Quý Châu không có Lừa. Có một người hay làm việc tốt đã chở

24-06-2016
Xóm trọ

Xóm trọ

Thụy và Tuấn yêu nhau được một năm. Mong manh và hờ hững, đôi khi Thụy tự hỏi

01-07-2016

XtGem Forum catalog