Teya Salat
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 59 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 20

↓↓

Đoan-Nghi cảm động :

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Ông anh của tôi vẫn vậy, cứ mỗi lần về Thăng-long, là y như người lại cho cô em dâu tham ăn này ăn những món đồng quê.


Nàng liếc nhìn trên bàn : Một đĩa chả rươi bốc khói nghi ngút, hương vị ngào ngạt, một bát ốc nhồi nấu giả ba ba, một bát cá chép nấu ám.


Nàng tỏ vẻ sốt ruột :


- Chị Lan với cô Ngân sao mãi chưa về ? Ủa, cả anh Trung-Từ với cô Phương-Liên nữa ? Họ đi đâu ?


Thủ-Lý để tay lên miệng, tỏ ý bí mật :


- Tối họ sẽ về.


Ăn cơm xong, Thủ-Lý đứng dậy vươn vai :


- Anh mới luyện được một pho kiếm đánh nhau dưới nước. Vậy hai em hãy mặc võ phục, mang kiếm cùng anh ra bờ hồ, anh sẽ dạy cho.


Thủ-Huy, Đoan-Nghi líu ríu tuân hành.


Dinh của Thủ-Huy nằm trên bờ hồ Tây, trước dinh lúc nào cũng có sẵn ba chiếc thuyền. Chiếc thứ nhất là một chiến thuyền. Vì Thủ-Huy giữ chức Phụ-quốc Thái-úy, nên hạm đội Âu-Cơ phái cho công chiếc soái thuyền với đầy đủ thủy thủ đoàn thường trực. Chiếc thuyền thứ nhì là chiếc du thuyền, mà ông nội công ban cho công hôm cưới vợ. Thủy thủ đoàn toàn là đệ tử phái Đông-A. Chiếc thứ ba thì của Vỵ-xuyên ngũ tiên tặng cậu em, đây chỉ là chiếc thuyền nhỏ, mà năm bà tiên dùng để đánh cá.


Đoan-Nghi hỏi :


- Thưa anh, chúng ta dùng thuyền nào ?


Thủ-Lý chỉ vào chiếc thuyền đinh của mình đậu ngoài khơi :


- Chúng ta dùng thuyền của nhà mình.


Nói rồi chàng hú lên một tiếng dài, lập tức con thuyền đinh của phái Đông-A đậu ngoài khơi nhổ sào, chèo vào bờ. Ba người tung mình đáp xuống sàn thuyền. Thủy thủ nhổ neo, kéo buồm cho thuyền hướng ra phía bờ sông Hồng. Dưới ánh trăng rằm, gió hiu hiu thổi, mặt nước hồ Tây như muôn ngàn con rắn vàng bơi lội. Đoan-Nghi tuy không kinh nghiệm, nhưng nàng cực kỳ thông minh. Những biến cố xẩy ra, làm nàng thắc mắc :


- Anh cả ! Có phải anh dẫn chúng em đi bắt gian tế không ?


- Đúng vậy ! Sao em biết ?


- Thứ nhất, cách đây mấy năm, khi đối đáp với sứ đoàn Ngu Doãn-Văn, khi y đòi Lạc-Nhạn với Vân-Đài, anh nói úp mở rằng anh sẽ đem tám người của họ cho quạ rỉa thịt, rồi nộp xương cho y, khiến y bở vía, không dám đòi người nữa. Rồi hồi nãy, anh nói rằng chúng em có sự. Sau đó anh bắt Tín-Hương phu nhân xuất hiện nguyên hình là Mao-Nữ. Hai sự kiện đó cho em biết rằng bao nhiêu âm mưu của gian tế Tống phái Đông-A đã biết hết. Khi ông nội gửi anh về đây để bắt gian, thì nhất định ông sẽ phái theo nhiều người phụ giúp. Cho nên khi có người ném phi tiễn, dụ hổ ly sơn, để cứu Thúy-Thúy, Bảo-Bảo, anh tỏ ra bình tĩnh như không có gì, mục đích qua mắt bọn gian tế còn ẩn núp trong dinh bọn em. Chứ thực ra anh đem hai nàng ấy về trang ấp nhà ta, mà triều đình không thể đòi đem hai nàng ra tra khảo, chém giết. Bây giờ thì chúng ta đi bắt bọn gian tế Tống còn lại. Có đúng thế không ?


- Em thông minh thực.


- Sao anh không cho bọn em biết trước đôi chút, để có thể dùng thị-vệ hay Thiên-tử binh vây bắt bọn chúng ?


- Em nói ! Bọn gian tế này không tầm thường đâu, ngay cả em, lẫn Thủ-Huy thấy chúng, đều bó tay, thì thị-vệ với Thiên-tử binh mà làm gì ?


- Thế chúng ở đâu ?


Thủ-Lý chỉ lên trời : Hai con chim ưng đang bay lượn, dẫn đường cho thủy thủy.


Thuyền ra đến giữa hồ thì Thủ-Lý mới hỏi :


- Chú Huy này ? Chú có được phúc trình đầy đủ về việc Đỗ Thục-phi, Từ Tuyên-phi sinh con chưa ?


- Chưa.


- Để anh giảng cho chú biết, bằng không, chú cứ như người mơ ngủ mãi thì sao cuộc ra quân thành công được ! Nào chúng ta cùng vào khoang thuyền bàn luận cho nghiêm cẩn, hơn là ngồi ngoài này. Tường có mạch, bức vách có tai.


Miệng nói, Thủ-Lý mở cửa khoang thuyền, cánh cửa vừa hé, thì ánh sáng bên trong cũng tỏa ra sáng chưng. Thủ-Huy giật mình, ngơ ngác nhìn anh, vì trong khoang thuyền có Nghĩa-Thành vương, Long-Xưởng, và ba vương Kiến- Ninh, Kiến-An, Kiến-Tĩnh ngồi đó từ bao giờ.


Long-Xưởng lên tiếng trước :


- Từ hơn mười năm nay, chúng ta cứ nghĩ rằng trong Đông-cung chỉ có một con rắn. Hồi đầu thì chúng ta tưởng nó là người của thái hậu. Nhưng khi cái triều đình gà mái gáy bị dẹp rồi, mà con rắn cũng vẫn còn, thì chúng ta mới biết rằng nó là người của Khu-mật viện Tống, song không tìm ra manh mối. Hồi sáng với sự xuất hiện của Côi-sơn song ưng, chúng ta đã bật ngửa ra rằng Á-nương là Vân-Đài, rồi nhờ Thần-nông sứ chúng ta lại tìm ra con Nhài chính là Mao-Nữ. Vì biết rằng tế tác trong Đông-cung, trong phủ phò mã có thể còn nhiều tên nữa, nên chúng ta phải họp nhau ở đây để nghị kế phá tan hệ thống này của Tống. Rất may mắn chúng ta được Trần lão đại hiệp quan tâm giúp đỡ, nên Khu-mật viện đã tìm ra hết những tên gian tế quan trọng.


Vương liếc nhìn Nghĩa-Thành vương :


- Xin chú trình bày cho cử tọa nghe.


- Năm năm trước, khi sứ đoàn Ngu Doãn-Văn sang Đại-Việt, chúng ta đã khống chế được hai chân tay của Tần Hy là vợ chồng Ngô Tá-Quốc, Ngô Phụ-Gia. Đáng lẽ ra Khu-mật viện sẽ trực tiếp điều động hai người này để lấy tin tức. Song vì sợ con rắn độc trong Đông-cung nên Long-Xưởng đã nhờ phái Đông-A làm dùm, hầu bảo toàn cơ mật. Chính nhờ hai người họ Ngô đâm bị thóc, chọc bị gạo mà phe Tần Hy với phe Ngu Doãn-Văn trong bốn năm qua, ngày càng mâu thuẫn. Theo như suy đoán của chú, thì sau cuộc đi sứ phe Doãn-Văn bị bại hẳn. Nhưng chỉ một thời gian sau, họ lại phục hồi, nguyên do chỉ vì người của Hoa-sơn không ngớt đưa tin về cho Khu-mật viện Tống. Mà tin này quá chính xác nên phe Doãn Văn vẫn đứng vững trong năm năm qu a.Việc này làm Tần Hy tức điên lên được. Y bàn với hai người họ Ngô rằng, có cách nhờ Đại-Việt diệt dùm bọn chân tay của Hoa-sơn tiềm ẩn không ? Họ Ngô đưa ra ý kiến : Thực quá dễ dàng, chỉ cần Hy trao cho họ danh sách bọn gian tế Hoa-sơn, họ báo cho Đại-Việt là xong.


Vương ngừng lại một lát rồi tiếp :


- Hơn tuần sau hồ sơ đó đã được chuyển về Thiên-trường. Lập tức đại hiệp Tự-Hấp, Đại-Việt ngũ tuyệt cho đệ tử theo dõi, điều tra, tìm hiểu chi tiết, rồi mới sai Thần-nông sứ về đây giúp chúng ta trừ cả đàn rắn độc.


Long-Xưởng nghĩ thầm :


- Thế lực phái Đông-A quả thực lớn hơn triều đình. Người của họ lại đồng tâm nhất trí. Hôm trước mẫu hậu dặn ta phải tỉa bớt thế lực của họ đi, ta phải liệu làm ngay thì vừa.


Kiến-Ninh vương hỏi :


- Thưa chú, thế ông bà Tự-Hấp là Côi-sơn song ưng hay sao, mà ông bà ấy đã cảnh cáo ta trong lúc họp ?


Thủ-Lý cười :


- Không phải ! Chính em gái tôi là Kim-Ngân đã giả danh Song-ưng để báo cho các vị biết, như vậy các vị sẽ bắt Vân-Đài Thúy-Thúy phải xuất hiện trước công chúng, rồi từ Vân-Đài Thúy-Thúy, sẽ lôi Mao-Nữ Bảo-Bảo ra. Lôi Mao-Nữ Bảo-Bảo ra thì lôi được Vân-Đài Trịnh Nam-Phương, Mao-Nữ Hàn Dũ-Linh. Như thế dễ cho Khu-mật viện. Chứ Khu-mật viện không thể câu lưu Giai-phi Chế-bì La-bút, và phu nhân của Đỗ tể tướng mà thẩm vấn.


Long-Xưởng công nhận Thủ-Lý nhìn xa, trông rộng. Vương hỏi :


- Thế cái gã tế tác đầu tiên sang Đại-Việt tên Trung-nhạc Tung-sơn tức Thiên-Hư đạo nhân là ai ? Hiện y ở đâu ? Lại còn cái mụ Công-Chúa sư muội của Trịnh Nam-Phương với đệ tử của y là ai ?


- Thiên-Hư đạo nhân chết lâu rồi. Cho nên sau này Ngô Giới mới cho gã Lạc-Nhạn sang thay thế. Tất cả hệ thống tế tác Tống tại nước ta đều do gã này chỉ huy. Võ công Lạc-Nhạn cao nhất trong bọn ngang vai như Ngô Giới, Ngô Lân, Lưu Kỳ. Ngoài võ công cao cường, y lại là tiến sĩ xuất thân, mưu cơ không biết đâu mà lường. Khi y vừa sang tới Đại-Việt, thì cũng đúng là lúc một trong Hoa-nhạc tam nương là Công-Chúa, nức danh là đệ nhất danh kỹ Thăng-long. Không những nàng được hầu hết các thân vương, đại thần, khanh tướng, tao nhân, mặc khách, cao thủ võ lâm say mê, mà chính cái gã Lạc-Nhạn mới gặp nàng cũng bị hồn phiêu, phách tán. Khi y ngỏ lời cầu hôn với nàng, thì mới biết nàng âm thầm yêu say đắm một nho sinh. Y tìm cách chia rẽ nàng với nho sinh, mà vô ích. Y tìm cách giết nho sinh, không ngờ khi y ra tay, mới bật ngửa ra rằng nho sinh là một danh nhân Đại-Việt, võ công cao thâm hơn y nhiều. Y bị đánh trọng thương, may khôngchết. Từ hồi ấy đến giờ, y nuôi chí phục hận, ra sức luyện võ. Hiện bản lĩnh y cao thâm khôn lường. Biết bản lĩnh y cao hơn tôi với Thủ-Huy nhiều. Nên hôm trước bố mẹ tôi với Đại-Việt ngũ tuyệt phải rời Thiên-trường về Thăng-long, âm thầm đến tổng đàn của y, bắt y cùng đồng bọn. Bố tôi phải đánh đến hiệp thứ một trăm tám mươi, y mới bị bại. Lát nữa tôi sẽ cho y xuất hiện... Còn Công-Chúa ? Y thị là vợ Lạc-Nhạn, con gái y lại chính là đệ tử của vợ chồng y, kế ngôi Công-Chúa của vợ y.


Nghe Thủ-Lý nói, Long-Xưởng nghĩ thầm :


- Tự-Kinh, Tự-Hấp cũng như đệ tử phái Đông-A, toàn những nhân tài kiệt hiệt. Thế mà họ làm việc không công cho triều đình, thì hẳn phải có âm mưu lớn lắm. May mà mẫu hậu đã nhìn ra. Nguy thực.


Thủ-Lý nhìn Long-Xưởng, Thủ-Huy rồi mỉm cười :


- Thái-tử, nhị đệ ! Cái cô Công-Chúa mẹ, Công-Chúa con mà bị lôi ra ánh sáng, thì Thái-tử với nhị đệ đều không hay đâu ! Ngay Thần-phi Bùi Chiêu-Dương cũng bị vạ lây.


Thủ-Huy kinh hãi :


- Họ là ai ?


- Họ là ai thì liệu thái-tử với chú có dám bắt giam không mà hỏi ?


Long-Xưởng cương quyết :


- Huynh cứ nói ra đi. Xưởng này quyết vì sự nghiệp của tiên đế mà thẳng tay với chúng.


- Vậy thì được.


Thủ-Lý hô lớn :


- Đem đạo sư Lạc-Nhạn lên hội kiến với chư vị vương gia.


Cánh cửa sàn thuyền bật mở tung, Phương-Lan, Kim-Ngân cùng dắt một người bị trùm kín đầu, từ tầng dưới lên. Cứ nhìn dáng đi, ai cũng biết y bị điểm huyệt.


Thủ-Lý ra lệnh :


- Mở khăn ra.


Khăn trùm đầu kéo lên, hiện ra một người tầm thước, rất uy vũ, da trắng, ba chòm râu dài tới rốn, trông giống như một tiên ông.


Nghĩa-Thành vương bật lên tiếng kêu hoảng :


- Từ Nam ! Thì ra người ! Muôn ngàn lần không bao giờ ta ngờ người là Lạc-Nhạn. Người chưa chết ư ?


Lạc-Nhạn, tức Từ Nam cười nhạt :


- Nghĩa-Thành vương hỏi vậy thì thực là ngu. Nếu ta chết rồi thì đâu có còn đứng đây cho người cật vấn ?


- Để chú giảng cho các cháu nghe.


Nghĩa-Thành vương thuật :


« ... Cách đây hơn hai mươi lăm năm, triều đình mở khoa thi võ tuyển thị vệ. Thể lệ ban ra cho thí sinh là, muốn được ứng tuyển thì phải là đệ tử của các đại môn phái Đông-A, Tản-viên, Mê-linh, Tiêu-sơn, Sài-sơn, hoặc các đại bang. Nếu thí sinh không thuộc thành phần trên, nhưng là thân binh các thân vương, thượng thư thì cũng được thu nhận. Từ Nam được Đỗ Anh-Vũ giới thiệu. Khi tuyển võ, y chỉ dùng những chiêu hỗn tạp của phái Đông-A, Tiêu-sơn, nhưng vì công lực cao, nên được trúng cách. Từ đấy y phụ trách canh phòng Khu-mật viện. Y thuộc loại người thâm trầm, lại khéo hòa hợp với đồng đội, nên tiến trình của y rất mau. Chỉ trong ba năm y được thăng lên làm trưởng toán canh phòng cung Cảm-Thánh.


Thời ấy, tại Thăng-long có một danh kỹ nức tiếng tài sắc tên Trần Lệ-Mai. Hầu hết các vương công, đại thần, các danh sĩ trong nước đều say mê nàng, nhưng không ai lọt mắt xanh của nàng. Thế rồi, một ngày kia, có người khách viễn phương xa nghe tiếng nàng tìm đến chỉ để được thưởng thức câu ca, khúc nhạc của nàng. Sau lần gặp gỡ đó, nàng đã cảm tấm lòng của khách, xin theo để nâng khăn sửa túi. Nàng bỏ ca hát, cùng khách ngao du thắng cảnh ; khi thì Côi-sơn, khi thì Tản-viên, suốt mấy năm liền. Rồi không hiểu sao, một đêm khách không từ biệt, bỏ đi mất. Lệ-Mai khóc hết nước mắt, nghiến răng kết hôn với thị vệ Từ Nam. Tin này làm rúng động thành Thăng-long, vì tuy người khách kia ra đi, nhưng còn không biết bao nhiêu danh sĩ, không biết bao nhiêu vương công, chầu chực để cầu hôn với nàng.


Lấy nhau được hai năm, thì một đêm Từ Nam canh gác cung Cảm-Thánh, bị một kẻ vô danh đánh vào đầu, Từ Nam mê man, trở thành tê liệt. Tuy chồng thành tàn tật, nhưng Trần Lệ-Mai vẫn an phận nuôi chồng. Bốn tháng sau đó nàng có thai, sinh ra một gái đặt tên là Từ Thụy-Hương. Thụy-Hương sinh ra được hai ngày thì Từ-Nam chết. Mẹ con bơ vơ giữa kinh thành Thăng-long.


Bấy giờ trong cung, Thần-phi Bùi Chiêu-Dương sinh ra công chúa Đoan-Nghi. Người ta tiến Lệ-Mai làm nhũ mẫu cho Đoan-Nghi. Trần Lệ-Mai mượn người nuôi con rồi vào cung. Khi công chúa Đoan-Nghi được ba tuổi, không còn bú nữa, hoàng-hậu ban thưởng vàng bạc cho Lệ-Mai, rồi bắt rời Hoàng-thành. Lệ-Mai khóc lóc xin được ở lại trong cung hầu hạ công chúa Đoan-Nghi. Nhưng Ngự-sử đại phu dâng biểu đàn hặc rằng : Theo như ngự y Trần-thị Phương-Thanh, thì Từ-Nam bị đánh tổn thương xương sống, khiến nửa dưới cơ thể bị tê liệt, thì không thể có con. Thế mà Lệ-Mai lại mang thai, thì cái thai đó là con hoang. Với một người đàn bà bất trinh như vậy, không thể cho ở trong Hoàng-thành. Lệ-Mai khóc hết nước mắt, giã biệt Thăng-long, về ẩn tại Đăng-châu.


Hồi thái-tử Long-Xưởng ra Đông-cung, theo lời cầu xin của công chúa Đoan-Nghi, thái-tử cho tìm vú Lệ-Mai với con gái là Thụy-Hương về, cho ở trong Đông-cung, lại phong tước Thạc-hòa Anh-văn phu nhân, truyền giữ chức Kim-ốc bảo khố.


Rồi...Thụy-Hương trở thành một trong Đại-Việt thất tiên, thành người tình của Thủ-Huy, của Long-Xưởng ; nàng tham gia vào tất cả những việc trọng đại của triều đình. Nhất là nàng phụ tá cho Long-Xưởng giải quyết tất cả những tấu chương, chỉ dụ của nhà vua. Cuối cùng thành Tuyên-phi, và trợ giúp nhà vua trong mọi sự lớn nhỏ. Các đại thần dù phe chủ hòa, dù phe chủ chiến đều rạp người xuống mà khuất phục nàng. Mới đây, nàng sinh hoàng-nữ, song được mấy giờ thì hoăng... ».


Nghĩa-Thành vương kết luận :


- Bây giờ nảy ra việc Từ-Nam lại là Lạc-Nhạn, thì thực ta không thể nào hiểu nổi.


Kim-Ngân chỉ ghế nói với Lạc-Nhạn :


- Xin Thái-bảo an tọa.


Lạc-Nhạn thản nhiên ngồi xuống.


Thủ-Huy kinh ngạc hỏi em :


- Cái gì là Thái-bảo ?


- Em xin giới thiệu với anh.


Kim-Ngân chỉ Lạc-Nhạn :


- Từ Nam là tên giả. Tên thực của đạo sư Lạc-Nhạn đây là Vương Cương-Trung, một đại thần Tống triều. Chức tước của người là Hiệp-tán thái bảo, Đồng-trung thư môn hạ bình chương sự, Khu-mật viện phó sứ, Nam-phương trung nghĩa công thần, An-Nam quốc công. Tức là Tống triều phong cho người làm vua Đại-Việt ta khi họ chiếm được. Còn Trần Lệ-Mai cũng là tên giả, tên thực của người là Triệu Mai-Hương, vốn người Dương-châu. Vì những công trạng to lớn, Mai-Hương được Tống triều phong tước công chúa. Còn trong phái Hoa-sơn, thì bà là đạo cô chưởng quản ngọn núi Công-chúa.


Nói rồi nàng đưa ra một trục giấy trao cho Long-Xưởng. Long-Xương nhìn qua, thì đó là sắc chỉ Tống triều phong chức tước cho Lạc-Nhạn.


Cả khoang thuyền có đến gần chục người, mà đều chết lặng, không ai nói lên được một lời. Chỉ cần biết Lạc-Nhạn là thị vệ Từ Nam chồng của vú Mai, thì ai cũng phải biết rằng vú Mai chính là đạo cô Công-Chúa và Tuyên-phi Từ Thụy-Hương là Công-Chúa kế vị mẹ.


Nghĩa-Thành vương hỏi :


- Vương Thái-bảo, mong Thái-bảo khai cho cô gia biết về cái bí ẩn tại sao người phải giả chết.


Vương Cương-Trung hừ một tiếng, rồi nói ngang :


- Ta không khai ! Người muốn giết ta thì giết đi.


Thủ-Lý đứng dậy nói với Long-Xưởng :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Ân Cừu Ký - Giả Cổ Long

Ân Cừu Ký - Giả Cổ Long

Mở đầu: Bốn đại cao thủ Thiên giáo vận y phục bó chẽn, màu xám ngoét sầm sập

12-07-2016 50 chương
Vì ta quá yêu chủ nhân

Vì ta quá yêu chủ nhân

(khotruyenhay.gq) - Đây là câu chuyện về một cậu bé với ánh mắt lương thiện, cậu bé

01-07-2016
Con chim bị mù

Con chim bị mù

Thói quen của anh là thức sớm mỗi ngày để viết, và anh vô cùng ngạc nhiên khi có một

01-07-2016
Con cáo và cái bóng

Con cáo và cái bóng

Một con cáo tinh thần đang vui vẻ thèm ăn rời hang đi tìm mồi. Khi nó chạy, nắng

24-06-2016
Con có quyền hạnh phúc

Con có quyền hạnh phúc

Người ta thường nghĩ tình yêu thay đổi hết mọi tật xấu của con người, có tình yêu

23-06-2016
Đồng sàng dị mộng

Đồng sàng dị mộng

(khotruyenhay.gq) Đã hơn một nghìn lần, Mai nghĩ đến chuyện ngoại tình. Chồng đã như

30-06-2016
Mèo và chuột già

Mèo và chuột già

Có lần vì một con Mèo luôn để mắt rình, nên Chuột hầu như chẳng dám thò ra khỏi

23-06-2016