Insane
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 37 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 24

↓↓
Niên hiệu Thiên-cảm Chí-bảo thứ nhì,


bên Trung-nguyên, nhằm niên hiệu Thuần-Hy thứ nhì


đời Tống Hiếu-Tông,


Mùa Thu, tháng bẩy (DL.1175,Ất Tỵ),

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Sau ba tháng liền cho quân sĩ thao luyện tại Lạng-châu, thì Thái-úy phò mã Trần Thủ-Huy cùng Kiến-Tĩnh vương được tin Thái-tử Long-Xưởng, Kiến-Ninh vương từ trấn Đồn-sơn tới để thảo luận về tình hình quân lực Tống.


Lễ nghi tất.


Công-chúa Đoan-Nghi hỏi :


- Anh ! Phụ-hoàng, mẫu hậu vẫn an lạc chứ ?


- Vì được tin Tống đem hạm đội Kinh-Hồ tới Quảng-châu, nên anh phải lên Đồn-sơn duyệt xét tình hình ngay. Anh rời Thăng-long đã hơn tháng rồi, thành ra không rõ tình hình sức khỏe các người ra sao.


Nguyên sau lần chính biến, diệt trọn bọn gian tế Tống tiềm ẩn ở Đại-Việt. Thiên-cảm Chí-bảo hoàng đế ban chỉ ân xá cho bọn Vương Cương-Trung, Vân-Đài Trịnh Nam-Phương, Mao-Nữ Hàn Dũ-Linh, cùng hơn trăm gia thuộc. Bọn Vương Cương-Trung kéo nhau về Tống. Tống triều nghe bọn Vương Cương-Trung tâu về việc Đại-Viết chuẩn bị ra quân, may nhờ Thụy-Hương phá vỡ thì kinh hoảng, vội sai sứ xin hòa với Kim, rồi đem trọng binh xuống trấn ở Nam-thùy.


Vương Cương-Trung được tôn làm chưởng môn phái Hoa-sơn, thay Ngô Lân qua đời. Còn chức thì giữ nguyên, tước thăng lên Lĩnh-nam công. Bọn Trịnh Nam-Phương, Hàn Dũ-Linh được phong tước công chúa. Riêng Vương Thụy-Hương vì công lao quá lớn, được lưu lại triều, lĩnh một chức vụ mật.


Thái-tử Long-Xưởng được tin ấy, lập tức thiết Tinh-triều để nghị kế đối phó. Triều đình quyết định cử Kiến-Tĩnh vương, chỉ huy mười hai hiệu Thiên-tử binh dàn ra tại Bắc-cương, để phòng ngự. Lại cử Kiến-Ninh vương lĩnh đại đô đốc, đem ba hạm đội trấn tại Đồn-sơn. Còn Thái-úy Trần Thủ-Huy thì tổng chỉ huy hai mặt thủy bộ. Đại bản doanh đóng tại Đông-triều.


Về phương Nam, tuy bấy lâu nay, Chiêm vẫn thần phục, nhưng không vì thế mà bỏ phòng ngự. Triều đình cử Kiến-An vương trấn Nam-thùy từ Thanh-Nghệ tới Hải-vân sơn.


Giữa lúc đó, thì Nghĩa-Thành vương hoăng, Tả-thiên ngưu vệ thượng tướng quân Tăng Quốc thay thế, quản Khu-mật viện. Triều đình cử Thái-bảo Phí Công-Tín làm Tổng-lĩnh thị vệ, kiêm Tổng-lĩnh cấm quân.


Trước đây, Long-Xưởng, Thủ-Huy cùng tam vương bận rộn chuẩn bị cho cuộc Bắc-phạt. Nay cuộc Bắc-phạt bị hủy bỏ, thì tất cả thời giờ lại dồn vào việc tạo cho dân giầu, khuếch trương học phong. Thủ-Huy dùng quân sĩ phá hoang làm ruộng. Vì thế, trong không đầy một năm, mà quốc sản trở thành dư giả. Dân chúng ấm no.


Vào nghị sự đường của tổng-hành doanh Bắc-cương, Long-Xưởng hỏi Thủ-Huy :


- Nhị đệ ! Tình hình quân Tống ở Nam-thùy ra sao ?


- Không có gì thay đổi. Họ có khoảng mười đạo binh đóng rải rác từ Quế-châu, Côn-lôn, Đại-giáp tới Ung-châu. Năm vạn binh Quảng, hai vạn kị và năm vạn thủy quân. Tính chung, họ có 17 vạn. Tin tế tác cho biết, họ chỉ có kế hoạch thủ, mà không có kế hoạch đánh ta.


- Như vậy là được rồi. Mấy anh Tầu vẫn thế, mềm thì nắn, rắn thì buông. Cái tin ta định tiến quân, làm vua tôi bọn Tống hú hồn.


- Anh luận đúng.


Kiến-Ninh vương bàn :


- Từ xưa đến giờ, mỗi khi Trung-quốc đem quân đánh ta, thì bao giờ họ cũng phải nắm được bằng này điều kiện :


Một là khích cho Chiêm đánh phía sau ta để chia lực lượng.


Hai là xử dụng đội quân người Hoa, kiều ngụ bên ta nổi dậy làm nội ứng, hướng đạo, cùng làm gian tế báo tin tức cho họ.


Ba là, phải có bọn Việt làm tay sai, nội phản.


Bốn là, trong nước có sự chia rẽ giữa hoàng tộc với hoàng tộc , giữa triều đình với dân chúng, giữa đại thần với đại thần.


Năm là, họ không bận binh sự với phương Bắc, phương Tây.


Đoan-Nghi than :


- Nếu như năm trước ta không bị cái vạ Vương Cương-Trung, thì giờ này triều Tống đâu có còn nữa ! Không biết đến bao giờ ta mới lại có dịp tiến binh như thế ? Đúng là mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.


Long-Xưởng an ủi :


- Dù sao, ta cũng thu được mộït thắng lợi là kể từ nay, Tống không dám bắt ta tiến cống nhiều như trước. Lễ vật do ta định, chỉ có tính cách tượng trưng. Dần dần, ta sẽ bỏ tiến cống, không phải nhận sắc phong. Thân binh vào báo :


- Khải điện hạ, có sứ giả xin yết kiến điện hạ khẩn cấp.


Long-Xưởng dẫn mọi người ra đón sứ. Sứ giả là Tham-tri chính sự Vũ Tán-Đường.


Lễ nghi tất.


- Khải điện hạ .


Tán-Đường trình :


- Long-thể Hoàng thượng thình lình bất an trầm trọng. Hoàng-thượng, Hoàng-hậu truyền thần lên mời điện hạ khẩn hồi kinh để trao đại quyền, di chúc việc lớn.


Long-Xưởng hô mọi người quỳ xuống tiếp chỉ. Nghe chỉ xong mọi người cùng hướng về Thăng-long bái tạ.


Long-Xưởng nghĩ thầm :« ... Trước kia, thì ta cần tới Kiến-Ninh, Kiến-An, Kiến-Tĩnh, Thủ-Huy, Đoan-Nghi, Tăng Khoa, Như-Như để áp đảo bọn văn quan, rồi thi hành quốc kế. Nay quốc kế đã hoàn thành hết rồi, duy điều Bắc tiến đòi lại cố thổ thì hóa ra một tuồng hư ảo, vì Tống đã phòng thủ. Vậy thì ta dùng bọn này làm gì ? Khi ta lên ngôi vua, chỉ cần bọn cấm quân, thị vệ với ít hiệu binh địa phương cũng đủ. Quốc sản phải nuôi mười hai hiệu Thiên-tử binh, kị binh, ngưu binh, thủy quân, tốn kém quá. Mà bốn đứa Kiến-Ninh, Kiến-An, Kiến-Tĩnh, Thủ-Huy vang danh thiên hạ. Chúng đều có tài, lại nắm giữ trọng binh, nếu như chúng cất quân soán ngôi vua, thì ta khó mà sống nổi. Được, ta phải tìm cách trừ hết bọn chúng, để tránh hậu hoạn. Người xưa nói, luận tiểu phi quân tử, vô độc bất trượng phu... »


Vương đưa mắt nhìn Đoan-Nghi, nghĩ : « ...Xưa vua Thuấn nhờ lấy hai công chúa Nga-Hoàng, Nữ-Anh của vua Nghiêu mà được truyền ngôi. Thái-tổ nhà ta nhờ làm phò mã vua Lê, cầm trọng binh mà lấy được thiên hạ. Nay Thủ-Huy cũng là phò mã, cũng cầm binh quyền, hơn nữa uy tín y trải khắp nước. Y còn nguy hơn đức Thái-tổ nhà ta nữa. Đúng ra, ta phải cho Thủ-Huy về chịu tang. Nhưng khi ta lên ngôi, thì phải phong chức tước cho bọn nịnh thần chống ta, để chúng ký vào biểu tôn ta lên ngôi. Nếu Thủ-Huy có mặt tất y phản đối. Cái bọn văn quan chống ta, chúng chỉ là con chó của phụ hoàng với Thụy-Hương. Chúng đâu có là mối nguy như Thủ-Huy. Hà ! Lên ngôi rồi, ta ban mật chỉ cho bọn chúng, để bọn chúng bới lông, tìm vết kết tội bọn Thủ-Huy, bọn Kiến-Ninh, để loại trừ mối đe dọa. Muốn cho việc không bị cản trở, ta cần Thủ-Huy vắng mặt. Bởi nếu y có mặt, ta ăn làm sao, nói làm sao với y ?. Vì vậy ta lấy cớ trao quyền cho y, để y không có mặt, ta mới dễ dàng hành sự ».


Nghĩ vậy Long-Xưởng nói với Thủ-Huy :


- Ta nghĩ rằng lần này phụ hoàng khó qua khỏi. Ta phải dẫn Kiến-Ninh, Kiến-Tĩnh, Đoan-Nghi về nhận di chiếu kế vị cùng chịu tang. Đúng ra theo luật bản triều từ thời đức Thái-tổ, thì Thái-úy không thể kiêm nhiệm một trong hai chức Thống-lĩnh Thiên-tử binh, Đại đô đốc thủy quân. Tuy nhiên Thiên-tử có thể đặc cách trao cho một thân vương. Bây giờ ta về để lên ngôi thì coi như chính vị rồi. Ta có quyền thay đổi luật. Nhị đệ là phò mã có đại công với triều đình, thì nào khác gì thân vương ? Vậy nhị đệ hãy kiêm cả Thống-lĩnh Thiên-tử binh cùng quyền Đại đô đốc. Nhị đệ trấn cả hai mặt thủy bộ. Chúng ta dùng chim ưng liên lạc với nhau hằng ngày.


- Đại ca yên tâm.


Thấy Thủ-Huy thản nhiên không nghi ngờ gì, Long-Xưởng có hơi hối hận. Nhưng trong lòng lại nghĩ :


- Giết một tên Thủ-Huy, mà sự nghiệp Tiêu-sơn vững vàng, thì chẳng có gì đáng ân hận cả.


Long-Xưởng dẫn ba người em dùng ngựa, cùng Vũ Tán-Đường lập tức khởi hành. Năm người lên đường được một ngày mà không thấy chim ưng mang thư báo tin. Lòng Thủ-Huy nóng như lửa đốt. Mãi trưa hôm sau, thì thân binh báo :


- Trình Thái-úy có thân nhân lên thăm.


Thủ-Huy truyền mời vào. Thì ra Thủ Lý, Tô Phương-Lan ; Phùng Tá-Chu, Kim-Ngân ; Vương Thúy-Thúy.


Vừa nhìn thấy Thúy-Thúy, tim Thủ-Huy đập liên hồi. Công mất hết tự chủ, đứng ngây người ra nhìn nàng.


Đã lâu lắm, kể từ sau buổi hội trên con thuyền ở hồ Tây. Thủ-Lý hết sức khuyên Long-Xưởng để cho mình giết sạch bọn gian tế Tống, mà Long-Xưởng không quyết định. Thủ-Lý, Trung-Từ, Tá-Chu cho rằng Long-Xưởng là người thiếu quyết đoán, thì việc quốc gia đại sự khó mà thành. Cũng từ đấy, phái Đông-a tuyệt giao với Đông-cung, không trợ giúp gì nữa. Rồi sau quả như Thủ-Lý đoán, chính bọn gian tế Tống gây ra chính biến, suýt nữa vua nghe lời Thụy-Hương giết chết Long-Xưởng, Thủ-Huy, Đoan-Nghi và ba em trai Long-Xưởng. Việc Bắc phạt chuẩn bị hơn mười năm hóa thành một tuồng hư ảo, một trò đàm tiếu cho dân chúng. Tin này lọt ra ngoài, uy tín của Thủ-Lý, Phương-Lan, Trung-Từ, Tá-Chu, Thủ-Huy Đoan-Nghi lên cao. Từ trong triều, đến thôn dã, ai ai cũng chê nhà vua ù lỳ, chê Long-Xưởng nhu nhược, e tương lai không hơn vua cha.


Cũng từ ngày đó, Thủ-Huy chưa gặp lại anh. Bây giờ, thình lình thấy anh cùng nhiều người lên thăm, Thủ-Huy biết phải có điều gì quan trọng lắm.


Phùng Tá-Chu chỉ những người chầu hầu hỏi :


- Anh hai ! Liệu những người xung quanh anh có thể tin cậy được không ?


- Được ! Họ đều là người mẹ tuyển cho anh cả.


Thủ-Lý ngồi ngay ngắn lại :


- Chú hai ! Một biến cố cực kỳ quan trọng vừa xẩy ra, có ảnh hưởng lớn lao đến trăm họ Đại-Việt, nên anh phải lên gặp chú.


- Thưa là ? ? ?


- Sáng qua, vào giờ Dần, sứ giả Vũ Tán-Đường vừa rời Thăng-long thì Thiên-cảm Chí-bảo hoàng đế băng hà.


Thủ-Huy giật bắn người lên :


- Ái chà !


Thủ-Huy cảm thấy đau nhói trong tim. Vua Anh-Tông tuy hiếu sắc, ù lỳ, không có chủ trương gì, nhưng giữa ngài với Thủ-Huy lại rất hợp với nhau. Từ hồi Thủ-Huy rời Thiên-Trường về Thăng-long lĩnh chức Thiện-nhân, rồi dẹp triều đình gà mái gáy, được phong hầu...Cuối cùng lên tới cực cao là Phụ-quốc Thái-úy. Lúc nào nhà vua cũng dùng lời lẽ ôn tồn đối với Thủ-Huy. Ngài lại hay ban thưởng cho công. Có thể nói, ngài thương yêu Thủ-Huy như con đẻ. Cho nên giữa bố vợ, chàng rể, có mối thâm tình nồng nàn. Nay nghe tin nhà vua băng hà, Thủ-Huy cảm thấy thương tiếc vô vàn.


Thủ-Lý vẫn tiếp tục :


- Bọn Thái-sư Tô Hiến-Thành, Thái-phó Lý Ngô Lý-Tín, Thái-bảo Phí Công-Tín, Thái-tử Thái-phó Lý Kính-Tu, Tể-tướng Đỗ An-Di đã tôn thằng bé con, mới có 26 tháng là Long-Trát lên làm vua.


- Thực vậy sao ?


Phùng Tá-Chu gật đầu :


- Thực chứ giả sao được. Sau khi tôn thằng nhỏ Long-Trát lên ngôi vua. Chúng đặt cho thằng nhỏ cái tên là Trinh-phù hoàng đế. Chúng nhân danh thằng oắt con đặt miếu hiệu cho nhà vua là Anh-tông với một tràng tôn hiệu, ca tụng đức của ngài khi còn tại thế. Những từ đó, nếu ngài là người liêm sỉ, thì dù có nằm trong tử quan, cũng phải xấu hổ, ngồi bật dậy mà chửi : Tiên nhân cha bọn nịnh hót, bay đặt tôn hiệu như vậy có khác gì chửi ta không ?


Nghe lời nói ngỗ nghịch, phạm thượng của Tá-Chu, Thủ-Huy không bằng lòng. Dù vậy công cũng hỏi :


- Tôn hiệu của phụ hoàng là gì ?


- Anh hãy nghe cho rõ nhé : Thể thiên, Thuận đạo, Duệ văn, Thần võ, Thuần nhân, Hiển nghĩa, Huy mưu, Thánh trí, Ngự dân, Dục vật, Quần linh, Phi ứng, Đại minh, Chí hiếu hoàng đế.


Mọi người cười rộ lên.


Tá-Chu tiếp :


- Chúng còn nịnh hót con đàn bà dâm loạn Đỗ Thụy-Châu, làm chế, ra cái điều là thằng nhỏ làm, rồi tôn con mụ này lên làm Chiêu-thiên Chí-lý hoàng thái hậu. Chúng cũng tôn Hoàng-hậu lên làm Chiêu-linh Thánh-cảm hoàng thái hậu. Bọn chúng lại tôn hiệu cho thằng nhỏ một tràng dài , với những đức tính, mà chưa từng hoàng đế nào có như sau :


« Ứng càn, Ngự cực, Hoành văn, Hiến vũ, Linh thụy, Chiếu phù, Chương đạo, Chí nhân, Aùi dân, Lý vật, Duệ mưu, Thần chí , Hóa cảm, Chính thần, Phu huệ, Thị từ, Tuy du, Kiến mỹ, Công toàn, Nghiệp thịnh, Long hiện, Thần cư, Thanh minh, Quang hiến hoàng đế ».


Ghi chú của thuật giả:


Long-Trát lên làm vua, lấy hiệu là Trinh-Phù vào lúc mới có 26 tháng, khi băng hà được tôn miếu hiệu là Cao-tông. Long-Trát lên ngôi, mà cạnh không có một thân vương nào phò tá. Trong cung thì bà mẹ Đỗ Thụy-Châu chỉ biết dâm dật, rồi chết non, 37 tuổi. Triều đình thì bị tình nhân của mẹ là Mạc Hiển-Tích, bị cậu là Đỗ An-Di chuyên quyền. Nhà vua lớn lên hoang chơi vô độ, khiến cho Đại-Việt trải qua một thời kỳ cực kỳ rối loạn. Sự nghiệp vĩ đại kiến tạo Đại-Việt thành một nước có kỷ cương, có văn hiến, có nền pháp trị vững chắc của vua Thái-tổ, Thái-tông. Huân nghiệp đánh Tống, bình Chiêm của vua Thánh-tông, Nhân-tông bị ông vua vô giáo dục này phá nát. Đến đây có thể coi như triều đại Tiêu-sơn chấm dứt.


Thủ-Huy than :


- Trời ơi ! Thực là bọn chồn cáo làm trò hề.


Thấy Thủ-Huy ngớ người ra, Tá-Chu vỗ vai :


- Cái việc này anh Thủ-Lý với bọn em đã đoán ra ngay hôm hội trên thuyền rồi. Còn anh, thì anh như người mê cuộc cờ. Anh cóc biết gì cả.


Thủ-Huy công nhận lời Tá-Chu đúng. Giá như hôm đó Long-Xưởng để cho Thủ-Lý, Tá-Chu, Trung-Từ giết Vương Cương-Trung với bọn Vân-Đài, Công-Chúa, Mao-Nữ thì đã không có vụ chính biến, và dĩ nhiên không có cái việc tôn thằng nhỏ Long-Trát lên làm vua.


Tá-Chu tiếp :


- Rồi mấy lão đại thần già còn làm trò khỉ bằng cách cho lão Tô Hiến-Thành bồng thằng nhỏ trong lòng mà ban chỉ ; ra cái điều chỉ này do vua, chứ không do lão. Thực là giống như mấy mụ lên đồng. Khốn thay, hiện thằng nhỏ đi tướt nặng. Cứ hơn khắc lại ...bẹt...bẹt... ra tã, rồi khóc om sòm.


Mọi người không nín được, cùng bật cười, trong khi Thủ-Huy nhăn nhó khổ sở :


- Bọn này đáng chết thực.


- Chưa hết đâu .


Tá-Chu xua tay :


- Thằng nhỏ đi tướt mặc thằng nhỏ đi tướt. Cái lão Tô vẫn làm chiếu, rồi nói rằng do thằng nhỏ, để phong Đỗ An-Di làm Thái-sư đồng bình chương sự (Thái-sư, kiêm đồng thủ tướng). Còn tự phong mình làm Thái-úy phụ chính, bình chương quân quốc trọng sự (Tư lệnh quân đội, kiêm thủ tướng). Lại phong cho bố ghẻ thằng nhỏ là Mạc Hiển-Tích làm Tổng-trấn Thăng-long, Tổng-lĩnh thị vệ, cấm quân. Thế là triều đại Tiêu-sơn thành triều đại ...cầu tiêu. Khi ban chiếu, chúng cũng thì thụp lạy tạ đàng hoàng lắm. Lạy tạ cái cầu tiêu !


Hồi niên thiếu, ba anh em Thủ-Lý, ba anh em Trung-Từ, với Phùng Tá-Chu sống chung với nhau trong trang Thiên-trường, do ông nội là Trần Tự-Kinh dạy dỗ. Suốt ngày họ không luyện võ, học văn, thì lại nô đùa với nhau. Cách nói năng của họ theo lối dân gian, hồn nhiên đã quen. Từ khi Thủ-Huy theo Long-Xưởng về Thăng-long, làm quan, rồi làm phò mã. Công nói năng cẩn trọng theo lối cung đình đã thành nếp. Trong khi đó ngày đêm đám Thủ-Lý vẫn sống lẫn với nông dân, suốt này đùa vui, bộc trực, riết rồi trong ngôn từ giữa Thủ-Huy với những người bạn thời thơ ấu không còn giống nhau nữa. Họ có một khoảng cách xa. Bây giờ trong lúc tinh thần trấn động, căng thẳng, nghe Tá-Chu nói lời trái tai, Thủ-Huy bực mình :


- Cái chú này chỉ nói tục ! Triều đại mà chú ví với cầu tiêu, nghe nó có vẻ khinh bạc quá. Chú nên nhớ, chú có cái hàm phó Đại đô đốc của triều đình, mà chú lại có lời thô lỗ như vậy sao ?


- Phó Đại đô đốc ? Đó chẳng qua là hư vị. Em có mang y phục đô đốc bao giờ đâu ? Có lĩnh một hột gạo, một đồng tiền nào của triều Lý đâu ?

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bách Bộ Ma Ảnh - Vô Danh

Bách Bộ Ma Ảnh - Vô Danh

Nếu mọi nhà ở thành Lạc Dương nao nức chờ đến một ngày mới trong cái Tết ròng

11-07-2016 51 chương
Xóm cave

Xóm cave

"Anh dốt bỏ mẹ, bán trinh được vài chục triệu, bèo cũng mười triệu, em nghe bảo

29-06-2016
Trong Veo

Trong Veo

Đâu phải lúc nào tình yêu nơi đây cũng là lợi dụng. *** Yêu tặng Trong Veo - cô bé

24-06-2016
Kế hoạch làm thêm

Kế hoạch làm thêm

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại" Huynh đành

27-06-2016
Đám đông nhỏ bé

Đám đông nhỏ bé

"Không vì những điều như thế này mà người ta thôi sống và tận hưởng cuộc sống.

24-06-2016