Old school Swatch Watches
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 116 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 17

↓↓

Hôm sau Chính-long Bảo-ứng hoàng đế thiết đại triều. Thái-tử Long-Xưởng, phò mã Trần Thủ-Huy thân ra Triều-dương các mời sứ đoàn vào triều. Sứ đoàn quỳ gối tung hô vạn tuế. Hoàng đế thân kéo ghế mời chánh, phó sứ ngồi. Sau đó chánh sứ sâng lễ vật lên nhà vua, cùng dâng quốc thư. Nội dung quốc thư, đại hãn Thiết Mộc Chân hết sức ca ngợi tinh thần nghiã hiệp của sứ đoàn Đại-Việt, và xin Đại-Việt, Mông-cổ kết thân.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Chính-long Bảo-ứng hoàng đế chấp nhận việc hai nước kết thân trong tình bạn. Ngài cũng gửi quốc thư cho đại hãn Mông-cổ cùng gửi tặng phương vật như gấm Nghi-tàm, nhiễu Thăng-long, hương liệu, ngà voi. Sau đó Thái-tử Long- Xưởng thân mời sứ đoàn đi Cổ-loa xem thao luyện binh mã của ba hiệu Thiên-tử binh Ngự-long, Quảng-thánh, Quảng-vũ. Thái-tử lại truyền phò mã Trần Thủ-Huy mời sứ đoàn đi Thiên-trường xem thao luyện thủy quân, cùng viếng thăm phái Đông-a.


Công việc xong, sứ đoàn trở về Thăng-long nghỉ ngơi hai ngày rồi sau đó sẽ được thủy quân Đại-Việt hộ tống trở lại Mông-cổ. Nhưng đúng lúc đó thì quan trấn thủ Bắc-cương sai ngựa lưu tinh cáo về triều rằng có sứ đoàn Tống sang. Chánh sứ là Ngu Doãn Văn, một đại thần đứng hàng thứ nhì của Tống triều, chức tước như sau : Dao-thụ Thái-phó, Tham-tri chính sự (phó tể tướng) Đoan-Minh điện đại học sĩ, Khu-mật viện sứ, Ninh-quốc công. Phó sứ là con trai cố Tể-tướng Tần Cối tên Tần Hy lĩnh Đặc-tiến Thiếu-sư, Khai phủ nghị đồng tam tư, Trực-học sĩ, Nghi quốc công. Sứ đoàn gồm hơn trăm người. Chánh sứ cho biết, sứ đoàn sang kỳ này có ba mục đích. Một là xin triều đình Đại-Việt cho cải táng xương của Hoa-sơn tứ đại thần kiếm về có quốc. Hai là xin trao trả bộ di thư Vô song vô đối Trung-nguyên võ kinh của Tứ đại thần kiếm. Ba là yêu cầu Đại-Việt trao trả đệ tam nhân trong Hoa-Nhạc tam phong là Lạc-Nhạn đạo sư và đệ nhất nhân trong Hoa-Nhạc tam nương làVân-Đài tiên tử .


Triều đình cử Kiến-Tĩnh vương, Dao-thụ thái phó Ngô Lý-Tín lĩnh Lễ-bộ thượng thư, Thái-tử Thiếu-bảo , Công-bộ thượng thư Bùi Kinh-An lên Bắc-cương nghênh đón sứ đoàn, rước về Thăng-long, chờ chỉ dụ của triều đình.


Tể tướng Đỗ An-Di thỉnh nhà vua thiết Tinh-triều, nghị về việc đón sứ đoàn. Nhưng nhà vua se mình, vì vậy Thái-tử Long-Xưởng sẽ nhiếp chính, thiết triều thay thế vào ngày hôm sau để nghị về việc này.


Giữa lúc triều đình bận rộn như vậy, thì ngay chiều hôm ấy, phò mã Trần Thủ-Huy với công chúa Đoan-Nghi sai tiểu đồng đạt thư tới Thái-tử Long-Xưởng, vương phi Trang-Hòa, hoàng thúc Nghĩa-Thành vương ; tam vương Kiến-Ninh, Kiến-An, Kiến-Tĩnh ; Trung-thư lệnh Tăng Khoa với phu nhân Đào Như-Như hiện lĩnh chức Lễ-nghi học sĩ ... tới du thuyền đậu trên bến Cổ-ngư để thưởng thức món gỏi cá mè, món chim sẻ quay cùng chuối hương là thổ sản của Thiên-trường.


Khi mọi người tới chồ du thuyền đậu, họ đều ngẩn người ra vì thấy phò mã mặc quần áo nâu như nông dân. Còn công chúa thì mặc quần nái đen, áo cánh lụa mầu hoa cà. Khách xuống thuyền. Thuyền phu nhổ neo, chèo ra giữa hồ.


Công-chúa Đoan-Nghi cười rất tươi :


- Kính thưa chú, kính các anh, các chị, hôm nay chúng ta hội nhau ở đây để thưởng thức trăng thanh, gió mát. Vì vậy xin thúc phụ cho chúng cháu được dùng lối xưng hô dân dã.


Nghĩa-Thành vương cười lớn :


- Dân dã họ gọi em của bố mình là gì nhỉ ?


- Thưa thúc phụ là chú ạ.


Nói xong câu này, Đoan-Nghi biết mình hố to, vì dân dã họ đâu có gọi chú là thúc phụ. Mà vừa rồi nàng đã gọi vương là thúc phụ. Xấu hổ, tay nàng chỉ vào một thanh niên dáng người hùng vĩ, phong tư tiêu sái như câ ngọc trước gió:


- Trước hết cháu xin giới thiệu với chú, ông chủ thuyền, và cũng là đầu bếp hôm nay. Ông chủ thuyền này là Hải-hà sứ Phùng Tá-Chu.


Mọi người cùng bật lên tiếng ồ. Vì Tá-Chu là đệ tử của ông bà Trần Tự-Hấp. Tuy tuổi ngang với Thủ-Huy mà đã nức tiếng trong nước về việc tổ chức các đoàn nông dân tự vét lạch, khơi ngòi, dẫn nước vào ruộng ; lại tổ chức được đội thuyền đánh cá hàng nghìn chiếc.


Vừa vào tiệc, Kiến-Ninh vương đã hỏi Thủ-Huy :


- Nhị ca ! Dường như tiệc này bầy ra để bàn về việc tiếp sứ Tống, hơn là hưởng trăng thanh, gió mát thì phải.


Thủ-Huy cười :


- Ông anh vợ được bố đặt tên là Long-Minh có khác, thông minh thực. Dân chúng Thăng-long đồn rằng Kiến-Ninh vương thông minh nhất thiên hạ, sợ vợ nhì Đại-Việt, ăn nhiều thứ ba Thăng-long. Cái gì anh cũng đoán ra được.


- Thế người sợ vợ nhất Đại-Việt là ai vậy nhỉ ?


Mọi người cùng nhìn Long-Xưởng cười. Long-Xưởng vui vẻ :


- Tại sao người ta lại đồn như thế ?


Đào Như-Như liếc ngang, rồi cười :


- Người ta nói rằng anh cả sợ chị cả quá, thành ra chỉ biết mình chị mà thôi, đến nhìn người đẹp khác cũng sợ tội. Rồi anh cả bắt người xung quanh cũng chỉ biết có vợ. Nay mai anh cả lên ngôi vua, sẽ ban luật một vợ, một chồng như thời vua Trưng !


Vương phi Trang-Hòa hỏi Như-Như :


- Em có biết kiếp trước chị là ai không ?


- ? ? ?


- Mười tám kiếp liền, chị là hòa thượng. Mỗi kiếp chị gõ thủng mười tám cái mõ, công đức thực là dầy. Vì vậy kiếp này chị mới được làm vợ một người chí lớn nhất trời Nam.


Thủ-Huy dơ tay lên cao, ngụ ý xin yên lặng, rồi công nói :


- Anh cả mời chúng ta họp ở đây để bàn về việc tiếp sứ Tống. Anh không muốn họp Đông-cung triều nghị sự, vì lâu nay, trong triều, tại Đông-cung đều có con rắn độc, mà không biết hình tích chúng.


Mọi người đều gật đầu, tỏ ý tán thành.


Nghĩa-Thành vương Lý Long-Căn lên tiếng trước :


- Cái vụ sứ đoàn Mông-cổ, tới Đaiï-Việt thì có ước định trước. Như vậy đây là một sự bình thường. Còn sứ đoàn Tống thì vấn đề đặt ra là : Họ không sang về việc hiếu như điếu tang. Hỷ như mừng lên ngôi. Họ cũng không sang để phong chức tước. Vậy họ sang với mục đích gì ? Chú có cảm tưởng như Tốngï biết việc sứ Mông-cổ đang ở bên ta, nên họ sai sứ sang dò xét tình hình, vì vậy họ mới kiếm cớ bằng cách đòi di thư, đòi người.


Thủ-Huy phân tích :


- Ngu Doãn Văn là một đại danh sĩ Tống, y nổi tiếng về văn hay, về bút tự. Võ công y rất cao, y là sư đệ của Ngô Lân, Ngô Giới, hai trong Trường-giang ngũ hùng. Cả ba đều là khai quốc công thần triều Nam Tống. Ngô Lân, Ngô Giới, Nhạc Phi, Trương Tuấn, Hàn Thế Trung là những tướng thắng Kim nhiều trận, quyết đánh lên Bắc đem hai vua Huy-tông, Khâm-tông về. Sau khi Tống Cao-tông dùng Tể-tướng Tần Cối nghị hòa với Kim, thì Nhạc Phi bị giết, Ngô Giới sợ quá bỏ đi tu. Còn Ngô Lân, Trương Tuấn, Hàn Thế-Trung bị gọi về triều ngồi chơi xơi nước. Tuy vậy triều Nam Tống vẫn chia làm hai phe. Phe Tần Cối chủ hòa, được nhà vua tin dùng, mà dân chúng, võ lâm khinh khi. Còn phe Ngô Lân chủ chiến, nhưng nhà vua không ưa, tuy vậy vẫn phải dùng, nhưng họ được lòng dân chúng, võ lâm. Lân là nhân vật thứ nhì của phái Hoa-sơn, sau Ngô Giới. Lân mới chết năm trước, Tống triều truy phong là Tín Vương. Nay nhà vua (tức Cao-tông) lui về làm Thái-thượng hoàng, nhường ngôi cho cháu đã sáu năm. Không biết sự tranh quyền giữa hai phe có gì thay đổi không ?


Không ai trả lời được câu hỏi này của Thủ-Huy.


Kiến-Ninh vương bàn :


- Ta không nên cho hai sứ đoàn gặp nhau. Vì họ gặp nhau, thì e lộ ra việc ta kết thân với Kim, như vậy Tống biết trước việc ta ra quân. Vả ngày mai, sứ Mông-cổ đã lên đường về nước rồi.


Ghi chú của thuật giả:


Việc hai sứ đoàn Tống, Mông-cổ cùng sang một lúc, ĐVSKTT chép rất sơ lược :


Chính-long Bảo-ứng thứ 6 (Mậu Tý, DL.1168), Tống Càn-Đạo năm thứ 4, mà Thu, tháng 8, sứ nhà Tống sang. Sứ Thát-đát cũng sang. Đều thưởng hậu để dụ, ngầm lấy lễ tiếp đãi hai sứ, không cho họ gặp nhau.


KHĐVSTGCM lại chép là sứ Tống, sứ Kim cùng sang, chứ không phải sứ Mông-cổ.


Một vài sử gia xưa cho rằng Mông-cổ lập quốc vào niên hiệu Trị-bình Long-ứng thứ 2 (Bính Dần, DL.1206) đời vua Lý Cao-tông, thì không thể có việc sứ Mông-cổ sang Đại-Việt vào lúc này được. Lý luận ấy vào thời trước thì có thể có lý. Ngày nay, tham khảo hàng trăm bộ sử viết về Mông-cổ của Trung-quốc, Nhật-bản, Đại-hàn, Trung-Đông, châu Âu tôi thấy rõ : Cái năm 1206 là năm mà Thành Cát Tư Hãn thành lập một đế quốc thống nhất, chứ nước Mông-cổ đã được thành lập từ lâu.


Chỉ độc giả Anh-hùng Đông-a mới biết rõ chi tiết việc này mà thôi.


Kiến-Hòa vương vốn là người mưu trí, thâm trầm. Vương góp ý :


- Từ mấy năm nay, Tống chỉ đòi Lạc-Nhạn với Vân-Đài mà thôi. Lần này họ đòi cải táng xương Tứ đại thần kiếm với bộ Vô Trung kinh, đó là điều khác lạ ta cần chú ý. Trước hết, cái vụ đòi cải táng người quá cố, thì ta cũng không tiếc gì mà không cho họ làm. Việc thứ nhì là họ đòi bộ Vô Trung kinh, ta cứ trả lời rằng họ muốn thì tìm đến phái Đông-a mà hỏi, triều đình không biết đến. Còn đòi người, thì rõ ràng là họ gây sự. Bởi họ dư biết hai người này trốn đi, có khi tiềm ẩn ở Đại-Việt, có khi đã về Trung-quốc rồi. Trước đây sứ ta đã trả lời như vậy, mà nay họ còn đòi nữa. Im xem họ định gây sự với mục đích gì?


Kiến-Ninh vương Long-Minh, vốn là người cương quyết, nóng nảy. Vương góp ý với Nghĩa-Thành vương :


- Thưa chú, theo cháu nghĩ , ta đang ở thế mạnh, Tống đang ở thế yếu. Ví dù Tống có gửi sứ sang hoạnh họe, ta há sợ sao ? Có điều khi họ tuyên chỉ của Tống đế, thì phụ hoàng phải trả lời ngay. Mà phụ hoàng thì không nắm được tình hình. Cháu nghĩ, ta nên khuyên phụ hoàng cáo bệnh, rồi anh cả nhiếp chính, thay thế phụ hoàng đối đáp với sứ thần.


Thủ-Huy hỏi :


- Trong cuộc tiếp sứ, ta phải có thái độ nào ? Ngang tàng ? Nhũn nhặn ? Hay khiếp nhươc quỳ lụy như mấy lão nho thần già nua ?


Chưa ai kịp trả lời thì Như-Như chỉ ra phía mũi thuyền :


- Chả biết có sự gì lạ không, mà từ lúc thuyền chúng ta rời bến đến giờ, có năm con thuyền nhỏ, dương buồm chạy như bay, vòng vòng quanh thuyền ta, giống như đèn kéo quân vậy.


Mọi người cùng nhìn theo tay Như-Như chỉ : Năm con thuyền, dương năm cánh buồm giống hệt nhau, nhưng mầu sắc khác nhau vàng, trắng, đen, anh, đỏ. Long-Xưởng chợt nhớ lại chuyện cũ cách nay gần mười năm. Bấy giờ vương cùng Thủ-Huy bị bọn Hoa-sơn bắt cầm tù trên con thuyền đinh lớn. Rồi năm chiếc thuyền câu cánh buồm năm mầu khác nhau của Vỵ-xuyên ngũ tiên xuất hiện giải cứu vương với Thủ-Huy. Bất giác vương quay lại nhìn Thủ-Huy như hỏi ý kiến. Thủ-Huy mỉm cười gật đầu. Vương phì cười :


- Thì ra nhị đệ đã dàn Vỵ-uyên ngũ tiên để canh chừng cho cuộc mật nghị này.


Long-Xưởng vẫy tay cho mọi người ngồi xuống :


- Người nhà cả đấy. Đừng ái ngại.


Bỗng con thuyền có cánh buồm trắng rẽ sóng đâm vào hông du thuyền với tốc độ cực nhanh. Bấy giờ người ta mới thấy rõ trên con thuyền nhỏ có hai người. Một người đàn ông và một người đàn bà. Người đàn bà chính là một trong Vỵ-xuyên ngũ tiên tên Bạch-Hạc. Còn người đàn ông là Vũ Phòng-Phong chồng của Bạch-Hạc. Thủ-Huy vẫy cho mọi người chuẩn bị đón vợ chồng Phòng-Phong, thì ầm, ầm hai tiếng. Hai người từ phía dưới bánh lái du thuyền tung người lên như hai con cá. Còn ở trên không, hai người phóng chưởng tấn công vợ phòng Phòng-Phong. Bạch-Hạc giật dây buồm một cái, con thuyền đổi chiều vọt ra xa. Hai người kia rơi tòm xuống hồ. Vừa rơi xuống, hai người lại vọt mình lên cao, tà tà đáp xuống du thuyền. Vừa đáp xuống, hai người lạng một cái đã xuất chưởng tấn công Long-Xưởng với Thủ-Huy. Chưởng lực hùng hậu vô cùng. Cả hai cùng phát chiêu đỡ. Bùng, bùng hai tiếng, Long-Xưởng bị bật tung về sau, cánh tay vương cảm thấy ê ẩm, tai phát ra tiếng vo vo không ngừng. Còn Thủ-Huy với người kia cùng lảo đảo lùi lại.


Năm con thuyền của Vỵ-xuyên ngũ tiên đã vây quanh du thuyền.


Bấy giờ Long-Xưởng mới nhìn đối thủ : Người đối chưởng với Long-Xưởng là đàn bà. Còn người đối chưởng với Thủ-Huy là đàn ông. Cả hai đều mang mặt nạ da người. Không hổ là một Thái-tử, Long-Xưởng chắp tay vái hai người :


- Xin nhị vị cho biết cao danh quý tính. Anh em chúng tôi đang uống rượu ngắm cảnh, hai vị giá lâm sao không lên đồng ẩm, mà lại ẩn dưới bánh lái như vậy e nhẹ thể chăng ?


Người đàn ông cười nhạt :


- Tưởng võ công Giao-chỉ thế nào hóa ra chỉ có hư danh mà thôi.


Thủ-Huy chắp tay :


- Tại hạ tuổi còn trẻ, lại xa phụ huynh từ lâu, rất thẹn không học được quá ba thành của ông cha... xin cao nhân cho biết cao danh, quý tính ?


Người đàn bà nói giọng the thé chói tai :


- Nếu trong các người có kẻ nào đỡ được của lão nương ba chưởng, thì mới đủ tư cách hỏi đại danh chúng ta. Còn không thì đừng hòng.


Long-Xưởng thấy vạn vạn lần mình không thể là đối thủ của người đàn bà này. Còn người đàn ông thì bản lĩnh ngang với Thủ-Huy. Vương chưa quyết định, thì thình lình cả hai thích khách cùng hú lên một tiếng dài liên miên bất tuyệt rồi phóng chưởng tấn công Tăng Khoa với Như-Như. Hai người kinh hãi, vội tung người lên cao tránh đòn thì hai thích khách nhảy ùm xuống hồ, thoáng một cái đã lặn mất. Nhưng Hoàng-Anh, Bạch-Hạc còn nhanh hơn, hai nàng tung chài xuống nước, rồi giật mạnh một cái : Trong chài của Hoàng-Anh đã cuốn tròn người đàn ông, và chài của Bạch-Hạc đã cuốn tròn người đàn bà. Hai nàng chuyển tay, chài vung lên cao rồi mở ra. Hai người rơi xuống sàn du thuyền như hai quả mít rụng.


Năm con thuyền của Vỵ-xuyên ngũ tiên lại dương buồm vọt ra xa, tiếp tục lượn vòng tròn quanh du thuyền. Tiếng Hoàng-Anh vọng lại :


- Kỳ này về ta mách mẹ cho biết. Ai đời mang tiếng là con giòng, cháu giống, đệ tử danh môn, tuổi lại không còn nhỏ... Hơn nữa làm quan lớn, tước tới Quốc-công, Tổng-lĩnh Thiên-tử binh, được thọ ơn làm phò mã, mà mật nghị không đề phòng để gian nhân nghe trộm. Hãy chuẩn bị đít ra mà lĩnh đòn.


Thủ-Huy nói vọng theo :


- Đa tạ năm bà chị.


Phùng Tá-Chu chạy lại lột tấm da bịt mặt hai tù nhân ra : Cả hai tuổi khoảng ba chục, gương mặt rõ ràng không phải là người Việt.


Thủ-Huy mỉm cười nói nhỏ vào tai công chúa Đoan-Nghi mấy câu. Công chúa ngần ngừ lắc đầu. Công lại nói mấy câu nữa. Công chua thở dài rồi miễn cưỡng vỗ vào vai hai thích khách, mỗi người một cái. Thủ-Huy giải khai huyệt đạo cho hai người.


Bỗng Kiến-Tĩnh vương kêu lên :


- Thì ra hai vị đó sao ?


Vương chỉ hai người giới thiệu với Long-Xưởng :


- Thưa anh, hai vị này, thuộc sứ đoàn Tống. Hôm em tiếp sứ đoàn từ Bắc-cương về Thăng-long, thì được giới thiệu là Ngô Tá-Quốc và Ngô Phụ-Gia, lĩnh nhịệm vụ thông dịch của sứ đoàn.


Long-Xưởng đưa mắt cho Như-Như, với Tá-Chu. Tá-Chu mỉm cười, đem hai người xuống tầng dưới khoang thuyền, rồi chỉ vào cái ghế dài :


- Xin hai vị an tọa.


Hai người họ Ngô vừa ngồi xuống thì cảm thấy rùng mình, người lạnh run lên bần bật. Không chịu nổi, cả hai cùng kêu lên :


- Ái !


Rồi : Úi ! Lạnh quá.


Cả hai vận công chống lạnh, nhưng vô ích.


Tá-Chu cười nhạt :


- Thiên-đường có nẻo các vị không tới, địa ngục không đường dẫn xác vào. Các vị thuộc sứ đoàn được tiếp đãi trọng thể thế mà lại ra đây ẩn ẩn hiện hiện nghe trộm, để đến nỗi bị bắt. Bây giờ các vị có hai chọn lựa.


- Ái, lạnh quá ! Lạnh chết mất.


Tá-Chu hỏi :


- Hai vị có biết tại sao trong người lại lạnh như vậy không ?


- Tôi không biết. Ai !


Tá-Chu chỉ vào Đoan-Nghi :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bàn Long Đao - Ưu Đàm Hoa

Bàn Long Đao - Ưu Đàm Hoa

Giới thiệu: Một căn nhà đơn độc trong nghĩa địa của Tô Châu hoa lệ, một mẹ góa

11-07-2016 24 chương
Bách Bộ Ma Ảnh - Vô Danh

Bách Bộ Ma Ảnh - Vô Danh

Nếu mọi nhà ở thành Lạc Dương nao nức chờ đến một ngày mới trong cái Tết ròng

11-07-2016 51 chương
Liên Thành quyết - Kim Dung

Liên Thành quyết - Kim Dung

Giới thiệu: Liên thành quyết là câu chuyện kể về chàng trai Địch Vân thật thà,

08-07-2016 49 chương
Độc Ái Thuần Nam

Độc Ái Thuần Nam

Độc Ái Thuần Nam của tác giả Mị Dạ Thủy Thảo truyện ngôn tình sắc xoay quanh

21-07-2016 20 chương
Mùa hoa tigon

Mùa hoa tigon

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tuyển tập truyện ngắn "Ai cũng có một chuyện tình

28-06-2016
Yêu lắm cơ

Yêu lắm cơ

Hắn quyết định đi tìm cọc. Hắn chán rồi! Chán hết rồi! *** Chán những cuộc chơi

01-07-2016
Tường vi thổn thức

Tường vi thổn thức

Mẹ bảo: nuôi để làm thịt, nên thích lúc nào là làm thịt gà lúc đấy. Anh Lâm nhà

30-06-2016
Hoa Anh Đào trong gió

Hoa Anh Đào trong gió

God bless Japan. Ganbatte Kudasai, we all pray for you. *** Minami Sankiru Phương tản bộ dọc bờ

28-06-2016